1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai xem phim Khát vọng Thăng Long chưa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi trungdp90, 12/11/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zeroka

    zeroka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko xem film vì mục đích từ thiện bạn ạ. Nếu thích làm từ thiện thì đưa tiền là đc, còn xem film là để thưởng thức.

    Còn vì sao chọn xem những film của ngôi sao nổi tiếng của Holywood mà ko cần đắn đo suy nghĩ nhiều thì tôi ko rõ cách chọn film của bạn ra sao, nhưng như tôi, tôi tin tưởng vào con mắt chọn film của các ngôi sao đó, vì vậy tôi mới ko cần hỏi han nhiều khi chọn xem film của họ.

    (Vẫn đang hóng film này)
  2. daigia001

    daigia001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    đợi ai up lên rồi load về xem đõ tốn tiền he he
  3. patituchi

    patituchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    1.586
    Đã được thích:
    1
    đã có bác nào đi xem chưa ạ? cho xin ý kiến cái, e định đưa mama đi coi, ko biết có hợp ko? :-w
  4. trungdp90

    trungdp90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Thực sự phim nào hay, đặc biệt là phim Việt Nam thì mình cũng chẳng tiếc tiền để xem ở rạp đâu(trung bình 30-40k)và chất lượng,cũng như hệ thống âm thanh...là tốt hơn là xem ở nhà rồi. Nhưg mà mình vẫn chưa biết nó đang đc chiếu ở rạp nào,khi nào? ( mình mới xem lịch chiếu ở Thái Hà mà đã có đâu) Bác nào biết thì cho em cái lịch,tnk !
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hic, bác nì tình cảm ghê, Nếu mẹ bác quan tâm tới lịch sử nước nhà thì OK lun, Vì ko có mấy phim về lịch sử VN đặc biệt là LCU đâu. Nhưng mà theo em biêt thì phim này nó cũng có nhiều cảnh chém giết,với lại cũng chả khác pim tàu khựa là mấy.
    Vẫn đang chờ bác kia đi xem về kể lại xem tnào, Hy vọng là sẽ ko thất vọng với số tiền khổng lồ đc đầu tư:D
  5. saodoingoi80

    saodoingoi80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    3.424
    Đã được thích:
    5
    em về rồi đây các bác ah. Em không dám chê đâu nhưng mà thất vọng toàn tập luôn :((
    Em xem xong rồi mà em vẫn không hiểu vì sao Lý Công Uẩn được lên ngôi :(( Chắc tại em dốt lịch sử nhưng mà ai ra khỏi phòng chiếu cũng kêu thế mà :(

    Theo trình độ hiểu của em thì Long Đĩnh không được vua Lê Hoàn đưa lên làm vua như dự kiến. Long Việt được lên, lập tức Long Đĩnh kéo quân đánh, sau 8 tháng thì Long Việt lên ngôi. Sau 3 ngày thì bị Long Đĩnh ám sát. Trong khi Long Việt bị quân oánh thì tướng quân Công Uẩn đang trên đường ( không biết đi đâu ). Quay về hộ giá nhưng không kịp. Long Việt chết. Long Đĩnh lên ngôi, Long Cân và Long Kính kết hợp đánh Long Đĩnh nhưng Công Uẩn xin Long Đĩnh cho mình đi cầu hòa để giữ bình yên cho Hoa Lư. Có 1 đoạn Công Uẩn cũng dùng chiêu mở thành để trống giống Khổng Minh ấy ( em nghe bạn em nói thế, chứ xem phim thì em không biết là thành mở, chỉ thấy cô người yêu của Công Uẩn múa may trên thành, sau em này bị vua thịt :D ) Nhưng Long Đĩnh vẫn giết 2 anh trai mình. Sau đó thì định đánh nhau với nước nào ấy, phim không 1 lời giải thích, bạn em nhìn thì nói trang phục người Chăm :(. Công Uẩn không đồng ý. ra sức can ngăn, và từ quan. Sau đó vua đòi giết Công Uẩn, giơ cung lên bắn thì được em Dạ Hương nhảy ra đỡ cho. Không chết. Các anh em binh sỹ thành Hoa Lư hâm mộ Công Uẩn vì thể hiện khát vọng bình yên mãnh liêt. Rồi ông tướng gì ấy trao lại kiếm cho Công Uẩn. Long Đĩnh chết.

