1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào (tầng 2 - nhà mới)

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi summer_snow, 12/01/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    GANESH, VỊ THẦN ĐẦU VOI
    Ganesh là vị Thần rất được tôn thờ, và cũng dễ nhận ra nhất, với cái đầu voi và cái bụng bự. Có ít nhất là bốn thuyết nói về nguồn gốc của Ngài.
    Thuyết thứ nhất cho rằng Shiva tự mình tạo nên Ganesh. Tuy nhiên, Ganesh quá đẹp trai, khiến vợ của Shiva cũng phải mê, làm cho Shiva nổi ghen. Shiva liền khiến Ganesh biến dạng trở thành «đầu voi, bụng bự,» rồi giao cho Ganesh chỉ huy đám thị vệ lùn của mình.
    Theo thuyết thứ hai thì Ganesh sinh ra từ cáu ghét của Parvati. Sau đó Parvati giao cho Ganesh trách nhiệm giữ cửa phòng mình, chủ yếu là để ngăn không cho Shiva xông vào, trong những lúc Bà không muốn. Một cách «thi vị» hơn một chút, người ta kể rằng trong lúc Parvati tắm, Shiva đòi vào, Parvati không cho, và lấy cáu ghét của mình làm nên Ganesh để ngăn chặn Shiva. Thật ra chỉ cần ghi nhận Ganesh sanh ra từ sự ô uế bợn nhơ của người nữ.
    Khi mới sanh, Ganesh rất đẹp trai (như thuyết trước). Nhưng, trong lúc giữ cửa cho mẹ, gặp lúc Shiva xông đến đòi vào, Ganesh liền khện cho Shiva một trận không nhân nhượng. Shiva gọi Vishnu đến giúp, Ganesh khện luôn Vishnu. Rốt cuộc Brahma phải nhập cuộc, và trước thần lực của toàn thể Ba Ngôi, Trimurti, Ganesh thất thế và bị chặt bay đầu. Parvati nổi tam bành, đòi «Chúa Ba Ngôi» phải trả lại cho bà đứa con yêu dấu. Shiva, Ngôi thứ ba, xuống nước, hứa sẽ khẩn cấp ráp lại cho Ganesh cái đầu thứ nhất mà Ngài chớp được. Một con voi lò mò bước đến. Thế là Ganesh được ráp cho một cái đầu voi! Thật ra, có chỗ kể rằng Ganesh đã thực sự có liên hệ xác thịt với Parvati.

    TỪ CHUỘT ĐẾN VOI VÀ BIỂU TƯỢNG THĂNG HOA
    Đầu voi của Ganesh chỉ có một chiếc ngà duy nhất, phía bên phải. Biểu tượng của hai ngà voi là: lý trí bên phải, và tình cảm bên trái. Ganesh chỉ có chiếc ngà bên phải, được coi như lý trí khắc phục tình cảm. Tuy nhiên, trong điều kiện nào vị Thần đã đánh mất chiếc ngà bên trái? Lại có nhiều thuyết.
    Ngày nọ Ganesh đang giữ cửa phòng của bố mẹ mình thì Krishna (hóa thân của Vishnu) mò đến. Ganesh ngăn lại. Krishna dùng búa rìu chặt đứt chiếc ngà bên trái của Ganesh.
    Thuyết khác. Ganesh rất tham ăn, nhất là bánh kẹo (như trẻ nhỏ). Một hôm Ngài ăn đầy một bụng kẹo bánh, no cành hông, sau đó cưỡi một con chuột (!) đi chơi. Có con rắn làm cho chuột hoảng sợ nhảy dựng lên. Ganesh té bể bụng. Tuy nhiên Ganesh không phải là một nhóc tì cơ bản, mà là một vị Thần. Ngài liền lượm tất cả kẹo bánh tung tóe khắp nơi, nhét trở vào bụng mình, cột lại với con rắn cho chắc chắn, rồi lại... đi chơi tiếp! Vị Thần Mặt Trăng (Chandra) và 27 bà vợ (27 vị Tinh Tú), thấy cảnh khôi hài ấy, không nhịn được, cùng nhau ôm bụng cười ngặt nghẽo. Ganesh giận dữ (như trẻ con khi bị chế diễu), bẻ một chiếc ngà của mình, chọi Mặt Trăng. Mặt Trăng buộc phải lặn mất. Mặt trăng tượng trưng cho thời gian. Không còn mặt trăng thì không thể được. Chư Thần liền đến thuyết phục Ganesh xin tha lỗi cho Mặt Trăng. Ganesh nhận lời, nhưng quy định những lúc Mặt Trăng được xuất hiện và những lúc phải khuyết đi và biến mất.
    Một thuyết thứ ba cho rằng khi Vyasa, tác giả chuyện Mahabharata thuật chuyện này lại cho Ganesh, thì vị Thần bẻ một chiếc ngà của mình để làm bút ghi lại lời của Vyasa. Với thuyết này, Ganesh là Thần của văn sĩ và là biểu tượng của sự thông minh trí tuệ.
    Ngoài ra bụng bự của Ganesh biểu tượng cho sự thịnh vượng, nhưng cũng là sức hàm chứa vô lượng. Đầu voi to lớn, như đã nói, tượng trưng cho trí tuệ thông thái, tai to nghe nhiều hiểu rộng. Cái vòi tượng trưng cho những khả năng dặc biệt không ai có được. Chiếc vòi có thể khai thông mọi bế tắc, quật ngã cây cối, gúp vượt qua rừng rậm, nhưng cũng lại rất tế nhị, thậm chí nhặt nổi một cây kim! Sự kiện Ganesh cưỡi chuột cũng đáng được quan tâm. Con chuột tí hon lại được gán cho Thần Voi Ganesh! Toàn thể thế giới loài vật được coi như hiện diện trong khoảng cách giữa chuột và voi, tức là trong Ganesh (con vật được cưỡi bởi các vị Thần cũng là biểu hiện của vị Thần ấy). Ganesh tượng trưng cho sự thăng hoa từ chuột tới voi, từ nhơ bẩn ô uế đến Hiện Hữu linh thiêng cao quý, từ tâm lý trẻ con nhỏ mọn đến Trí Tuệ cao siêu không giới hạn.
  2. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    BA ĐẦU SÁU TAY VÀ THUYẾT VÔ NGÃ
    Khi nhìn cái đầu voi của Ganeh, có khi nào chúng ta tự hỏi: cái đầu ấy chứa đựng gì, nghĩ gì, ước vọng gì, nhìn cuộc sống, nhìn sự vật, như thế nào? Làm sao ta biết được những gì xảy ra trong một cái đầu voi? Truyền thống Ấn Độ cho rằng voi nhìn mọi thứ to gấp hai lần ?osự thật.? Biểu tượng ?ođầu voi? buộc chúng ta phải chấp nhận rằng mỗi tâm hồn có một thế giới riêng của mình. Ngược lại, thế giới chẳng qua chỉ là một tập hợp hình ảnh nội tâm được liên kết bởi một ?otiếng nói bên trong? riêng biệt cho mỗi tâm hồn. Sau này Nhà Phật cho rằng ?ongoài tâm không vật, ngoài vật không tâm?...
