1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích tìm hiểu lỗ đen nào. Vô đây đêêêêêêêêêê

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VietCuong, 29/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Ngôi sao chết trong một vụ nổ tia gamma
    Các nhà thiên văn cho biết đã chứng kiến cái chết của một ngôi sao khổng lồ và sự ra đời của thiên thể mà giống như một lỗ đen. Vệ tinh High-Energy Transient Explorer của NASA, các kính thiên văn mặt đất và giới nghiên cứu khắp thế giới đang cố gắng quan sát vụ nổ tia gamma từ nó.
    Derek Fox thuộc Viện công nghệ California ở Pasasena và đồng nghiệp của ông cho biết quan sát của họ ủng hộ một lý thuyết: các vụ nổ tia gamma bắt nguồn từ những ngôi sao có khối lượng gấp 10-15 lần khối lượng mặt trời khi chúng sụp đổ để trở thành lỗ đen. Lỗ đen là một điểm vật chất cực kỳ dày đặc bởi nó chứa khối lượng của một ngôi sao.
    Không gì có thể thoát khỏi lỗ đen. Những thiên thể quay tròn, trôi trong không gian này hút các vật chất xung quanh chúng bằng lực hấp dẫn cực mạnh. Do lỗ đen có kích cỡ nhỏ và ánh sáng không thể thoát ra nên chúng ta khó có thể nhìn thấy chúng.
    Tuy nhiên, nếu một lỗ đen di chuyển qua một đám mây vật chất liên vì sao hoặc tới gần một ngôi sao ''bình thường'' khác, nó có thể hút vật chất. Khi bị hút về phía lỗ đen, vật chất lấy được động năng, nóng lên và bị ép bởi lực rất mạnh. Sự nóng lên này ion hoá các nguyên tử, làm chúng phát ra tia X mà chúng ta có thể nhìn thấy.
    Who wants to live forever? - Courage
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  2. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    sự hình thành sao notron va lỗ đen!
    Môt ngôi sao có khối lượng gấp khoãng từ 1,5---trở lên lần khối lượng MT, sau khi tiêu tốn hết toàn bộ nguyên liệu hạt nhân thì các phản ứng hạt nhân trên nó ngừng lại. Lúc này ngôi sao co cấu tạo lần lượt từ ngoài vào trong gồm lop vỏ khí H, He,C,O,......và cuối cùng là nhân sắt(Fe).nhệt dộ lúc này là 3.10mũ9 do K.
    Khi nhiêt độ mất đi do ko còn pư hn nưathĩ áp suất cũng giảm mạnh.Khí ở tâm cũng co lại ,nhiệt độ tạo ra ko đủ gây sự nâng ,để thắng lực hấp dẫn. Kết quả là ngôi sao hoan toàn bị suy sụp.
    khi ngôi sao bị suy sụp đến mức bán kính nó rất nhỏ (từ 7---100km) .Áp suát ở tâm lúc này tăng lên rât mạnh ,đến mức nó ép vỡ cả vỏ ngueyn tử ,các electron ép chặt vào proton tạo thành notron. Lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
    1): Nếu M<3Mo thì toàn bộ hạt nhân của ngôi sao trở
    thành nhân nôtron ,cac khí còn lại ở ngoài (H,He,C, O,...) tiếp tục rơi vào tâm ,nhiêt độ ở tâm lúc này là:5.10mũ9 độ K.Và một vụ nổ khổng lồ mà ta vẫn thường gọi nó là " vụ nổ siêu tân tinh".
    kêt quả là môt sao notron hình thành.
    2): Nếu M>3Mo thì nó sẽ tiếp tục suy sụp vì lực hấp dẫn không cân băng với suất nôtron của nhân.Lực hấp dẫn lúc này là vô cùng lớn,vận tốc thoát bề mặt rất mạnh ,nó bắt giữ tất cả những gì ở gần nó ,kể cả ánh sáng.Và đó là lỗ đen
    TRỜI UI !TÔI GHÉT ĐÁNH MÁY QUA!
  3. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Châu Âu sẽ tạo ra lỗ đen!
    Không lâu nữa, các nhà vật lý sẽ được "sở hữu" vô số lỗ đen, khi mà LHC, tổ hợp gia tốc thuộc CERN (Phòng thí nghiệm vật lý hạt của châu Âu, gần Geneva, Thuỵ Sĩ) đi vào hoạt động năm 2005. Nhờ chúng, người ta hy vọng sẽ tìm ra các chiều không gian thứ tư, thứ năm... còn giấu mặt đâu đó trong vũ trụ.
