1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào (tầng 2 - nhà mới)

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi summer_snow, 12/01/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Mọi người ơi, tớ vẫn lượn qua nhà đều đều, nhưng thấy "vười không nhà trống". nói thật tớ cũng lười khi thấy không có ai vào hết.
    Tớ đóan chắc bạn của bạn tên, Chetan Kumar, y chang tên anh của bạn tớ, cũng Chetan Kumar.
    Kể tiếp đi bạn, nghe hay lắm, hình như hai bạn có vẻ thân với nhau nhỉ. Hai bạn có ở chung phòng không?
    À bạn nói qua lý lịch trích ngang của bạn cái haha cho bọn tớ biết với.
  2. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    VH trở lại rồi à, lâu lắm không gặp VH, bỗng thấy nhớ
  3. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    mà mọi người ơi, chúng ta bàn chuyện VH với TY người Ấn Độ của VH đi.
    Tớ thấy VH mết anh chàng đó lắm rồi.
    Tớ nghĩ là khi VH sang Ấn Độ học đi, cùng là đi du học, Nga hay Ấn Độ cũng thế thôi mà
  4. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Azim Premji: Bill Gates của Ấn Độ
    00:07:23, 15/08/2005


    Azim Premji - ông vua phần mềm của Ấn Độ - Ảnh: Hindu Business Line
    Đó là một trong những thương gia thành công nhất thế giới - được xem là Bill Gates của Ấn Độ sau khi biến công ty kinh doanh rau quả của cha mình, Wipro, thành một tập đoàn công nghệ thông tin (IT) đa quốc gia.
    Một con người cần mẫn
    4 giờ 30 sáng, ngôi nhà rộng lớn của A.Premji tại thành phố Bangalore, miền Nam Ấn Độ đã sáng đèn. Ông chủ 60 tuổi của tập đoàn cung cấp dịch vụ phần mềm Wipro thức dậy, pha một cốc cà phê và đến bàn làm việc để gửi e-mail cho các giám đốc công ty trên toàn cầu, đề cập đến mọi vấn đề, từ địa lý, chính trị cho đến các hợp đồng. Đến 7 giờ, Premji đi bộ khoảng 250m đến văn phòng làm việc của mình ở "đại bản doanh" Wipro rộng 5 hecta. Tại đây, ông dùng điểm tâm với một số khách hàng hoặc quan chức chính phủ, sau đó bắt tay vào giải quyết một núi công việc của tập đoàn. Thông thường, Premji kết thúc ngày làm việc của mình trên một chuyến bay đêm đến Bombay, San Francisco, London hay bất cứ nơi nào mà cộng sự của ông cần sự hỗ trợ. Ngày lại ngày, năm này qua năm nọ, lộ trình làm việc của ông vẫn cứ diễn tiến với mật độ dày đặc như vậy. Thế nhưng, bầu nhiệt huyết làm việc vẫn cứ chảy như suối nguồn trong con người thương gia này.
    Tỉ phú giàu nhất Ấn Độ
    Premji sinh ngày 24/7/1945. Ông bắt đầu tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình vào năm 21 tuổi sau khi cha ông qua đời. Những gì học được ở Đại học Standford (Mỹ) nhanh chóng được Premji đem áp dụng vào công việc kinh doanh rau quả có tổng vốn 2 triệu USD của gia đình. Premji bắt tay vào việc chuyên nghiệp hóa công ty, thuê toàn chuyên gia quản trị kinh doanh và để họ tự điều hành công việc của mình. Dần dần, ông lấn sang lĩnh vực kinh doanh xà phòng, cạnh tranh với những tập đoàn lớn ở Ấn Độ như Hindustan Lever. Cơ may đến với Premji vào năm 1977 khi tập đoàn máy tính khổng lồ IBM bị sức ép ra khỏi thị trường Ấn Độ. Không bỏ lỡ cơ hội, Premji nhảy sang nghiên cứu lĩnh vực IT. Đến năm 1979, ông bắt đầu mày mò nghiên cứu chế tạo máy tính để rồi 2 năm sau tung chiếc máy vi tính đầu tiên của Wipro ra thị trường. Wipro nhanh chóng trở thành nhà sản xuất máy vi tính bán chạy nhất Ấn Độ trong suốt 2 thập niên. Năm 1984, Wipro tấn công vào lĩnh vực phần mềm. Tuy nhiên, ông đã nếm mùi thất bại ngay lần đầu tiên nhưng nhờ đó biết được thế nào là thế giới phần mềm để rồi phát triển Wipro trở thành một tập đoàn cung cấp dịch vụ phần mềm lớn mạnh như hiện nay với tổng số vốn 12 tỉ USD. Kinh doanh phần mềm hiện chiếm 85% lợi nhuận của Wipro. Với gia sản khoảng 6,7 tỉ USD, Premji là tỷ phú giàu nhất Ấn Độ và cũng là một trong những người giàu nhất hành tinh.
    Không biết xài sang
    Tuy đứng trong câu lạc bộ tỉ phú nhưng Premji sống khá giản dị và căn cơ. Ông không có máy bay riêng hay xe hơi bóng lộn. Chiếc xe ông thường dùng là Ford Escort 1996 và chỉ mới đổi sang chiếc Toyota Corolla vào đầu năm 2005. Khi đi công tác xa, nhà tỉ phú Ấn Độ chỉ dùng máy bay thương mại, ở khách sạn 3 sao và tự giặt đồ lấy. Ông hiếm khi xuất hiện ở những bữa yến tiệc với các đại gia IT mà thay vào đó, ông đi chinh phục các đỉnh núi ở Bangalore. Văn phòng làm việc của Premji tại trụ sở Wipro được thiết kế đơn giản và trên bàn làm việc của ông chỉ có một chiếc máy tính xách tay. Thế nhưng, Premji lại là một nhà từ thiện khá hào phóng. Từ năm 2001, ông thành lập quỹ tài trợ mang tên ông để giúp xây dựng trường học, tặng học bổng cho các trẻ em nghèo Ấn Độ.
    Với những thành tích đáng nể trên, Premji đã được tuần san Asiaweek bầu chọn là một trong 20 người quyền lực nhất thế giới năm 2000. Ông cũng nằm trong top 50 người giàu nhất hành tinh từ năm 2001-2003 do tạp chí Forbes bình chọn. Năm 2004, ông có trong danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Times. Dưới sự lãnh đạo của ông, Wipro trở thành một trong những tập đoàn IT lớn nhất Ấn Độ và lọt vào bảng xếp hạng 100 tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới.
    Châu Yên
    (Theo Businessweek, Indian Express)

