1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích ngắm hay nuôi chim không ? (bird watching)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi mikiki, 09/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    thằng Chích mất dạy nó lách khe ***g dào tẩu mất rồi các bác ạ. em cho nó vào cái ***g khuyên tàu, nan chắc chắn, phủ áo ***g ra ngoài thé mà nó vẫn té được. Chắc chưa gặp duyên rồi
  2. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    thằng Chích mất dạy nó lách khe ***g dào tẩu mất rồi các bác ạ. em cho nó vào cái ***g khuyên tàu, nan chắc chắn, phủ áo ***g ra ngoài thé mà nó vẫn té được. Chắc chưa gặp duyên rồi
  3. cuoptrengianmuop

    cuoptrengianmuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng biết là HY thì cho ăn cà rôt . Nhưng có 1 điểm khác biệt giữa HY Nam và Bắc.
    Cũng là HY Nam, đỏ chót nhưng nuôi ở miền Nam thì màu sắc đẹp hơn nhiều so với nuôi ở miền Bắc.
    Thiên thời, địa lợi mà bác.
    Miền Nam khí hậu nóng, nên bác thường xuyên cho chim sưởi nắng được. Miền Bắc mất béng mấy tháng lạnh rùi.
    Thứ 2 là cà rốt Miền Nam (Đà lạt) cũng ... đỏ hơn miền Bắc.
    Chính vậy nên HY nuôi ở MB thường bị xuống mầu sau 1 thời gian (do cham sóc k0 tốt.....)
    Không hiểu ý kiến của tôi có đúng không, nhờ các bác giúp cho.
    Thanks!
  4. cuoptrengianmuop

    cuoptrengianmuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng biết là HY thì cho ăn cà rôt . Nhưng có 1 điểm khác biệt giữa HY Nam và Bắc.
    Cũng là HY Nam, đỏ chót nhưng nuôi ở miền Nam thì màu sắc đẹp hơn nhiều so với nuôi ở miền Bắc.
    Thiên thời, địa lợi mà bác.
    Miền Nam khí hậu nóng, nên bác thường xuyên cho chim sưởi nắng được. Miền Bắc mất béng mấy tháng lạnh rùi.
    Thứ 2 là cà rốt Miền Nam (Đà lạt) cũng ... đỏ hơn miền Bắc.
    Chính vậy nên HY nuôi ở MB thường bị xuống mầu sau 1 thời gian (do cham sóc k0 tốt.....)
    Không hiểu ý kiến của tôi có đúng không, nhờ các bác giúp cho.
    Thanks!
  5. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, GC xin lưu ý các bạn rằng màu đỏ trên lông Hồng yến không mang tính di truyền vĩnh viễn như các màu lông yến cổ điển khác: , nâu, xám, vàng, xanh... chẳng hạn. Lí do rất đơn giản: sắc tố đỏ không có trong gen nguyên thuỷ của loài yến, mà là sắc tố lai tạo giữa loài yến (canary) có sắc tố nâu với một loài chim hoang khác cùng thuộc bộ chim sẻ có sắc tố đỏ trên lông là Venezuelan Red Siskin Finch (GC quên tên khoa học của loài chim này rồi, sẽ ghi lại sau!). Vì vậy nếu không sử dụng các mưu mẹo tăng cường sắc tố đỏ cho lông chim, dù có cặp bố mẹ chim rất đỏ di chăng nữa thì các thế hệ chim con sau cũng sẽ mất dần màu đỏ. Ngoài ra, mỗi đợt chim thay lông thì màu đỏ cũng sẽ nhạt dần và nếu hoàn toàn không can thiệp gì hết, Yến đỏ sẽ biến thành Yến cam.
    Hiện nay người ta sử dụng 3 phương pháp tăng cường và lưu giữ màu lông đỏ cho Hồng yến:
    -sử dụng các sản phẩm tự nhiên đưa vào trong thức ăn.
    -sử dụng các sản phẩm bào chế đưa vào trong thức ăn.
    -lai tạo giữ gen trội mang sắc tố đỏ.
    Phương pháp 1 được sử dụng nhiều nhất vì dễ thực hiện nhất, nhưng cũng là phương pháp mà hiệu quả mang lại ít nhất (!). Với những Hồng yến đi thi tại các canary show trên thế giới, người ta phải sử dụng phương pháp 2 và 3 mới đảm bảo được màu đỏ rực hoàn hảo của bộ lông chim. Tuy vậy, từ góc độ tự nhiên học, phương pháp 1 được khuyên dùng cho các tay nuôi không thực sự chuyên nghiệp.
