1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích ngắm hay nuôi chim không ? (bird watching)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi mikiki, 09/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Bác Tíen truyền cho ít kinh nghiệm chọn Khuyên đi ạ. Chọn Khuyên thế nào là đẹp, giọng hót thế nào là hay, đầu mặt v.v.
  2. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Bác Tíen truyền cho ít kinh nghiệm chọn Khuyên đi ạ. Chọn Khuyên thế nào là đẹp, giọng hót thế nào là hay, đầu mặt v.v.
  3. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    E Hèm! quên mất rồi, lâu quá có mua bán chơi gì đâu, nhìn chung là cảm tính thôi, nhìn con chim mặt sáng (đẹp giai, khuyên mắt đầy đặn tròn trịa...) lanh , mình thon dài chân cao...
    Bắt ra thổi vào "đằng sau" thấy cái "ấy" lòi ra là đang căng.v.v.... điều quan trọng phải nuôi rồi theo rõi xem có "mau mỏ" không.
    Một lần tớ sang hàng của Tiến Gia Lâm một ***g khuyên Vàng đầy nhóc, ngắm nghía, nghe một hồi thấy trong ***g có một con nhanh nhẹn hoạt bát miệng kêu liên hồi, bắt bằng được về đến nhà vừa treo lên đã líu loạn cả phố (1 con thuộc lẫn trong đàn mộc) rồi con chim đó được chuyển cho cậu ở Hàng Than nuôi và đã về HP rồi có tiếng ở đó.
    Thế thôi, làm gì có kinh nghiệm giề. Nhớ lại ngày xưa khi được anh Dũng ở Trần xuân soạn cho 1 con khuyên vàng, nuôi 2 năm sáng ra cứ chíu chíu ầm ĩ chẳng biết là líu anh em HN còn bảo nhau nó hót "Sổng" > đó là con khuyên líu đầu tiên ở HN
  4. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    E Hèm! quên mất rồi, lâu quá có mua bán chơi gì đâu, nhìn chung là cảm tính thôi, nhìn con chim mặt sáng (đẹp giai, khuyên mắt đầy đặn tròn trịa...) lanh , mình thon dài chân cao...
    Bắt ra thổi vào "đằng sau" thấy cái "ấy" lòi ra là đang căng.v.v.... điều quan trọng phải nuôi rồi theo rõi xem có "mau mỏ" không.
    Một lần tớ sang hàng của Tiến Gia Lâm một ***g khuyên Vàng đầy nhóc, ngắm nghía, nghe một hồi thấy trong ***g có một con nhanh nhẹn hoạt bát miệng kêu liên hồi, bắt bằng được về đến nhà vừa treo lên đã líu loạn cả phố (1 con thuộc lẫn trong đàn mộc) rồi con chim đó được chuyển cho cậu ở Hàng Than nuôi và đã về HP rồi có tiếng ở đó.
    Thế thôi, làm gì có kinh nghiệm giề. Nhớ lại ngày xưa khi được anh Dũng ở Trần xuân soạn cho 1 con khuyên vàng, nuôi 2 năm sáng ra cứ chíu chíu ầm ĩ chẳng biết là líu anh em HN còn bảo nhau nó hót "Sổng" > đó là con khuyên líu đầu tiên ở HN
  5. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự khuyên xanh
    Người chơi khuyên thường phân biệt hai loại: khuyên vàng và khuyên xanh. Cùng là giống chim vành khuyên, hình dáng kich thước cũng na ná nhau, nhưng có lẽ sống ở môi trường khí hâụ, điều kiện dinh dưỡng khác nhau nên thông thường ở các tỉnh phía Bắc nhiều khuyên xanh hơn, còn các tỉnh phía Nam thì lại nhiều khuyên vàng hơn.
    Ấy thế mà mấy nghệ nhân chơi khuyên, bẫy khuyên ở SGN mà GC quen biết lại bảo: đồng ý là thông thường khuyên xanh líu khoẻ, líu hay hơn khuyên vàng, nhưng khuyên xanh Hà Nội so với khuyên xanh Ba Son thì còn thua xa lắm. Ai yêu khuyên, mê nghe khuyên líu cũng đều mong ước có được một chú khuyên xanh Ba Son chính hiệu!