    Các vị thần Ấn Độ cũng thường có nhiều đầu nhiều tay. Hình tượng Phật Giáo sau này cũng theo chiều hướng ấy, như với ?oThập Nhứt Diện Quan Thế Âm? hay ?oQuan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,? ngàn mắt ngàn tay. Trước một hình ảnh như thế, chúng ta phải tự hỏi: nếu có bảy, mười một, hay 500 cái đầu, thì đầu nào suy nghĩ, tính toán, tư lự? Bộ óc nào sẽ mang cái TÔI, để tuyên bố: ?otôi? thấy như thế này, nhận định thế nọ, và rồi cánh tay nào sẽ là trung gian hành động của cái TÔI ấy ? Chúng ta bước vào cảnh giới VÔ NGÃ, không còn cái Tôi, không còn ?otôi nghĩ,? ?otôi làm,? mà chỉ còn phản ứng tự nhiên: nhìn việc thế này thì làm thế này, vì nó phải như vậy, chứ không qua sự tính toán so đo của của bản ngã. Một thí dụ dễ hiểu là lời Đức Ky Tô khi Ngài dạy: lúc bố thí, thì tay trái không được biết tay phải cho gì. Tức là không nghĩ ngợi tính toán kiểu như: tôi bố thí, vậy tôi là người tốt, sẽ được hưởng phúc đức, lên thiên đàng v.v... Không có ?otôi,? thì hành động cho, giúp, dạy, nói, viết, nỉm cười, hay cả đánh, giết... tất cả chỉ vì ?onó tự nhiên vậy,? không có sự can thiệp của cái bản ngã không ngừng tư lự, tính toán. Đó cũng là hành động mà không tạo nghiệp, dù nghiệp tốt cũng như xấu.

    TIẾNG NÓI TỪ NỘI TÂM
    Huyền thoại cũng như cổ tích được quan niệm như thế, chính là những tiếng nói, những thông điệp, đến từ những vùng thâm sâu nhất của nội tâm, như những gì đã nổi lên khi chư Thần và Quần Ma cùng quậy Biển Sữa, tức Đại Dương Nguyên Thủy, nguồn của Vũ Trụ. Qua những câu chuyện ấy một số yếu tố thầm kín, vùi sâu trong tiềm thức, được đem lên tầng ý thức, tuy vẫn được ẩn dấu dưới dạng thần thánh, quỷ ma, trong những câu chuyện kỳ quái, siêu nhiên. Các biểu tượng ấy là những chỉ dẫn của một sơ đồ đưa chúng ta tìm về biển sâu của tâm thức, về cái ?ođại dương nguyên thủy? của mọi tâm hồn. Chúng là những tiếng gọi của nội tâm, không phải nội tâm cá biệt của mỗi người, mà của chính cái Tâm chung của vạn hữu. Sự mời gọi ấy có khả năng đưa chúng ta về với con người thật của mình, về bản thể Vô Ngã, về sự Hiện Hữu duy nhất. Sự HIỆN HỮU mà người Ấn Độ gọi là Brahman, ĐẠI HỒN.
  3. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]Krishna
     
    Với trên 120 ngàn câu thơ, anh hùng ca Mahabharata là áng văn vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại. Theo truyền thuyết thì tác giả của thi phẩm đồ sộ này là Vyasa, một nhân vật chúng ta sẽ gặp lại trong câu chuyện. Tuy nhiên, Vyasa chỉ tường thuật cho vị Thần đầu voi Ganesh viết lại. Chúng ta còn nhớ Ganesh chỉ có một ngà voi duy nhất vì chiếc ngà bên trái đã bị Ngài bẻ gãy dùng làm bút viết lên chuyện Mahabharata. Chính vì thế mà Ganesh cũng có tên là Ekdanta (ta liên tưởng đến chữ «dent» là «răng» trong tiếng Pháp, và chữ «édenté» là «mất răng»). Vẫn theo truyền thuyết, chỉ thoáng một cái, Ganesh đã viết xong hơn 120 ngàn câu thơ ! Đầu óc Ngài nổi tiếng là nhanh như điện chớp, tương ứng với thân pháp cực nhanh của Skanda, người em và cũng là «bản ngã thứ hai» của Ngài, với những đòn đánh chớp nhoáng không ai đỡ kịp. Ganesh quả xứng đáng là vị thần của giới văn sĩ vậy.
    Trên mặt lịch sử thì người ta nghĩ là chuyện Mahabharata xuất phát từ những nguồn gốc khẩu truyền chìm sâu trong quá khứ, và chỉ bắt đầu được viết ra từ khoảng 400 năm trước Công Nguyên. Người Ấn dùng chuyện này để truyền đạt lại những huyền thoại, những hiểu biết, những truyền thống, tập tục, nền tảng triết lý của họ, kể cả những cách cư xử trong từng trường hợp, cách phòng chống bệnh tật, thuật dưỡng sinh, binh pháp, mánh lới chính trị v.v... Tôi liên tưởng đến các bộ chuyện Tầu từ Đông Chu Liệt Quốc, Tây Hán Chí đến Tam Quốc, với hàng trăm câu chuyện nho nhỏ trong đó, mỗi chuyện đều mang một bài học đáng suy gẫm. Kinh Bhagavad Gita, một bản kinh quan trọng vào bậc nhất của Ấn Giáo, cũng nằm trong Mahabharata.
    Cốt lõi của chuyện Mahabharata là một cuộc chiến kinh thiên động địa giữa anh em nhà Pandava và anh em nhà Kaurava. Thật ra các thành phần tham chiến được lan rộng ra đến tất cả các đồng minh của hai gia đình này, tức đến toàn thể cái thế giới mà người Ấn biết được vào thuở ấy. Vì thế, cuộc chiến có thể được coi như một cuộc thế chiến. Rồi, cũng như một cuộc thế chiến khác gần với chúng ta hơn, cuộc thế chiến xa xưa của Mahabharata cũng được kết thúc bằng một màn đụng độ kinh hoàng bằng vũ khí «giết người tập thể,» đặc biệt là vũ khí nguyên tử (hạt nhân) !