    Bản thân trong bird room của mình GC đã nuôi 3 cặp Hồng yến, và chúng vẫn giữ được màu lông đỏ rất tốt sau nhiều đợt thay lông, thế hệ chim con cũng đỏ tương tự. (GC sử dụng phương pháp 1 là chủ yếu).
    GC xin ghi lại một số hiểu biết qua học hỏi và kinh nghiệm của riêng mình về các phương pháp này, mong ý kiến đóng góp của các bạn.
    Phương pháp 1: sử dụng thức ăn đỏ tự nhiên.
    Như chúng ta đã biết, màu đỏ trên lông Hồng yến có được là do sự hiện diện của sắc tố đỏ. Vì không di truyền vĩnh viễn nên chúng sẽ thay đổi nhạt dần theo thời gian (giống như da con người châu Á chúng ta ra nắng nhiều thì xuất hiện nhiều sắc tố đen, sẽ ngăm đen hơn, còn vào mát nhiều thì sắc tố đen sẽ giảm bớt, da sẽ trắng hơn vậy!). Trong tự nhiên, carotine là một tiền tố vitamin A có tác dụng kích thích sự xuất hiện của sắc tố trên lông chim. Nghĩa là nếu được cung cấp carotine, thì các sắc tố có sẵn trên lông chim sẽ có dịp được phát huy màu sắc của mình. Yến vàng sẽ vàng tươi hơn, Yến xanh sẽ xanh bóng hơn, và dĩ nhiên Yến đỏ cũng sẽ đỏ hơn. Lợi dụng tính chất này, người ta sử dụng các loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều carotine để cho vào thức ăn của Hồng yến nhằm tăng cường màu đỏ cho chim.
    Carotine có nhiều trong: cà-rốt, đu đủ (đỏ, vàng), củ nghệ, củ dền, ớt chuông (ớt Đà lạt), rau dền, cà chua..., nói chung là ở các loại rau quả có màu vàng, đỏ.
    Vì canary là loài chim cảnh không quá khảnh ăn, tất cả các loại hoa quả trên đều có thể cho vào thực đơn của chim mà không lo sợ bất cứ sự quá liều nào. Bạn có thể cho chim ăn dưới dạng xay nhuyễn, bào sợi, hoặc để nguyên cho chim mổ ăn. Tuy nhiên, để chim ăn được nhiều, người ra thường trộn vào hỗn hợp thức ăn mềm (trứng luộc nghiền + bột bánh mì) các loại hoa quả trên dưới dạng xay hoặc bào sợi nhỏ.
    Người châu Âu thường sử dụng ớt chuông đỏ và cà rốt nhằm mục đích này. Trong thời gian ở nước ngoài GC thấy họ sử dụng củ dền luộc bào nhuyễn cho chim ăn cũng cực kì hiệu quả (nhớ là phải luộc chín củ dền, nếu để sống có khả năng gây ngộ độc vitamin A ). Ở VN, GC sử dụng cà rốt là chính, ngoài ra cho chim ăn thêm rau dền tươi, xà lách, đu đủ đỏ thay rau. Vì chim không thích ăn củ nghệ nên GC giã lấy nước trộn vào thức ăn mềm. Về sau lười, GC mua luôn bột nghệ (chất lượng tốt) trộn vào thức ăn mềm cho chim. Ngoài ra, quả gấc chín đỏ cũng là nguồn cung cấp carotine rất hợp lí cho Hồng yến.
    Phương pháp 2: sử dụng các chất bào chế.
    Một số người nuôi Hồng yến ở VN, đặc biệt là những người nuôi kinh doanh thường sử dụng các loại thuốc bào chế ngoại nhập dành riêng tăng cường màu đỏ cho Hồng yến. Thông thường có 2 dạng thuốc: thuốc bột và thuốc nước, được sử dụng bằng cách trộn chung vào thức ăn mềm hay vào món cám trứng cho chim. Thành phần chính của các loại thuốc này là chất Canthaxanthin, một dược chất kích thích xự xuất hiện sắc tố đỏ. Bạn có thể ra các cửa hàng chuyên nuôi Yến hoặc tốt hơn là đến các trại yến của các nghệ nhân hỏi mua loại thuốc này (nguồn thuốc chủ yếu từ Mĩ, châu Âu hoặc Úc).
