1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích ngắm hay nuôi chim không ? (bird watching)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi mikiki, 09/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ketdv

    ketdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác !
    Lâu rồi ko thấy bác nào lên đây chơi ! Em có điều này muốn hỏi các bác !
    Trong 4 loại yến thị loại nào hót căng nhất, loại nào đẹp nhất.
    Bữa nọ ra hiệu có 1 chú Thanh yến màu lông hơi xấu ( như màu chim ri ) hót căng ra phết , họ bảo 200 VND . Ko biết có nên mua ko. Chỉ phân vân la màu lông hoei xấu.
  2. ketdv

    ketdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác !
    Lâu rồi ko thấy bác nào lên đây chơi ! Em có điều này muốn hỏi các bác !
    Trong 4 loại yến thị loại nào hót căng nhất, loại nào đẹp nhất.
    Bữa nọ ra hiệu có 1 chú Thanh yến màu lông hơi xấu ( như màu chim ri ) hót căng ra phết , họ bảo 200 VND . Ko biết có nên mua ko. Chỉ phân vân la màu lông hoei xấu.
  3. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    GC chưa hiểu bạn nói đến 4 loại Yến là 4 loại Yến nào?
    Nhưng GC cứ tạm hiểu là bạn đang nói đến Hồng yến, Thanh yến, Hoàng yến và Bạch yến.
    Thực ra thì nếu phân chia theo kiểu này thì có đến hàng trăm loại yến chứ không phải chỉ có 4 loại.
    Mời bạn vào đây để đọc biết thêm về Yến:
    http://www.aquarium.ppcvn.com/forum/index.php?showforum=9
    Khái niệm đẹp nhất thì thật khó nói, vì cái đẹp tuỳ thuộc vào mỗi người, người thích màu đỏ thì cho là Hồng yến đẹp nhất, nhưng kẻ thích màu vàng lại bảo rằng Hoàng yến mới đẹp...
    Tuy nhiên, trong các loại yến thường nêu trên, thì Hồng yến thường là đắt tiền nhất, và hiếm nhất, vì có được maù lông đỏ là chuyện không phải dễ dàng.
    Tại SGN hiện nay Hồng yến loại tốt khoảng 8-10 tháng tuổi giá 500ngàn VNĐ/trống và 300ngàn/mái và cũng gần như rất khó kiếm ngoài chợ chim.
    Dễ nuôi hơn cả có lẽ là Thanh yến. Kinh nghiệm các nghệ nhân cho thấy chúng sinh sản cũng tốt hơn, nên rất nhiều nghệ nhân sử dụng Thanh yến làm chim vú em, ấp trứng, nuôi con giúp các loại Yến khác. Chính vì vậy mà giá Thanh yến thường rẻ hơn Hoàng yến, Bạch yến... (ở đây GC không kể đến yến đốm lai maù sắc linh tinh ).
    Nhưng xin lưu ý với bạn là ngay cả Thanh yến cũng khó tìm được con chất lượng cao ở các hàng chim ngoài chợ. Tuy vậy bạn có thể chọn theo một vài tiêu chuẩn sau:
    -Lông chim mượt, sạch sẽ
    -Hậu môn sạch
    -Móng chân vừa phải, da chân bóng đều, không gợn chút u cục... nào hết
    -mắt chim long lanh, tinh thần nhanh nhẹn
    -bay thẳng, đậu chắc
    -ngửa bụng chim thổi nhẹ thấy có lớp mỡ mỏng ở lườn chim chứng tỏ chim được ăn no, đủ năng lượng
    -màu lông xanh thẫm (như màu lá chuối bánh tẻ), nhìn ra nắng có ánh vàng đều khắp lưng chim.
    -viền mỗi sợi lông xám đậm, tông màu xám đều nhau trên toàn bộ thân chim.
    -thường thì nếu chim có màu sẫm thì chân chim cũng màu sẫm, nhưng một số người đánh giá Thanh yến chân chì thì mới quí, GC thì không quan trọng vấn đề này lắm. Tuỳ bạn thôi. Tuy nhiên nên lưu ý màu chân, màu mỏ và màu lông ống phía trong cánh chim (tức là các bộ phận có chất sừng trên thân chim), càng giống nhau, càng tiệp màu với nhau càng tốt. Điều này thể hiện tính thuần chủng của chúng.
    Yến thường hót căng vào khoảng 9-11h sáng và 13-15h chiều. Bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian này để nghe chúng hót và đánh giá xem con nào hót hay.
    Khái niệm hót hay xem ra cũng khó nói, nhưng nếu không chuyên nghiệp thì có thể chọn tương đối như sau:
    -tiếng hót kéo dài, càng dài càng tốt, không ngắt quãng dù chỉ là 1/2 giây giữa chừng. Những con khá có thể hót kéo dài một khúc đến 30-35 giây.
    -toàn bộ đoạn hót phải đa dạng, không có tình trạng lập lại khúc luyến láy nào cả
    -các đoạn luyến láy có lên xuống hợp lí, đoạn này nối tiếp đoạn khác không ngừng nghỉ, giai điệu trầm bổng rõ ràng.
    -Tiếng hót trong, không được có cảm giác líu ríu mắc vào nhau.
    -Khi chim hót thường đứng một chỗ, có thể há nửa miệng hoặc gần như khép kín miệng (điều này cũng gây ra các xu hướng đánh giá giọng hót khác nhau). Với GC thì quan trọng hơn là nhìn vào họng khi chúng hót, họng căng vừa phải, phập phồng đều đặn theo mức độ luyến láy cao thấp. Ngay cả ở cung bậc cao nhất họng chim cũng không được gây cảm giác quá căng phồng, cũng có nghĩa là chim vẫn còn hơi chứ chưa hết sức vì hót cao quá.
