1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích ngắm hay nuôi chim không ? (bird watching)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi mikiki, 09/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    KÉT MÃ LAI....
    (tiếp theo)
    Cũng như vẹt mào Cacadu, khả năng học nói của ****atiel so với các loài két khác như Alexandre , két rừng VN, Amazone... nói chung là hơi hạn chế. Bù lại, khi bị kích động, tiêng kêu của chúng không quá khó chịu như các loài vẹt kể trên, không làm phiền người nuôi và hàng xóm!.
    Dạy ****atiel nói cũng như dạy các loài vẹt khác, cần kiên nhẫn, phát âm rõ ràng, chậm vừa phải và giọng phát âm không thay đổi. Trung bình một chú ****atiel có khả năng học được khoảng 10 từ.
    Trước đây, người ta có xu hướng xếp ****atiel vào cùng phân loài với vẹt mào châu Úc Cacadu, nhưng ngày nay, các nhà điểu học đã thống nhất xếp chúng thành phân loài riêng Nymphicus. Mặt khác, tuy có mỏ khoằm cứng, có khả năng làm chảy máu bất cứ ngón tay nào, nhưng thực tế rất hiếm gặp trường hợp ****atiel cắn người khi không vừa ý như các loài két khác. Chúng ôn hoà, sống thân thiện và rất gắn bó với ngưòi nuôi, nhất là khi được nuôi từ nhỏ.
    Chú ****atiel tên Tốp của GC tôi thân thiện đến mức luôn luôn thích đậu trên vai tôi mỗi khi tôi ở nhà. Buổi trưa lạnh chú ta thường rúc vào trong chăn ngủ cùng tôi. Khi tôi ăn, chú ta thản nhiên đậu trên bàn ăn, sẵn sàng lấy ngay lá xà -lách trong đĩa ăn của tôi nếu chú ta thích! Chuồng nuôi trên thực tế tôi chỉ dùng để nhốt chú ta lại khi vắng nhà, sợ rằng Tốp sẽ cắn phá sách vở, dây điện, cây trồng trong nhà... mà thôi.
    Thức ăn cho ****atiel là hỗn hợp các loại hạt vỏ cứng: lúa, bắp tươi, hạt kê loại lớn, đậu phọng (lạc nhân), hạt hướng dương, hạt dẻ... miễn là vừa miệng chúng. Hiện nay GC tôi nhận thấy rất nhiều người sử dụng thức ăn cám hạt làm sẵn cho ****atiel như loại thực phẩm chính! Điều này thật ra không phù hợp với tập tính ăn uống của loài vẹt: mỏ khoằm cứng dùng để bóc tách hạt ăn nhân bên trong. Nếu sử dụng thức ăn sẵn như vậy, sẽ làm mỏ chim nhanh yếu và các thế hệ chim con về sau sẽ đánh mất dần bản năng sử dụng mỏ của mình một cách hợp lí.
    Mỗi ổ chim có từ 4-7 trứng. Chim mái ấp trứng, chim trống chịu trách nhiệm bảo vệ tổ và mớm ăn cho vợ. Khi trứng nở, cả hai cha mẹ chim tất bật mớm thức ăn cho đàn con.
    Bạn có thể sử dụng thức ăn mềm (trứng luộc trộn cà rốt và bột bánh mì tôi đã post ở các bài trước) làm thức ăn chính mớm cho chim con. Ngoài thời gian sinh đẻ, nên cho chim ăn thức ăn mềm từ 2-3 lần/tuần, khẩu phần 1 muỗng canh/chim trưởng thành.
    ****atiel sống khá lâu. Nếu nuôi tốt chúng có thể sống đến 15 năm, cá biệt có trường hợp chúng sống đến 25 năm tuổi.
    Được GoldenCanary sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 03/06/2004
  2. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    KÉT MÃ LAI....
    (tiếp theo)
    Cũng như vẹt mào Cacadu, khả năng học nói của ****atiel so với các loài két khác như Alexandre , két rừng VN, Amazone... nói chung là hơi hạn chế. Bù lại, khi bị kích động, tiêng kêu của chúng không quá khó chịu như các loài vẹt kể trên, không làm phiền người nuôi và hàng xóm!.
