1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai về sông Tương - Dòng sông của sự xa cách

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi rockmantocdai, 29/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rockmantocdai

    rockmantocdai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Ai về sông Tương - Dòng sông của sự xa cách

    Đã lâu lắm rồi, từ những ngày xách valy chia tay bố mẹ đi học, tôi không còn thời gian nào riêng cho mình để dành những buổi tối nằm đếm sao. Nhớ hồi bé, mỗi lần mất điện, cả nhà lại vác chiếu ra sân, 3 chị em tôi nằm ăn lạc rang, nhìn theo tay bố mẹ chỉ đâu là chòm sao Thần Nông, đâu là chòm sao Đại Hùng, rồi dải Ngân Hà... Mẹ tôi thì kể sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ cho cả ba chị em cùng nghe,bố tôi thì nói về quy luật lên xuống của các chòm sao. Cho đến tận bây giờ, tôi không thể nào quên được thời gian ấy, gia đình tôi nghèo thì nghèo thật nhưng tỉ lệ thuận với những hạnh phúc đã trở thành kỉ niệm. Hơn 10 năm trôi qua, mọi thứ thay đổi, chị em tôi cũng đã lớn, chẳng còn được nằm bên nhau mà thi xem "thằng" nào đếm được nhiều sao hơn, chẳng còn được tranh giành để nằm gần mẹ nữa. Thêm nữa, "điện lưới quốc gia" cũng rất ổn định, chẳng còn cơ hội nào để thỉnh thoảng lại tắt phụt đi như quãng 15 năm về trước.

    Đi học xa nhà, nhất là ở Hà Nội, tình hình còn tệ hơn. Toàn nhà cao tầng, chẳng lấy đâu ra khoảng không gian đủ để nhìn thấy sao. Hà Nội thơ mộng thật nhưng tôi luôn cảm thấy ngột ngạt và cứ tưởng tượng nếu trên cao mà nhìn xuống,con người như những chú kiến đang bò loanh quanh những hình khối vuông vức vô tri... và tôi lại cảm thấy nhớ nhà khủng khiếp.

    Tự nhiên nhớ đến một bài hát tôi thích đã khá lâu, có lẽ là 9,10 năm thì phải. Sông Tương? Thế thì có gì liên quan đến trăng sao ở trên kia? Cũng tại vì hay suy tưởng lung tung nên tôi mới nghĩ đến những kỉ niệm hồi bé ấy. Bởi nhắc đến Ngưu Lang - Chức Nữ là nhắc đến câu chuyện tình đầy éo le, nhắc đến sự chia lìa mãi mãi, nhắc đến dòng sông Ngân tuyệt đẹp nhưng lại là cả một sự cách trở đò ngang... những người nghe nhạc cũ chắc không thể quên được tiếng hát Tuấn Vũ một thời với bài hát kể về đôi uyên ương không thành này (tự nhiên quên mất tên bài hát tại nghe lâu lắm rồi, chỉ nhớ có câu hình như là : "Mà sao hôm nay ông trời chia cắt tình xa cách đôi nơi..."). Từ tích đó, từ sự liên tưởng đó, tôi nghĩ ngay đến bài hát rất hay, có lẽ là một Hit-Wonder của Thông Đạt :Ai về sông Tương.

    Lần đầu tiên tiếp xúc với Ai về Sông Tương không phải là nghe hát trực tiếp, mà chỉ qua tiếng đàn guitar rất cảm xúc của Vô Thường, thế mà ấn tượng luôn với cái giai điệu đượm buồn kiểu người lớn ấy (hồi đó tôi chỉ mới học lớp 3 thôi). Một thời gian sau nữa mới nghe được nội dung đầy đủ của bài hát. Và cho đến khi thưởng thức giọng hát trầm ấm của Thanh Long bass trong album Dư Âm, tôi mới thực sự bị thuyết phục. Bố tôi thì không cho tôi nghe vì ông bảo dòng nhạc Tiền Chiến như thế chỉ có tuổi ông mới được nghe thôi. Nhưng tôi kệ, cứ lúc nào ông nghe thì tôi cũng lân la lại gần để nghe ké. Mà nào có phải chỉ mỗi Ai về Sông Tương đâu, một loạt nhạc phẩm bị cấm lưu hành thời kháng chiến như: Tình nghệ sĩ, Con thuyền không bến, Gửi người em gái, Nụ cười Sơn cước, Mơ hoa v.v... đều qua bố tôi ngấm vào tâm hồn "non nớt" của con bé con 9, 10 tuổi đầu, . Hồi đó nhận thức chưa được nhiều, nhưng mà thấy hay lắm lắm, thế mà không hiểu sao bố tôi lại nói rằng đó là những ca khúc bị xếp vào loại "não tình" thời xưa, và cấm thanh niên không được nghe vì sợ nhụt ý chí (chắc giống với hoàn cảnh tương tự của Tự Lực Văn Đoàn ngày nào)

    Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương.
    Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương, tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương...
    Thu nay về vương áng thê lương, vắng người duyên dáng tôi thương, mối tình tôi vẫn cô đơn.
    Xa muôn trùng hình bóng không quên, hươg tình mộng say dịu êm...​

    Nếu cảm nhận những lời ca trên bằng trực cảm thì thấy có cái gì đó nó không được mạnh mẽ lắm... nhưng đặt tâm trạng của mình vào tâm trạng của tác giả thì sẽ tìm thấy một sự đồng cảm như một người trong cuộc. Với lại ngày xưa, tầng lớp trí thức tiểu tư sản có những lời ca như trên cũng dễ thông cảm. Ở đây tôi không muốn paste ra tất cả lời của bài hát, nếu ai đã từng nghe, từng suy tưởng chắc chắn không thể quên được giai điệu cũng như nội dung của bài hát này. Theo thiển ý của riêng mình, tôi thấy mỗi ca sĩ Thanh Long bass là thể hiện được nhất, nêu bật được cả tâm trạng cũng như cái hồn mà Thông Đạt đã gửi gắm vào bài hát. Và tôi đảm bảo các bạn sẽ ngấm bài hát này hơn nữa, nếu biết được ý nghĩa thực sự của cái tên Sông Tương

    Sông Tương là một con sông ở Trung Quốc, dài hơn hai ngàn dặm. Dân gian Trung Quốc kể rằng ngày xưa nơi này là chốn biệt ly giữa vua Thuấn với hai người vợ là Nga HoàngNữ Anh... nên sau này văn chương cổ Trung Hoa lấy sông Tương để chỉ sự biệt ly giữa người yêu, vợ chồng, tuy xa cách mà vẫn khôn nguôi lòng thương nhớ. Nổi tiếng nhất là 4 câu thơ trong Tình sử :

    Bản gốc:
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ
    Tương tư bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương giang thủy ​

    Bản dịch:
    Chàng ở đầu sông Tương
    Thiếp ở cuối sông Tương
    Nhớ nhau mà chẳng thấy nhau
    Mặc dù cùng uống nước sông Tương​

    Còn mọi người chắc cũng nghe nhắc đến cái tên Tiêu Tương? Địa danh này cũng từng xuất hiện trong trường ca khá "hoành tráng" Hòn Vọng Phu của Lê Thương, đó là :

    Bên Man Khê còn tung gió gụi mịt mùng
    Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng ​

    Đây chính là nơi gặp nhau giữa sông Tương sông Tiêu, thuộc tỉnh Hồ Nam. Bến Tiêu Tương cũng hàm chỉ biệt ly, ngăn cách. Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm đã dịch:

    Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
    Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
    Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
    Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng​

    Quả thực, văn học, thơ ca và âm nhạc có nhiều mối liên kết thật hay, để hiểu được dụng ý của tác giả, chúng ta, ngoài việc nghe đơn thuần, còn phải đồng cảm sâu sắc. Tôi viết bài này trong lúc này chỉ vì sự yêu thích của mình dành cho bài hát và cũng là một khoảnh khắc dành cho kỉ niệm. Hầu như những bài hát trong favourite của tôi đều gắn liền với kỉ niệm, và Ai về Sông Tương cũng không phải là một ngoại lệ... Welcome and taste!!!! (Đồng chí nào không thích hoặc thấy ngây ngô thì cũng đừng cười cháu nhé, cảm xúc nhất thời trong lúc .... run out of money and feel like homesick thôi mà)







    Họa là Nhạc nhìn thấy - Nhạc là Họa nghe thấy
  2. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Bài này tôi nghe lần đầu tiên là nghe với ông bác tôi,ông bác tôi rất thích ca khúc này.Lần đầu tiên nghe qua giọng ca nam trầm Thanh Long,tôi đã có ngay ấn tượng về nó.Một ca khúc nghe buồn và rất trữ tình
    "Ai có về bên bến sông Tương
    Nhắn người duyên dáng tôi thương
    Bao ngày ôm mối tơ vương
    ..."
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 30/03/2004
  3. thanhtruc03

    thanhtruc03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương.
    Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương, tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương...
    Không biết các bạn có lộn tiệm không? Hay là tôi lộn tiệm?
    Ở đền Đô (Bắc Ninh) chỉ cách Hà Nội chừng 20km cũng có rừng Báng, và bến sông Tương. Nhưng rừng nay đã mất (bị đốn chụm củi hết), sông cũng đã cạn nước. Chỉ còn sự tích thôi. Người dân ở đó nói là bài hát lấy cảm hứng từ bến sông này, chứ không phải ở bên Trung Quốc.
    Mỗi lần nghe bài hát này, tôi lại nhớ người xưa. Vì đã dẫn người đẹp tới đó, hát bài hát đó. Và nay, lời bài hát đã ứng nghiệm! Còn gì nữa đâu, sương mù đã lâu

Chia sẻ trang này