    GC nói thật là với giá 200 ngàn thì cũng khó lòng mà có được chú yến hót hay, cho dù là Thanh yến đi nữa.
    Nhưng nếu thích, bạn cứ mua. (GC rất quan trọng thái độ của mình khi nhìn chú chim, thích là mua thôi, mặc dù có thể có vài điểm chưa hoàn hảo ). Về nhà nuôi, nếu được chăm sóc, cho ăn... hợp lí, thì cũng có thể cải thiện được đáng kể tình trạng của chú chim đấy bạn ạ.
  4. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    GC chưa hiểu bạn nói đến 4 loại Yến là 4 loại Yến nào?
    Nhưng GC cứ tạm hiểu là bạn đang nói đến Hồng yến, Thanh yến, Hoàng yến và Bạch yến.
    Thực ra thì nếu phân chia theo kiểu này thì có đến hàng trăm loại yến chứ không phải chỉ có 4 loại.
    Mời bạn vào đây để đọc biết thêm về Yến:
    http://www.aquarium.ppcvn.com/forum/index.php?showforum=9
    Khái niệm đẹp nhất thì thật khó nói, vì cái đẹp tuỳ thuộc vào mỗi người, người thích màu đỏ thì cho là Hồng yến đẹp nhất, nhưng kẻ thích màu vàng lại bảo rằng Hoàng yến mới đẹp...
    Tuy nhiên, trong các loại yến thường nêu trên, thì Hồng yến thường là đắt tiền nhất, và hiếm nhất, vì có được maù lông đỏ là chuyện không phải dễ dàng.
    Tại SGN hiện nay Hồng yến loại tốt khoảng 8-10 tháng tuổi giá 500ngàn VNĐ/trống và 300ngàn/mái và cũng gần như rất khó kiếm ngoài chợ chim.
    Dễ nuôi hơn cả có lẽ là Thanh yến. Kinh nghiệm các nghệ nhân cho thấy chúng sinh sản cũng tốt hơn, nên rất nhiều nghệ nhân sử dụng Thanh yến làm chim vú em, ấp trứng, nuôi con giúp các loại Yến khác. Chính vì vậy mà giá Thanh yến thường rẻ hơn Hoàng yến, Bạch yến... (ở đây GC không kể đến yến đốm lai maù sắc linh tinh ).
    Nhưng xin lưu ý với bạn là ngay cả Thanh yến cũng khó tìm được con chất lượng cao ở các hàng chim ngoài chợ. Tuy vậy bạn có thể chọn theo một vài tiêu chuẩn sau:
    -Lông chim mượt, sạch sẽ
    -Hậu môn sạch
    -Móng chân vừa phải, da chân bóng đều, không gợn chút u cục... nào hết
    -mắt chim long lanh, tinh thần nhanh nhẹn
    -bay thẳng, đậu chắc
    -ngửa bụng chim thổi nhẹ thấy có lớp mỡ mỏng ở lườn chim chứng tỏ chim được ăn no, đủ năng lượng
    -màu lông xanh thẫm (như màu lá chuối bánh tẻ), nhìn ra nắng có ánh vàng đều khắp lưng chim.
    -viền mỗi sợi lông xám đậm, tông màu xám đều nhau trên toàn bộ thân chim.
    -thường thì nếu chim có màu sẫm thì chân chim cũng màu sẫm, nhưng một số người đánh giá Thanh yến chân chì thì mới quí, GC thì không quan trọng vấn đề này lắm. Tuỳ bạn thôi. Tuy nhiên nên lưu ý màu chân, màu mỏ và màu lông ống phía trong cánh chim (tức là các bộ phận có chất sừng trên thân chim), càng giống nhau, càng tiệp màu với nhau càng tốt. Điều này thể hiện tính thuần chủng của chúng.
    Yến thường hót căng vào khoảng 9-11h sáng và 13-15h chiều. Bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian này để nghe chúng hót và đánh giá xem con nào hót hay.
    Khái niệm hót hay xem ra cũng khó nói, nhưng nếu không chuyên nghiệp thì có thể chọn tương đối như sau:
    -tiếng hót kéo dài, càng dài càng tốt, không ngắt quãng dù chỉ là 1/2 giây giữa chừng. Những con khá có thể hót kéo dài một khúc đến 30-35 giây.
    -toàn bộ đoạn hót phải đa dạng, không có tình trạng lập lại khúc luyến láy nào cả
    -các đoạn luyến láy có lên xuống hợp lí, đoạn này nối tiếp đoạn khác không ngừng nghỉ, giai điệu trầm bổng rõ ràng.
    -Tiếng hót trong, không được có cảm giác líu ríu mắc vào nhau.
    -Khi chim hót thường đứng một chỗ, có thể há nửa miệng hoặc gần như khép kín miệng (điều này cũng gây ra các xu hướng đánh giá giọng hót khác nhau). Với GC thì quan trọng hơn là nhìn vào họng khi chúng hót, họng căng vừa phải, phập phồng đều đặn theo mức độ luyến láy cao thấp. Ngay cả ở cung bậc cao nhất họng chim cũng không được gây cảm giác quá căng phồng, cũng có nghĩa là chim vẫn còn hơi chứ chưa hết sức vì hót cao quá.
    GC nói thật là với giá 200 ngàn thì cũng khó lòng mà có được chú yến hót hay, cho dù là Thanh yến đi nữa.