    Vậy, khuyên xanh Ba Son là chú nào?
    Ở thành phố Hồ Chí Minh có một con đường lớn rợp bóng cây xanh, nằm uốn lượn theo dòng chảy của bờ sông Sài Gòn, được đặt tên là đường Tôn Đức Thắng. Sở dĩ đường được đặt tên vị lãnh tụ công nhân là bởi cũng chính ở khu vực này có nhà máy đóng và sửa chữa tàu Ba Son, nơi bác Tôn đã từng làm công nhân ở đó. Cũng chẳng hiểu tại sao, có thể vì không khí gần bờ sông trong lành, cũng có thể vì tán cây bên đường rậm rạp vững vàng đủ sức che chở cho những ca sĩ lang bạt nhỏ chống chọi mưa gió mà các chú khuyên, đặc biệt là khuyên xanh về đây làm tổ nhiều đến thế. Và hình như đi khắp SGN, cũng chỉ ở đây người ta mới thấy khuyên xanh.
    Bẫy khuyên khó lắm, vì chúng là loài chim nhỏ bé, nhút nhát vô cùng, đã thế lại làm tổ ở những nơi thật khó trèo, khó với. Nhưng đã là cái thú chơi khuyên, đã là đam mê thì không có gì thú vị và hồi hộp bằng cảm gíac được leo trèo lên những tán cây cao rình bắt một chú khuyên líu giỏi. Có không bắt được chú nào đi nữa, mà được một buổi ngồi nấp mình trong đám lá, mắt căng, trán nhíu, tay chân ướt át mồ hôi vì sợ ngã để lắng nghe một tràng líu trong veo, réo rắt như vắt lụa vào mây cũng là đáng lắm rồi!
    Yêu chim, yêu khuyên, người bẫy chim yêu luôn cả cái nghề bẫy chim mạo hiểm rày đây mai đó, khi mà cả buổi ngồi rình chỉ gặm được một mẩu bánh mì khô, khi mà tính mạng chỉ phó thác vào mấy sợi dây thừng dùng lâu đã bắt đầu sờn cũ...
    Nhưng..., có trong tay một chú khuyên xanh Ba Son là cảm giác mừng vui tràn ngập, là niềm hãnh diện lớn lao với bạn chơi cùng sở thích.
    Đến mùa chim, khuyên bán đầy chuồng, hàng chim nào cũng có khuyên. Khuyên vàng miền Nam, khuyên xanh Hà nội (thực chất chắc cũng chẳng phải ở HN, mà có lẽ là từ mấy tỉnh Bắc trung bộ nào đó chuyển về cũng nên! ), nhung khuyên Ba Son thì không phải lúc nào cũng có... buồn-vui lẫn lộn. Buồn bởi vì cái thú chơi khuyên vì vậy mà lắm lúc không đạt được đến đỉnh cao của nó, lắm lúc muốn chiêm ngưỡng một chú khuyên Ba Son mà thật khó kiếm thay. Nhưng vui vì nhờ đó một số người chẳng gặp phải nạn tai khi leo trèo lên những hàng cây Ba Son nhánh giòn dễ gẫy, vui vì vẫn còn những chú khuyên xanh Ba Son được sống tự do mà thở hít khí trời.
  6. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự khuyên xanh
    Người chơi khuyên thường phân biệt hai loại: khuyên vàng và khuyên xanh. Cùng là giống chim vành khuyên, hình dáng kich thước cũng na ná nhau, nhưng có lẽ sống ở môi trường khí hâụ, điều kiện dinh dưỡng khác nhau nên thông thường ở các tỉnh phía Bắc nhiều khuyên xanh hơn, còn các tỉnh phía Nam thì lại nhiều khuyên vàng hơn.
