1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích ngắm hay nuôi chim không ? (bird watching)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi mikiki, 09/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Thêm tấm hình cho sinh động !!!
    [​IMG]
  2. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Thêm tấm hình cho sinh động !!!
    [​IMG]
  3. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    ....................................................................
    Xin lỗi mọi người, tôi đã xoá
    Được tienbmhn sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 07/06/2004
  4. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    ....................................................................
    Xin lỗi mọi người, tôi đã xoá
    Được tienbmhn sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 07/06/2004
  5. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tấm hình mà bạn post chính là African Grey, hay còn gọi là Grey Parrot.
    Hiện nay ở VN đã xuất hiện loại chim này, chủ yếu là nhập ngoại, thường từ Thailand hay Malaisya, nguồn gốc không rõ ràng nên khó mà xác định được chất lượng.
    Đây là loài chim họ két, có tên khoa học là Psitacus Erithacus, sống ở các khu vực thảo nguyên Châu Phi cho đến tận hoang mạc Sahara. Gồm 2 phân loài: Psitacus Erithacus Erithacus - đuôi đỏ như hình bạn post, và Psitacus Erithacus Timneh (đuôi xám đen).
    Grey Parrot được coi là loại vẹt có khả năng học nói tiếng người tốt nhất, phát âm chuẩn nhất trong họ hàng nhà vẹt. Tuổi thọ của chúng có thể lên đến 50 năm. Khoảng 40-50 năm trở lại đây ở châu Âu, Mĩ, người ta đã có thể thuần hoá loại chim này và cho sinh sản trong chuồng, đạt được những thành công lai tạo nhất định. Chim mái chịu trách nhiệm ấp trứng. Mỗi ổ chim thường có từ 2-4 trứng, thời gian ấp 29 ngày, mất 90 từ khi nở ra chim con mới mọc đủ lông cánh để bay ra khỏi ổ.
    Hiện nay, việc xác định giới tính của loại chim này khá khó khăn. Thông thường người ta sử dụng phương pháp test ADN để xác định giới tính của chúng. Bằng mắt thường khó có thể so sánh được sự khác biệt giữa chim trống mái, mặc dù một số người nuôi có kinh nghiệm cho rằng màu lông xám trên cánh chim trống thường sẫm hơn chim mái; lòng đen trong mắt chim trống cũng đen sẫm, còn mắt chim mái ngả nâu hơn! Ngay cả khi xác định được đầy đủ chim trống-mái cũng không thể đảm bảo được chúng sẽ bắt cặp thành công. Ở họ nhà vẹt, đặc biệt là các loài vẹt lớn, có hiện tượng "phải lòng nhau" rất rõ ràng, nếu không thích thì dù có sống với nhau nhiều năm, đối xử với nhau rất nice, chúng cũng không chịu bắt cặp thật sự để sinh sản!
    Để dạy nói, bạn cần nuôi chim từ khi chúng còn nhỏ, khoảng 2-5 tháng, chim càng nhỏ nuôi càng vất vả, bạn phải đóng vai trò bảo mẫu mớm cho chúng ăn, ngược lại bạn sẽ chiếm được lòng tin của chúng. Với chim đã trưởng thành, gần như không thể chiếm được trọn vẹn lòng tin của chúng, và cũng không thể dạy nói được.
    Phân biệt chim non và chim trưởng thành bằng cách nhìn vào mắt chúng. Mắt chim non toàn một màu đen, chim càng già càng xuất hiện nhiều lòng trắng trong mắt.
    Grey Parrot là loại vẹt khá lớn, và khoẻ. Chiều dài khoảng 35 cm kể cả chiếc đuôi ngắn, chúng có mỏ rất cứng và móng chân sắc mạnh, vì vậy chuồng nuôi chúng cần kiên cố, cóng thức ăn nước uống buộc phải làm bằng kim loại (nhôm, inox...). Nếu muốn nuôi thả tự do trong nhà như nhiều người nuôi chim Châu Âu... vẫn làm, bạn cần phải sắm một găng tay dầy cho chim đậu, vì nếu không được bảo vệ, móng chim bám vào da thịt nhất định sẽ có lúc gây chảy máu!