    LHC gồm một đường hầm nhân tạo hình tròn dài 27 km. Người ta hy vọng nó sẽ trở thành máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới. Trong chiếc ống này, các hạt cơ bản bị bắn phá mãnh liệt, chuyển hoá thành dạng hạt khác ở năng lượng tương đương như giây đầu tiên sau vụ nổ Big Bang, khi vũ trụ nóng lên hàng triệu tỷ độ C.
    Ở nhiệt độ khủng khiếp này, các nhà vật lý hy vọng vật chất sẽ bộc lộ những tính chất bí ẩn nhất của chúng, chẳng hạn bằng cách nào chúng thu được trọng lượng và bằng cách nào lực hấp dẫn sinh ra. Cũng trong trạng thái năng lượng cực cao đó, các nhà khoa học phỏng đoán cứ sau mỗi giây sẽ có một lỗ đen nhỏ xíu ra đời. Các lỗ đen này chỉ lớn bằng một phần triệu của nhân nguyên tử và tồn tại trong giây lát, trước khi bức xạ hết cỡ rồi tiêu biến.
    Từ những năm 70, nhà vật lý người Anh Stephen Hawking đã dự đoán rằng các lỗ đen bốc hơi bằng cách bức xạ năng lượng của chúng. Bình thường, quá trình này diễn ra rất chậm trong vũ trụ. Nhưng với các lỗ đen siêu nhỏ, quá trình này lại xảy ra rất nhanh. Trong thí nghiệm của LHC, xu hướng bức xạ từ quá trình bốc hơi sẽ cho phép các nhà khoa học xác nhận được sự hiện diện ngắn ngủi của chúng.
    Chiều không gian phụ
    Bên cạnh việc xác nhận sự tồn tại của các lỗ đen, LHC còn giúp các nhà vật lý tìm ra đáp án cuối cùng cho những chiều không gian khác còn ẩn sâu trong vũ trụ.
    Hầu hết các giả thuyết về khoảnh khắc khai sinh vũ trụ đều cho rằng không - thời gian có nhiều hơn 4 chiều (ba chiều không gian, một chiều thời gian) như chúng ta đang thấy ngày nay. Tuy nhiên, chưa ai dám chắc còn bao nhiêu "chiều phụ" nữa ở thời điểm mà vật chất chứa năng lượng cực lớn, như ở thời điểm hình thành lỗ đen. Theo các nhà khoa học, mối quan hệ giữa nhiệt độ của lỗ đen, cường độ bức xạ và khối lượng của nó phụ thuộc vào số lượng các "chiều phụ" này. Vì vậy, bằng cách nghiên cứu bức xạ từ LHC, họ có thể đưa ra ánh sáng các chiều không gian giấu mặt đó.
    P/s:Hị vọng giả thiết 11 chiều của mình là đúng .
    Who wants to live forever? - Courage
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  4. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, nếu ai thấy khó hiểu về lỗ đen và lỗ trắng thì cứ coi như lỗ đen là việc ép các miếng các tông lại để thành viên bi-a, còn lỗ trắng là việc lấy viên bi-a đó ngâm vào nước thì sẽ lại là bột các tông!!!