    Phần lớn các vị Thần mà chúng ta đã được dịp làm quen trong phần một của loạt bài đều góp phần vào cuộc chiến, một cách gián tiếp hay trực tiếp, ở phe này hay phe kia. Cần nói là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến giết hại muôn vàn sinh linh này chính là lời than thở của một vị nữ thần. Thật vậy, Thần Đất, một ngày kia, than phiền là mình phải chở nặng trên lưng một nhân loại càng ngày càng đông đúc. Và, chư Thần đều nhất loạt đồng ý với quan điểm này, rằng cần phải giảm bớt số người trên mặt đất. Chư Thần đã đặt nền tảng, từ hàng ngàn năm trước, cho lý thuyết của nhà kinh tế học Malthus sau này ở đầu thế kỷ 19 vậy!
    GIỚI THIỆU HAI PHE LÂM CHIẾN
    Một bên là năm anh em Pandava, con vua Pandu (có nghĩa là mặt trắng - như chữ «pale» trong các tiếng Anh, Pháp), được hỗ trợ trực tiếp bởi Thần Krishna, hóa thân thứ tám của Thần Vishnu. Kinh Bhagavad Gita chính là lời của Krishna nói với Arjuna, một trong năm anh em Pandava.
    Bên kia, chúng ta có 100 anh em Kaurava, con vua mù Dhritarashtra. Anh em Kaurava được lãnh đạo bởi Duryodhana, người anh cả, và được hỗ trợ bởi Thần Shiva. Chúng ta còn nhớ trong kỳ trước: Shiva và Vishnu thật ra chỉ là hai mặt của một vị Thần, gọi là Hari Hara. Hai vị cũng kết hợp với Thần Brahma để trở thành một Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi, gọi là Tri Murti. Trong bài trước, tôi đã cùng quý bạn duyệt sơ qua chuyện của các Thần Brahma, Vishnu và Shiva, tức Ba Ngôi của một Chúa duy nhất, cùng với chuyện các «cặp Thần» đối xứng: Durka và Kali, Ganesh và Skanda. Chúng ta cũng không quên rằng tất cả các vị Thần đều là sự thị hiện của một Nguyên Lý duy nhất gọi là Brahman (đừng lầm với Brahma). Xa hơn nữa, mọi sự hiện hữu, từ con người đến súc vật và cỏ cây gỗ đá cũng là sự thị hiện của Nguyên Lý này. Riêng trong phạm vi Mahabharata, một vai trò rất quan trọng sẽ được dành cho Thần Krishna. Vì thế chúng ta bắt đầu bằng chuyện của vị Thần này.
    KRISHNA GIÁNG SINH
    Krishna giáng trần trong điều kiện rất đặc biệt, giữa một bà mẹ hờ cho mượn tử cung (một vấn đề thời sự) và một bà mẹ nuôi, chưa kể một ông cha nuôi, và một ông bác đồng thời cũng là cha hờ, muốn ăn thịt mình! Câu chuyện như sau :
    Kamsa là một quỷ vương ăn thịt người vô cùng nguy hiểm. Vishnu có bổn phận phải «giải quyết» ông này. Ngài sắp đặt một kế hoạch cùng với Nữ Thần Nidra. Nidra là vị Thần điều khiển giấc ngủ của Vishnu mang năng lực làm đóng mí mắt của Ngài (có một pháp môn tên là Yoga Nidra, tức Thiền... ngủ!). Có thuyết cho rằng Nidra là em của Vishnu, và cũng là Parvati, vợ của Shiva! Điều này không có gì là lạ, vì trong bài trước chúng ta đã hiểu rằng mọi Nữ Thần đều chỉ là một Nữ Thần duy nhất, xuất phát từ Nữ Tính của Shiva...
    Kamsa từng soán đoạt ngôi Vua của thân phụ mình, nên luôn sợ bị người trong gia đình lật đổ. Một nhà tiên tri lại cho Kamsa biết một đứa con của Devaki, em gái ông, sẽ giết ông. Vì thế ông quyết định hạ sát tất cả các hài nhi mà Devaki hạ sanh. Sáu em bé đầu tiên, đều là con của chính Kamsa, bị mần thịt. Bào thai thứ bảy không phải là con của Kamsa mà là chính Vishnu hóa sanh vào bụng Devaki. Đồng thời bà Thần Ngủ Nidra nhập vào bụng của một chị nông dân chăn bò tên là Yasoda. Khi hai bà cùng lâm bồn thì hai hài nhi được đem tráo cho nhau. Như dự định, hóa thân của Nidra bị Kamsa lầm tưởng là con của Devaki, nên giết đi. Nidra thoát khỏi nhục thân của đứa bé, và bay lên trời dưới dạng một nữ thần có màu xanh đậm, sau khi bảo cho Kamsa biết: kẻ sẽ giết ông một ngày kia, đã chào đời bình yên.
    Kẻ ấy không ai khác hơn là hài nhi Krishna, hóa thân của Vishnu, được giao cho vợ chồng Yasoda nuôi dưỡng, cùng với hai hài nhi khác cũng được cứu khỏi nanh vuốt của quỷ vương Kamsa, một trai, tên là Balarama, và một bé gái tên Subhadra. Balarama sẽ được biết đến như một «phụ tá» đắc lực trong các cuộc phiêu lưu của Krishna. Còn Subhara sau được gả cho Arjuna, một trong năm anh em Pandava, và sẽ cho ra đời kẻ sống sót duy nhất của cả hai nhà Pandava và Kaurava sau cuộc đại thế chiến hạch nhân. Nhưng đó là chuyện về sau.
    Câu chuyện Kamsa như thế hoàn toàn tương hợp với chuyện Thần Chronos trong huyền thoại Hy Lạp. Trong bài trước, chúng ta đã biết Chronos thiến cha mình là Ouranos. Sau đó ông cũng được tiên tri là một trong các đứa con của ông sẽ nổi lên lật đổ ông. Ông liền ăn thịt tất cả các hài nhi mà vợ ông là Rhea hạ sanh. Đến khi em bé cuối cùng , là Zeus, chào đời, thì Rhea đưa cho ông nuốt một cục đá bọc trong khăn tã, thay vì đứa bé, và đem Zeus đi dấu ở đảo Crète, giao cho các Thần địa phương Naiades nuôi dưỡng. Zeus chính là nguồn gốc của chữ Deus, Dieu, tức Thiên Chúa trong Ky Tô Giáo.
    Thật ra trong chuyện Kamsa cũng có thuyết cho rằng Balarama («phụ tá» của Krishna) và sáu hài nhi bị Kamsa giết không phải là con ông mà là con của Devaki và Vasudeva, chú của Arjuna, một trong năm anh em Pandava. Balarama được chuyển từ bụng của Devaki sang bụng của Rohini, người vợ thứ của Vasudeva để khỏi bị Kamsa giết. Còn Subhara thì là con gái của Rohini và Vasudeva, sau được gả cho anh họ mình là Arjuna, và sẽ sanh ra kẻ sống sót duy nhất của cả hai nhà Pandava và Kaurava.