    Thành thật mà nói GC không đảm bảo họ sẽ bán cho bạn, vì đây chính là cái mà người ta gọi là "bí quyết" để bán ra những chú Hống yến màu đỏ như cờ, mà về nhà dù bạn có cho ăn cả tấn cà-rốt đi nữa thì màu đỏ ấy cũng sẽ dần dần phai theo thời gian, không thể đỏ rực được!
    Nhân tiện anh Tiến nói về chuyện phân chim màu đỏ, GC nghĩ khả năng lớn là do sự hiện diện của loại thuốc này. Vì khi GC cho chim sử dụng thuốc thì phân chim quả thật có màu đỏ. Chứ nếu chỉ cho chim ăn các loại thức ăn đỏ tự nhiên, thì khó lòng có thể thấy phân chim đỏ rực được.
    Lưu ý: cả hai phương pháp trên sẽ thực sự hiệu quả khi bạn chú ý đến thời điểm cho chim ăn: sau mùa sinh sản hay trước khi thay lông. Và tiếp tục cung cấp carotine cho chim ăn tích cực trong suốt quá trình thay lông. Sau khi chim thay lông hoàn toàn thì việc sử dụng carotine cũng như các loại vitamine khác chỉ có tính chất bổ sung làm chim khoẻ mạnh và giúp bộ lông chúng óng mượt hơn mà thôi.
    Phương pháp 3: lưu giữ gien trội
    người ta sử dụng phương pháp này nhằm cho ra đời những chú chim con có gen đỏ vượt trội. Đây là phương pháp đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về các yếu tố di truyền cũng như kinh nghiệm cho chim sinh sản. Có thể tóm tắt là:
    -người ta lựa chọn những chim bố mẹ mang sắc đỏ rực và cho chim bắt cặp sinh sản.
    -lựa chọn chim con thế hệ F1 mang nhiều màu đỏ nhất trong đàn đem lai tạo với Yến Bronze (đỏ viền đen - Balck red Canary). Nhờ vào sự xuất hiện của màu nâu đen này mà thế hệ F2 ra đời tuy có những đốm đen nâu trên thân nhưng đồng thời sắc tố đỏ sẽ được lưu giữ dưới dạng gen trội (vững chắc hơn gen đỏ thông thường).
    -lựa chọn thế hệ F2 ưng ý cho bắt cặp ngược lại với thế hệ ông bà của chúng. Sản phẩm chim con sinh ra sẽ có khả năng giữ gen đỏ rất tốt.
    Trên thực tế đây là một dạng lai tạo đặc biệt. Trong sinh học người ta thường dùng hình thức lai tạo gán ghép qua lại như vậy để giữ lại và làm mạnh các gen quí cần thiết. Tuy nhiên phải cẩn thận, vì nếu không đủ hiểu biết sẽ làm nảy sinh các dị dạng hoặc làm thoái hoá gen tự nhiên.
    Cuối cùng, quan điểm của GC là dù có lai tạo, can thiệp thế nào đi nữa, thì cũng nên tôn trọng tự nhiên. Dĩ nhiên đã nuôi hồng yến thì ai cũng muốn chú yến của mình đỏ đẹp. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta đảm bảo cho chim một cuộc sống thoải mái, khoẻ mạnh, và ngược lại chúng sẽ cống hiến cho chúng ta tất cả vẻ đẹp màu sắc và âm thanh mà chúng có. được.

  6. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, GC xin lưu ý các bạn rằng màu đỏ trên lông Hồng yến không mang tính di truyền vĩnh viễn như các màu lông yến cổ điển khác: , nâu, xám, vàng, xanh... chẳng hạn. Lí do rất đơn giản: sắc tố đỏ không có trong gen nguyên thuỷ của loài yến, mà là sắc tố lai tạo giữa loài yến (canary) có sắc tố nâu với một loài chim hoang khác cùng thuộc bộ chim sẻ có sắc tố đỏ trên lông là Venezuelan Red Siskin Finch (GC quên tên khoa học của loài chim này rồi, sẽ ghi lại sau!). Vì vậy nếu không sử dụng các mưu mẹo tăng cường sắc tố đỏ cho lông chim, dù có cặp bố mẹ chim rất đỏ di chăng nữa thì các thế hệ chim con sau cũng sẽ mất dần màu đỏ. Ngoài ra, mỗi đợt chim thay lông thì màu đỏ cũng sẽ nhạt dần và nếu hoàn toàn không can thiệp gì hết, Yến đỏ sẽ biến thành Yến cam.