    Ấy thế mà mấy nghệ nhân chơi khuyên, bẫy khuyên ở SGN mà GC quen biết lại bảo: đồng ý là thông thường khuyên xanh líu khoẻ, líu hay hơn khuyên vàng, nhưng khuyên xanh Hà Nội so với khuyên xanh Ba Son thì còn thua xa lắm. Ai yêu khuyên, mê nghe khuyên líu cũng đều mong ước có được một chú khuyên xanh Ba Son chính hiệu!
    Vậy, khuyên xanh Ba Son là chú nào?
    Ở thành phố Hồ Chí Minh có một con đường lớn rợp bóng cây xanh, nằm uốn lượn theo dòng chảy của bờ sông Sài Gòn, được đặt tên là đường Tôn Đức Thắng. Sở dĩ đường được đặt tên vị lãnh tụ công nhân là bởi cũng chính ở khu vực này có nhà máy đóng và sửa chữa tàu Ba Son, nơi bác Tôn đã từng làm công nhân ở đó. Cũng chẳng hiểu tại sao, có thể vì không khí gần bờ sông trong lành, cũng có thể vì tán cây bên đường rậm rạp vững vàng đủ sức che chở cho những ca sĩ lang bạt nhỏ chống chọi mưa gió mà các chú khuyên, đặc biệt là khuyên xanh về đây làm tổ nhiều đến thế. Và hình như đi khắp SGN, cũng chỉ ở đây người ta mới thấy khuyên xanh.
    Bẫy khuyên khó lắm, vì chúng là loài chim nhỏ bé, nhút nhát vô cùng, đã thế lại làm tổ ở những nơi thật khó trèo, khó với. Nhưng đã là cái thú chơi khuyên, đã là đam mê thì không có gì thú vị và hồi hộp bằng cảm gíac được leo trèo lên những tán cây cao rình bắt một chú khuyên líu giỏi. Có không bắt được chú nào đi nữa, mà được một buổi ngồi nấp mình trong đám lá, mắt căng, trán nhíu, tay chân ướt át mồ hôi vì sợ ngã để lắng nghe một tràng líu trong veo, réo rắt như vắt lụa vào mây cũng là đáng lắm rồi!
    Yêu chim, yêu khuyên, người bẫy chim yêu luôn cả cái nghề bẫy chim mạo hiểm rày đây mai đó, khi mà cả buổi ngồi rình chỉ gặm được một mẩu bánh mì khô, khi mà tính mạng chỉ phó thác vào mấy sợi dây thừng dùng lâu đã bắt đầu sờn cũ...
    Nhưng..., có trong tay một chú khuyên xanh Ba Son là cảm giác mừng vui tràn ngập, là niềm hãnh diện lớn lao với bạn chơi cùng sở thích.
    Đến mùa chim, khuyên bán đầy chuồng, hàng chim nào cũng có khuyên. Khuyên vàng miền Nam, khuyên xanh Hà nội (thực chất chắc cũng chẳng phải ở HN, mà có lẽ là từ mấy tỉnh Bắc trung bộ nào đó chuyển về cũng nên! ), nhung khuyên Ba Son thì không phải lúc nào cũng có... buồn-vui lẫn lộn. Buồn bởi vì cái thú chơi khuyên vì vậy mà lắm lúc không đạt được đến đỉnh cao của nó, lắm lúc muốn chiêm ngưỡng một chú khuyên Ba Son mà thật khó kiếm thay. Nhưng vui vì nhờ đó một số người chẳng gặp phải nạn tai khi leo trèo lên những hàng cây Ba Son nhánh giòn dễ gẫy, vui vì vẫn còn những chú khuyên xanh Ba Son được sống tự do mà thở hít khí trời.
  7. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    GC nghĩ là không có sự khác biệt giữa Hồng yến Bắc và Nam đâu. Có chăng chỉ là ở kinh nghiệm sử dụng các yếu tố kích thích màu sắc thôi. Có lẽ ở SGN người ta có điều kiện sử dụng thuốc tăng sắc tố đỏ ngoại nhập nhiều hơn ở HN cũng nên.
    Nhưng GC nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa Canary nuôi ở VN và Canary nước ngoài, chủ yếu tập trung ở kích thước và mức độ thuần chủng.