    Dạy ****atiel nói cũng như dạy các loài vẹt khác, cần kiên nhẫn, phát âm rõ ràng, chậm vừa phải và giọng phát âm không thay đổi. Trung bình một chú ****atiel có khả năng học được khoảng 10 từ.
    Trước đây, người ta có xu hướng xếp ****atiel vào cùng phân loài với vẹt mào châu Úc Cacadu, nhưng ngày nay, các nhà điểu học đã thống nhất xếp chúng thành phân loài riêng Nymphicus. Mặt khác, tuy có mỏ khoằm cứng, có khả năng làm chảy máu bất cứ ngón tay nào, nhưng thực tế rất hiếm gặp trường hợp ****atiel cắn người khi không vừa ý như các loài két khác. Chúng ôn hoà, sống thân thiện và rất gắn bó với ngưòi nuôi, nhất là khi được nuôi từ nhỏ.
    Chú ****atiel tên Tốp của GC tôi thân thiện đến mức luôn luôn thích đậu trên vai tôi mỗi khi tôi ở nhà. Buổi trưa lạnh chú ta thường rúc vào trong chăn ngủ cùng tôi. Khi tôi ăn, chú ta thản nhiên đậu trên bàn ăn, sẵn sàng lấy ngay lá xà -lách trong đĩa ăn của tôi nếu chú ta thích! Chuồng nuôi trên thực tế tôi chỉ dùng để nhốt chú ta lại khi vắng nhà, sợ rằng Tốp sẽ cắn phá sách vở, dây điện, cây trồng trong nhà... mà thôi.
    Thức ăn cho ****atiel là hỗn hợp các loại hạt vỏ cứng: lúa, bắp tươi, hạt kê loại lớn, đậu phọng (lạc nhân), hạt hướng dương, hạt dẻ... miễn là vừa miệng chúng. Hiện nay GC tôi nhận thấy rất nhiều người sử dụng thức ăn cám hạt làm sẵn cho ****atiel như loại thực phẩm chính! Điều này thật ra không phù hợp với tập tính ăn uống của loài vẹt: mỏ khoằm cứng dùng để bóc tách hạt ăn nhân bên trong. Nếu sử dụng thức ăn sẵn như vậy, sẽ làm mỏ chim nhanh yếu và các thế hệ chim con về sau sẽ đánh mất dần bản năng sử dụng mỏ của mình một cách hợp lí.
    Mỗi ổ chim có từ 4-7 trứng. Chim mái ấp trứng, chim trống chịu trách nhiệm bảo vệ tổ và mớm ăn cho vợ. Khi trứng nở, cả hai cha mẹ chim tất bật mớm thức ăn cho đàn con.
    Bạn có thể sử dụng thức ăn mềm (trứng luộc trộn cà rốt và bột bánh mì tôi đã post ở các bài trước) làm thức ăn chính mớm cho chim con. Ngoài thời gian sinh đẻ, nên cho chim ăn thức ăn mềm từ 2-3 lần/tuần, khẩu phần 1 muỗng canh/chim trưởng thành.
    ****atiel sống khá lâu. Nếu nuôi tốt chúng có thể sống đến 15 năm, cá biệt có trường hợp chúng sống đến 25 năm tuổi.
    Được GoldenCanary sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 03/06/2004
  3. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    GoldenCanary có nhiều kinh nghiệm nuôi các loài két, yến... Đuợc biết là phong trào nuôi chim và kinh nghiệm nuôi chin trong miền nam rất mạnh, cho mình hỏi kinh nghiệm nuôi 1 số loài như Vành Kkhuyên, Chích Bông, Cu Gáy ...được không? từ trước đến nay mình toàn nuôi theo những gì mà mình tự tìm hiểu và học mót được, nhưng chẳng ra đau vào với đau, kết quả không tốt lắm
    Chân thành cám ơn
  4. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    GoldenCanary có nhiều kinh nghiệm nuôi các loài két, yến... Đuợc biết là phong trào nuôi chim và kinh nghiệm nuôi chin trong miền nam rất mạnh, cho mình hỏi kinh nghiệm nuôi 1 số loài như Vành Kkhuyên, Chích Bông, Cu Gáy ...được không? từ trước đến nay mình toàn nuôi theo những gì mà mình tự tìm hiểu và học mót được, nhưng chẳng ra đau vào với đau, kết quả không tốt lắm
    Chân thành cám ơn
  5. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Anh Còi thân mến,
    Có 2 xu hướng nuôi chim cảnh:
    1-Nuôi chim rừng (chim bắt từ thiên nhiên hoang dã về, khả năng thuần hoá có hạn. Gần như không thể cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt ở VN).