  5. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0

    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2006/04/3B9E85F5/
    Thứ hai, 10/4/2006, 14:45 GMT+7

    Dân Ấn Độ săn hàng hiệu
    Natasha Chaudhi, 30 tuổi, chạy theo các sản phẩm cao cấp giống như người thợ săn háo hức theo con mồi trong khu rừng hoang dã. Thành quả trong công cuộc săn đuổi của cô là vô số túi Louis Vuitton, Prada, kính Gucci cùng quần áo, giày dép hàng hiệu.

    Một buổi trình diễn thời trang ở New Dehli. (Time)
    Sở hữu 3 nhà hàng ở thành phố Bombay và Goa, hai cửa hiệu thời trang ở New Dehli, Chaudhi không thiếu tiền và giờ đây cô không phải ra nước ngoài để mua đồ. Chẳng hạn như Jimmy Choo - hãng giày danh tiếng - dự kiến sẽ mở cơ sở bán hàng đầu tiên của họ ở Ấn Độ.
    "Thật tuyệt vời vì giờ đây Ấn Độ đã trở thành một thị trường lớn tiêu thụ hàng hiệu. Giới thượng lưu ở đây rất sính thời trang", Chaudhi nói. "Chúng tôi thích các nhãn hiệu danh tiếng".
    Những nhà sản xuất hàng cao cấp cũng yêu Ấn Độ. Jimmy Choo và Gucci là nhãn hiệu mới nhất nhắm tới thị trường đang ngày một tăng trưởng này. Tháng 10 năm ngoái, Chanel quảng bá sản phẩm của họ bằng việc tổ chức một buổi trình diễn thời trang cao cấp tại khách sạn Imperial ở New Dehli. Cũng trong tháng đó, Swatch Group giới thiệu đồng hồ đeo tay Breguet - giá trung bình mỗi chiếc là 30.000 USD - vào Ấn Độ.
    Hồi tháng giêng năm nay, chính phủ Ấn Độ đã cho phép các thương gia nước ngoài nắm 51% cổ phần trong những doanh nghiệp sở hữu các cửa hàng chuyên bán sản phẩm của một hãng. Động thái này dự kiến sẽ thúc đẩy những nhãn hiệu như Nike và Cartier tung ra sản phẩm bán tại những cửa hàng chuyên biệt. "Tôi rất lạc quan về Ấn Độ", Xavier Bertand - giám đốc điều hành Chanel ở Ấn Độ - cho biết.
    Tình hình này thay đổi hoàn toàn so với vài năm trước. Lúc đó, không có nhiều nhà kinh doanh hàng cao cấp quan tâm tới quốc gia Nam Á. Họ thất vọng vì tình trạng nghèo đói và môi trường bán hàng dày đặc các cửa hàng quần áo nhỏ. Số ít cơ sở bán hàng cao cấp hoạt động thầm lặng trong các khách sạn năm sao. Họ không còn sự lựa chọn nào khác.
    Kể cả lúc Ấn Độ đang trong thời gian phát triển các khu mua sắm, họ vẫn thiếu chỗ dành cho các trung tâm chuyên bán hàng hiệu.
    "Do đó, kế hoạch quảng bá sản phẩm của chúng tôi chú trọng hơn tới Hàng Châu và Đại Liên - hai thành phố tầm trung của Trung Quốc", Ravi Thakran - đại diện cho nhóm các sản phẩm của Louis Vuitton, Fendi, Givenchy ở Nam Á - cho biết.