    Nhưng nếu thích, bạn cứ mua. (GC rất quan trọng thái độ của mình khi nhìn chú chim, thích là mua thôi, mặc dù có thể có vài điểm chưa hoàn hảo ). Về nhà nuôi, nếu được chăm sóc, cho ăn... hợp lí, thì cũng có thể cải thiện được đáng kể tình trạng của chú chim đấy bạn ạ.
  5. ketdv

    ketdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bác GC.
    bác quả là bậc thầy trong nghề. Hy vọng là với kinh nghiệm của bác truyền dạy em sẽ tìm được 1 chú yến hay.
  6. ketdv

    ketdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bác GC.
    bác quả là bậc thầy trong nghề. Hy vọng là với kinh nghiệm của bác truyền dạy em sẽ tìm được 1 chú yến hay.
  7. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Họa Mi chàng ca sĩ rừng xanh
    "Rừng xanh lảnh lót Mi ca,
    Thư phòng Yến hót thiết tha, dặt dìu"
    Câu thơ ví von trên đã minh họa cho tiếng hót chim họa mi, chim yến vẫn luôn là nguốn cảm hứng miên man trong giới nghệ nhân, thi nhân....
    Dáng vóc, màu sắc của họa mi không thanh tú, diêm dúa; đơn thuần chỉ là lớp áo lông màu vàng cháy (1).
    Đặc biệt viền quanh đôi mắt là hàng "lông mi" trắng xếch dài, tựa như lông mày vẽ (Họa: vẽ, Mi: lông mày). Chúng loáng thoáng ẩn hiện trong vòm lá vàng mùa thu, buông giọng hót ngân dài sang sảng, trong trẻo mỗi lúc mỗi cao tận ngút ngàn; như thúc giục, như đe dọa. Cả rừng núi muốn lặng đi trong tiếng họa mi ca hát, trải dài từ đất Nga giá buốt ngàn trùng, sang tận rừng núi sương lạnh Trung Quốc,... và cả vùng Cao Lạng nước ta.
    Bản tánh của chúng là háo thắng, đấu đá chiếm cứ lãnh địa, kiêu hãnh chiếm đoạt tình nhân. Bằng giọng hót đầy bản lãnh ấy, họa mi đã khuất phục nhiều tiếng hót của các loài chim rừng khác, nên được mệnh danh "ca sĩ của rừng xanh" (2)
    Giới nghệ nhân chơi họa mi ở nước ta trải qua kinh nghiệm từ vài chục năm nay không phải là ít, nhưng đó chỉ là những bước chấm phá rời rạc được giữ khóe, gọi là bí truyền của một vài nhóm hoặc cá nhân!
    Trong khi đó, người Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm (3) thưởng thức nghệ thuật chơi chim. Ở nước mẹ quê hương của họa mi, nghệ nhân Trung Quốc đã dầy công thử nghiệm với hàng đàn họa mi từ nhiều nguồn gốc của các vùng lân cận đến trú cư và đã đúc kết những kinh nghiệm phong phú thành bài bản.
    Theo báo chí Trung Quốc, chỉ tính riêng các khu phố tại thủ đô Bắc Kinh có gần 300.000 người chơi chim.
    Qua sự tổng hợp các con số thống kê gần đây cho biết, Trung Quốc có đến 1.816 giống chim; chiếm một tỷ lệ ưu thế đến 14% của tổng số 9.023 giống chim được liệt kê trên thế giới!
    Cái hứng thứ nhất của người chơi chim họa mi là ngoài tiếng hót khá độc đáo; phần chính vẫn là bản tính háo thắng, thích đấu đá của chúng:
    Trường ca nhạc khúc bi thương,
    Mẻ đầu, sứt trán, một phương anh hùng!
    Do đó, từng làng xã thôn xóm Trung Quốc thường tổ chức hội hè lễ nghi quanh năm, kèm theo đó là những cuộc chọi đấu chim họa mi khá tưng bừng. Từ trẻ em, thanh niên đến cụ già đều say mê môn chơi có thể nói là tao nhã này, đây cũng là sự "phấn khởi" của cái gọi là:
    Thế nhân say cuộc đỏ đen,
    Hồ bao sạch túi, những phen khốn "cùn" !
    Bạn đọc xem phần trình bày dưới đây có thể góp một phần lớn cho việc tránh phải bị móc hầu bao, mất nhiều công phu của bạn trong thú chơi hoặc ít ra cũng giải tỏa những thắc mắc dai dẳng từ nhiều năm nay!
    Nghệ nhân Trung Quốc nghiên cứu về đời sống, cách thuần dưỡng, trị bệnh, chọi đấu đối với loại chim đặc sản họa mi, sanh trưởng trên quê hương của họ ra sao?
    1- Tập quán sống và sự trưởng thành
    Chim họa mi còn có tên gọi "họa mi vàng", chúng thường sống quần cư tại các tỉnh của Trung Quốc như: Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hiệp Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu...
    Đặc điểm của họa mi là tiếng hót dài và chúng hót liên tục suốt năm, bất kể vào mùa nào, như gặp lúc nắng hạn, tuyết rơi, mưa dầm, từ lúc sáng sớm đến lúc trời tối mịt, chúng luôn cất cao giọng sang sảng, lảnh lót du dương. Giọng luôn được luyến láy từ trầm đến bổng, thấp đến cao, nghe rất đã tai. Đặc sắc là nhái giọng phảng phất giọng chim khác hoặc đồng loại. Chúng còn bắt chước được giọng mèo kêu, chó sủa, gà gáy làm cho mọi người cảm thấy thú vị!