    2-Nuôi chim thuần hoá. Đã trải qua nhiều thế hệ thuần hoá trở thành một dạng chim nhà, có khả năng sinh đẻ các thế hệ tiếp nối nếu người nuôi đảm bảo được các yếu tố cần thiết.
    Chích choè, họa mi, khướu, sơn ca, vành khuyên, cu gáy... mà anh hỏi thuộc nhóm thứ 1. Còn xu hướng nuôi chim của tôi thuộc nhóm thứ 2 !. Như có lần tôi đã từng viết, tôi không ủng hộ việc nuôi chim cảnh nhóm 1 vì phần lớn người nuôi không thể đảm bảo được điều kiện sống tốt cho chúng, dẫn đến tình trạng không sớm thì muộn chúng cũng sẽ chết (ngay cả với rất nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm). Đó là một cách gián tiếp thúc đẩy quá trình săn bắt chim hoang dã một cách vô tội vạ, và do đó con người đã vô tình làm mất đi những gen quí của thiên nhiên.
    Tuy nhiên, người Nga có câu: ''''''''đã là sở thích thì không nên tranh cãi !" . Tiếc là không giúp được gì nhiều cho anh. Nhưng tôi có thể gửi cho anh vài cuốn sách về nghệ thuật nuôi chim cảnh, tác giả VN-dĩ nhiên. Vì cũng có những sách nước ngoài (Âu - Mĩ) viết về nghệ thuật nuôi chim rừng nhưng các loài chim rừng của họ không giống của ta! Nếu anh cần, xin PM cho tôi, tôi sẽ gửi qua đường bưu điện.
    Ngoài ra, tuy kinh nghiệm nuôi chim rừng không có nhiều, song sắp tới GC cũng sẽ cố gắng post một số bài trình bày cách chế biến vài loại thức ăn đạm, cách nuôi sâu... cho cả chim rừng và chim nhà, từ kinh nghiệm và sự học hỏi của bản thân để các bạn tham khảo.
    Được GoldenCanary sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 04/06/2004
  6. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Anh Còi thân mến,
    Có 2 xu hướng nuôi chim cảnh:
    1-Nuôi chim rừng (chim bắt từ thiên nhiên hoang dã về, khả năng thuần hoá có hạn. Gần như không thể cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt ở VN).
    2-Nuôi chim thuần hoá. Đã trải qua nhiều thế hệ thuần hoá trở thành một dạng chim nhà, có khả năng sinh đẻ các thế hệ tiếp nối nếu người nuôi đảm bảo được các yếu tố cần thiết.
    Chích choè, họa mi, khướu, sơn ca, vành khuyên, cu gáy... mà anh hỏi thuộc nhóm thứ 1. Còn xu hướng nuôi chim của tôi thuộc nhóm thứ 2 !. Như có lần tôi đã từng viết, tôi không ủng hộ việc nuôi chim cảnh nhóm 1 vì phần lớn người nuôi không thể đảm bảo được điều kiện sống tốt cho chúng, dẫn đến tình trạng không sớm thì muộn chúng cũng sẽ chết (ngay cả với rất nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm). Đó là một cách gián tiếp thúc đẩy quá trình săn bắt chim hoang dã một cách vô tội vạ, và do đó con người đã vô tình làm mất đi những gen quí của thiên nhiên.