    Kết thúc phim luôn, Công Uẩn đứng trên thuyền ra khơi tiến về Thăng Long. Không hiểu tại sao, không lời diễn giải, không nói gì đến chiếu dời đô. :((. Chiếu dời đô được vang lên ở đoạn giới thiệu phim lúc hết phim. Mà lúc đấy dân tình đứng dậy đi về gần 1 nửa rồi. Mà cái đoạn Công Uẩn giơ 2 tay lên đứng trước mũi tên của vui nhìn chẳng khác gì Giê Su chết trên cây thập giá :((.

    Nói thật là em thấy bố cục phim rất lởm khởm, không đâu và đâu hết. Nó không liền mạch để tạo cảm giác lịch sử xuyên suốt. Không thể hiện được khát vọng Thăng Long mà chỉ biết là Công Uẩn là người yêu hòa bình. Không đoạn nào thực sự hoành tráng, đánh nhau thì như chạy giặc, lời thoại của Công Uẩn rất ít, chỉ có lặp đi lặp lại mấy câu : khát vong bình yên cho Hoa Lư :(

    Gỡ được cái là Công Uẩn đẹp trai nhưng chỉ đoạn đầu thôi, càng về sau trông càng xấu :((

    Em kể hơi chi tiết bác nào cụt hứng đừng trách em nhé. Tạị bức xúc 40k mà :D
  6. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Ta đến chết vì cười với cách kể chuyện của nàng!:)):)):))
    Em này bị vua nào thịt hả nàng? Mà "thịt" là dư nào? Đề nghị giải thích cụ thể! ;))
  7. trungdp90

    trungdp90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    He2 cảm ơn bác đã kỳ công thuật lại bộ phim trị giá 40k:)),cũng hơi lởm khởm thật. Chỉ thấy bác nói về kết cấu và diễn biến theo lịch sử của bộ phim. Còn về các màn võ thuật, oánh nhau thì tnào, Theo em biết thì phim này chỉ đc làm vỏn vẹn trong vòng 4 tháng thì phải. Nếu như thế thì cũngg ko tồi lắm. Nhưng mà nghe bác than phiền thế cũng làm em mất hứng thật. Nhưng dù gì vẫn muốn xem thử nó ntnào, xem có đúng như lời bác kể ko, hay lại ko biết cảm nhận về phim dã sử thì bỏ mịa:D
  8. saodoingoi80

    saodoingoi80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    3.424
    Đã được thích:
    5
    @ Maybe : nàng này chỉ được cái hỏi khôn ;)). Long Đĩnh nàng ạ. :D Lúc múa may xong vua tịch thu trâm cài đầu của em ý. Sau đó vua bắt gặp cảnh em ý đứng với Công Uẩn thế là hạ lệnh cho Công Uẩn nếu muốn vua đồng ý vụ cầu hòa thì nửa đêm đưa em ý đến chỗ vua :D/Theo đúng phong cách phim VN, xong việc vua nằm lim dim mắt còn em ý túm quần túm áo chạy vào màn đêm tăm tối. ;))

    @ Trungdp : cứ xem đi, cho bõ 4 tháng. ;)). Màn võ thuật thì có mấy đoạn đầu trẻ con đánh nhau khá đẹp, nhưng rất ít. Sau đánh nhau cũng ít, được tý đoạn vật cổ truyền nữa. Quân 2 bên đánh nhau thì cũng chẳng có gì, bắn vài phát cung, chém vài phát đao, xọc vài phát lao. Công Uẩn có kiếm nhưng chưa lần nào rút khỏi vỏ :D hay tại mình nhớ nhầm nhỉ :D

    À có đoạn anh dân thường mời 1 cô " ăn khoai không " bị bà già bắt gặp chửi cho. Bà ý bảo mày muốn ễnh bụng ra à ? Từ đấy mình hiểu thêm lịch sử là : ăn khoai sẽ bị ễnh bụng :P. Sau em này bị gọt đầu bôi vôi thả trôi sông thật :D
  9. trungdp90

    trungdp90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Khiếp thế nhể? ngày xửa ngày xưa mà đã dùng những từ ngữ sắc như dao cau thế này=)) Em phải tiếp thu ngay mới đc:D
    Bác tả bộ phim tnày làm em thấy thất vọng rồi đấy. Đúng thật là bao nhiêu công sức, chờ càng lâu mà nó ko đc đáp lại như mình mong muốn thì ...thất vọng tràn trề, Thế này làm éo gi muốn tới rạp nữa:D
  10. haichit