    Hiện nay người ta sử dụng 3 phương pháp tăng cường và lưu giữ màu lông đỏ cho Hồng yến:
    -sử dụng các sản phẩm tự nhiên đưa vào trong thức ăn.
    -sử dụng các sản phẩm bào chế đưa vào trong thức ăn.
    -lai tạo giữ gen trội mang sắc tố đỏ.
    Phương pháp 1 được sử dụng nhiều nhất vì dễ thực hiện nhất, nhưng cũng là phương pháp mà hiệu quả mang lại ít nhất (!). Với những Hồng yến đi thi tại các canary show trên thế giới, người ta phải sử dụng phương pháp 2 và 3 mới đảm bảo được màu đỏ rực hoàn hảo của bộ lông chim. Tuy vậy, từ góc độ tự nhiên học, phương pháp 1 được khuyên dùng cho các tay nuôi không thực sự chuyên nghiệp.
    Bản thân trong bird room của mình GC đã nuôi 3 cặp Hồng yến, và chúng vẫn giữ được màu lông đỏ rất tốt sau nhiều đợt thay lông, thế hệ chim con cũng đỏ tương tự. (GC sử dụng phương pháp 1 là chủ yếu).
    GC xin ghi lại một số hiểu biết qua học hỏi và kinh nghiệm của riêng mình về các phương pháp này, mong ý kiến đóng góp của các bạn.
    Phương pháp 1: sử dụng thức ăn đỏ tự nhiên.
    Như chúng ta đã biết, màu đỏ trên lông Hồng yến có được là do sự hiện diện của sắc tố đỏ. Vì không di truyền vĩnh viễn nên chúng sẽ thay đổi nhạt dần theo thời gian (giống như da con người châu Á chúng ta ra nắng nhiều thì xuất hiện nhiều sắc tố đen, sẽ ngăm đen hơn, còn vào mát nhiều thì sắc tố đen sẽ giảm bớt, da sẽ trắng hơn vậy!). Trong tự nhiên, carotine là một tiền tố vitamin A có tác dụng kích thích sự xuất hiện của sắc tố trên lông chim. Nghĩa là nếu được cung cấp carotine, thì các sắc tố có sẵn trên lông chim sẽ có dịp được phát huy màu sắc của mình. Yến vàng sẽ vàng tươi hơn, Yến xanh sẽ xanh bóng hơn, và dĩ nhiên Yến đỏ cũng sẽ đỏ hơn. Lợi dụng tính chất này, người ta sử dụng các loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều carotine để cho vào thức ăn của Hồng yến nhằm tăng cường màu đỏ cho chim.
    Carotine có nhiều trong: cà-rốt, đu đủ (đỏ, vàng), củ nghệ, củ dền, ớt chuông (ớt Đà lạt), rau dền, cà chua..., nói chung là ở các loại rau quả có màu vàng, đỏ.
    Vì canary là loài chim cảnh không quá khảnh ăn, tất cả các loại hoa quả trên đều có thể cho vào thực đơn của chim mà không lo sợ bất cứ sự quá liều nào. Bạn có thể cho chim ăn dưới dạng xay nhuyễn, bào sợi, hoặc để nguyên cho chim mổ ăn. Tuy nhiên, để chim ăn được nhiều, người ra thường trộn vào hỗn hợp thức ăn mềm (trứng luộc nghiền + bột bánh mì) các loại hoa quả trên dưới dạng xay hoặc bào sợi nhỏ.
    Người châu Âu thường sử dụng ớt chuông đỏ và cà rốt nhằm mục đích này. Trong thời gian ở nước ngoài GC thấy họ sử dụng củ dền luộc bào nhuyễn cho chim ăn cũng cực kì hiệu quả (nhớ là phải luộc chín củ dền, nếu để sống có khả năng gây ngộ độc vitamin A ). Ở VN, GC sử dụng cà rốt là chính, ngoài ra cho chim ăn thêm rau dền tươi, xà lách, đu đủ đỏ thay rau. Vì chim không thích ăn củ nghệ nên GC giã lấy nước trộn vào thức ăn mềm. Về sau lười, GC mua luôn bột nghệ (chất lượng tốt) trộn vào thức ăn mềm cho chim. Ngoài ra, quả gấc chín đỏ cũng là nguồn cung cấp carotine rất hợp lí cho Hồng yến.