    Giờ đây, mọi thứ đang dần thay đổi. Việc Ấn Độ vươn lên là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh đã tạo ra một lượng lớn khách hàng giàu có. Năm ngoái, trung bình tiền lương của người dân ở đây tăng 14% (đối với những người làm trong ngành công nghệ thông tin là 18%). Đây là mức tăng lương cao nhất ở châu Á. Ở quốc gia này, có khoảng 1,6 triệu hộ gia đình chi trung bình 9.000 USD cho hàng cao cấp.
    "Thu nhập ngày càng cao kết hợp với việc thường xuyên được tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua du lịch hay Internet, thái độ đối với tiền bạc của người Ấn Độ cũng đổi khác. Họ không còn tâm lý tiết kiệm nữa", Thakran nói. "Những loại hàng được tiêu thụ đang chuyển dần từ những thứ thiết yếu sang hàng xa xỉ để tận hưởng cuộc sống".
    Thanh niên nhà giàu Ấn Độ ngày càng bắt kịp những người bạn Âu, Mỹ. "Tiền của họ được tiêu vào những thứ hàng hóa cao cấp như một cây son môi Chanel, dây thắt lưng Fendi hay khăn choàng của Hermès", Priya Sunder - chuyên gia tư vấn đầu tư - cho biết.
    Những nhãn hiệu thâm nhập thị trường Ấn Độ từ trước ngày càng kinh doanh thành công. Nhà sản xuất đồng hồ Tag Heuer trong ba năm qua, trung bình mức tăng trưởng ở thị trường Ấn Độ là 40%. Họ còn có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh từ 80 tới 120 cửa hàng trong năm 2006. Jimmy Choo cũng có ý định mở 10 cửa hiệu bán giày ở đây tới năm 2011. Cửa hiệu đầu tiên sẽ khai trương ở New Dehli vào cuối năm 2007.
    Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất đồ cao cấp cho biết công việc kinh doanh của họ ở Ấn Độ phát triển chậm hơn so với những thị trường mới nổi khác như Trung Quốc. Một nguyên nhân đó là vì Ấn Độ đánh thuế quá cao lên các hàng nhập khẩu cao cấp.
    "Nếu sản phẩm của chúng tôi ở đây đắt hơn bình thường thì làm sao chúng tôi có thể kinh doanh được", một nhà sản xuất hàng hiệu ở London cho biết. "Ấn Độ có lẽ vẫn chưa sẵn sàng mở cửa đối với loại hình sản phẩm này song nếu điều đó thay đổi chúng tôi sẽ mang sản phẩm tới đây".
    Đến lúc đó, thị trường Ấn Độ sẽ rất nhộn nhịp.
    Hôm trước đêm giao thừa, Tag Heuer tổ chức một buổi tiệc kéo dài suốt đêm cho khách hàng thường xuyên của họ ở thành phố Goa. Khoảng 400 người trong giới thượng lưu Ấn Độ tới đây uống champagne, xem ngôi sao Bollywood Shah Rukh Khan chơi bóng chuyền và một cuộc thi áo tắm.
    "Ấn Độ đang phát triển rất nhanh", Khan nói. "Mọi người đều muốn mang trên mình những thứ khiến người khác phải ganh tị".
    Hải Ninh (theo Time)