    haichit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    0
    Phim Khát vọng Thăng Long vốn là dự án Chiếu dời đô, được làm để phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Công bố dự án từ lâu, phim được giao cho Cục Điện ảnh và UBND TP Hà Nội thực hiện, nhưng sau đó, công ty Kỉ Nguyên Sáng trở thành nhà sản xuất và đầu tư chính thức.
    - Điều hành sản xuất: Lê Minh Tâm, Jimmy Nghiêm Phạm/ Đồng sản xuất: Jenny Trang Lê
    - Kịch bản: Charlie Nguyễn
    - Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh/ Đạo diễn hành động
    - võ thuật: Johnny Trí Nguyễn/ Đạo diễn hình ảnh: Dominic
    - Âm nhạc: Hồ Hoài Anh, Christopher Wong
    - Kĩ xảo: Công ty Kinomotive (Hàn Quốc)
    - Diễn viên: Ngô Mỹ Uyên, Ngọc Ngoan, Đình Toàn, Leon Quang Lê…
    Cùng Khát vọng Thăng Long, trong dịp mừng Đại lễ năm nay dự kiến còn các phim: Long Thành cầm giả ca (phim nhựa, hãng Giải Phóng), Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (phim truyền hình, hợp tác sản xuất với Trung Quốc), Huyền sử thiên đô (phim truyền hình, hãng phim Truyện Việt Nam), Người con của Rồng (phim hoạt hình 3D, công ty Sao La).
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nguồn: Phạm Trần Tuấn
    http://lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=311488&postcount=1517

    Em và bạn em(hay xem phim TQ) xin có một vài review cho phim Khát Vọng Thăng Long.Nói ngắn gọn như này "MỘT BỘ PHIM CỔ TRANG CUỐN HÚT,TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRANG PHỤC CỔ TRANG VN,CHIẾN TRÂN VN,TÚM LẠI LÀ ĐÃ THOÁT KHỎI ẢNH HƯỞNG CẢM GIÁC VỀ PHIM TRUNG QUỐC MỘT CÁCH XUẤT SẮC,MÀ GÂY CẢM HỨNG CHO NGƯỜI XEM"

    Xin review

    Vừa mới đi xem với thằng bạn về,lần này khá hơn lần trước,cả thảy có 10 người trong rạp (toàn nam thanh,nữ tú cặp kè).Nói chung lần này Đạo cụ trang phục của bác Đào,và phần võ thuật của bác Trí cứ gọi là tuyệt vời+Trang phục xem cảm giác rất Việt,còn về phần vũ khí không hiểu các bác nhìn như nào chứ bọn em chả thấy giả tí gì.Nhưng các bạn nhớ rằng chất Thuần Việt ở đây làm cho mọi người đi xem phim đều cảm thấy tự hào dân tộc,các bộ áo,binh khí đề thoát khỏi cảm giác Trung Hoa mà vẫn gây ra sự hoành tráng.+Võ thuât cũng hay,lính rất chất,như các cảnh đại cảnh,cảnh ám sát Lê Long Việt,lính đánh nhau hăng thật sự cả diễn viên chính cũng oánh mà phụ cũng oánh,không như phim Tung Của là lấy đông để tôn nhân vật chính,vì vậy mà cả bọn em đều nhận xét cảnh đánh võ của Việt Nam xem sướng và thật hơn bọn Trung Quốc.+Có nhiều cảnh gây cảm giác sướt mướt,một số người bảo Lý Công Uẩn sến mà chả thấy sến tí gì.+Phim tạo cho ta cảm giác gay cấn nhưng kết thúc quá vộ vào đoạn cuối,Dạ Hương đỡ tên cho Uẩn,Đĩnh chết rồi cảnh thuyền Rồng hiện ra luôn,mỗi phần cuối thồi còn đoạn giữa rất cấn,xem rất tập trung.+Trong các vai thì Đình Toàn công nhận đóng chất nhất,cứ đi xem thì biết,xem nhiều phim khó thấy diễn viên nào đóng đạt hơn anh.+Có sự hài hòa về khai thác tình cảm cả nhân vật chính và phụ,tình cảm giữa hai cha con anh lính gây xúc động.Nhưng có một số cần sửa một chút thôi.(cái này phim Trung Quốc không có đâu)+Nội dung phim hơi rời rạc quá,xem không trơn,có lẽ cũng thông cảm cho đoàn làm phim lắm,khó mà làm trơn được trong một bộ phim ít thời gian như vậy.+Vì ít thời gian mà một số vấn đề nếu không thông minh xem không hiểu được như quả cụ Lý bảo cụ Đĩnh mở cổng thành,nếu ít đọc quả không hiểu cụ Lý làm gì,em chả hiểu cuối cùng anh bạn giải thích là "không thành kế" của các cụ,để địch không dám tiến công,đỡ bị hai thế kìm kẹp diêt từng tên một cho lành.+Vì ít trường quay,bọn chó thích phá hoại phim điện ảnh Việt Nam,bon con mọi hóa dân tộc mà đoàn làm phim phải làm ngoại cảnh rêu phong thấp bé không xứng với tầm các cụ ta,em mong phim nào mang ra nước ngoài cứ làm to vào để quảng bá tinh hoa các cụ ta cho các bạn nước ngoài.Như vậy ta có thể kết luận rằng đoàn làm phim có tinh thần rất cao,có sự cố gắng rất lớn,sẽ không có gì đáng lo ngại nếu bộ phim dài hơn để bộ phim được hoàn thiện hơn.+Thật đáng ngưỡng mộ với bác Đào và bác Trí nhờ công của bác ấy mà khán thính giả phát biểu những câu như "Lính Đại Cồ Việt chất hơn lính Trung Quốc","Xem lính Đại Cồ Việt đánh nhau không kiểu làm bia như lính Trung Quốc,xem sướng hơn",lính Đại Cồ Việt cơ bắp cuồn cuộn gương mặt dũng mãnh,dám đánh lại (trong phim lính tráng bình thường cũng đánh nhau rất đẹp).Có những người này đóng góp cho phim Việt Nam thật cám ơn trời đất,sướng phát khóc.