    Một trong những thói quen xấu của Grey Parrot cũng như của nhiều loại vẹt lớn khác là tự nhổ lông của mình, đặc biệt hiện tượng này rất thường gặp ở chim nuôi nhốt. Chúng có thể tự vặt lông mình đến mức trụi hoàn toàn và do đó rất dễ nhiễm lạnh và ốm chết. Đây là một căn bệnh rất khó chữa. Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân chính của căn bệnh này, nhưng có 3 xu hướng xác định nguyên nhân:
    -đây là hiện tượng tâm lí, chim bị stress do cuộc sống giam giữ tù túng.
    -thành phần thức ăn cho chim không đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng.
    -Thiếu nước tắm cho chim thường xuyên.
    Vì vậy để tránh căn bệnh này, nên lưu ý đảm bảo cho chim một cuộc sống thoải mái và chế độ ăn uống đa dạng, càng gần với thiên nhiên càng tốt. Vì xuất xứ từ Châu Phi, nơi có khí hậu khô nóng nên chúng không chịu được lạnh, không thích hợp với khí hậu ẩm thấp. Nếu nuôi ở VN, nhất là miền Bắc, bạn nên chú ý chi tiết này, nếu không chúng sẽ rất dễ nhiễm lạnh, cảm cúm do khí hậu ẩm lạnh ở miền Bắc nước ta.
    Theo GC biết, hiện nay Grey Parrot nhập về VN toàn là chim trưởng thành, thường chỉ có thể nuôi nhốt chuồng hoặc xích chân vào mắc treo (GC phản đối cách nuôi này, thử xích chân người chúng ta lại mà xem!?). Vì vậy sẽ rất khó khăn trong việc thuần hoá và dạy nói cho chim, trừ phi bạn có điều kiện mua nhập chim con từ nước ngoài về!
  6. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tấm hình mà bạn post chính là African Grey, hay còn gọi là Grey Parrot.
    Hiện nay ở VN đã xuất hiện loại chim này, chủ yếu là nhập ngoại, thường từ Thailand hay Malaisya, nguồn gốc không rõ ràng nên khó mà xác định được chất lượng.
    Đây là loài chim họ két, có tên khoa học là Psitacus Erithacus, sống ở các khu vực thảo nguyên Châu Phi cho đến tận hoang mạc Sahara. Gồm 2 phân loài: Psitacus Erithacus Erithacus - đuôi đỏ như hình bạn post, và Psitacus Erithacus Timneh (đuôi xám đen).
    Grey Parrot được coi là loại vẹt có khả năng học nói tiếng người tốt nhất, phát âm chuẩn nhất trong họ hàng nhà vẹt. Tuổi thọ của chúng có thể lên đến 50 năm. Khoảng 40-50 năm trở lại đây ở châu Âu, Mĩ, người ta đã có thể thuần hoá loại chim này và cho sinh sản trong chuồng, đạt được những thành công lai tạo nhất định. Chim mái chịu trách nhiệm ấp trứng. Mỗi ổ chim thường có từ 2-4 trứng, thời gian ấp 29 ngày, mất 90 từ khi nở ra chim con mới mọc đủ lông cánh để bay ra khỏi ổ.
    Hiện nay, việc xác định giới tính của loại chim này khá khó khăn. Thông thường người ta sử dụng phương pháp test ADN để xác định giới tính của chúng. Bằng mắt thường khó có thể so sánh được sự khác biệt giữa chim trống mái, mặc dù một số người nuôi có kinh nghiệm cho rằng màu lông xám trên cánh chim trống thường sẫm hơn chim mái; lòng đen trong mắt chim trống cũng đen sẫm, còn mắt chim mái ngả nâu hơn! Ngay cả khi xác định được đầy đủ chim trống-mái cũng không thể đảm bảo được chúng sẽ bắt cặp thành công. Ở họ nhà vẹt, đặc biệt là các loài vẹt lớn, có hiện tượng "phải lòng nhau" rất rõ ràng, nếu không thích thì dù có sống với nhau nhiều năm, đối xử với nhau rất nice, chúng cũng không chịu bắt cặp thật sự để sinh sản!