    Tuy nhiên, người Nga có câu: ''''''''đã là sở thích thì không nên tranh cãi !" . Tiếc là không giúp được gì nhiều cho anh. Nhưng tôi có thể gửi cho anh vài cuốn sách về nghệ thuật nuôi chim cảnh, tác giả VN-dĩ nhiên. Vì cũng có những sách nước ngoài (Âu - Mĩ) viết về nghệ thuật nuôi chim rừng nhưng các loài chim rừng của họ không giống của ta! Nếu anh cần, xin PM cho tôi, tôi sẽ gửi qua đường bưu điện.
    Ngoài ra, tuy kinh nghiệm nuôi chim rừng không có nhiều, song sắp tới GC cũng sẽ cố gắng post một số bài trình bày cách chế biến vài loại thức ăn đạm, cách nuôi sâu... cho cả chim rừng và chim nhà, từ kinh nghiệm và sự học hỏi của bản thân để các bạn tham khảo.
    Được GoldenCanary sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 04/06/2004
  7. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn GoldenCanary rất nhiều, hy vọng bạn sẽ có nhiều bài viết kinh nghiệm về cách nuôi chim, cách chăm sóc chim. Mình đang chừ đón bài viết của bạn về loài chim thứ 1. Các tỷ lệ của các chất trong cám chim, cho ăn mồi như thế nào là hợp lý, hoa quả và cá chất phụ gia nhằm tẩm bổ cho chim trong thời gian thay lông, v.v.
    Thú thật là mình không thích những loại chim nhà lắm, vì chúng không có được tiếng hót như hoang dã, màu sắc sặc sỡ quá, nhiều khi mang lại ho mình cảm giác chúng là những sinh vật dược làm bằng nhựa mặc dù là chúng đẹp thật, những sản phẩm kỳ lạ và hoàn hảo của thiên nhiên ban tặng.... nuôi chim hoang dã công nhận là có điểm tiêu cực là góp phần đẩy mạnh nạn săn bắt chim hoang dã, nhưng mà mình chỉ thích nuôi những loài chim nhỏ, gọn gàng nhanh nhẹn và hiền lành. Hiện nay ở nhà mình nuôi 3 chú Vành Khuyên xanh, 1 chú Cu gáy, 1 chú Chích choè đất và một chú Thanh Yến (đồng chí này sắp được tặng cho ông bác của tôi). Vành Khuyên tuy là chim hoang dã (tạm gọi là như vậy) nhưng chúng là loài sống ơ những nơi gần con gnuời nên viẹc thuần hoá chúng không khó lắm, nhưng để cho chúng sinh trưởng trong điều kiện chăm sóc của con người, đạt đuợc những tiêu chuẩn của con người quả là rất khó. Kiếm được 1 chú chim mộc ưng ý về hình thức, không tật xấu (ngoái cổ, lộn cầu) thì cũng không đến nỗi khó và đắt tiền, nhưng mà thuần hoá được chúng hay không rất khó, sắc lông phải đẹp như ngoài thiên nhiên, có được tiếng líu như ngoài thiên nhiên, con chim khoẻ mạnh nhanh nhẹn thì quả là 1 kỳ công. Cho nên hầu như người chơi Khuyên rất ít khi chịu bán con chim mà mình yêu quý, họ mang chúng bên mình hàng ngày cho ăn, tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh cho chiếc ***g, dọn cóng để thức ăn, thay nước cho chim cũng mất khá nhiều thời gian. Mỗi buổi sáng treo chiếc *** lên mái hiên nhà hong nắng sớm, ngắm nhìn chú chim nhỏ màu xanh rỉa lông cánh, ăn uống và líu không ngừng nghỉ thì cũng làm cho người chủ mát lòng mát dạ. Những điều đó mang lại niềm vui và cả nỗi lo lắng cho người chủ, đó là nỗi đam mê của người chơi chim.
    Chú Cu gáy mà mình nuôi à do mình rất thích tiếng gáy của nó, mang lại cho mình mộy tâm trạng rất yên bình, cảm tưởng như mình đang ở giữa 1 vùng đồng quê, lúa chín, rặng tre xào xạc, tiếng sáo diều tuổi thơ bay bổng.
