1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích tìm hiểu lỗ đen nào. Vô đây đêêêêêêêêêê

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VietCuong, 29/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm tui thích rồi đấy vietcuong ạ !
    Bạn có kiến thức thật tuyệt vời...mong bạn phát huy.
    To locyc : không phải lỗ đen nào cũng có mật độ siêu lớn đâu bạn ạ....
    Nói ra chắc bác không tin nhưng tui đã từng biét là : ở rìa của lỗ đen siêu thiên hà mật độ vật chất chỉ tương đương với không khí ta đang hít thở mà thôi.....
    Lực hấp dẫn là do khối lượng của lỗ đen quyết định chứ không phải là do mật độ cao.....
    To bigdog : ở đây các bạn đều giỏi em có thể học hỏi được nhiều đấy.... đừng đòi nợ anh nữa nào....
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  2. VietCuong

    VietCuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    trời ạ.
    hic , không biết cái lão crazyboy tính làm gì mà khen ta vậy. Hay là lão ý khen giả vờ. hichhicc. Ta đâu có tuyệt vời như lão nghĩ đâu. Mớ kiến thức về thiên văn học của ta lộn xộn như mớ bòng bong vậy. Ta dự định sẽ sắp xếp lại ngăn nắp hơn để khi cần cũng dễ lấy hơn.
    Vì ta là người ngăn nắp mà.
    Ta mong rằng một ngày nào đó, ta có thể sắp xếp vũ trụ theo ý mình.
    Thổ tinh sẽ ở gần trái đất hơn để ta có thể thấy được vành sáng của nó. Mặt trăng sẽ ở ngay gần trái đất , để thỉnh thoảnng phóng con Fiu trờ cùng người yêu lên mặt trăng cắm trại. Ai còn ý tưởng giè hay thì cứ việc phun ra nhé
    [size = 4]
    Proxima Century
    [/size=4]
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    có có,có em.em rất muốn tìm hiểu về lỗ đen.Bác nào rành về các ý tưởng đi qua lỗ đen vào khoảng không gian khác và thời gian khác,em còn mơ hồ về việc ấy lắm.
    bigdog30784
  4. locyc

    locyc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tui thì nghĩ khác cơ! Nếu khối lượng lớn thì mật độ phải cao, bởi vì nếu mật độ mà nhỏ thì làm sao chứa được khối lượng vật chất lớn như vậy. Với lại theo bác thì vật chất của lỗ đen hút vào sẽ đi đâu, mà theo tui bít thì lỗ đen cũng có giới hạn mà, bác trả lời tui xem????????
    locyt
  5. VietCuong

    VietCuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Vật chất khi bị hút vào lỗ đen sẽ bị biến thành năng lượng . Hawkin đã chứng minh được rằng lỗ đen cũng không quá là đen..... nói chung là rất rắc rối, chúng ta có thể cảm nhận được hiệu ứng năng lượng phát ra từ lỗ đen.
    Nói túm lại là tôi sẽ post lên một bài nói về vật chất sau khi chui vào lỗ đen . Nó cũng liên quan tới nguồn gốc xuất hiện của lỗ trắng nữa . Các bác thông cảm vì ngay bây giờ tui phải hoàn thành xong bài tiểu luận xã hội học chết tiệt ở trường đã rồi mới lỗ gì thì lỗ . Được chứ hả ??

    Proxima Century

  6. datrach

    datrach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Có một điều mà tôi không hiểu là: tại sao hố đen có kích thước? Ví dụ: sao lùn trắng có kích thước nhất định là do cân bằng của lực hấp dẫn mạnh với nguyên lí loại trừ Pauli của điện tử. Sao neutron là do cân bằng của lực hấp dẫn mạnh với nguyên lí loại trừ Pauli của neutron. Vậy hố đen cân bằng giữa cái gì với lực hấp dẫn đây mà làm cho nó có kích thước hữu hạn?
    Dạ Trạch
  7. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì bán kính của lỗ đen là khoảng cách từ trung tâm của nó (cái nhân lỗ đen) đến chân trời sự cố của nó (khoảng cách lớn nhất mà nó còn có thể bắt được ánh sáng). Nếu đúng thế thì lỗ đen càng nặng sẽ càng "to" . Còn nếu bạn muốn nói đến kích thước của cái nhân thì tôi không biết. . Trong đó chắc cần những lý thuyết rắc rối lắm, mà có thể cũng chưa đúng hẳn ?
    Bạn có thể nói rõ hơn về "lực hấp dẫn mạnh" và "cân bằng với nguyên lý loại trừ Pauli" không ?
    It's better to burn out than to fade away
  8. datrach