  6. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 6/4/2006, 14:40 GMT+7

    Nhà giàu Ấn Độ khát xe hơi
    Trên con đường cao tốc tối tăm ở thành phố Visakhapatnam, phòng trưng bày ôtô sáng bừng trong đêm như một rạp hát. Bên trong: đèn sáng choang, sàn nhà trắng tinh, cửa sổ quá cỡ, trần nhà cao và poster những khách hàng rạng rỡ.

    Một phụ nữ đi ngang qua tấm biển quảng cáo ôtô ở New Delhi, Ấn Độ. (AFP)
    Đối với Ram Reddy, 36 tuổi, giá xe là khá hợp lý và anh quyết định mua chiếc xe thứ năm cho gia đình.
    Reddy và anh trai anh đã có một chiếc "cho lũ trẻ", hai chiếc "cho các quý bà". Và giờ họ quyết định mua thêm chiếc Toyota Innova to như một chiếc thuyền với giá bán lẻ là 23.000 USD, bằng 46 lần thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của người dân Ấn.
    Innova là vật trang trí của giới lắm tiền Ấn Độ, một thứ được các ngôi sao tán dương cũng như nhiều sản phẩm khác trong xã hội Ấn Độ ngày nay.
    50 năm sau khi Ấn Độ chuyển đổi từ kinh tế nhà nước sang thị trường tự do, văn hoá tiêu thụ nổi lên, người ta hối hả kiếm tiền, vung tay tiêu xài. Cơn khát hàng hoá đã trở thành động cơ quan trọng cho nền kinh tế vẫn chập chạp trong hoạt động xuất khẩu này. Các chương trình quảng cáo, các bài báo nói về sự giàu sang xuất hiện dày đặc đến mức người ta dễ dàng quên đi rằng Ấn Độ vẫn là quốc gia có số người nghèo cao nhất thế giới.
    Tuy nhiên, giai cấp trung lưu Ấn Độ đã lên đến 250 triệu người trong thập kỷ qua và số người thượng lưu cũng tăng lên nhanh chóng. Sau nhiều thập kỷ thiếu thốn hàng hoá, khi mà chiếc tủ lạnh thường được đặt tại vị trí trang trọng trong phòng khách, giờ đây người dân Ấn Độ có nhiều thứ để bỏ tiền ra: điện thoại di động, điều hoà nhiệt độ, máy giặt, Botox, sushi, túi Louis Vuitton và có thể cả biểu tượng cao nhất nữa, đó là ôtô.
    Ấn Độ đã trở thành một trong những thị trường ôtô phát triển nhanh nhất thế giới với khoảng một triệu chiếc được bán mỗi năm. Tại nước này từng chỉ có hai loại xe: Fiat và Ambassador, nhưng giờ đây, trên đường phố ngập tràn đủ loại, từ những chiếc xe đơn giản được sản xuất trong nước như Marutis cho đến Rolls-Royce.
    Người Ấn đang khám phá tự do, không gian riêng tư và đặc quyền, tốc độ và vị thế trong những chiếc xe hơi. Các phòng trưng bày ôtô được coi như những ngôi đền của chủ nghĩa tiêu thụ ở đây và ôtô chính là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân.
    Phòng trưng bày của Toyota mới mở cách đây vài tháng ngay bên một con đường cao tốc tại ngoại ô Visakhapatnam. Đây hoá ra lại là một vị trí rất đẹp vì khách hàng có thể đi thử xe luôn.
    Rất nhiều người trong số 1 triệu dân của thành phố này được Sastry Prakky, giám đốc bán hàng và marketing, gọi là ?obọn nhà giàu bẩn thỉu?. Được đặt tên theo Visakha, thần dũng cảm, thành phố Visakhapatnam nhìn ra vịnh Bengal ở bang Andhra Pradesh. Thành phố này có một trong những cảng lớn nhất Ấn Độ và nằm ở khu vực phát triển nhanh tại miền nam.