    Phương pháp 2: sử dụng các chất bào chế.
    Một số người nuôi Hồng yến ở VN, đặc biệt là những người nuôi kinh doanh thường sử dụng các loại thuốc bào chế ngoại nhập dành riêng tăng cường màu đỏ cho Hồng yến. Thông thường có 2 dạng thuốc: thuốc bột và thuốc nước, được sử dụng bằng cách trộn chung vào thức ăn mềm hay vào món cám trứng cho chim. Thành phần chính của các loại thuốc này là chất Canthaxanthin, một dược chất kích thích xự xuất hiện sắc tố đỏ. Bạn có thể ra các cửa hàng chuyên nuôi Yến hoặc tốt hơn là đến các trại yến của các nghệ nhân hỏi mua loại thuốc này (nguồn thuốc chủ yếu từ Mĩ, châu Âu hoặc Úc).
    Thành thật mà nói GC không đảm bảo họ sẽ bán cho bạn, vì đây chính là cái mà người ta gọi là "bí quyết" để bán ra những chú Hống yến màu đỏ như cờ, mà về nhà dù bạn có cho ăn cả tấn cà-rốt đi nữa thì màu đỏ ấy cũng sẽ dần dần phai theo thời gian, không thể đỏ rực được!
    Nhân tiện anh Tiến nói về chuyện phân chim màu đỏ, GC nghĩ khả năng lớn là do sự hiện diện của loại thuốc này. Vì khi GC cho chim sử dụng thuốc thì phân chim quả thật có màu đỏ. Chứ nếu chỉ cho chim ăn các loại thức ăn đỏ tự nhiên, thì khó lòng có thể thấy phân chim đỏ rực được.
    Lưu ý: cả hai phương pháp trên sẽ thực sự hiệu quả khi bạn chú ý đến thời điểm cho chim ăn: sau mùa sinh sản hay trước khi thay lông. Và tiếp tục cung cấp carotine cho chim ăn tích cực trong suốt quá trình thay lông. Sau khi chim thay lông hoàn toàn thì việc sử dụng carotine cũng như các loại vitamine khác chỉ có tính chất bổ sung làm chim khoẻ mạnh và giúp bộ lông chúng óng mượt hơn mà thôi.
    Phương pháp 3: lưu giữ gien trội
    người ta sử dụng phương pháp này nhằm cho ra đời những chú chim con có gen đỏ vượt trội. Đây là phương pháp đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về các yếu tố di truyền cũng như kinh nghiệm cho chim sinh sản. Có thể tóm tắt là:
    -người ta lựa chọn những chim bố mẹ mang sắc đỏ rực và cho chim bắt cặp sinh sản.
    -lựa chọn chim con thế hệ F1 mang nhiều màu đỏ nhất trong đàn đem lai tạo với Yến Bronze (đỏ viền đen - Balck red Canary). Nhờ vào sự xuất hiện của màu nâu đen này mà thế hệ F2 ra đời tuy có những đốm đen nâu trên thân nhưng đồng thời sắc tố đỏ sẽ được lưu giữ dưới dạng gen trội (vững chắc hơn gen đỏ thông thường).
    -lựa chọn thế hệ F2 ưng ý cho bắt cặp ngược lại với thế hệ ông bà của chúng. Sản phẩm chim con sinh ra sẽ có khả năng giữ gen đỏ rất tốt.
    Trên thực tế đây là một dạng lai tạo đặc biệt. Trong sinh học người ta thường dùng hình thức lai tạo gán ghép qua lại như vậy để giữ lại và làm mạnh các gen quí cần thiết. Tuy nhiên phải cẩn thận, vì nếu không đủ hiểu biết sẽ làm nảy sinh các dị dạng hoặc làm thoái hoá gen tự nhiên.