    Họa mi thường lảng vảng đấu hót trên các tàn cây trong thôn xóm, vùng sát gần chân núi, cây cối bụi rậm quanh ruộng hoặc tàn cây ẩn khuất trên mái đình chùa. Chúng vui thích sinh hoạt đơn độc, ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Tính nhút nhát, rất sợ người. Chỉ cần nghe tiếng động là chúng tuôn bay hay ẩn mình khuất bóng ngay. Đặc biệt là thể hình đôi cánh ngắn bầu tròn nên sức bay lượn yếu, không bay cao và bay xa được. Nhưng chúng rất khéo chạy, bay, nhảy quanh tàn cây, khóm trúc. Có thể nói tài lẩn tránh, bay nhảy của chúng không giống các loại chim khác.
    Bản tính của họa mi là thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hùng cứ lãnh địa. Do đó tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muốn tranh quyền làm bá chủ. Họa mi trống rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Chúng dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm, vùng đất đang kiếm ăn. Bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa là chúng dương oai "đao kiếm" tranh hùng ngay, không cần phải đấu hót dài dòng! Mặc dù cùng uống nước chung một con sông, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên tạm gọi chúng là "anh hùng điểu" !
    Mỗi năm vào tiết trời khoảng tháng 4-7 tại Trung Quốc, họa mi đã trưởng thành. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, kế đến là xây ổ. Ổ được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng...; xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn; chọn đặt trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ. Trứng thường là màu đá quí xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 đến 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, mỗi năm có thể ấp được từ 2 đến 3 lứa chim con.
    Chim con từ trứng nở ra không đủ ngày, lông măng chưa mọc đủ, chim con chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều; lúc có thể rời ổ, gọi là chim "lông tơ". Từ giai đoạn "lông tơ" qua năm thứ hai, sau khi đã thay lông gọi là chim "lông đủ". Trải qua sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là "lông già". Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở ổ, lông tơ, lông đủ; suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.
    Trong giai đoạn chim con, tánh tình chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng như ở cấp sơ học, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lảnh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn "lông già" tức chim đã trưởng thành, tánh tình nóng nảy rối rít, luôn giao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng "mở miệng" hót được, dễ dàng đưa giọng hót của chúng mỗi lúc càng nâng cao. Ngoài thời kỳ thay lông, thì hầu như suốt bốn mùa chúng luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội!
    Một con họa mi đủ tiêu chuẩn, bản lãnh có thế đang đứng đấu hót, có thể đánh giá sơ bộ như sau: - thân thể đứng yên một chỗ, không liếc ngoái tứ phía - đầu ngẩng cao mà không nhìn xuống - chóp đuôi cúp xuống - đôi cánh giữ yên, không quạt lên - lông ốp sát thân - mỏ nhọn ưỡn dài. Nhìn chung tổng thể sắc diện của chim ở thế tỉnh táo, tự tin, oai phong là đạt ưu điểm "dách lầu" (số 1)
    2 - Bắt chim con và mớm dưỡng
    Họa mi thường mỗi năm đẻ sai là 2 lứa, thời gian ấp trứng đến khi nở chim con là khoảng 9 ngày, chim con phải do cả chim cha và mẹ mớm thức ăn. Từ 3 đến 4 tuần lễ chim con có thể rời khỏi ổ, nhưng cơ thể vẫn còn yếu. Chúng được tiếp tục đút thức ăn suốt 6-7 tuần lễ, sau đó mới tự bay đi kiếm thức ăn.
    Mỗi ổ họa mi con, chỉ có từ 3 đến 5 con, do đó có cách phân biệt trống mái theo kinh nghiệm như sau:
    Ổ chim chỉ có 3 con, có thể là 2 trống 1 mái.
    Ổ chim chỉ có 4 con, có thể là 2 trống, 2 mái.
    Ổ chim chỉ có 5 con, có thể là 3 trống, 2 mái.
    Số ít ổ chỉ còn 3 mái.
    Ngoài ra, còn một số qui luật:
    Con phá vỏ đầu tiên là con trống.
    Ổ chim chỉ có 3 con: con lớn nhứt và lớn thứ 3 là trống.
    Ổ chim chỉ có 4 con: như trường hợp trên.
    Ổ chim chỉ có 5 con: con lớn nhứt, lớn thứ 3 và lớn thứ 5 là trống, còn lại là mái.
    Chim con trống thì lớn con, sức ăn rất mạnh, mỏ há rộng. Lúc chúng há mỏ đòi ăn, hãy nhìn trong họng: - bên mép nhiều màu hồng đỏ là trống - bên mép màu vàng là mái.
    Bắt chim con khỏi ổ thường là sau khi nở khoảng 15 ngày, thì chim mới cứng cáp. Cần phải chú ý nên bắt vào buổi sáng, không bắt vào buổi tối. Theo đời sống tự nhiên, vào buổi sáng thức ăn dồi dào, chim con được no đủ, thân thể khỏe mạnh. Nếu qua đêm, khi trời thay đổi lạnh, thức ăn hoang dã thiếu, chim cha mẹ tìm mồi khó, nên chim con dễ yếu sức, tiều tụy, ảnh hưởng đến việc thuần dưỡng. Theo dõi ổ chim con, bằng cách nhìn hướng tha mồi về của chim cha mẹ. Ngoài ra, có thể nhìn các tàn cây, bụi rậm có rải rác phân chim, tìm thấy gần đâu đó có ổ chim.
    Sau khi tìm được ổ chim, cần chọn ra con trống trong ổ và để yên ổ của chúng. Nên chọn con có thể hình lớn, mỏ lộ hình gồ lên, lỗ mũi rộng, sóng mũi nhô cao. Các con còn lại thì để yên, tối kỵ không nên khuấy động ổ hoặc các nhánh cây bụi rậm chung quanh ổ, phải cẩn thận giữ gìn nguyên trạng ban đầu, đợi vài ngày sau thì trở lại bắt.