    datrach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, chân trời sự cố không phải là bánh kính của hố đen thực. Tôi không tìm thấy ở đâu nói về cái nhân của hố đen. Có thể nó co lại thành một điểm.
    Hấp dẫn mạnh mà tôi nói ở trên chỉ là trường hấp dẫn mạnh của hố đen mà thôi. Sau đây là phần liên quan đến nguyên lí loại trừ Pauli:
    Ta biết có hai loại hạt cơ bản: hạt thật (điện tử, prôtn, neutron,...) và hạt truyền tương tác (phô tôn, gravion, ...). Hạt có một đặc trưng là spin. Với hạt thật thì spin của chúng có gián trị bán nguyên 1/2, 3/2,... còn với hạt truyền tương tác thì spin có giá trị nguyên 1, 2, ...
    Các hạt có spin nguyên tuân theo phân bố Bose-Einstein, còn các hạt có spin bán nguyên tuân theo phân bố Fermi-Dirac. Các hạt có spin bán nguyên thoả mãn một nguyên lí loài trừ Pauli: không thể có hai hạt có cùng trạng thái lượng tử. Ví dụ hai điện tử có cùng các trạng thái lượng tử n, l, m thì chúng phải có spin khác nhau là up và down.
    Theo Chandrasekhar:
    Khi một ngôi sao trở nên nhỏ, các hạt vật chất sẽ ở rất gần nhau, và vì vậy theo nguyên lý loại trừ Pauli, chúng cần phải có vận tốc khác nhau. Điều này làm cho chúng chuyển động ra xa nhau và vì thế có xu hướng làm cho sao giãn nở ra. Do đó một ngôi sao có thể tự duy trì để có một bán kính không đổi bằng cách giữ cân bằng giữa lực hút hấp dẫn và lực đẩy xuất hiện do nguyên lý loại trừ, hệt như ở giai đoạn đầu trong cuộc đời của nó lực hấp dẫn được cân bằng bởi nhiệt.
    Tuy nhiên, Chandrasekhar thấy rằng lực đẩy do nguyên lý loại trừ tạo ra có một giới hạn. Lý thuyết tương đối rộng đặt một giới hạn cho sự khác biệt cực đại về vận tốc của các hạt vật chất trong các ngôi sao - đó là vận tốc của ánh sáng. Điều này có nghĩa là khi một ngôi sao đủ đặc, lực đẩy gây bởi nguyên lý loại trừ sẽ nhỏ hơn lực hút hấp dẫn. Chandrasekhar tính ra rằng một ngôi sao lạnh có khối lượng lớn hơn khối lượng mặt trời chừng 1,5 lần sẽ không thể tự chống chọi nổi với lực hấp dẫn riêng của nó. Sao lùn trắng chống đỡ được với lực hút hấp dẫn là bởi lực đẩy do nguyên lý loại trừ sinh ra giữa các electron trong vật chất của nó. Các sao chống chọi được với lực hút hấp dẫn, bởi lực đẩy do nguyên lý loại trừ tạo ra giữa các neutron và proton lớn hơn là giữa các electron. Do đó chúng được gọi là các sao neutron.
    Dạ Trạch
    Được datrach sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 10/12/2002
    Được datrach sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 10/12/2002
  9. datrach

    datrach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu, mật độ hố đen là lớn vô hạn, nó giống như trạng thái của vật chất ở vụ nổ lớn, và đến hố đen nó lại trở về trạng thái ban đầu. Có điều ta không thể quan sát chính xác hố đen vì xung quanh nó bị bao bọc bởi cái gọi là chân trời sự cố, nơi mà ánh sáng tới thì không thể thoát ra được nữa. Nói hố đen có giới hạn tức là ngầm hiểu vùng không gian mà ánh sáng không thể thoát ra (chân trời sự cố) mà thôi.
    Dạ Trạch
  10. datrach

    datrach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn cho tôi hỏi "lỗ trắng" tiếng Anh là gì vậy. Vì tôi sợ dịch nhầm thôi, chứ tiếng Việt quả thức tôi đọc khá nhiều mà chưa bao giờ nghe thấy lỗ trắng bao giờ cả.
    Dạ Trạch

Chia sẻ trang này