    Để dạy nói, bạn cần nuôi chim từ khi chúng còn nhỏ, khoảng 2-5 tháng, chim càng nhỏ nuôi càng vất vả, bạn phải đóng vai trò bảo mẫu mớm cho chúng ăn, ngược lại bạn sẽ chiếm được lòng tin của chúng. Với chim đã trưởng thành, gần như không thể chiếm được trọn vẹn lòng tin của chúng, và cũng không thể dạy nói được.
    Phân biệt chim non và chim trưởng thành bằng cách nhìn vào mắt chúng. Mắt chim non toàn một màu đen, chim càng già càng xuất hiện nhiều lòng trắng trong mắt.
    Grey Parrot là loại vẹt khá lớn, và khoẻ. Chiều dài khoảng 35 cm kể cả chiếc đuôi ngắn, chúng có mỏ rất cứng và móng chân sắc mạnh, vì vậy chuồng nuôi chúng cần kiên cố, cóng thức ăn nước uống buộc phải làm bằng kim loại (nhôm, inox...). Nếu muốn nuôi thả tự do trong nhà như nhiều người nuôi chim Châu Âu... vẫn làm, bạn cần phải sắm một găng tay dầy cho chim đậu, vì nếu không được bảo vệ, móng chim bám vào da thịt nhất định sẽ có lúc gây chảy máu!
    Một trong những thói quen xấu của Grey Parrot cũng như của nhiều loại vẹt lớn khác là tự nhổ lông của mình, đặc biệt hiện tượng này rất thường gặp ở chim nuôi nhốt. Chúng có thể tự vặt lông mình đến mức trụi hoàn toàn và do đó rất dễ nhiễm lạnh và ốm chết. Đây là một căn bệnh rất khó chữa. Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân chính của căn bệnh này, nhưng có 3 xu hướng xác định nguyên nhân:
    -đây là hiện tượng tâm lí, chim bị stress do cuộc sống giam giữ tù túng.
    -thành phần thức ăn cho chim không đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng.
    -Thiếu nước tắm cho chim thường xuyên.
    Vì vậy để tránh căn bệnh này, nên lưu ý đảm bảo cho chim một cuộc sống thoải mái và chế độ ăn uống đa dạng, càng gần với thiên nhiên càng tốt. Vì xuất xứ từ Châu Phi, nơi có khí hậu khô nóng nên chúng không chịu được lạnh, không thích hợp với khí hậu ẩm thấp. Nếu nuôi ở VN, nhất là miền Bắc, bạn nên chú ý chi tiết này, nếu không chúng sẽ rất dễ nhiễm lạnh, cảm cúm do khí hậu ẩm lạnh ở miền Bắc nước ta.
    Theo GC biết, hiện nay Grey Parrot nhập về VN toàn là chim trưởng thành, thường chỉ có thể nuôi nhốt chuồng hoặc xích chân vào mắc treo (GC phản đối cách nuôi này, thử xích chân người chúng ta lại mà xem!?). Vì vậy sẽ rất khó khăn trong việc thuần hoá và dạy nói cho chim, trừ phi bạn có điều kiện mua nhập chim con từ nước ngoài về!
  7. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn GC Về hững thông tin của chú Gris du Gabon! Dĩ nhiên là tớ cũng ko khoái cảnh chú vẹt của tớ bị nhốt trog ***g . Tuy nhiên tớ đã bị mất một chú vẹt do hắn quá thích lang thang và ăn linh tinh đến nỗi lâm bạo bệnh và .. . !
    Nhưng lần này tớ sẽ cẩn thận hơn!KO thể để cho nó tuỳ tiện vậy dc!
    Chúc một ngày tốt lành!
  8. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn GC Về hững thông tin của chú Gris du Gabon! Dĩ nhiên là tớ cũng ko khoái cảnh chú vẹt của tớ bị nhốt trog ***g . Tuy nhiên tớ đã bị mất một chú vẹt do hắn quá thích lang thang và ăn linh tinh đến nỗi lâm bạo bệnh và .. . !
    Nhưng lần này tớ sẽ cẩn thận hơn!KO thể để cho nó tuỳ tiện vậy dc!
    Chúc một ngày tốt lành!
  9. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    bleu peroquet
  10. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    bleu peroquet

Chia sẻ trang này