    Đối với người dân tại đây, những năm thiếu thốn đã qua rồi. Cảm giác này cũng ăn sâu vào vùng nông thôn, nơi các chàng trai trẻ cưỡi những chiếc xe máy màu vàng có những cái tên mỹ miều như ?oTham vọng? hay ?oGiấc mơ trở thành triệu phú?.
    Giờ đây người ta muốn tiêu tiền và tận hưởng?, Prakky nói. ?oAi ai cũng muốn được lên đời: người đi xe đạp muốn có xe máy, người có xe máy muốn có ôtô và người có ôtô rồi lại muốn có ôtô xịn hơn?.
    Prakky kiểm tra bộ hồ sơ mua xe, trong đó khoản tiền đặt cược là 180.000 rupee hay 4.000 USD và mang đến cho tổng giám đốc C. Sudhaker. Theo vị tổng giám đốc này, một chiếc xe xịn chính là vật thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp và nỗi khát khao được công nhận trong xã hội.
    Nỗi khao khát đó được trưng bày trong các showroom khác dọc con đường cao tốc này.
    ?oĐời là mấy tý?, Sanganagouda Patil, một chính trị gia và cũng là một địa chủ, giải thích tại sao cứ hai năm một lần ông mua xe mới khi đang ngắm nghía một chiếc Toyota. Các VIP là phải đi xe xịn, ông nói, cho dù những con đường gần quận ông ở chưa được tốt lắm.
    Mạng lưới đường sắt của Ấn Độ được xây dựng từ thời thực dân Anh nhưng nó thể hiện chủ nghĩa bình quân tại đất nước này. Giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, tất cả đều chen chúc tại các nhà ga đông đúc, hỗn loạn và nhồi nhét trên những toa tàu giống hệt nhau.
    Tuy nhiên, những chiếc ôtô thể hiện sự thoải mái mà tiền của mang lại. Xã hội Ấn Độ lâu nay vốn chú trọng đến trách nhiệm hơn là sự công nhận quyền riêng tư. Nhưng phong tục đó giờ đây đang thay đổi.
    ?o20 năm trước, có được một chiếc ôtô quả là một thành tựu?, thiếu tướng B.C. Khanduri, cựu bộ trưởng giao thông đường bộ từ năm 2000 đến năm 2004, cho biết. ?oHàng xa xỉ giờ đây lại là đồ thiết yếu. Và bọn trẻ quan tâm đến việc kiếm tiền cho bản thân hơn là chăm lo cho cha mẹ. Hệ thống giá trị đang thay đổi và chúng ta đang dần bước sang giai đoạn ai ai cũng chỉ lo cho bản thân mình?, ông nói.
    Cơn sốt xe hơi ở đây bắt nguồn một phần nhờ công nghệ quảng cáo đến từng người dân, những người lớn lên mà chưa hề biết đến trò tiếp thị.
    Các nhân viên bán hàng của Toyota ở đây rất hăng. Họ tiếp cận cả những người đi dạo trên bờ biển và những người đi mua sắm. Họ nhắm đến những người mua xe vào năm 2002 và thuyết phục những người này rằng đã đến lúc đổi xe mới. Nhờ có lãi suất thấp dành cho các khoản vay để mua ôtô, họ đã học cách tạo ra lòng ham muốn cho khách hàng tiềm năng.
    ?oNếu ai đó le lói khao khát có ôtô, chúng tôi sẽ đổ thêm dầu để nó bùng lên thành lửa?, vị giám đốc bán hàng Prakky quả quyết.
    Ngọc Sơn (theo IHT)