    Đây là hố đen:
    Còn đây là hố trắng:
  5. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác bàn án về lỗ đen nhiều quá, các bác cho em tham gia với. Theo những gì em biết về lỗ đen vũ trụ thì những nhà thiên văn học gọI nó là một trong những trạng thái của sao Neutron. Sao Neutron là một trong những giai đoạn cuốI cùng sự tiến hoá của sao. Theo lý thuyết thì sự hình thành ngôi sao này là bắt đầu từ những ngôi sao có khốI lượng lớn hơn Mặt trờI của chúng ta 1,5 khốI lượng, hự suy sập lực hấp dẫn không chỉ dừng lạI ở giai đoạn sao lùn trắng*. Sức cản của các electron đốI vớI sự co của ngôi sao chưa đủđể chống lạI những lực hấp dẫn, sự co vẫn tiếp tục và nhiệt độ trong lòng ngôi sao vẫn tiếp tục tăng nhanh. Ở những lớp vỏ ngoài của sao có thể vẫn còn vật chất có khả năng gây ra những vụ nổ hạt nhân mà theo như tính toán từ những kính viễn vọng hồng ngoạI thì mỗI một vụ nổ này toả ra một năng lượng gấp hàng triệu lần vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima hay Nagadaki, ngườI ta gọI chung đây là các vụ nổ của sao siêu mới. Tuy nhiên, nhân của sao vẫn bình yên trước các vụ nổ như vậy và tiếp tục công việc là co lạI, mật độ vật chất tăng lên khủng khiếp. Tại trạng thái này của vật chất, các electron bị nén vào trong nhân thay vì thoát ra khỏI lực hấp dẫn.Và các electron kết hợp vớI những hạt proton tạo ra những hạt Neutron, vớI xúc tác là áp suất và nhiệt độ khủng khiếp. Khi mà ở hạt nhân chỉ còn toàn là hạt Neutron thì xuất hiện sao neutron có đường kính 10-20km, mật độ vật chất khoảng 10 luỹ thừa 13 hoặc 15 gam trên 1 cm khối. Đến lúc này có 2 khả năng xảy ra:
    1. Nếu khói lượng của sao Neutron không lớn hơn 2 lần khốI lượng Mặt trờI thì các lực đẩy của neutron sẽ ngăn chặn được sự co lạI tiếp tục của hật nhân và sự suy sập lực hấp dẫn chấm dứt tại đây. Quanh nhân vẫn còn tồn tạI các lớp plasma, các lớp này dướI tác dụng của lực hấp dẫn sẽ rơi vào nhân. Khi lớp plasma va chạm vớI nhân sao thhì một lượng nhiệt hàng chục tỉ độ C được toả ra. Và trong những điều kiện hiện có thì lượng nhiệt năng này được chuyển ngay thành năng lượng của neutrino**. Năng lượng này chuyển vào các đám mây plasma, nung nóng plasma tạI đây và làm bùng nổ sao siêu mớI. Đây là sự bùng nổ sao siêu mớI loạI 1, nó phá tung hầu như tất cả các lớp vỏ plasma bên ngoài, chỉ để lạI nhân neutron nhỏ bé. Trong khoàng thờI gian vài nghìn năm sao neutron này sẽ bức xạ chủ yếu ở dảI sóng Rogentgen. Sau 100 triệu năm tiếp theo, nhiệt độ sao giảm xuống đến vài nghìn độ và trở thành một khốI vật chất mờ tốI có đường kính khoảng 10km. Khả năng mớI để quan sát sao neutron xuất hịên là khi phát hiện ra pulsar***. Theo đa số những nhà thiên văn học cho rằng pulsar là sao neutron quay nhanh.
    2. Nếu như khốI lượng của sao Neutron lớn hơn 2-3 lần Mặt trờI thì sự suy sập vẫn không dừng lạI vì các lực đẩy của các hạt neutron không thể chống lạI lực hấp dẫn của nhân. Sao tiếp tục co lại. Khi Mật độ vật chất bên trong đạt tớI 150 tỉ tấn trên 1cm khốI, các Neutron biến đổI thành những hạt nhỏ hơn, gọI là hạt hiperon. Trường hấp dẫn của saao đạt tớI giá trị khổng lồ. Các photon không còn có thể rờI khỏI có thể rờI khỏI bề mặt của sao, và xuất hiện lỗ đen. Đó là giai đoạn cúôi cùng của sự tiến hoá của sao. Hiện nay ngườI ta tìm lỗ đen tron hệ thống các sao đôi****.
  6. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đã tham gia vào box Thiên văn học này chắc đều đọc qua "Lược sử thời gian" rồi, vậy tôi xin nói: tất cả các câu trả lời các bạn đều có thể tìm thấy trong LSTG. Và trong các bài ở đây cũng có rất nhiều đoạn trích nguyên văn từ LSTG. Tôi xin mạn phép trình bày lại theo cách hiểu của tôi như sau (một số kiến thức lấy từ cuốn Vật lý đại chúng):
    Muốn hiểu được quá trình tiến hoá của các vì sao thì ta cần phải nắm được hai vấn đề quan trong của vật lý, đó là: i) cấu trúc của vật chất và ii) các loại lực tác động lên vật chất.
