1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích tìm hiểu lỗ đen nào. Vô đây đêêêêêêêêêê

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VietCuong, 29/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy,bất cứ vật thể nào cũng không thể thoát khỏi lỗ đen ,khoảng cách giữa ngôi sao và lỗ đen thì mình cũng chưa được biết, nhưng theo mình thì khoảng cách giữa lỗ đen và ngôi sao đó chỉ di chuyển vào trong (phía lỗ đen là rất ít ) vì ngôi sao đó còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài ...Điều đó giải thích vì sao mà ngôi sao đó luôn được giữ nguyên với vận tốc rất lớn 5.000 m/s mà không bị văng ra ngoài quỹ đạo quay của nó .
    To Namtuoc:Về thông số lỗ hổng thời gian thì cho đến nay chưa có ai tìm ra vị trí vì nó luôn thay đổi ,nhưng theo em được biết 'lỗ hổng thời gian" thường xuất hiện khi trời có giông bão lớn ,và chủ yếu là xuất hiện ở trên biên .
    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  2. oilforsea

    oilforsea Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Các bác thích hình ảnh của lỗ đen không? tại trung tâm của dải ngân hà của chúng ta có 1 lỗ đen (xịn 100%) với trọng lượng khoảng gấp 2triệu lần măt trời -kết luạn này làm kinh ngạc và bàng hoàng giwói chuyên môn. Kết quả naỳu dựa vào sự quan sát các chuyhển động của quĩ đạo các vì sao tại tâm của dải ngan hà. chòm sao S2 này được đo khoảng cách chiều dài khoảng 17 giờ ánh sáng đã thuyết phục được rằng S2 bị chuiyển động dưới 1 lực hút khủng khiếp của 1 vật không nhìn thấy được .
  3. oilforsea