    Yến hót ở VN ta thường nhỏ con, GC nghĩ rằng đây là biểu hiện của tình trạng thoái hoá giống do chúng ta không đủ trình độ và cả điều kiện chăm sóc, nhân giống một cách hợp lí. Vấn đề thứ 2 về mức độ thuần chủng của từng phân loài thì có lẽ cũng do hiểu biết và tài chính có hạn mà người nuôi chúng ta thường phải cho chim lai tạp nham, không đảm bảo được đủ những tiêu chuẩn của một phân loài thuần chủng.
    Lấy VD tại nhà BS Khái chẳng hạn, bác ấy chỉ có duy nhất 1 con Lizard thuần chủng nhập từ Mĩ, vậy là để giữ cái chất Lizard của nó bác đành cho bắt cặp với Thạch yến xám, đời F1 sinh ra cũng là Lizard nhưng nền lông màu xám chứ không thể vàng!
    Trở lại chuyện anh Còi cho chim uống sắt: cái này chỉ bổ máu, tăng hồng cầu thôi. Chứ lông chim yến có đỏ hay không là do sắc tố trên lông của nó, không dính dáng gì đến hệ thống máu me cả. Chắc taị được uống sắt là thuốc bổ nên hắn khoẻ mạnh, hệ thống lông nhờ đó trông cũng có vẻ rực rỡ, tươi tắn hơn.
  8. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    GC nghĩ là không có sự khác biệt giữa Hồng yến Bắc và Nam đâu. Có chăng chỉ là ở kinh nghiệm sử dụng các yếu tố kích thích màu sắc thôi. Có lẽ ở SGN người ta có điều kiện sử dụng thuốc tăng sắc tố đỏ ngoại nhập nhiều hơn ở HN cũng nên.
    Nhưng GC nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa Canary nuôi ở VN và Canary nước ngoài, chủ yếu tập trung ở kích thước và mức độ thuần chủng.
    Yến hót ở VN ta thường nhỏ con, GC nghĩ rằng đây là biểu hiện của tình trạng thoái hoá giống do chúng ta không đủ trình độ và cả điều kiện chăm sóc, nhân giống một cách hợp lí. Vấn đề thứ 2 về mức độ thuần chủng của từng phân loài thì có lẽ cũng do hiểu biết và tài chính có hạn mà người nuôi chúng ta thường phải cho chim lai tạp nham, không đảm bảo được đủ những tiêu chuẩn của một phân loài thuần chủng.
    Lấy VD tại nhà BS Khái chẳng hạn, bác ấy chỉ có duy nhất 1 con Lizard thuần chủng nhập từ Mĩ, vậy là để giữ cái chất Lizard của nó bác đành cho bắt cặp với Thạch yến xám, đời F1 sinh ra cũng là Lizard nhưng nền lông màu xám chứ không thể vàng!
    Trở lại chuyện anh Còi cho chim uống sắt: cái này chỉ bổ máu, tăng hồng cầu thôi. Chứ lông chim yến có đỏ hay không là do sắc tố trên lông của nó, không dính dáng gì đến hệ thống máu me cả. Chắc taị được uống sắt là thuốc bổ nên hắn khoẻ mạnh, hệ thống lông nhờ đó trông cũng có vẻ rực rỡ, tươi tắn hơn.
  9. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Quá đúng, quá đúng, phục lăn ra đất vì sự hiểu biết của GC, trước kia khi phong trào nuôi khuyên ở HN đang lên, tôi đã mơ ước mãi và đặt hàng 1 con Ba Son mà chưa thỏa nguyện, nghe nói từ lâu lắm rồi.
  10. tienbmhn

    tienbmhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Quá đúng, quá đúng, phục lăn ra đất vì sự hiểu biết của GC, trước kia khi phong trào nuôi khuyên ở HN đang lên, tôi đã mơ ước mãi và đặt hàng 1 con Ba Son mà chưa thỏa nguyện, nghe nói từ lâu lắm rồi.

Chia sẻ trang này