    1. Cấu trúc của vật chất.
    Về cấu trúc của vật chất, ta có thể nói như sau:
    Vật chất có thể chia ra thành hai loại, hạt chất và hạt trường, phần lớn hạt chất có spin không nguyên, lẻ 1/2 còn hạt trường có spin nguyên. (xin đừng hỏi spin là gì nhé, tôi chịu)
    a)Hạt chất
    Hạt chất ví dụ như electron, proton, neutron lại được chia thành nhiều loại, thực tế là hai loại, lepton và các hạt nặng. Lepton có electron, muyon, tau, 3 loại neutrino, và 6 phản hạt của chúng. Các hạt còn lại, do có quá nhiều, cách đây hơn 20 năm đã có đến trên 200 loại và hàng ngàn hạt lạ, nên người ta đưa ra một mô hình để thống nhất chúng lại gọi là mô hình quark. Mô hình này đã được chấp nhận rộng rãi do nhiều dự đoán được xác nhận. Có 12 quark, số lược chắc còn tăng lên trong tương lai, là up, down, top, bottom, charm và strange và các phản hạt của chúng. Các hạt nặng được tổ chức từ các Quark, ví dụ các loại Hardron (proton, neutron), Hyperon, Barrion được tổ chức từ 3 Quark, các Kaon, Meson từ 2 quark.
    Như vậy hạt chất về cơ bản gồm Lepton và Quark. Các hạt chất có spin lẻ 1/2 và do đó tuân theo nguyên lý Pauli (xem sách Vật lý về nguyên lý Pauli). Các hạt chất có phản hạt (trừ ngoại lệ là các meson, do chúng được tổ chức từ một Quark và một phản Quark nên có spin nguyên và trùng với phản hạt của chính nó). Hạt chất do tuân theo nguyên lý Pauli nên có thể tập kết thành khối có kích thước.
    Các Lepton và Quark có thể biến đổi qua lại, ví dụ phản ứng tạo thành sao neutron:
    p + e = n + v (1)
    v ở đây là phản neutrino electron
    là phản ứng biến đổi một lepton và một quark thành một lepton khác và một quark khác. Công thức chính xác của phản ứng này có thể tìm trong mọi sách vật lý nguyên tử cho đại học
    b)Hạt trường
    Hạt trường có spin nguyên, là hạt truyền tương tác. Do meson có spin nguyên nên người ta cũng đã nghĩ ra một trường dùng meson làm hạt trường, đó là trường tương tác giữa các hardron p, n, nhưng khi có thuyết quark thì trường này bị bỏ.
    Hạt trường không có phản hạt.
    Hạt trường, ví dụ như photon, tuân theo phân bố Bose - Einstein (xin lỗi, công thức của phân bố này phức tạp lắm, khó nhớ). Hạt trường có liên hệ chặt chẽ với các lực.
    2. Các lực trong tự nhiên.
    Có 4 lực trong tự nhiên, được xếp từ mạnh đến yếu:
    Lực Hạt trường
    ---------------------------------------------
    Lực hạt nhân* Gluon**
    Lực điện từ Photon
    Lực yếu (không nhớ rõ lắm)
    Lực hấp dẫn Graviton**
    (*:thực tế là hệ quả của một lực khác chưa xác định được là lực liên kết các Quark)
    (**:chưa quan sát được, chỉ là tên đặt vắng mặt)
    Trong cuộc sống ta chỉ có thể cảm thấy được hai lực là điện từ và hấp dẫn, nhưng đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá của vũ trụ là lực hạt nhân và lực hấp dẫn.
    Lực hạt nhân có tính bão hoà (chỉ tác động tới một số hữu hạn hạt trong tầm tác động của nó) và tầm hoạt động ngắn (10^-15m). Lực hạt nhân rất mạnh, để thấy nó mạnh như thế nào thì các bạn hãy tính sức đẩy giữa hai proton trong một hạt nhân sẽ thấy: đó là 15N! Vậy mà dưới tác động của lực hạt nhân các Proton không thể tách ra khỏi nhau được.
    Tuy yếu nhất nhưng lực hấp dẫn lại có hai tính chất quan trọng là tính tích luỹ và tầm ảnh hưởng không giới hạn. Tính tính tích luỹ làm cho lực hấp dẫn có thể gây ra sự tập hợp một số lượng lớn vật chất, do đó tới một lúc nào đó nó còn mạnh hơn cả lực hạt nhân.
    3. Sự vận động của các vì sao.
    Sự vận động của các vì sao chủ yếu do hai lực hấp dẫn và hạt nhân quyết định.