    Trước khi bắt nên chuẩn bị thực phẩm ngon cho chim con, bắt xong nên đặt chim con trên cỏ khô lót đáy ***g. Hãy giữ nhiệt độ ấm, trên đường về tránh mưa thấm ướt.
    Sau khi chọn ra con trống trong ổ chim con, cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp, thời kỳ chim đang nhú mọc lông nhung, lông tơ: phối hợp thực phẩm như sau:
    Bột đậu hoặc đậu nành: 2g
    Lòng đỏ trứng gà luộc: 3g
    Rau cỏ xanh: 2g
    Thịt cá tươi tán nhuyễn (bột cá, thịt nạc): 3g.
    Cả 4 thứ trộn chung với lượng nước vừa đủ thành dạng hồ nhão.
    Đến giai đoạn chim đã mọc "lông đủ", phải qua năm thứ 2, nhu cầu về thể trạng và sức lực tăng trưởng. Thời kỳ này phải cho tăng thêm chất khoáng vỏ trứng gà xay nhuyễn hoặc bột xương. Ngoài ra, cần cho ăn thêm các loại côn trùng như: sâu keo (loại sâu hay ăn hại lúa), cào cào, châu chấu...
    3- Chọn hoạ mi mạnh khỏe đạt tiêu chuẩn
    Họa mi trong thời kỳ thay lông, dáng điệu yếu đuối thiếu linh hoạt, không thích líu hót, lông lá rụng xù, thần sắc đờ đẫn. Họa mi sau thời gian thay lông, tinh thần trở nên hưng phấn, phủ lớp áo lông mới sáng bóng đẹp hẳn, chúng cất tiếng hót sang sảng. Do đó có thể so sánh sự cách biệt của hai thời kỳ phát triển, theo qui luật tồn sinh của chúng.
    Họa mi trước khi thay lông biểu lộ bản tính hiếu thắng hoặc yếu đuối, thiếu dinh dưỡng, không thích hót... Nên nhớ là sau khi thay lông, thì những điểm yếu cố hữu đó của chúng tạm thời tiềm ẩn! Do đó, nên tuyển chọn họa mi trước mùa thay lông, thì dễ đánh giá đúng bản chất thực của chúng. Các loại chim khác cũng chung sự phát triển ưu, nhược điểm giống như vậy. - Một số chim bắt đầu mùa hạ rời khỏi ổ, gọi là "chim mùa xuân", thân to lớn khỏe mạnh, chim nổi thấy rõ. Nhưng khi chúng rời ổ sau mùa thu, gọi là "chim mùa thu", nhỏ con ốm yếu, so sánh có sự khác biệt nhau rõ rệt!
    Tuyển chọn chim họa mi trống
    Họa mi trống và mái có cùng màu sắc, dáng vóc tương tự nên phân biệt tương đối khó! Cho nên trong giới nghệ nhân có câu nói: "Họa mi không "mở miệng", thần tiên khó ra tay (thuần hóa). Họa mi không hót, thần tiên khó biết được!". Để phân biệt trống, mái, thông thường chỉ có cách "quan sát" qua lỗ tai bằng tiếng hót của chúng. Một số người cho biết: - Lông màu đen, hoa văn sọc rằn sáng rõ ở trên lưng và trước ức là con trống, nếu không có màu rõ ràng là con mái. Và một số nhận định, như sau: - Con trống thân hình to và dài hơn con mái - đầu con trống lớn rộng, đầu con mái hẹp ở hai bên, tròn, tương đối nhỏ - cặp giò con trống cứng cáp to - cục thịt u của ngón chân sau lớn hơn.
    Nhưng thực tế những nhận xét sai biệt nêu trên phải so sánh nhiều và tinh vi, do đó sự đoán định như vậy chỉ đạt yêu cầu chuẩn xác 8 phần 10: chỉ bằng cách nghe tiếng hót líu của chúng là phân biệt chính xác nhứt! Tiếng hót líu của chim trống luyến láy trầm bổng, âm điệu lanh lảnh cao, phong phú về âm hưởng, chim mái giọng chỉ đơn điệu xùy, xùy...
    Có người tổng hợp cách tuyển chọn họa mi bằng câu hát ví von, như sau: "Đầu (cột) trụ, mỏ (cây) đinh, thân (trái) bầu, đuôi phong cầm (đờn orgue), tính dữ, đùi trâu, mắt (tròn) xoe, mi (cong) vút, ca vang, vần điệu".
    Nhận xét ngoại hình của họa mi có một câu lưu truyền rằng: "Mỏ như đinh, mày như (sợi) chỉ, thân như trái bầu, đuôi như mùi tên, chóp cong lông mỏng, mắt trong suốt, đùi như giò trâu để đấu đá".
    Tóm tắt, nhìn chung một con họa mi xuất sắc phải đạt những tiêu chuẩn sau:
    Mỏ vót dài hơi cong
    "Mày" như sợi chỉ suốt dài đối xứng
    Hai mắt và mỏ tỏe nhau cùng trên một đường
    Chóp của cọng lông khít sát mà mỏng (nhuyễn)
    Đường sọc của lông phải xuôi
    Tròng mắt sâu mà sáng
    Khổ đầu lớn hình dài
    Mỏ dài, chân cao, tiếng hót lanh lảnh
    Trong ***g, từ cầu (bắc lưng chừng ***g) chim nhảy phóng lên và xuống, dáng vóc luôn giữ thẳng (bụng không được áp sát đáy ***g), thân không bị chạm vào cầu
    Sưu tầm
  8. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Họa Mi chàng ca sĩ rừng xanh
    "Rừng xanh lảnh lót Mi ca,
    Thư phòng Yến hót thiết tha, dặt dìu"
    Câu thơ ví von trên đã minh họa cho tiếng hót chim họa mi, chim yến vẫn luôn là nguốn cảm hứng miên man trong giới nghệ nhân, thi nhân....