  4. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    CUỘC ĐỜI KRISHNA
    Krishna lớn lên trong không khí đồng quê và tình yêu dạt dào của bà mẹ nuôi chăn bò. Ngài được hình dung như một chú bé bụ bẫm rất được cưng chiều nên đôi khi cũng có đôi chút ngỗ nghịch. Khi ở tuổi thiếu niên Ngài đem giấu quần áo của các phụ nữ đi lễ ở đền thờ và thích thú ngắm xem các bà này trần truồng chạy tức tưởi kiếm vải che thân! Khi lớn hơn chút nữa, cùng với «phụ tá» Balarama, Ngài chiến thắng các quỷ dữ tác hại trong vùng, có khi do chính Kamsa phái đến vì nghi ngờ Ngài là con của Devaki, ngày kia sẽ giết ông. Đôi khi Krishna cũng đứng về phía người dân nghèo hèn để chống lại chính các vị Thần, kể cả Indra, Vua của chư Thần: Krishna dạy dân chúng đừng đem lễ vật hiến cho Indra (tốn kém vô ích, chỉ làm giàu cho đám thày tu), mà nên để dành phụng dưỡng những... con bò (có ích lợi hơn). Indra giận dữ gây bão lụt đe dọa dân chúng. Krishna giơ ngón tay dời một quả núi đến che chở cho các làng mạc liên hệ. Từ truyền thuyết này, nguồn gốc của tập tục thờ bò được gán cho Krishna, bên cạnh những nguyên do có tính cách thực dụng (bò đem lại sữa, nguồn thức ăn bổ dưỡng cho những người ăn chay, hoặc quá nghèo không có thịt để ăn, phân bò cũng được phơi khô và dùng như củi, v.v...).
    Như đã được định trước, khi trưởng thành, Krishna tìm đến hạ sát Kamsa. Ngài cũng nổi tiếng trong việc sát hại hai nhân vật khác là Jarasandha và Shishupala.
    Trong chuyện Jarasandha, một vị Vua cưới hai chị em sanh đôi và thề sẽ yêu hai bà một cách đồng đều. Khổ nỗi hai bà không có con. Một Đạo Sĩ tặng nhà Vua một trái xoài, ăn vào sẽ thụ thai. Nhà Vua buộc phải xẻ ra, chia đều cho hai bà vợ. Hai bà ăn xong, thụ thai, nhưng mỗi bà lại chỉ sanh ra có một nửa hài nhi ! Họ quyết định đem vứt bỏ hai nửa hài nhi ấy ngoài đường. Một nữ quỷ tên là Jara đi qua, ráp hai nửa hài nhi này lại thành một đứa bé duy nhất và đem trả lại cho cha mẹ nó. Đứa bé được đặt tên là Jarasandha, nghĩa là «ráp lại bởi Jara.» Vị Đạo sĩ «xoài» tiên tri đứa bé sẽ trở thành một vị Vua có sức mạnh vô địch trong tất cả các vị Vua. Quả vậy, lớn lên, Jarasandha đánh bại tất cả các quân vương, tương tự như Lý Ngươn Bá, Đệ Nhứt Anh Hùng Truyện Thuyết Đường. Rồi, không những thế, ông còn quyết định bỏ tù tất cả các vị Vua thất trận, chờ đem thiêu sống họ để tế lễ Shiva ! Mặt khác, khi Krishna tổ chức bắt cóc công chúa Rukmini để kấy nàng làm vợ, thì Jarasandha đem quân ngăn cản, suýt làm cho Krishna thất bại, phải nhờ Balarama, người em «phụ tá,» cật lực cầm chân lực lượng truy kích. Krishna quyết định «xử lý» Jarasandha. Ngài thuyết phục Bhima, người thứ hai trong năm anh em Pandava, giao đấu với Jarasandha. Bhima được chỉ cho biết nhược điểm của đối thủ, nên giết Jarasandha bằng cách xé ông ra làm hai mảnh, khiến nhà cựu vô địch này quay trở về tình trạng như lúc mới mở mắt chào đời!
    Như đã nói ở trên, Krishna có một người yêu là công chúa Rukmini. Nhưng nàng lại được hứa gả cho một vị vua tên là Shishupala. Ông này sanh ra với ba cái đầu, bốn cánh tay, và chỉ biết thốt lên những tiếng kêu cầm thú. Trước một trẻ sơ sinh như vậy, cha ông đã dự định giết bỏ đi, nhưng có một tiếng nói bảo rằng chỉ có vị Vua sẽ làm rụng hai cái đầu và hai cánh tay phụ trội của đứa bé khi đặt nó trên đùi mình, mới được giết nó. Vấn đề trở nên tréo cẳng ngỗng, vì nếu thế thì đứa bé trở nên bình thường, cần gì phải giết nó nữa? Bà mẹ tràn trề hy vọng (như mọi bà mẹ), và đặt đứa bé lên đùi của tất cả các đấng quân vương ghé qua nước bà. Krishna mò đến. Bà đặt đứa bé lên đùi Krishna. Hai cánh tay và hai cái đầu phụ trội (cùng một con mắt thứ ba) rụng xuống. Đứa bé trở thành bình thường, kể cả tiếng nói. Như thế, Krishna sẽ là kẻ giết đứa bé. Bà mẹ năn nỉ xin vị Thần chịu đựng đủ 100 sự hỗn láo xấc xược của Shishupala trước khi ra tay sát thủ. Krishna nhận lời, nhịn Shishupala, kể cả khi cậu này mồi chài Rukmini, người yêu của Ngài. Mãi đến màn xấc xược thứ 101, khi Shishupala diễu cợt và nghi ngờ tính cách quân vương của Ngài, thì Krishna mới phản ứng. Cần nói là Krishna đã trở thành một vị Vua sau khi giết chết Kamsa, ông quỷ vương, cha hờ, và bác ruột ăn thịt người của Ngài. Một vị Vua không thể để cho tư cách quân vương của mình bị nghi ngờ. Thế là Krishna tung ?opháp luân?o (một vũ khí của Vishnu) ra, xoay tít trên không trung bay đến cắt đứt cái đầu còn lại của Shishupala. Liền khi ấy, một vầng sáng thoát khỏi thân xác không đầu của Shishupala, đến quỳ xuống hành lễ trước Krishna, trước khi nhập vào thân thể của Ngài. Đối thủ của Krishna và chính Krishna thật ra chỉ là một. Chúng ta cũng nhớ lại trong chuyện Nữ Thần Kali, hình ảnh tia máu tuôn từ cái đầu bị Kali chặt đứt đặt trên mâm, chảy vào miệng của Kali. Cái đầu bị chặt cũng chính là đầu của Kali...
    Sau cuộc thế chiến, Krishna, cùng với muôn vàn sinh linh đã bỏ mình trong khói lửa, cũng phải kinh qua sự chết. Một mũi tên của một người đi săn lầm lẫn bắn trúng gót chân Ngài, như trong chuyện anh hùng Achille của huyền thoại Hy Lạp và chuyện Siegfried trong huyền thoại Đức. Thế là Krishna từ trần... Nhưng đó là chuyện về sau, chúng ta sẽ có dịp nhắc lại.