    Khi khối lượng của khối khí H đủ lớn, lực hấp dẫn của nó có thể thắng cả lực điện từ, nó đẩy các proton vào nhau, gây ra phản ứng làm biến đổi H thành He, He thành C, C thành O... cho đến Fe. Các nguyên tố khác nặng hơn Fe được tạo ra theo cách khác. Vì sao sáng lên. Nhiệt năng của phản ứng tổng hợp hạt nhân đủ mạnh để cân bằng tác dụng của lực hấp dẫn và kích thước của vì sao ổn định trong một thời gian dài.
    Đến khi nguyên liệu nhiệt hạch có thể sử dụng hết, không còn cái gì chống lại, lõi ngôi sao từ từ co lại. Quá trình này giải phóng nhiều năng lượng, làm cho vỏ ngôi sao giãn ra rất lớn, sao trở thành sao khổng lồ đỏ. Đến đây có hai khả năng:
    i) Sao nhỏ, việc co ngừng lại khi lực hấp dẫn cân bằng với lực sinh ra do tác động giữa các electron. Sao trở thành sao lùn trắng.
    ii) Sao lớn, các electron va đập vào proton và xảy ra phản ứng (1) trên quy mô lớn. Lõi sao bây giờ gồm toàn neutron. Bây giờ đối trọng của lực hấp dẫn sẽ là việc các neutron tuân theo nguyên lý Pauli. Lực cản xuất hiện đột ngột, làm cho các chất khí rơi vào tâm dừng lại, nóng lên, va chạm vào nhau và vỏ ngoài của ngôi sao nổ tung. Đó là Supernovae. Vụ nổ này tạo ra các nguyên tố nặng hơn Fe56, kèm theo đó là một lượng neutrino khổng lồ.
    Đến đây lại có hai khả năng:
    a) Lực hấp dẫn bị chặn đứng. Lõi ngôi sao cũ bây giờ trở thành một sao Neutron, một Pulsar, nằm giữa một đám mây vật chất do chính nó phun ra, gọi là tinh vân (nebulae).
    b) Chỗ còn lại của vì sao quá nặng, lực hấp dẫn lớn đến mức nó tiếp tục nén nhỏ khối neutron lại, và lỗ đen thành hình.
    Gần đây người ta còn đưa ra một kết cục khác nữa, nằm giữa sao neutron và lỗ đen, đó là sao Quark. Sao Quark sinh ra khi lực hấp dẫn phá huỷ các neutron thành các quark và bị cân bằng bởi tác động của nguyên lý Pauli đối với các quark. Kết cục này cũng chưa được kiểm chứng.
    Bây giờ ta nói tới câu hỏi về kích thước lỗ đen:
    Do không có cách gì quan trắc được bên trong lỗ đen nên kích thước của lỗ đen thực tế được định nghĩa là kích thước của chân trời biến cố của nó. Đó là vùng không gian không gì có thể thoát ra được. Như vậy kích thước của lỗ đen không phải là kích thước vật chất của nó.
    Câu trả lời cho câu hỏi về cấu tạo của lỗ đen, bên trong nó là cái gì thì vĩnh viễn không thể trả lời được. Ta chỉ có thể có các giả thuyết, và hiện nay thì đó là: tại tâm của vùng không gian mà ta gọi là lỗ đen có một điểm không có kích thước. Tất cả vật chất của lỗ đen đều nằm trong điểm này, hay nói cách khác, lỗ đen không có mật độ. Mật độ của nó là vô hạn. Kết luận này là do các lực đã biết hiện nay không có lực nào thắng nổi lực hấp dẫn của lỗ đen cả. Nếu có một lực như vậy thì loài người cũng khó mà quan sát được nó do nó chỉ hoạt động trong các lỗ đen. Cũng có thể Nguyên lý thống nhất lớn sẽ trả lời cho câu hỏi này.
    Nói chung ta không cần quan tâm đến hoạt động bên trong lỗ đen, bởi nó không xảy ra đối với ta. Bao giờ tìm được hạt đi nhanh hơn ánh sáng thì ta sẽ quay lại câu hỏi này. Lúc đó thì kích thước của lỗ đen sẽ nhỏ đi đáng kể.
    Tôi cũng xin giới thiệu với các bạn một cuốn sách tuyệt vời, cuốn Câu chuyện lịch sử hay nhất về thế giới và loài người. Giá 11000 đồng, >200 trang, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Một cuốn sách tuyệt vời.