    Phim có nhiều điểm tốt và một số điểm xấu nhưng khó nhận ra,nếu không phân tích kỹ vì vậy cứ yên tâm mà đi xem phim,sau đó thưởng thức cảm xúc ,thưởng thức sự thả hồn về dân tộc về giá trị tinh hoa của người dân Việt Nam.

    Qua lời nhận xét của bạn em thì nếu bộ phim được dài hơn thì có thể nhiều vấn đề chính trị hấp dẫn sẽ được mô tả qua phim,ước gì ta có trường quay,tiền bạc,không biết Kỷ Nguyên Sáng có làm tiếp không nhỉ?.

    Rất cám ơn đoàn làm phim đã đóng góp rất lớn cho điện ảnh Việt NamVà xin gửi lời cám ơn chân thành đến những người đi xem phim (nói thật cũng sướng cho họ thôi,xem sướng thế còn gì).

    Thật tuyệt một tên văn hóa bình bình như mình đi xem vẫn cổ trang Việt Nam vẫn thấy hay chứng tỏ phim cổ trang Vn đang có bước chuyển biến rất tích cực.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nguồn: Isis
    http://lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=311392&postcount=1513

    Nghe theo lời tổng động viên của bác xxx, em cũng bon chen làm mấy dòng sau. Nhưng như em nói bên lichsuvn, viết review cho phim này, vào lúc này thực sự khó lắm mà trình độ em thì non kém. Viết thế nào để vừa khiến người ta muốn đi xem, vừa không làm lộ ra nội dung phim, không biến mình thành con mẹ bán kẹo cao su cũng là cả một vấn đề. Thôi thì em có lòng, em cứ viết vậy, cũng có chút so sánh về diễn xuất, về cách làm phim và 1 số yếu tố kĩ thuật khác... giữa KVTL và Long thành cầm giả ca.

    Nếu như xem xong LTCGC vẫn còn 1 chút gì đó lăn tăn, một chút gì đó "muốn" hơn một chút, vẫn còn một chút gì đó muốn sự cố gắng hơn, đầy đặn hơn... thì xem KVTL cảm thấy được thỏa mãn, thỏa mãn rất nhiều cái lòng tham vô đáy của con người.