    Dáng vóc, màu sắc của họa mi không thanh tú, diêm dúa; đơn thuần chỉ là lớp áo lông màu vàng cháy (1).
    Đặc biệt viền quanh đôi mắt là hàng "lông mi" trắng xếch dài, tựa như lông mày vẽ (Họa: vẽ, Mi: lông mày). Chúng loáng thoáng ẩn hiện trong vòm lá vàng mùa thu, buông giọng hót ngân dài sang sảng, trong trẻo mỗi lúc mỗi cao tận ngút ngàn; như thúc giục, như đe dọa. Cả rừng núi muốn lặng đi trong tiếng họa mi ca hát, trải dài từ đất Nga giá buốt ngàn trùng, sang tận rừng núi sương lạnh Trung Quốc,... và cả vùng Cao Lạng nước ta.
    Bản tánh của chúng là háo thắng, đấu đá chiếm cứ lãnh địa, kiêu hãnh chiếm đoạt tình nhân. Bằng giọng hót đầy bản lãnh ấy, họa mi đã khuất phục nhiều tiếng hót của các loài chim rừng khác, nên được mệnh danh "ca sĩ của rừng xanh" (2)
    Giới nghệ nhân chơi họa mi ở nước ta trải qua kinh nghiệm từ vài chục năm nay không phải là ít, nhưng đó chỉ là những bước chấm phá rời rạc được giữ khóe, gọi là bí truyền của một vài nhóm hoặc cá nhân!
    Trong khi đó, người Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm (3) thưởng thức nghệ thuật chơi chim. Ở nước mẹ quê hương của họa mi, nghệ nhân Trung Quốc đã dầy công thử nghiệm với hàng đàn họa mi từ nhiều nguồn gốc của các vùng lân cận đến trú cư và đã đúc kết những kinh nghiệm phong phú thành bài bản.
    Theo báo chí Trung Quốc, chỉ tính riêng các khu phố tại thủ đô Bắc Kinh có gần 300.000 người chơi chim.
    Qua sự tổng hợp các con số thống kê gần đây cho biết, Trung Quốc có đến 1.816 giống chim; chiếm một tỷ lệ ưu thế đến 14% của tổng số 9.023 giống chim được liệt kê trên thế giới!
    Cái hứng thứ nhất của người chơi chim họa mi là ngoài tiếng hót khá độc đáo; phần chính vẫn là bản tính háo thắng, thích đấu đá của chúng:
    Trường ca nhạc khúc bi thương,
    Mẻ đầu, sứt trán, một phương anh hùng!
    Do đó, từng làng xã thôn xóm Trung Quốc thường tổ chức hội hè lễ nghi quanh năm, kèm theo đó là những cuộc chọi đấu chim họa mi khá tưng bừng. Từ trẻ em, thanh niên đến cụ già đều say mê môn chơi có thể nói là tao nhã này, đây cũng là sự "phấn khởi" của cái gọi là:
    Thế nhân say cuộc đỏ đen,
    Hồ bao sạch túi, những phen khốn "cùn" !
    Bạn đọc xem phần trình bày dưới đây có thể góp một phần lớn cho việc tránh phải bị móc hầu bao, mất nhiều công phu của bạn trong thú chơi hoặc ít ra cũng giải tỏa những thắc mắc dai dẳng từ nhiều năm nay!
    Nghệ nhân Trung Quốc nghiên cứu về đời sống, cách thuần dưỡng, trị bệnh, chọi đấu đối với loại chim đặc sản họa mi, sanh trưởng trên quê hương của họ ra sao?
    1- Tập quán sống và sự trưởng thành
    Chim họa mi còn có tên gọi "họa mi vàng", chúng thường sống quần cư tại các tỉnh của Trung Quốc như: Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hiệp Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu...
    Đặc điểm của họa mi là tiếng hót dài và chúng hót liên tục suốt năm, bất kể vào mùa nào, như gặp lúc nắng hạn, tuyết rơi, mưa dầm, từ lúc sáng sớm đến lúc trời tối mịt, chúng luôn cất cao giọng sang sảng, lảnh lót du dương. Giọng luôn được luyến láy từ trầm đến bổng, thấp đến cao, nghe rất đã tai. Đặc sắc là nhái giọng phảng phất giọng chim khác hoặc đồng loại. Chúng còn bắt chước được giọng mèo kêu, chó sủa, gà gáy làm cho mọi người cảm thấy thú vị!
    Họa mi thường lảng vảng đấu hót trên các tàn cây trong thôn xóm, vùng sát gần chân núi, cây cối bụi rậm quanh ruộng hoặc tàn cây ẩn khuất trên mái đình chùa. Chúng vui thích sinh hoạt đơn độc, ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Tính nhút nhát, rất sợ người. Chỉ cần nghe tiếng động là chúng tuôn bay hay ẩn mình khuất bóng ngay. Đặc biệt là thể hình đôi cánh ngắn bầu tròn nên sức bay lượn yếu, không bay cao và bay xa được. Nhưng chúng rất khéo chạy, bay, nhảy quanh tàn cây, khóm trúc. Có thể nói tài lẩn tránh, bay nhảy của chúng không giống các loại chim khác.
    Bản tính của họa mi là thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hùng cứ lãnh địa. Do đó tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muốn tranh quyền làm bá chủ. Họa mi trống rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Chúng dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm, vùng đất đang kiếm ăn. Bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa là chúng dương oai "đao kiếm" tranh hùng ngay, không cần phải đấu hót dài dòng! Mặc dù cùng uống nước chung một con sông, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên tạm gọi chúng là "anh hùng điểu" !