  7. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Thứ ba, 4/4/2006, 08:33 GMT+7

    Đẻ mướn ở Ấn Độ
    Mang thai 8 tháng, trông Reshma không có gì đặc biệt so với các sản phụ khác. Điều đặc biệt là đứa bé không phải con của cô, và sau khi nó ra đời Reshma sẽ nhận được 2.800 USD tiền công.
    Đứa bé sẽ được trao cho cha mẹ sinh học của nó, là một cặp vợ chồng người Ấn không thể đẻ con sống ở London. Mức tiền công mang thai nói trên được cho là cao so với mức sống ở Ấn Độ.
    "Tôi có hai đứa con bầu bĩnh", Reshma nói và cho biết cô không nêu tên thật vì sợ hàng xóm khinh bỉ. "Đôi vợ chồng đó chẳng có đứa con nào. Hãy tưởng tượng xem họ sẽ hạnh phúc biết bao với đứa bé này".
    Năm ngoái, đôi vợ chồng kia đã bay từ London tới một thị trấn nhỏ và bụi bặm này để tìm một người mang thai hộ. Họ hòa vào dòng người nước ngoài không con ngày càng đông đúc, đến Ấn Độ vì đây là nước có ngành du lịch y tế hàng đầu thế giới, chi phí thấp, bác sĩ giỏi và hệ thống pháp lý dễ dàng.
    Ngành đẻ mướn ước tính có doanh thu 449 triệu USD, và số ca mang thai hộ đã tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm qua, theo tính toán của báo chí địa phương.
    Giá rẻ là một trong những nguyên nhân chính khiến các đôi vợ chồng phương tây kéo đến Ấn tìm người đẻ thuê. Chẳng hạn ở Mỹ, một bà mẹ đóng thế thường được trả 15.000 USD, các đại lý môi giới kiếm 30.000 USD. Còn tại đất nước có dân số đông thứ nhì thế giới, tòan bộ chi phí cho mỗi ca như thế chỉ gói trọn trong 2.500-6.500 USD.
    Bác sĩ Nayna Patel, giám đốc bệnh viện Kaival ở thị trấn Anand, tỏ ra thận trọng: "Chuyện mang thai hộ không giống như việc hiến thận (lấy tiền)... Một thai kỳ 9 tháng không thể là thứ ép buộc được", bà nói.
    "Ngoài chuyện tiền nong, thì mang thai và sinh ra em bé kéo theo vấn đề tình cảm sâu nặng".