    Bây giờ xin đề nghị cùng quý bạn duyệt qua vài câu chuyện vui vui về nguồn gốc của các anh em Pandava và Kaurava.
    Đạo Sĩ (brahmane) Kavya Ushanas là tuyên úy của tập đoàn ác quỷ Asuras (A dục). Ông biết một phép thần thông có khả năng làm sống lại những ác quỷ bị giết trong các trận đụng độ với chư Thần. Điều này khiến các chiến dịch trừ quỷ dữ của chư Thần gặp trở ngại lớn lao (như trong chuyện Kali và Durga, xem kỳ trước). Chư Thần liền phái một điệp viên tên là Kacha, đến ăn cắp pháp môn bí mật của ngài tuyên úy nọ. Kacha giả trang làm một Đạo Sĩ tập sự, đến xin thọ giáo Kavya Ushanas. Rồi, như mọi điệp viên hào hoa phong nhã, chàng ?othả dê?o Devayani, con gái của Thày mình. Đám quỷ nghi ngờ Kacha và bắt anh ta giết đi rồi đem xác cho chó sói ăn. Không hại gì, vì đã có Devayani chạy đến khóc lóc đòi ông cha tuyên úy của mình phải dùng thần thông cứu Kacha sống lại. Úm ba la! Kacha rời bụng của bầy sói ráp lại hình hài đẹp trai như cũ! Đám quỷ lại giết Kacha, và lần này chặt xác anh ta thành thật nhiều mảnh, liệng xuống biển xâu. Cũng không sao, ông cha vợ tương lai lại «Úm Ba La» và Kacha lại phục sinh khỏe mạnh như trước. Đám quỷ rút kinh nghiệm và lần này sử sự tinh vi hơn. Chúng giết Kacha, lấy xác đốt thành tro, rồi lấy tro ấy cho Kavya Ushanas ăn. Vị tuyên úy bị đặt trước một khó khăn: nếu ông phục sinh cho Kacha, thì Kacha hiện nguyên hình hài ra khỏi bụng ông sẽ làm cho chính ông phải chết. Trước màn khóc lóc kêu nài của Devayani, Kavya Ushanas buộc cô phải chọn: hoặc cha mình hoặc tình nhân, chỉ một trong hai người được sống. Devayani, như mọi người đẹp, chọn... cả hai! Kavya Ushanas suy nghĩ... Có một cách! Ông truyền thụ cho Kacha ở trong bụng ông phép thần thông làm sống lại người chết, sau đó ông phục sinh cho Kacha, rồi đến phiên Kacha phục sinh lại cho ông. Thế là vui vẻ cả làng. Ngặt một nỗi, Kacha, chàng điệp viên hào hoa, đã làm xong sứ mạng, và phải trở về trình diện văn phòng Sở Tình Báo Thiên Quốc, với pháp môn phục sinh đã học được, để chư Thần tìm cách hóa giải. Khỏi nói là chàng không bao giờ chịu thành hôn với Devayani. Cô nàng giận dữ mắng chửi chàng điệp viên thậm tệ, với tất cả ngữ vựng phong phú của các người đẹp khi người tình vỗ cánh bay đi. Tuy nhiên, Kacha không thể bị nguyền rủa. Anh là một brahmane, cha anh là một vị Thần (tuy mẹ là phàm nhân). Devayani chỉ là con của một brahmane. Trong xã hội giai cấp của Ấn Độ, Devayani phải bị trừng trị. Kacha quyết định phạt nàng không bao giờ được thành hôn với một brahmane. Một hình phạt nhẹ nhàng nhưng rất thông minh, vì như thế, Devayani sẽ không còn có thể kỳ kèo chạy theo anh ta được nữa!
    YAYATI, CUỘC NGOẠI TÌNH BỊ ĐỔ BỂ
    Yayati, một vị Vua thuộc giai cấp chiến sĩ (Kshatrya ?" nguốn gốc của chữ «guerrier» trong tiếng Pháp) một hôm bắt gặp một cô gái té xuống giếng. Ông nhanh nhẹn chụp lấy tay phải của cô nàng và lôi được cô ta lên. Cô cho biết đã đưa tay phải cho Yayati nắm lấy nên nhất định đòi Yayati phải cưới cô ta! Việc người Pháp vẫn nói «xin bàn tay» của một phụ nữ để chỉ việc cầu hôn, có thể cùng chung nguồn gốc với tập tục này. Cô nàng nọ không ai khác hơn là Devayani. Cô tắm sông với Sharmishta, con gái của một vị Vua cũng thuộc giai cấp chiến sĩ. Một cơn gió, do Thần Indra gây nên, làm lẫn lộn quần áo của hai người. Sharmishta lấy lầm y phục của Devayani. Devayani đanh đá mắng chửi Sharmishta. Sharmishta nổi giận thộp cổ Devayani liệng xuống giếng. Yayati cứu Devayani, nhưng lại bị tiếng sét ái tình với Sharmishta. Devayani trả thù Sharmishta bằng cách buộc cô phải làm thị tỳ cho mình, vì Devayani là con gái của một brahmane, trong khi Sharmishta chỉ là con Vua. Yayati chộp lấy cơ hội «đấu tranh giai cấp» này, để tuyên bố không thể thành hôn với Devayani được vì ông cũng chỉ là một ông Vua thuộc giai cấp chiến sĩ không đủ tư cách để lấy con gái của một Đạo Sĩ brahmane. Ông brahmane tuyên úy Kavya Ushanas, cha của Devayani, can thiệp, niệm một thần chú thích nghi, và tuyên bố: «hôn nhân có thể được cử hành»! Chúng ta nhớ Devayani đã từng bị điệp viên Kacha rủa không được lấy chồng ở giai cấp brahmane... Thế là Yayati đành cưới Devayani, đồng thời giơ cả hai tay lẫn hai chân lên thề sẽ không bao giờ đụng đến Sharmishta. Và đương nhiên là chàng không giữ lời thề, tức tốc «đụng» Sharmishta, sanh ra ba người con, đem giấu rất kỹ. Đồng thời Yayati có hai con với Devayani. Một hôm, vợ chồng Yayati - Devayani và hai cậu quý tử đi dạo chơi trong một khu rừng thơ mộng. Có ba nhóc tì chạy chơi lang bang, nhìn thấy Yayati, mừng rỡ kêu lên: «Ba! Ba!» Thế là đổ bể. Ông Đạo Sĩ cha vợ phạt Yayati phải già đi tức khắc hàng trăm tuổi: rụng răng, lưng còng, tay chân run rẩy, v.v... Devayani và ông cha Đạo Sĩ thương hại chấp nhận cho Yayati một lối thoát: ông có thể chuyển tuổi già của ông sang một trong năm đứa con hiện diện. Tuy nhiên, không đứa nào chịu nhận lãnh sự già yếu của cha mình, trừ một người con của Sharmishta tên là Puru, nhưng chỉ trong thời hạn một ngàn năm. Thế là Yayati trở lại son trẻ như trước, sống 1000 năm khổ hạnh trong rừng sâu, rồi thâu lại tuổi già đã nhượng cho con mình, trước khi từ trần. Puru, người con ngoại hôn nhưng có hiếu, lên ngai vàng kế vị Yayati. Hậu duệ của Puru sau này cho ra các anh em Pandava và Kaurava. Nhưng đó chỉ là hình thức, như chúng ta sẽ thấy ở một đoạn sau.