    oilforsea Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0

  4. oilforsea

    oilforsea Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    các bác đã nhìn thấy các đường xoắn ốc chưa?
    Hay thêm 1 hình này nữa này (đưọc kính thiên văn Chandra chụp và dùng qua kỹ thuật dụng hình3D) Lỗ đen Z72.! nó cũng lý giải (là 1 trong nhiều giả thuyết về sự hình thành thiên hà) tại sao lại có thiên hà. TH là tập hợp csac dạng vật chất lại với nhau và được "gắn keo" bởi sức hút của BLACK HOLE:
  5. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Càng quan sát nhiều, các nhà thiên văn càng ngạc nhiên trước những phát hiện về trung tâm Ngân hà. Đây là địa điểm của một lỗ đen khổng lồ mà họ đặt tên là Sagittarious A* - trên bầu trời nó nằm ở phía nam chòm sao Sagittarius.
    Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học của Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Andrea Ghez thuộc ĐH California-Los Angeles, nói về môi trường lạ thường tồn tại ở trung tâm Ngân hà. Bà và đồng nghiệp đã sử dụng Đài thiên văn Keck ở Hawaii để quan sát vùng không gian quanh lỗ đen Sgr A*. Dữ liệu quang phổ của họ làm lung lay một số lý thuyết về cơ chế hình thành của các ngôi sao.
    Dữ liệu mới của họ cung cấp ước tính chính xác nhất về khối lượng của lỗ đen trung tâm và khoảng cách từ lỗ đen mà trong phạm vi đó vật chất và thậm chí là ánh sáng không thể thoát khỏi lực hút chết người của nó. Bà nói: ''Một ngôi sao di chuyển trong phạm vi 68AU (AU là khoảng cách trung bình từ trái đất tới mặt trời - 149.597.870 km). 68 AU tương đương khoảng cách giữa mặt trời và Diêm vương tinh''. Từ đó, họ ước tính khối lượng lỗ đen trung tâm lớn gấp 3 triệu lần khối lượng mặt trời. Đây là tính toán được cho là chính xác nhất hiện nay.
    Lỗ đen là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất trong vũ trụ. Lý thuyết cho rằng chúng là những thiên thể giống điểm, có lực hấp dẫn mạnh tới mức tất cả vật chất tới quá gần đều bị hút vào trong. Các nhà khoa học cho rằng một số lỗ đen hình thành khi các ngôi sao đang lụi tàn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết, nếu không nói là mọi thiên hà đều chứa đựng các lỗ đen khác, lớn hơn nhiều ở trung tâm của chúng.
    Cách các lỗ đen siêu lớn này được tạo ra và mối liên quan của chúng tới việc hình thành và tiến hoá của các thiên hà vẫn là một bí ẩn. Cách duy nhất để ''nhìn thấy'' một lỗ đen là nghiên cứu thiên thể di chuyển xung quanh, gần lỗ đen đó. Để nhìn thấy những ngôi sao di chuyển nhanh gần lỗ đen, chúng ta cần kỹ thuật hình ảnh rõ nét cao. Bầu khí quyển trái đất hạn chế khả năng có được sự rõ nét đó. Thiết bị quang học thích ứng có thể khắc phục trở ngại này.
    Bầu khí quyển náo động
    Các tấm gương trên các kính thiên văn có đường kính 10m tại Đài thiên văn Keck rất linh hoạt, có thể bù đắp được sự bóp méo mà ánh sáng trải qua khi nó đi qua khí quyển trái đất. Hệ thống quang học thích ứng cung cấp những hình ảnh rõ nét của các ngôi sao di chuyển gần, quanh các lỗ đen. Nó giúp Gehz theo dõi chính xác quỹ đạo của những ngôi sao đó và lần đầu tiên tiết lộ những thông tin về cấu trúc hoá học của chúng. Từ đó, họ có thể tính khối lượng của lỗ đen chính xác hơn.
    Một câu hỏi là tại sao một ngôi sao trẻ và lớn tới như vậy có thể hình thành gần một lỗ đen siêu lớn. Các nhà khoa học cần biết liệu lỗ đen có ảnh hưởng tới cách thức các ngôi sao này xuất hiện hay không. Có một nhóm thứ hai đang nghiên cứu Sagittarius A* bằng Kính viễn vọng rất lớn của châu Âu ở Chile. Sự cạnh tranh là rất có ích trong việc khẳng định thông tin và tiết lộ những bí mật về nơi kỳ lạ nhất trong Ngân hà.
    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  6. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/02/3B9C5241/
    Xác nhận sự tồn tại hố đen khổng lồ ở tâm dải Ngân Hà
    Các nhà thiên văn từ lâu cho rằng hầu hết khối lượng của Milky Way tập trung trong một hố đen khổng lồ. Tuy nhiên, rất khó để chứng minh điều này, một phần vì hố đen hút tất cả ánh sáng đi qua và trở nên vô hình. Nay, khi lần theo đường đi của một ngôi sao, các nhà khoa học Mỹ đã có bằng chứng chắc chắn về điều đó.
    Hố đen là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất của vũ trụ: Chúng thực chất là những vật thể có lực hấp dẫn mạnh tới mức đủ để hút tất cả các vật chất bay gần đó vào bên trong, thậm chí cả ánh sáng. Chính vì thế, chúng trở nên tối om, không thể quan sát thấy. Tuy nhiên, những vật thể khổng lồ này được tạo ra như thế nào, và mối liên quan của chúng với sự tạo thành và tiến hóa của các thiên hà ra sao vẫn còn là một bí ẩn. Cách duy nhất để "nhìn" thấy một hố đen là nghiên cứu những ngôi sao bay gần đó.
    Trong 8 năm qua, giáo sư Andrea Ghez, tại Đại học California, bang Los Angeles (Mỹ), và cộng sự đã quan sát đường đi của khoảng 200 ngôi sao ở tâm của thiên hà. Mới đây nhất, nhờ kính thiên văn Keck ở Hawaii (đài quan sát mặt đất lớn nhất trên thế giới) họ đã ghi nhận được hiện tượng đảo hướng đột ngột của ngôi sao SO-16, một ngôi sao đang bay với tốc độ khoảng 9000 km/giây, nhanh gấp 10 lần những thiên thể láng giềng. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng đảo hướng đột ngột này chỉ có thể giải thích được khi đặt ở gần đó một hố đen khổng lồ - mà sức hút khủng khiếp của nó đã làm bẻ cong quỹ đạo của ngôi sao.
    Các tính toán chi tiết cũng cho biết, SO-16 chỉ nằm cách hố đen trên khoảng 6.000 triệu km (tương đương với khoảng cách giữa mặt trời và Diêm Vương tinh), gần hơn bất cứ ngôi sao nào từng được quan sát. "Điều khó hiểu nhất là làm thế nào mà những ngôi sao có thể tồn tại ở gần hố đen như vậy", bà Ghez nói.
    Cũng từ những dữ liệu của đài thiên văn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả ước lượng về khối lượng của hố đen tại tâm dải Ngân Hà: Nó nặng gần gấp 3 triệu lần mặt trời của chúng ta, với sai số nửa triệu lần. Đây là cũng kết quả tính toán chính xác nhất từng được thực hiện từ trước tới nay.
    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  7. VietCuong

    VietCuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng lỗ đen không chỉ là tiên đoán mà hoàn toàn có thật. Thậm chí các nhà thiên văn học đã xác định có một lỗ đen đang tiến gần đến Trái Đất, nhưng thời gian để lỗ đen đó nuốt được Trái Đất cũng còn lâu nên chúng ta vẫn có thể an tâm mà sống.
    Lỗ đen mặc dù không thể trực tiếp phát hiện bằng việc soi kính thiên văn vào nó , nhưng chúng ta vẫn có thể gián tiếp xác định chúng nhờ vào các hiệu ứng mà nó gây ra. Khi lỗ đen hút vậtchất thì chúng tạo nên một vành sáng xung quanh lỗ đen và phát ra tia X , đó là cách mà các nhà thiên văn vẫn thường dùng để tìm kiếm lỗ đen

    Proxima Century

  8. Windndwin

    Windndwin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    theo em nghĩ thi` có lẽ đến một giới hạn neo` í thì vật chất sẽ phun hết ra ngoài tha hồ ma` lụm.nhưng mà tư lỗ trắng phun ra thi` sợ là hôn như zậy bởi dẫu seo thì đen & trắng gì cũng là seo mừ. seo có chuyện từ seo này đén seo # đuợc
    Lèn đàu trả lời có gì sai sót xin wí zị luợng tình tha thứ
  9. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em đọc bài về lỗ trắng của chị chưa vậy,em đọc lại đi hén.a` wind này,em viết như vậy khó đọc quá,trong pct chị nhớ em không viết vậy mà,đọc phải 2 lần mới hiểu em viết gì đấy,

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  10. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    lỗ đen là chắc chắn có .mới đây các nhà khoa học đã cân được lỗ đen ở cách xa trái đất nhất,coi bộ kĩ thuật ngày căng tăng nhanh nha.
    Khối lượng của lỗ đen ở xa nhất mà con người từng biết tới đã được làm sáng tỏ. Nó nặng gấp 1 triệu tỷ lần trái đất, hoặc tương đương với khoảng 3 tỷ lần sức nặng của mặt trời.
    Lỗ đen này nằm ở tâm của tinh vân SDSS J1148+5251, cách chúng ta 13 triệu năm ánh sáng. Vì thế, những gì chúng ta đang thấy về nó chính là một phần trong bức tranh vũ trụ ở buổi sơ khai.
    Để xác định được khối lượng lỗ đen ở tâm của tinh vân, người ta đo đạc một dấu hiệu đặc trưng của nó trong phổ hồng ngoại và so sánh với các tinh vân bên cạnh. Kết quả xác nhận rằng, các lỗ đen khổng lồ này đã tồn tại trong vũ trụ ở thời điểm bằng 6% so với số tuổi hiện nay (tức là khoảng 780.000 năm). Các nhà nghiên cứu cho biết chu vi lớn không phải là điều bất thường với một lỗ đen, nhưng điều ngạc nhiên là một cấu trúc khổng lồ như vậy được hình thành quá sớm trong lịch sử.
    Matt Jarvis của Đại học Oxford, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định, công trình này sẽ giúp các nhà thiên văn tìm ra mối tương quan giữa khối lượng của lỗ đen và thiên hà, cũng như sự thay đổi tỷ lệ đó theo thời gian.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai

Chia sẻ trang này