    Bác sĩ Patel và hai phụ nữ mang thai hộ trong bệnh viện ở Anand. (AFP)
    Bác sĩ dẫn ra một loạt trường hợp các đôi vợ chồng tiêu tốn nhiều tiền vào việc thu tinh ống nghiệm hoặc bị sảy thai liên tiếp, và cuối cùng không còn cách nào khác phải chọn thuê mang thai.
    Sau hai năm miệt mài tìm kiếm ở Anh, kể cả dùng đến cách dán quảng cáo trên kính xe hơi đề nghị cấp 17.000 USD cho ai mang thai hộ mình, vợ chồng Bobby và Kalwinder Bains bèn đăng quảng cáo trên một tờ báo Ấn Độ. Họ tìm được ngay.
    Người mẹ đóng thế sẽ được trả 720 USD khi đưa bào thai vào bụng, 9.000 USD nếu mang thai và sinh hạ được đứa bé; và gấp đôi số tiền đó nếu đồng ý sinh thêm cho nhà Bains một đứa nữa vào năm sau.
    "Mức giá này vẫn rẻ, chỉ bằng một phần ba so với ở Anh", cặp vợ chồng cho biết.
    Cuộc tìm kiếm bà mẹ mang thai hộ mang đến cho nhà Bains nhiều mối quan hệ. Giờ đây họ đã lập trang web www.1-in-6.com để giúp các cặp vợ chồng không thể sinh con tìm kiếm phụ nữ mang thai hộ ở Ấn.
    Nhiều nhà nghiên cứu sức khỏe sinh sản cho rằng hầu hết các mà mẹ đóng thế không gặp vấn đề về tâm lý sau khi trao đứa trẻ cho bố mẹ sinh học của chúng. "Họ hiểu rằng đấy là ''trả lại'' chứ không phải ''cho đi'' đứa trẻ, bởi em bé không phải là của họ", bác sĩ Patel ở bệnh viện của thị trấn Anand, nói.
    Bệnh viện này đang có tới 20 bà mẹ đẻ hộ. Hai năm qua, đã có 6 em bé được sinh ra nhờ mang thai hộ, và sắp tới có 2 bé nữa. Hầu hết khách hàng là những người đến từ Anh, Mỹ, Nhật và Đông Nam Á.
    Mỗi ngày, bệnh viện nhận hàng chục yêu cầu từ khách hàng trong và ngoài Ấn Độ. Cha mẹ và người mang thai hộ luôn được kiểm tra y tế và tư vấn kỹ lưỡng. Cả hai bên đều phải ký vào các văn bản pháp lý, trong đó tước mọi quyền của người mang thai đối với đứa trẻ, đồng thời quy định rõ các điều khoản về tài chính.
    Trên thế giới hiện có nhiều nước không chấp nhận chuyện đẻ mướn, chẳng hạn như Thụy Điển, Tây Ban Nha, Pháp và Đức. Một số nước chấp nhận cho mang thai và sinh hộ thì thiết lập các ủy ban độc lập xem xét khía cạnh đạo đức trong mỗi trường hợp.
    Dù hầu hết các phụ nữ mang thai hộ đều nói họ sẽ không làm việc này nếu không vì thương người, nhưng dường như tiền mới là động cơ chính.
    "Những phụ nữ thất học như chúng tôi thì làm sao để kiếm số tiền lớn thế này, nếu không làm điều gì đó phi đạo đức?", một trong số các phụ nữ đẻ thuê ỏ bệnh viện Kaival nói.
    Chồng của Reshma, anh Vinod (tên giả) cho biết lương thợ sơn 50 USD mỗi tháng của anh không đủ cho hai con ăn học. Tiền kiếm được nhờ mang thai hộ sẽ giúp anh đầu tư cho con đi học và mua một ngôi nhà mới. Nhưng chuyện đẻ thuê vẫn chưa được công chúng ở đây chấp nhận. Vì thế mà 6 tháng qua, hai vợ chồng anh phải ở tạm làng bên cạnh để giữ bí mật cái thai.
    "Nếu không, chúng tôi sẽ bị đối xử như những kẻ hạ đẳng", anh nói. "Đẻ mướn chẳng phải chuyện hay ho gì trong xã hội của chúng tôi".
    T. Huyền (theo CSM)

  8. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Pakistan: Xe lửa chở khách bị tấn công, 12 người thiệt mạng
    14:04:00, 28/02/2006