    Mỗi năm vào tiết trời khoảng tháng 4-7 tại Trung Quốc, họa mi đã trưởng thành. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, kế đến là xây ổ. Ổ được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng...; xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn; chọn đặt trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ. Trứng thường là màu đá quí xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 đến 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, mỗi năm có thể ấp được từ 2 đến 3 lứa chim con.
    Chim con từ trứng nở ra không đủ ngày, lông măng chưa mọc đủ, chim con chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều; lúc có thể rời ổ, gọi là chim "lông tơ". Từ giai đoạn "lông tơ" qua năm thứ hai, sau khi đã thay lông gọi là chim "lông đủ". Trải qua sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là "lông già". Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở ổ, lông tơ, lông đủ; suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.
    Trong giai đoạn chim con, tánh tình chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng như ở cấp sơ học, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lảnh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn "lông già" tức chim đã trưởng thành, tánh tình nóng nảy rối rít, luôn giao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng "mở miệng" hót được, dễ dàng đưa giọng hót của chúng mỗi lúc càng nâng cao. Ngoài thời kỳ thay lông, thì hầu như suốt bốn mùa chúng luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội!
    Một con họa mi đủ tiêu chuẩn, bản lãnh có thế đang đứng đấu hót, có thể đánh giá sơ bộ như sau: - thân thể đứng yên một chỗ, không liếc ngoái tứ phía - đầu ngẩng cao mà không nhìn xuống - chóp đuôi cúp xuống - đôi cánh giữ yên, không quạt lên - lông ốp sát thân - mỏ nhọn ưỡn dài. Nhìn chung tổng thể sắc diện của chim ở thế tỉnh táo, tự tin, oai phong là đạt ưu điểm "dách lầu" (số 1)
    2 - Bắt chim con và mớm dưỡng
    Họa mi thường mỗi năm đẻ sai là 2 lứa, thời gian ấp trứng đến khi nở chim con là khoảng 9 ngày, chim con phải do cả chim cha và mẹ mớm thức ăn. Từ 3 đến 4 tuần lễ chim con có thể rời khỏi ổ, nhưng cơ thể vẫn còn yếu. Chúng được tiếp tục đút thức ăn suốt 6-7 tuần lễ, sau đó mới tự bay đi kiếm thức ăn.
    Mỗi ổ họa mi con, chỉ có từ 3 đến 5 con, do đó có cách phân biệt trống mái theo kinh nghiệm như sau:
    Ổ chim chỉ có 3 con, có thể là 2 trống 1 mái.
    Ổ chim chỉ có 4 con, có thể là 2 trống, 2 mái.
    Ổ chim chỉ có 5 con, có thể là 3 trống, 2 mái.
    Số ít ổ chỉ còn 3 mái.
    Ngoài ra, còn một số qui luật:
    Con phá vỏ đầu tiên là con trống.
    Ổ chim chỉ có 3 con: con lớn nhứt và lớn thứ 3 là trống.
    Ổ chim chỉ có 4 con: như trường hợp trên.
    Ổ chim chỉ có 5 con: con lớn nhứt, lớn thứ 3 và lớn thứ 5 là trống, còn lại là mái.
    Chim con trống thì lớn con, sức ăn rất mạnh, mỏ há rộng. Lúc chúng há mỏ đòi ăn, hãy nhìn trong họng: - bên mép nhiều màu hồng đỏ là trống - bên mép màu vàng là mái.
    Bắt chim con khỏi ổ thường là sau khi nở khoảng 15 ngày, thì chim mới cứng cáp. Cần phải chú ý nên bắt vào buổi sáng, không bắt vào buổi tối. Theo đời sống tự nhiên, vào buổi sáng thức ăn dồi dào, chim con được no đủ, thân thể khỏe mạnh. Nếu qua đêm, khi trời thay đổi lạnh, thức ăn hoang dã thiếu, chim cha mẹ tìm mồi khó, nên chim con dễ yếu sức, tiều tụy, ảnh hưởng đến việc thuần dưỡng. Theo dõi ổ chim con, bằng cách nhìn hướng tha mồi về của chim cha mẹ. Ngoài ra, có thể nhìn các tàn cây, bụi rậm có rải rác phân chim, tìm thấy gần đâu đó có ổ chim.
    Sau khi tìm được ổ chim, cần chọn ra con trống trong ổ và để yên ổ của chúng. Nên chọn con có thể hình lớn, mỏ lộ hình gồ lên, lỗ mũi rộng, sóng mũi nhô cao. Các con còn lại thì để yên, tối kỵ không nên khuấy động ổ hoặc các nhánh cây bụi rậm chung quanh ổ, phải cẩn thận giữ gìn nguyên trạng ban đầu, đợi vài ngày sau thì trở lại bắt.
    Trước khi bắt nên chuẩn bị thực phẩm ngon cho chim con, bắt xong nên đặt chim con trên cỏ khô lót đáy ***g. Hãy giữ nhiệt độ ấm, trên đường về tránh mưa thấm ướt.
    Sau khi chọn ra con trống trong ổ chim con, cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp, thời kỳ chim đang nhú mọc lông nhung, lông tơ: phối hợp thực phẩm như sau:
    Bột đậu hoặc đậu nành: 2g
    Lòng đỏ trứng gà luộc: 3g
    Rau cỏ xanh: 2g
    Thịt cá tươi tán nhuyễn (bột cá, thịt nạc): 3g.
    Cả 4 thứ trộn chung với lượng nước vừa đủ thành dạng hồ nhão.