    Cuối cùng, quan điểm của GC là dù có lai tạo, can thiệp thế nào đi nữa, thì cũng nên tôn trọng tự nhiên. Dĩ nhiên đã nuôi hồng yến thì ai cũng muốn chú yến của mình đỏ đẹp. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta đảm bảo cho chim một cuộc sống thoải mái, khoẻ mạnh, và ngược lại chúng sẽ cống hiến cho chúng ta tất cả vẻ đẹp màu sắc và âm thanh mà chúng có. được.

  7. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    @GC: Thế mới kỳ chứ GC ơi, ngày đó giới chơi chim ở HN chưa ai nghĩ tới có thuốc tăng sắc tố, mọi người chỉ tăng cường bằng Cà rốt và Gấc thôi. và chắc chắn với thức ăn tươi từ cà rốt mà phân chim con như vậy (rất có thể do đôi chim bố mẹ ăn tỷ lệ cà rốt cao hơn bình thường).
    Xin phép xử dụng bài viết của GC ở đây: http://www.aquarium.ppcvn.com/forum/index.php?showtopic=79
  8. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    @GC: Thế mới kỳ chứ GC ơi, ngày đó giới chơi chim ở HN chưa ai nghĩ tới có thuốc tăng sắc tố, mọi người chỉ tăng cường bằng Cà rốt và Gấc thôi. và chắc chắn với thức ăn tươi từ cà rốt mà phân chim con như vậy (rất có thể do đôi chim bố mẹ ăn tỷ lệ cà rốt cao hơn bình thường).
    Xin phép xử dụng bài viết của GC ở đây: http://www.aquarium.ppcvn.com/forum/index.php?showtopic=79
  9. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Em xin hỏi là có sự khác biệt về màu sắc giữa 2 loại Hồng Yến bắc và Hồng Yến Nam không ạ. Hồi trước em thấy người ta bảo là Hồng Yến ngoài Bắc không đỏ như Hồng yến Nam, hay là do ngoài Bắc mình cho ăn không giống như các nghệ nhân trong đó nên mới như vậy?? Ngày trước em nuôi 1 con Hồng Yến tơ, mới tập tẹ hót, cho nó ăn cà rốt suốt ngày nhưng không thấy nó đỏ lắm. Em thấy máu đỏ là do có thành phần sắt (cũng như cái phân nước mà làm tăng sắc tố dỏ cho cây cũng vậy) nên mua cái viên sắt mà cho người uống, cái viên ấy nó to như cái khuy áo, màu đỏ, có mùi tanh tanh. Em lấy dao lam cạo ra trộn vào với cám trứng thấy kết quả cũng tàm tạm nhưng không đỏ như mấy con chim mang từ miền Nam ra. Hồng yến được mỗi màu lông, hót không căng và khoẻ như Hoàng và Thanh. Em nuôi Khuyên nên cũng thôi không dám chơi Yến nữa sợ hỏng hết lũ Khuyên. Chú Thanh yến nhà em ra đi trước khi em mang tặng cho ông bác, hay là nó trách mình nhỉ
  10. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Em xin hỏi là có sự khác biệt về màu sắc giữa 2 loại Hồng Yến bắc và Hồng Yến Nam không ạ. Hồi trước em thấy người ta bảo là Hồng Yến ngoài Bắc không đỏ như Hồng yến Nam, hay là do ngoài Bắc mình cho ăn không giống như các nghệ nhân trong đó nên mới như vậy?? Ngày trước em nuôi 1 con Hồng Yến tơ, mới tập tẹ hót, cho nó ăn cà rốt suốt ngày nhưng không thấy nó đỏ lắm. Em thấy máu đỏ là do có thành phần sắt (cũng như cái phân nước mà làm tăng sắc tố dỏ cho cây cũng vậy) nên mua cái viên sắt mà cho người uống, cái viên ấy nó to như cái khuy áo, màu đỏ, có mùi tanh tanh. Em lấy dao lam cạo ra trộn vào với cám trứng thấy kết quả cũng tàm tạm nhưng không đỏ như mấy con chim mang từ miền Nam ra. Hồng yến được mỗi màu lông, hót không căng và khoẻ như Hoàng và Thanh. Em nuôi Khuyên nên cũng thôi không dám chơi Yến nữa sợ hỏng hết lũ Khuyên. Chú Thanh yến nhà em ra đi trước khi em mang tặng cho ông bác, hay là nó trách mình nhỉ

Chia sẻ trang này