    NÀNG CÔNG CHÚA HÔI MÙI CÁ
    Một núi đá yêu một giòng sông. Núi giữ sông lại, không cho chảy đi. Vasu, một vị Vua, đi ngang, đá văng ngọn núi và giải thoát giòng sông. Giòng sông mang thai, sanh một nàng tiên. Vasu lấy nàng tiên. Ngày nọ nàng tiên cho biết nàng đang ở trong thời gian thuận tiện, và muốn được gần Vasu. Vasu đang đi săn, nhận được thông điệp của vợ, liền sửa soạn về nhà. Nhưng, khổ nỗi, tổ tiên của Vasu lại ra lệnh đòi Vasu phải hoàn tất cuộc săn và đem thú săn được về tế lễ. Lệnh tổ tiên không thể cãi. Nhưng sự ham muốn đã ngập tràn con người Vasu. Thế là Vasu ********* trên một cái lá, trao lá ấy cho một chim ưng, dặn đem về cho vợ mình. Trên đường, chim ưng bị một con chim khác tấn công, làm rơi cái lá xuống một phụ lưu của sông Hằng. Một con cá nuốt tinh dịch của Vasu. Con cá ấy là một nàng tiên bị Brahma phạt phải đội lốt cá cho đến khi sanh được hai trẻ sanh đôi. Mười tháng sau, cá bị vướng lưới. Mổ bụng ra, có hai hài nhi, một nam một nữ. Cá hóa nàng tiên, cho biết đó là các con của Vasu. Hài nhi nam sau làm Vua. Hài nhi nữ tên là Satyavati sau trở thành một cô gái diễm kiều nhưng lại rất hôi mùi cá! Thân phụ nàng không chịu nổi mùi hôi, đem nàng tặng cho vị thủ lãnh dân chài trong vùng nhận làm con nuôi. Satyavati đánh cá với dân chài, sống đời bình dị cho đến khi một Đạo Sĩ say mê nhan sắc của nàng và đòi được gần nàng trên một cù lao. Satyavati từ chối, viện cớ có nhiều thuyền chài quanh đó. Đạo Sĩ vận dụng thần thông khiến một màn sương dầy dặc phủ quanh hai người. Satyavati đồng ý hiến thân cho Đạo Sĩ, với điều kiện ông phải làm cho nàng không còn hôi mùi cá nữa. Đạo Sĩ thỏa thuận, và xong việc, ra đi. Satyavati mang thai, sanh ra Vyasa, người sẽ kể chuyện Mahabharata cho vị Thần đầu voi Ganesh ghi lại. Tuy nhiên, cuộc đời tình ái của Satyavati chưa hết, và sẽ tiếp diễn với chuyện Shantanu.
  5. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    THẦN VỆ NỮ PHIÊN BẢN ẤN ĐỘ!
    Shantanu là hậu duệ của Puru người con ngoại hôn nhưng có hiếu của Yayati, anh chàng ăn vụng bị đổ bể đã nói ở trên. Buổi chiều nọ, Pratipa, thân phụ của Shantanu ngồi cầu nguyện bên bờ sông Hằng. Một vị nữ Thần hiện lên từ bọt nước, y hệt như nữ thần Aphro***e (Venus ?" Vệ Nữ) trong huyền thoại Hy Lạp-La Mã. Nàng đến ngồi trên đùi phải của nhà Vua và yêu cầu nhà Vua lấy nàng. Ông từ chối viện cớ đùi phải là chỗ ngồi của một nàng dâu chứ không phải của một người tình. Và ông chấp nhận để người con trai sẽ sanh ra của ông (là Shantanu), lấy nàng.
    Nữ thần chính là Ganga, Thần sông Hằng, một phần của búi tóc của Shiva, như chúng ta đã được biết trong phần một của loạt bài. Thật ra, đầu mối của câu chuyện bắt đầu từ trước đó ít lâu, khi Ganga đến triều kiến Brahma. Một cơn gió nổi lên làm tung váy của Ganga. Chư Thần và chư Tiên đều ngoảnh mặt nhìn sang chỗ khác, ngoại trừ Mahabhisha, một vị Vua mới thoát vòng luân hồi lên được cửa Trời. Mahabisha bị phạt phải đầu thai trở lại, nhưng xin được đầu thai làm... chồng Ganga! Một chủng tử dục vọng khởi lên là biển dục tràn dâng không gì ngăn nổi vậy. Mahabisha đầu thai làm con Pratika, tức Shantanu, vị hoàng tử đã được hứa hôn với Ganga. Đồng thời, sẵn dịp xuống dương trần, Ganga cũng hứa giúp cho bảy vị Thần bị tội phải đi đầu thai, sớm được siêu thoát. Phương thức được thỏa thuận là: Ganga sẽ cho các vị này mượn tử cung của mình để đầu thai, và sẽ giết họ đi ngay khi mới sanh. Một người con cuối cùng sẽ không bị giết để đánh dấu cuộc tình tương lai với Shantanu, nhưng người con ấy sẽ không có hậu duệ.
    Mọi chuyện được an bài ổn thỏa. Shantanu lớn lên, đi dạo bên bờ sông Hằng, thấy một Nữ Thần tuyệt đẹp hiện lên từ bọt nước (Venus!), yêu nàng như điếu đổ, v.v... Ganga đặt một điều kiện là Shantanu không được thắc mắc hay phản đối trước bất kỳ việc gì nàng làm. Như dự liệu, Ganga mang thai, sanh con và giết ngay đứa trẻ sơ sinh, rồi vứt nó xuống sông mà nói: «Đây, ta làm phúc cho ngươi!» Bảy lần như vậy. Shantanu không dám thắc mắc, phản đối. Đến lần thứ tám, ông không chịu đựng nổi nữa, và kêu lên: «đừng giết con của chúng ta!» Ganga tuyên bố đứa trẻ sẽ sống nhưng Shantanu đã bội ước, nên nàng phải đem con quay về Trời. Đứa bé tên là Bishma, một nhân vật toàn hảo, mang những đức tính tốt nhất của bảy vị Thần đã được Ganga giúp. Bishma ở với mẹ một thời gian rồi quay về sống với cha. Bishma sẽ là vị Tướng Tổng Tư Lệnh của quân đội Kaurava sau này.