    Nếu như xem LTCGC để thương, để xót, để phiêu theo chuyện tình của Nguyễn Du và Cầm, một câu chuyện cá nhân lấy nền là thời buổi lịch sử xoay vần và con người bị cuốn vào đó thì KVTL là một bộ phim lớn mang một tầm vóc của lịch sử nhất định, là KHÁT VỌNG và bao chứa trong đó là những số phận con người cụ thể. Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh, Dạ Hương, Lê Long Việt, Lê Đại Hành, những nhân vật phụ... tất cả họ dù chính hay phụ, với tôi, tôi đều thấy họ đã có những vị thế riêng không thể quên được trong phim. Và, tôi đều thấy họ - những con người cụ thể ấy - là những mảnh ghép của cái gọi là KHÁT VỌNG. Có chăng, khát vọng của người này đặt đúng chỗ, khát vọng người kia đặt sai chỗ, là cách nhìn của họ không đúng, là cách họ làm không đúng mà thôi.

    Ở đây tôi sẽ chưa đi sâu vào bình luận, kể lại tình tiết... của bộ phim vì đó là bí ẩn người xem nên tự khám phá. Nhưng cũng như với Long thành cầm giả ca, chúng ta chỉ là những người xem phim, cái xem, cái hưởng thụ tôi cho là đơn thuần, trong sáng, xem theo đúng nghĩa đen của từ này. Chúng ta không phải, không có đủ các yếu tố chuyên môn như những chuyên gia, chúng ta cũng không bị những ràng buộc rắc rối như nhà bào (thợ báo?) vậy nên chúng ta có thể thưởng thức một cách thật vô tư. Dường như, tôi luôn có cảm giác, chúng ta sướng hơn những chuyên gia bởi chúng ta có thể cảm nhận bộ phim lần lượt từ cảm giác, tri giác rồi mới đến tư duy, tưởng tượng. Còn họ - những chuyên gia - họ phải ngay một lúc xem cả bằng cảm xúc, xem cả bằng lý tính. Như thế thật... thiệt thòi. Bởi tôi nghĩ, chẳng có gì trên đời này là hoàn hảo cả nhưng trong lúc bộ phim diễn ra, hãy gác lại tất cả những lý thuyết, những chuẩn mực, những gì chúng ta đã xem trước đó, hãy chỉ cảm nhận thôi. Sau đó hãy suy nghĩ, hãy đánh giá. Nếu vừa so sánh vừa xem phim, vừa đem cái mình muốn vào cái họ mang cho chúng ta cùng 1 lúc, ta sẽ chẳng bao giờ thấy được thành ý của họ cả vì cái ta kì vọng, cái ta muốn luôn nhiều và luôn không có điểm dừng. Đó là điều tôi đã nghĩ mãi sau khi xem LTCGC và bây giờ là KVTL.

    Khi tôi dùng những điều trên để xem KVTL, tôi cảm thấy hài lòng, không phải là không có sạn, không phải là không có những ham muốn cao hơn nhưng nếu so sánh với LTCGC, cái "muốn" đấy nhạt hơn rất nhiều. Cảm giác đọng lại đến lúc này là một sự phấn khích tột độ mà lâu lắm rồi một người trẻ như tôi mới được trải qua, đã lâu lắm rồi điện ảnh VN mới lại mang đến cho tôi. Phấn khích vì tối qua, phòng chiếu 4 của trung tâm chiếu phim QG đông. Tôi phấn khích vì được xem những góc máy quay, những cảnh quay đa dạng đẹp đến nghẹn ngào, nhiều lúc ngỡ như mình không thể thở được. Lúc đó chỉ nghĩ Việt Nam, Việt Nam đấy mà thôi. Tôi phấn khích vì những người đi xem với tôi hôm qua họ thích, họ suy nghĩ về KVTL. Tôi thích những em bé ồ à lên khi thấy Lý Công Uẩn đánh võ, cái ồ à, thích thú rất thật lòng và chúng bị thu hút thật. Tôi thích cách cả phòng chiều lặng đi khi thấy sự điên loạn, đáng sợ của Lê Long Đĩnh, lặng đi khi biết Lê Long Việt chỉ làm vua có ba ngày, Lê Long Đĩnh chết khi 24 tuổi...v ...v. 1 bộ phim dã sử mang những thông điệp lịch sử đơn giản vậy thôi nhưng rất rất có ích trong công cuộc "dân ta phải biết sử ta". Tôi thích cách những chị ngồi sau tôi cười khúc khích khen Công Uẩn, khen Long Việt... đẹp trai. Bình dị mà, người ta dù muốn hay không thì phải đẹp hẵng, phải làm người ta muốn nhìn hẵng thì mới có thể theo dõi tiếp được.