  7. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Còn về quan hệ vật chất, phản vật chất trong vũ trụ, có một giả thuyết thú vị liên quan đến Lepton và Quark, khi nào rỗi rãi tôi sẽ post lên.
  8. RainbowWarrior

    RainbowWarrior Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Ke ke, chủ để này chìm xuồng hai tháng nay rồi. Hôm nay hâm nóng lại cái
    HÌnh ảnh tổng hợp tia X (xanh dương và xanh lá cây) và nhìn thấy được (đỏ) của một thiên hà hoạt động - NGC 1068, cho thấy khí đang bị thổi bay ra theo gió với tốc độ cao từ vùng phụ cận của một lỗ đen siêu trọng. Khu vực chứa các sao đang hình thành với mật độ cao trong cánh tay phía trong của thiên hà được làm nổi bật bởi cả bức xạ tia X và nhìn thấy được.
    Hình dạng thon dài của đám mây khí là do hiệu ứng hình phễu của đám khí và bụi lạnh hình củ lạc vây quanh lỗ đen. Phễu này, chính là điểm trắng kéo dài trong ảnh trên, có trọng lượng khoảng 5 triệu mặt trời. Những quan sát sóng radio cho thấy phễu này trải dài trong khoảng từ vài năm cho tới khoảng 300 năm ánh sáng từ lỗ đen.
    Minh hoạ này mô tả một lỗ đen siêu nặng ở trung tâm một thiên hà. Xung quanh nó là một đĩa bụi quay cuồng và dần dần chui vào trong nó. Khi khí bị hút vào trong, nó nóng và sáng lên, càng gần vào gần chân trời sự cố càng nóng. Một phần của khối khí bị thổi bay khỏi đĩa như hơi nước từ ấm đun nuớc. Khi phần khí này bay khỏi đĩa khí, bức xạ dữ dội sinh ra bởi khí cực nóng gần chân trời sự cố dồn đẩy nó vào một góc và làm tăng tốc nó lên tới một phần mười vận tốc ánh sáng.
    Các tia x quan sát được từ phễu bị phân tán và có lẽ là phản xạ của những tia X tới từ một đĩa khí nóng không thấy được hình thành khi vật chất xoáy cuộn lại gần lỗ đen. Phễu là một nguồn khí trong gió tốc độ cao, nhưng đĩa ẩn cũng có thể có vai trò trong đó. Sự hâm nóng khí ở rìa cũng góp phần tạo thành những khu vực chuyển động chậm hơn và nằm bên ngoài vùng gió.
    Quan sát với quang phổ kế trong kính thiên văn Chandra cho phép các nhà khoa học dự đoán thành phần, nhiệt độ và vận tốc của luồng khí. Nó cho thấy thành phần vật chất trong luồng gió gần tương tự như khí quyển mặt trời, trừ sự thiếu vắng nguyên tử oxy, và có nhiệt độ khoảng 100,000 độ C. Tốc độ trung bình của khí là khoảng 1 triệu dặm một giờ.
    Những dữ liệu này phù hợp với bức ảnh khi người quan sát nhìn dọc theo rìa một phễu khí và bụi lạnh xung quanh một lỗ đen siêu nặng. Trong trường hợp này chúng ta gián tiếp thấy những hiệu ứng của lỗ đen. Ngược lại, một người quan sát nhìn từ trên xuống phễu sẽ thấy một cảnh tượng rực rở.
    Minh hoạ cho thấy một lỗ đen vây quanh bởi một đĩa khí nóng, và một phễu lớn chứa đầy khí và bụi lạnh hơn. Ánh sáng xanh dương ở phía trong phễu là sự phát huỳnh quang của những nguyên tử sắt bị kích thích bởi tia X từ đĩa khí nóng.
    Anyone who has never made a mistake has never tried anything new-Albert Einstein
  9. Albert_Nguyen_new

    Albert_Nguyen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    "Tiếc rằng tất cả trí tuệ, sự hiểu biết của chúng ta rồi sẽ tan biến vào một thứ súp vũ trụ loãng toẹt và tẻ ngắt gồm toàn các photon" (Nguyên văn của ông thày dạy Vật Lý đại cương của tôi).
    Được Albert Nguyen sửa chữa / chuyển vào 11:04 ngày 01/08/2003
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    he, hoá ra thày của bác đã ăn thử món súp ấy rồi hay sao mà biết nó loãng toẹt?
    Niềm tin cho ta tất cả

Chia sẻ trang này