    Shantanu ở lại dương trần một mình, và ít lâu sau, mê Satyavati, cô công chúa hôi mùi cá nay đã trở thành thơm. Tuy nhiên, cha nuôi của Satyavati, tức người thủ lãnh ngư phủ, không chịu gả cô nàng cho Shantanu. Lý do, Shantanu đã có người thừa kế. Ông ngư phủ nọ muốn con của Satyavati sau này sẽ trở thành Vua, chứ không mãi mãi là loại thứ dân «trên răng dưới dế» như ông. Shantanu giao cho Bishma đi thương lượng xem có thể thỏa hiệp được cách nào hay không ? Ở đây chúng ta thấy một trường hợp thường dân làm khó dễ Vua Chúa... Bishma là bậc đại hiếu. Ông chấp nhận từ bỏ quyền thừa kế để con của Satyavati được làm Vua kế ngôi cha mình. Ngư phủ vẫn không chịu, và đòi Bishma phải thề sẽ không có con để chắc chắn sau này không có vấn đề tranh dành với hậu duệ của Satyavati. Bishma thương cha, nên cũng nhận lời. Thế là một cách vô tình, ông đã thực thi lời giao ước của Ganga, mẹ ông, với bảy vị Thần bị phạt đi đầu thai đã như đã nói ở trên: đứa con thứ tám, là ông, sẽ không bị giết, nhưng không được có con. Bishma được chư Thần tán dương, cho muôn ngàn cánh hoa rơi xuống quanh ông, và cho ông được đặc quyền muốn chết lúc nào cũng được, đồng thời có thể chọn kẻ sẽ giết mình. Chúng ta cũng nhận ra mưu trí của Shantanu, đẩy Bishma đi thương lượng việc hôn nhân của mình để Bishma «tự giác» hy sinh mà không cần mình phải đòi hỏi!
    NGƯỜI ĐÀN BÀ TRỞ THÀNH ĐÀN ÔNG
    Rốt cuộc Shantanu và Satyavati lấy nhau, sanh ra hai người con. Cậu thứ nhất kế ngôi Vua của cha mình nhưng đi đánh giặc bị giết chết. Hoàng tử em kế vị lúc còn thơ ấu, Bishma phải làm Phụ Chánh. Ông rất lo lắng về việc kế thừa giòng dõi của cha mình, nên khi nghe nói Vua Kashi có ba cô con gái đẹp, ông liền nhảy lên chiến xa đi tìm vợ cho cậu vua em. Đàn bà đẹp được coi như có nhiều hy vọng có con hơn đàn bà xấu. Truyền thuyết tin tưởng như vậy, và gần đây có vài thống kê khoa học cũng xác nhận điều này. Bishma đến vương quốc của Kashi, nhằm lúc vị Vua này tập hợp các vị quân vương để chọn chồng cho ba cô con gái: Amba và hai cô khác. Bishma tuyên bố ông sẽ đem cả ba cô về cho em ông, bất chấp ý kiến của các đương sự, của gia đình họ cũng như của các vị Vua hiện diện! Nói là làm, Bishma tải ba cô công chúa lên chiến xa và quất roi chạy thẳng một mạch về nhà. Các Vua đuổi theo, nhưng đánh không nổi Bishma. Một anh cù nhầy nhứt định đòi đấu tay đôi với Bishma tên là Shalva. Bishma hạ sát ngựa và người đánh xe của anh nhưng phục sự dũng cảm nên tha cho anh ta sống. Sau này công chúa Amba cho biết anh chàng nọ chính là người yêu của nàng. Bishma thấy thế bèn không cưỡng hôn cô nàng với em mình nữa. Amba trở lại với Shalva, nhưng bị Shalva ghen tuông ruồng bỏ. Nàng muốn về với Bishma, nhưng đương nhiên là cũng bị Bishma từ chối. Cô nàng tức giận tự thiêu, và thề sẽ giết Bishma để trả thù duyên phận lỡ làng. Sau cô đầu thai và nhờ người cho mượn ********* để thành đàn ông! Sau đó, trong trận thế chiến, Bishma sẽ chấp nhận để cô giết ông một cách thảm khốc. Xin nhắc lại là Bishma có đặc quyền được chọn người giết mình. Thế là, Bishma, con người rất mực đạo đức, chỉ cần sử sự ngang tàng một lần duy nhất cũng đủ để đem lại hậu quả vô cùng tai hại cho cuộc đời mình
  6. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    VUA MÙ VÀ VUA BẠCH TẠNG RA ĐỜI
    Hai cô công chúa em của Amba được gả cho chú bé Vua em của Bishma. Mần ăn sao đó, chỉ ít lâu sau, cậu này kiệt sức chết. Mẫu Hoàng Satyavati đòi Bishma phải lấy hai bà hoàng góa bụa để nối dõi tông đường. Bishma khước từ vì đã thề không có con khi đi hỏi Satyavati cho phụ thân mình. Thấy thế mẫu hoàng mới thố lộ câu chuyện bà đã có một người con với vị Đạo Sĩ và ông đã hóa phép cho bà không còn hôi mùi cá. Người con ấy là Vyasa, tác giả chuyện Mahabharata, hiện là một nhà khổ tu sống trong rừng sâu hẻo lánh. Vyasa linh cảm mẹ ông cần đến ông nên lò mò đến. Ông liền được giao cho công tác tức tốc ******** với hai bà Hoàng Hậu góa mà Bishma đã tải về bằng chiến xa, để lưu truyền nòi giống. Luật lệ cho rằng trong trường hợp này các đứa con sanh ra sẽ thuộc giòng giõi người quá cố. Ngặt một nỗi là Vyasa, như các nhà khổ tu, rất hôi hám, râu tóc bờm sờm, quần áo rách rưới, không mấy gì hấp dẫn ! Bà Hoàng thứ nhất nhắm tịt mắt lại khi ăn nằm với ông. Kết quả: sanh ra ông Vua Mù, cha của 100 anh em Kaurava. Bà Hoàng thứ hai thấy ông nhảy lên giường mình thì mặt tái nhợt đi. Kết quả: sanh ra ông Vua Mặt Trắng Pandu, cha của năm anh em Pandava. Vyasa tình nguyện tái công tác thêm lần nữa với bà Hoàng số một, vì ông biết con bà sẽ bị mù, nên trên nguyên tắc không thể làm Vua. Tuy nhiên, vào phút chót, bà để cho một tỳ nữ thay mình làm việc chăn gối với Vyasa. Nữ tỳ chấp hành tốt đẹp, nên sanh ra Vidura, hoàn toàn khỏe mạnh, không bị khuyết tật như hai người trước, nhưng không được chấp nhận vào quý tộc. Có thuyết cho rằng Vidura chính là Thần Dharma (Pháp Thần) hóa sanh, do bị tội vì đã trừng trị một Đạo Sĩ bằng một hình phạt quá nặng đối với lầm lỗi của ông.