    Như tôi đã nói ở trên, khát vọng Thăng Long với tôi không phải là một bộ phim chỉ về 1 con người tên là Lý Công Uẩn, không phải. Đó là bức tranh KHÁT VỌNG của rất nhiều người. Cao cả có, bình dị có, đúng có, sai cũng có. LTCGC cũng có những chi tiết phụ như vậy nhưng không được xây dựng, thể hiện thành công bằng. Những chi tiết chậm, lắng lại của KVTL có thể không khiến cho nhiều người phải khóc nhưng tôi tin, họ sẽ cảm thấy sống mũi mình cay cay, họ sẽ ám ảnh, họ sẽ biết dân tộc mình đau thuơng thế nào, cái đau thương rất thật, cái đau thương họ có thể cảm nhận thấy chứ không phải ai đó kể cho họ nghe. Những góc máy quay, những cảnh quay dài, những trường đoạn, tông màu trầm... không chỉ làm cho ng ta thấy đau thương mà còn làm người ta thấy vui nữa. Ý tôi muốn nói đến những cảnh chợ quê, cảnh sông nước... Tôi không đồng ý với Koobin về việc trang phục của diễn viên quần chúng hay việc hóa trang bôi nhọ nồi... Tôi cho thế mới thật. Mọi người hôm qua trong phòng chiếu của tôi họ cũng cho như thế, họ nói như thể được nhìn thấy ông bà mình cách đây nhiều thế kỉ vậy. Tôi không cho đó là đoàn làm phim cố tình làm cho thuần Việt. Họ cảm thấy nên như thế thì họ làm như thế. Tương tự với việc áo yếm. Tôi thích, vậy thôi. Giản dị, bình dân, đời thường nhưng Việt Nam, cái lam lũ rất Việt Nam, cái hiền lành rất Việt Nam. Tóm lại diễn viên quần chúng của phim cũng hết xảy. Tôi thích đoạn trẻ con cởi trần đóng khố hoặc không mặc gì. Nếu nói theo 1 cách cùn thì là các đồng chí "thuần Việt" chả bảo dân ta k đc mặc đẹp, chỉ được cởi trần, đóng khố thôi còn gì, vừa ý quá đi chứ. Nói 1 cách nghiêm túc thì nó chẳng có gì là quá đáng, là không tôn trọng hết, nó bình dân, gần gũi, thuyết phục đấy chứ. Người Việt ta gần gũi thiên nhiên nên cũng tự nhiền mà . Còn về quan phục, triều phục... tôi thích, tôi cho thế là đẹp, rất đẹp, rất có phong thái, rất style (đặc biệt thích áo khoác màu đỏ rượu chát của Lê Long Đĩnh, quá TUYỆT VỜI). Như anh Đào (chú?) có nói, trang phục trong phim này là fantasy. 1 phần là để tránh phong trào thuần Việt như người ta hô hào ở Đường tới thành TL, và để tránh mũi dùi của những thành phần chống Tàu cực đoan. Thử có mũ mão xem, thử to đẹp xem... biết mặt nhau ngay. Cũng chính vì thế, những đại cảnh lâu đài thành quách trong phim không nhiều, đại cảnh thiên nhiên cũng không phê bằng LTCGC (mặc dù có nhiều chỗ là non nước Ninh Bình nhé). Phim tập trung vào chi tiết, vào các tiểu cảnh, vào những cảnh trí mang chiều sâu của không gian (hành lang, hang động), vào màu sắc, hay vào chi tiết như vì kèo... Cách quay còn đặc tả được tâm trạng nhân vật, góp phần vào việc nâng cao sự diễn xuất của diễn viên lên rất nhiều, nhất là những đoạn của Lê Long Đĩnh. Ánh sáng, cách quay... thành công!