    Đến giai đoạn chim đã mọc "lông đủ", phải qua năm thứ 2, nhu cầu về thể trạng và sức lực tăng trưởng. Thời kỳ này phải cho tăng thêm chất khoáng vỏ trứng gà xay nhuyễn hoặc bột xương. Ngoài ra, cần cho ăn thêm các loại côn trùng như: sâu keo (loại sâu hay ăn hại lúa), cào cào, châu chấu...
    3- Chọn hoạ mi mạnh khỏe đạt tiêu chuẩn
    Họa mi trong thời kỳ thay lông, dáng điệu yếu đuối thiếu linh hoạt, không thích líu hót, lông lá rụng xù, thần sắc đờ đẫn. Họa mi sau thời gian thay lông, tinh thần trở nên hưng phấn, phủ lớp áo lông mới sáng bóng đẹp hẳn, chúng cất tiếng hót sang sảng. Do đó có thể so sánh sự cách biệt của hai thời kỳ phát triển, theo qui luật tồn sinh của chúng.
    Họa mi trước khi thay lông biểu lộ bản tính hiếu thắng hoặc yếu đuối, thiếu dinh dưỡng, không thích hót... Nên nhớ là sau khi thay lông, thì những điểm yếu cố hữu đó của chúng tạm thời tiềm ẩn! Do đó, nên tuyển chọn họa mi trước mùa thay lông, thì dễ đánh giá đúng bản chất thực của chúng. Các loại chim khác cũng chung sự phát triển ưu, nhược điểm giống như vậy. - Một số chim bắt đầu mùa hạ rời khỏi ổ, gọi là "chim mùa xuân", thân to lớn khỏe mạnh, chim nổi thấy rõ. Nhưng khi chúng rời ổ sau mùa thu, gọi là "chim mùa thu", nhỏ con ốm yếu, so sánh có sự khác biệt nhau rõ rệt!
    Tuyển chọn chim họa mi trống
    Họa mi trống và mái có cùng màu sắc, dáng vóc tương tự nên phân biệt tương đối khó! Cho nên trong giới nghệ nhân có câu nói: "Họa mi không "mở miệng", thần tiên khó ra tay (thuần hóa). Họa mi không hót, thần tiên khó biết được!". Để phân biệt trống, mái, thông thường chỉ có cách "quan sát" qua lỗ tai bằng tiếng hót của chúng. Một số người cho biết: - Lông màu đen, hoa văn sọc rằn sáng rõ ở trên lưng và trước ức là con trống, nếu không có màu rõ ràng là con mái. Và một số nhận định, như sau: - Con trống thân hình to và dài hơn con mái - đầu con trống lớn rộng, đầu con mái hẹp ở hai bên, tròn, tương đối nhỏ - cặp giò con trống cứng cáp to - cục thịt u của ngón chân sau lớn hơn.
    Nhưng thực tế những nhận xét sai biệt nêu trên phải so sánh nhiều và tinh vi, do đó sự đoán định như vậy chỉ đạt yêu cầu chuẩn xác 8 phần 10: chỉ bằng cách nghe tiếng hót líu của chúng là phân biệt chính xác nhứt! Tiếng hót líu của chim trống luyến láy trầm bổng, âm điệu lanh lảnh cao, phong phú về âm hưởng, chim mái giọng chỉ đơn điệu xùy, xùy...
    Có người tổng hợp cách tuyển chọn họa mi bằng câu hát ví von, như sau: "Đầu (cột) trụ, mỏ (cây) đinh, thân (trái) bầu, đuôi phong cầm (đờn orgue), tính dữ, đùi trâu, mắt (tròn) xoe, mi (cong) vút, ca vang, vần điệu".
    Nhận xét ngoại hình của họa mi có một câu lưu truyền rằng: "Mỏ như đinh, mày như (sợi) chỉ, thân như trái bầu, đuôi như mùi tên, chóp cong lông mỏng, mắt trong suốt, đùi như giò trâu để đấu đá".
    Tóm tắt, nhìn chung một con họa mi xuất sắc phải đạt những tiêu chuẩn sau:
    Mỏ vót dài hơi cong
    "Mày" như sợi chỉ suốt dài đối xứng
    Hai mắt và mỏ tỏe nhau cùng trên một đường
    Chóp của cọng lông khít sát mà mỏng (nhuyễn)
    Đường sọc của lông phải xuôi
    Tròng mắt sâu mà sáng
    Khổ đầu lớn hình dài
    Mỏ dài, chân cao, tiếng hót lanh lảnh
    Trong ***g, từ cầu (bắc lưng chừng ***g) chim nhảy phóng lên và xuống, dáng vóc luôn giữ thẳng (bụng không được áp sát đáy ***g), thân không bị chạm vào cầu
    Sưu tầm
  9. innocentmylove

    innocentmylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    chào các bác ............! em cũng rất thích nuôi chim đây. thích nuôi thôi chứ con cách nuôi chúng thì em chưa biết. các bác biết con chim khuyên ở VN không nó rất nhỏ ngưng giọng hót của nó thì chưa thấy ai chê bao giờ. nhưng để nuôi đươc nó thì em thấy khó quá. các bác có cách gì không chỉ cho em với.
  10. innocentmylove

    innocentmylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    chào các bác ............! em cũng rất thích nuôi chim đây. thích nuôi thôi chứ con cách nuôi chúng thì em chưa biết. các bác biết con chim khuyên ở VN không nó rất nhỏ ngưng giọng hót của nó thì chưa thấy ai chê bao giờ. nhưng để nuôi đươc nó thì em thấy khó quá. các bác có cách gì không chỉ cho em với.

Chia sẻ trang này