    Đó là niềm đam mê của tôi, một phần của những sở thích của tôi, cuộc sống của tôi

  8. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn GoldenCanary rất nhiều, hy vọng bạn sẽ có nhiều bài viết kinh nghiệm về cách nuôi chim, cách chăm sóc chim. Mình đang chừ đón bài viết của bạn về loài chim thứ 1. Các tỷ lệ của các chất trong cám chim, cho ăn mồi như thế nào là hợp lý, hoa quả và cá chất phụ gia nhằm tẩm bổ cho chim trong thời gian thay lông, v.v.
    Thú thật là mình không thích những loại chim nhà lắm, vì chúng không có được tiếng hót như hoang dã, màu sắc sặc sỡ quá, nhiều khi mang lại ho mình cảm giác chúng là những sinh vật dược làm bằng nhựa mặc dù là chúng đẹp thật, những sản phẩm kỳ lạ và hoàn hảo của thiên nhiên ban tặng.... nuôi chim hoang dã công nhận là có điểm tiêu cực là góp phần đẩy mạnh nạn săn bắt chim hoang dã, nhưng mà mình chỉ thích nuôi những loài chim nhỏ, gọn gàng nhanh nhẹn và hiền lành. Hiện nay ở nhà mình nuôi 3 chú Vành Khuyên xanh, 1 chú Cu gáy, 1 chú Chích choè đất và một chú Thanh Yến (đồng chí này sắp được tặng cho ông bác của tôi). Vành Khuyên tuy là chim hoang dã (tạm gọi là như vậy) nhưng chúng là loài sống ơ những nơi gần con gnuời nên viẹc thuần hoá chúng không khó lắm, nhưng để cho chúng sinh trưởng trong điều kiện chăm sóc của con người, đạt đuợc những tiêu chuẩn của con người quả là rất khó. Kiếm được 1 chú chim mộc ưng ý về hình thức, không tật xấu (ngoái cổ, lộn cầu) thì cũng không đến nỗi khó và đắt tiền, nhưng mà thuần hoá được chúng hay không rất khó, sắc lông phải đẹp như ngoài thiên nhiên, có được tiếng líu như ngoài thiên nhiên, con chim khoẻ mạnh nhanh nhẹn thì quả là 1 kỳ công. Cho nên hầu như người chơi Khuyên rất ít khi chịu bán con chim mà mình yêu quý, họ mang chúng bên mình hàng ngày cho ăn, tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh cho chiếc ***g, dọn cóng để thức ăn, thay nước cho chim cũng mất khá nhiều thời gian. Mỗi buổi sáng treo chiếc *** lên mái hiên nhà hong nắng sớm, ngắm nhìn chú chim nhỏ màu xanh rỉa lông cánh, ăn uống và líu không ngừng nghỉ thì cũng làm cho người chủ mát lòng mát dạ. Những điều đó mang lại niềm vui và cả nỗi lo lắng cho người chủ, đó là nỗi đam mê của người chơi chim.
    Chú Cu gáy mà mình nuôi à do mình rất thích tiếng gáy của nó, mang lại cho mình mộy tâm trạng rất yên bình, cảm tưởng như mình đang ở giữa 1 vùng đồng quê, lúa chín, rặng tre xào xạc, tiếng sáo diều tuổi thơ bay bổng.
    Đó là niềm đam mê của tôi, một phần của những sở thích của tôi, cuộc sống của tôi

  9. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Bạn GoldenCanary , Cho tớ hỏi một câu nhá! Tớ rất thích nuôi mấy con vẹt !Và tớ định sẽ mua một chú Gris du Gabon ! Nhưng ko hiểu là khí hậu ở VN có fù hợp với nó ko? Vì nó cũng thích khí hậu nóng mà ! Nhưng tớ hỏi người nhiều kinh nghiệm cho chắc ăn!!!
  10. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Bạn GoldenCanary , Cho tớ hỏi một câu nhá! Tớ rất thích nuôi mấy con vẹt !Và tớ định sẽ mua một chú Gris du Gabon ! Nhưng ko hiểu là khí hậu ở VN có fù hợp với nó ko? Vì nó cũng thích khí hậu nóng mà ! Nhưng tớ hỏi người nhiều kinh nghiệm cho chắc ăn!!!

Chia sẻ trang này