    Về Quách Ngọc Ngoan - Lý Công Uẩn, tôi không dám tin từ 1 Ngọc Ngoan - Nguyễn Du sang 1 Ngọc Ngoan - Tướng Lý Công Uẩn lại có sự chuyển biến rõ rệt như thế. Anh làm cho 2 vai diễn của mình độc lập, có sự phân định rạch ròi. Ai đã xem cả LTCGC và KVTL sẽ thấy điều đó. Không 1 cảnh quay nào trong KVTL của Ngọc Ngoan làm ta nghĩ đến Nguyễn Du và ngược lại. Cùng là cái bất lực nhưng cái bất lực của 1 nhà nho bất đắc chí trong LTCGC, phải sống ở quê vợ là khác cái bất lực khi sức mình không cứu nổi người, chưa đủ xoay vần thế sự theo ý muốn, theo lý tưởng của Công Uẩn trong KVTL. Tôi thích cả 2 điều đó. Khả năng biểu cảm của Ngọc Ngoan cũng tốt hơn, thuyết phục hơn rất nhiều. Đẹp trai, vâng, rất đẹp trai đấy ạ. Nếu ai thích cái ngẩn ngơ, si tình thi sĩ của Nguyển Du trong LTCGC thì khi xem KVTL sẽ thấy 1 điều rất khác. Lý Công Uẩn ở đây không phải là 1 nhà sư, ông chỉ là người thấm nhuần đạo Phật. Lý Công Uẩn ở đây không phải chỉ là một vị tướng với chí lớn trùm thiên hạ mà cũng là 1 con người với giận, với yêu, 1 người đàn ông thực thụ, gần gũi. Nụ cười của Công Uẩn, tôi cho là đẹp. Trong bộ phim này có 1 nụ cười khi Ngọc Ngoan diễn làm tim tôi như rơi ra ngoài vậy, đẹp quá, thật quá... nói chung, tôi mà đứng trước 1 Lý Công Uẩn như vậy thì chắc là chết vì... si tình mất rồi. Đảm bảo đấy, xem và tìm cảnh đó nhé (Cái này nhìn nhận trên khía cạnh 1 người yêu cái đẹp hay nói thô thiển một chút là 1 đứa con gái chết vì giai đẹp )

    Tôi thích cả cái điên cuồng hiếu sát của Lê Long Đĩnh. Trong KVTL, ai dám nói Long Đĩnh không có Khát Vọng? Ông ta có, có mạnh mẽ hẳn hoi nhưng cái sai là ở phương pháp, là ở cách nhìn. Tôi không cho vai diễn của Đình Toàn là lấn át Ngọc Ngoan. Long Đĩnh càng điên loạn bao nhiêu, càng ác bao nhiêu thì cái bình thản, sâu sắc, cái NHÂN của Công Uẩn càng hiện lên rõ bấy nhiêu và ngược lại. Có chăng, Công Uẩn là tuyến nhân vật điển hình quá, quen quá nên ng ta chú ý vào Long Đĩnh hơn. Lê Long Đĩnh - 1 nhân vật sinh động, đa chiều, sâu sắc trong 1 thời lượng phim không dài. Đình Toàn làm người ta sợ, người ta ghê tởm vai diễn của mình, làm ng ta ghét từ cái dáng đi, đó là thành công, đúng không?

    Những người phụ nữ trong phim, từ phụ đến rất phụ đều làm tôi hài lòng bởi họ đã cố gắng, bởi như người đóng Dạ Hương, chị là diễn viên múa. Tôi chấp nhận, thấy thoải mái vì người con gái ấy bởi chị giống một cơn gió thoảng, nhẹ nhàng và có một mùi hương không gắt, không nồng nàn nhưng thấm sâu. Tuy nhiên, có những đoạn, gương mặt Dạ Hương hơi nghiêm trọng quá, với 1 ca nhi, gương mặt nên tươi cười thì hơn?

    Oa, muốn viết nhiều hơn nữa, muốn viết về cả những hạt sạn trong KVTL nhưng thôi... để xem lại rồi viết. Mọi người hãy cố đi xem lấy 1 buổi nhé. Isis không muốn dùng cảm xúc hay nhận xét của mình để áp lên ng khác, làm ảnh hưởng đến sự cảm nhận của họ nên chỉ viết thế thôi, chưa đề cập nhiều đến sạn. Sạn - với người này thế là chưa được, với người kia thế là được rồi, thực sự là rất rất khó nói. Xem, đáng đồng tiền bát gạo lắm lắm

    Những cảnh quay có rất nhiều những cảnh có hàm ý khá sâu, đó cũng là 1 điều đáng để tìm hiểu

    Đánh nhau với isis thế là phê lắm rồi, không điêu chác như Tàu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này