    CẢ MỘT KẾ HOẠCH!
    Như quý bạn đã nhận ra: Vua Mù và Vua Bạch Tạng Pandu chính là hai anh em cùng cha khác mẹ. Các con của họ tức năm anh em Pandava và 100 anh em Kaurava, là những anh em họ. Tất cả đều đã từng chung sống, vui đùa, ăn học, v.v... trong cùng một tòa lâu đài trong suốt tuổi niên thiếu của họ. Vì sao có sự xích mích trầm trọng đến độ phải nổi lên một cuộc thế chiến nguyên tử tàn khốc tiêu diệt tất cả, để chỉ còn một người duy nhất sống sót? Chúng ta sẽ bàn đến chuyện này trong bài viết sau.
    Tạm thời, xin cùng quý bạn nhận xét rằng: để cho các phe lâm chiến, Kaurava và Pandava, được hiện hữu, đã phải xảy ra biết bao nhiêu là câu chuyện tròng tréo phức tạp, bao nhiêu biến cố rắc rối quanh co, tuy có vẻ «tình cờ,» nhưng đàng sau lại tiềm ẩn bàn tay «lông lá» của các vị Thần. Chúng ta hẳn chưa quên là nguồn gốc của cuộc chiến tranh chính là sự kiện nhân loại đã trở thành quá đông đúc, tuyệt đối cần phải làm giảm nhân số. Chư Thần đã thỏa thuận với nhau để làm việc này, và những lắt léo phức tạp đưa đến chiến tranh đều không nằm ngoài một kế hoạch chu đáo đã được các Ngài định sẵn.
    Ngày nay, vấn đề được nêu lên trong Mahabharata có thể trở thành thời sự. Thật vậy, Thần Đất thở than là gì ở thời đại chúng ta, nếu không phải là một cách diễn dịch sự tàn phá môi trường địa cầu, sự lãng phí khủng khiếp tài nguyên thiên nhiên mà trái đất đã phải mất nhiều triệu năm để tích tụ thành? Trữ lượng dầu hỏa chỉ còn 40 năm, khí đốt 70 năm, uranium 55 năm. Hàng năm diện tích rừng bị phá hủy rộng bằng gần nửa diện tích của nước Việt Nam và mỗi ngày từ 100 đến 300 giống sinh vật biến mất trên mặt địa cầu... Rồi, khi tài nguyên khiếm hụt đồng thời nhân số loài người lại gia tăng, thì sự tranh dành tài nguyên ắt cũng phải trở thành gay gắt. Từ tranh dành tài nguyên đến chiến tranh, cục bộ rồi toàn diện, chỉ là một bước nhỏ. Bước nhỏ ấy lại thường được khuyến khích bởi một số trào lưu tôn giáo. Thánh chiến thường được xây dựng trên quyền lợi kinh tế. Người nghèo được «chư Thần» khuyến khích đứng lên tấn công các nước giàu bị hóa trang thành quỷ dữ. Khi niềm hy vọng phát triển không còn là một viễn tượng thực tế, thì người nghèo không ngần ngại lao vào phiêu lưu, vào đấu tranh lãng mạn, vào lý lẽ hủy diệt của chủ nghĩa Hư Vô... Ở phía bên kia lằn ranh, người giàu càng ngày càng sống trong lo sợ, càng phải xây cao hơn nữa những bức tường che chở sự phú hữu thừa mứa của mình. Rồi, một ngày kia, khi đám dân nghèo chầu chực bên ngoài trở nên quá đe dọa, thì «chư Thần» sẽ thì thầm vào tai họ: «các anh đã làm hết cách để tiêu diệt nạn nghèo đói, nhưng không thành công, nay chỉ còn một giải pháp...» Giải pháp nào thưa Quý Ngài? Hay là... tiêu diệt những người nghèo đói?
    Thế là những anh em cùng chơi đùa, ăn ngủ, học tập với nhau trong cùng một khu vườn, sẽ quên đi tình huynh đệ, mà quay sang đánh giết hủy diệt nhau, như chương trình đã được «chư thần» quy định. Như Thượng Đế đã an bài...
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    ui mệt quá, bài này là bài mới viết nên tác giả chưa viết xong. Có một số đọan ...ghê ghê, nên tớ cắt [​IMG] Đọc cũng hay chứ nhỉ? Nhưng khó nhớ quá. [​IMG]
  8. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Thank bạn SS , mấy tấm ảnh bạn chụp B''''lore làm mình nhớ B''''lore quá...
    Mai tớ sẽ post 1 số pix về B''lore hồi tớ còn ở đó,
    Được Tasti sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 05/04/2006
  9. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Tasti có cái ảnh nào về Blore thì post hết lên nhé. SS chỉ ở Blore có mấy hôm nên chẳng đi được nhiều, chẳng chụp được cái ảnh nào đẹp cả (mặc dù đã đến Blore 2 lần cơ đấy). Suốt ngày chỉ toàn lượn lờ shopping với lại ăn uống
  10. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
     
    World''s tallest Hindu statue in Malaysia
    Malaysia has unveiled a 140-ft Lord Murugan statue, claimed to be the tallest standing idol in the world of the Hindu deity.An estimated 100,000 ethnic Indian Hindus watched as a helicopter showered flowers over the gold-painted, 42.7-meter (141-foot) statue on Sunday at the foot of a hill outcrop that houses Malaysia`s famous Batu ****s, just outside Kuala Lumpur.The statue, built by 15 sculptors from India for over three years, was unveiled by Malaysiâ?Ts Works Minister and the Malaysian Indian Congress President S Samy Vellu at the Sri Subramaniar Temple in Batu ****s here yesterday. The statue, at the foothill of the temple is made up of 1,550 cubic metres of concrete, 250 tonnes of steel bars and 300 litres of gold paint brought in from Thailand, according to Kuala Lumpur-based media reports today. It has been built at an estimated cost of 666,215 dollars.Sri Subramaniar Temple officials said they plan to seek an entry into the Guinness Book of World Records as the tallest Lord Murugan statue in the world.The Batu ****s Temple is the most popular Hindu shrines in Malaysia, which was discovered in 1892, 13 km north of Kuala Lumpur. Lord Murugan, the son of Shiva nad Parvati, is one of the divine powers in the Hindu pantheon of Gods. More than a million Malaysian Hindus celebrate Thaipusam at the three ****s in the limestone hill every year, climbing 272 steps.Thaipusam falls on a full moon day in the auspicious 10th Tamil month when the constellation of Pusam, the star of well-being, rises over the eastern horizon.[​IMG][​IMG][​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này