    Một đoàn tàu hỏa chở khách đã bất ngờ bị các tay súng Hồi giáo tấn công vào ngày hôm qua (27/2) tại vùng núi Aab-e-Gom, cách thủ phủ Quetta của tỉnh Baluchistan 70 km về phía Đông Nam làm ít nhất 12 người chết và 19 người khác bị thương.
    Các tay súng Hồi giáo đã bất ngờ tấn công khi đang đoàn tàu trên đường vào ga, sau đó cho nổ bom ở đoạn đường ray phía trước khiến đầu tàu và 2 toa đầu tiên bị trật bánh khỏi đường ray.
    Lực lượng an ninh trên tàu đã nổ súng đánh trả các tay súng tấn công. Theo cảnh sát, ít nhất 12 người chết và 19 người khác bị thương trong vụ tấn công này. Cảnh sát đang mở cuộc điều tra để xác định vụ nổ do đạn rocket được bắn đi từ xa hay là các thiết bị nổ được điều khiển kích hoạt. Hiện quân đội cũng đã được điều tới khu vực này để tăng cường an ninh. Vụ nổ cũng đã phá hủy một tuyến đường ray khác khiến một số chuyến tàu từ Multan đến Quetta phải hủy bỏ.
    Trong khi đó, ngày 27/2, tại khu vực Harnai cách thủ phủ Quetta 170 km về phía Đông cũng xảy ra một vụ tấn công khác của các phần tử Hồi giáo cực đoan làm 5 nhân viên an ninh bị thương, sau đó một người đã thiệt mạng khi được đưa vào bệnh viện. Các nhân viên an ninh này bị tấn công khi đang trên đường hộ tống các công nhân đường sắt đến một địa điểm khác bị đánh bom trước đó.
    Ngày 26/2, các phần tử cực đoan cũng đánh bom hai đường ống dẫn khí đốt chính ở thị trấn Shahwal, cách thành phố Multan 300 km về phía Tây Nam, cắt đứt việc cung cấp khí đốt cho 4 nhà máy điện, trong đó có một nhà máy nhiệt điện của Anh và Mỹ ở Kot Addu.
    Đ.Huân
    (Theo AFP, TTXVN)

  9. hucer2212

    hucer2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2005
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0

    Tớ đóan chắc bạn của bạn tên, Chetan Kumar, y chang tên anh của bạn tớ, cũng Chetan Kumar.
    Kể tiếp đi bạn, nghe hay lắm, hình như hai bạn có vẻ thân với nhau nhỉ. Hai bạn có ở chung phòng không?
    À bạn nói qua lý lịch trích ngang của bạn cái haha cho bọn tớ biết với.

    Đâu, tên nó là Chintan Kumar mà, mình nhìn tên nó suốt ngày. 2 thằng sống ở hai accommodation khác nhau nhưng suốt ngày đi với nhau. hồi đầu sang đây, nó bảo nó nhìn thấy mình nó khoái, mình cũng thế (ko phải Gay đâu) mà nhìn mặt nó hiền hiền, he he.
    lý lịch trích ngang mình à, hic hic, okie mời bạn vào thăm blog của mình nhé: http://uk.360.yahoo.com/intellhucer2212
    kể chuyện tiếp:
    nó bảo, người ấn độ ăn bốc bằng tay phải, tay trái thì ko ăn vì....
    khi ăn, cả gia đình ngồi chung với nhau, mang món cơm ra rồi dùng thìa múc cho mỗi người vào đĩa rồi dùng tay mà chiến. cách nấu ăn của nó cũng lạ, cho gạo vào xong áp suất, cho nước, muối rồi cho rau, ớt... vào rồi đun lên, đợi 30p thì múc ra ăn, cơm thì nhão mà cay nên không thể nuốt được. mình mời nó ăn cơm kiểu việt nam, có kêu ngon trời đất, ha ha, nó thấy lạ vì nước mình nấu cơm thì nấu riêng ra, sau đó ăn thì múc vào bát ăn, nó kêu lạ bảo ko như bọn nó, nấu thì đổ tất vào nồi và nấu lên ăn. một bữa mình nâu cho nó món canh chua, nó vừa ăn vừa kêu ngon nhưng cay xè mắt trong khi mấy đồ ớt của nó thì cay còn dã man hơn, chắc là vì có nước, ha ah. nhìn nó ăn mà nước mắt nước mũi chảy ra trông ngộ ngộ...
    còn tiếp...
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bác này chơi dại quá, biết đâu có khi thế là công tu luyện ba đời nhà nó đổ xuống cống vì ít thịt băm của bác. Cẩn thận không đến khi nó biết được nó tử vì đạo thì bỏ mama bác đấy. Mấy thằng hiền lành toàn là thằng cục nhất trần đời đấy bác. Bác bảo trọng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này