1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào (tầng 3 - nhà mới hơn)

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi lilysblue, 26/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    VH đang đọc lướt lại từ trang của tầng 3 nhà mình. Nghĩ chúng mình có cái nhà này như một quyển nhật ký vậy, những kỉ niệm cũng được viết và cũng được lên trang, đọc lại lời tâm sự của tất cả mọi người (và của cả VH nữa) có cảm xúc rất khó tả, lại nhớ ngày đầu tiên khi chưa có box Ấn độ, VH lập ra một topic con con bên Ngôn ngữ và văn hóa các nước khác, những tưởng sẽ không có ai tham gia, nào ngờ bây giờ đã có rất rất nhiều các bạn đồng hoàn cảnh và chia sẻ cùng những sở thích.
    Có những bạn gắn bó với nhà từ đầu chí cuối, có những bạn thỉnh thoảng lại ghé thăm, có những bạn thăm nhưng không quay trở lại. Nhưng dù sao cũng chúc nhà mình luôn là mái nhà đầm ấm thân thương cho tất cả các chị em, nhà sẽ ngày càng cao càng to và càng có nhiều niềm vui hơn
  2. loveindia

    loveindia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Sắp đến Tết rồi, nhà ẤN cũng sắp xây thêm tầng mới rồi, mấy hôm nay bận lau chùi nhà cửa, cúng giỗ nên chỉ ghé nhanh rồi đi thôi. TY và U dạo này ko tốt lắm, nhưng giờ chỉ tập trung ăn tết thật vui thôi.ko nghĩ đến chuyện đó nữa.Mong mọi người cũng thế.
  3. xxtinaxx

    xxtinaxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Tết đang sép đến rùi á các sis và các bạn ui ..Ăn tết zui zẻ nhá..Chiện gì ko vui thì cứ bỏ qua 1 bên để ăn tết đi nha
    ...Luv ya all!
  4. missakana

    missakana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Chụp hình thẻ theo luật quốc tế thì có lẽ họ sẽ phải cởi khăn che mặt ra đấy Lily ơi. Nếu ko thì đố mà lọt vào Mỹ được nhá.
    Miss có lần đi chuyến bay của Brunei, ngồi cạnh cặp vợ chồng bay đến Dubai. Ng vợ mặc áo choàng đen kín mít ngồi sát cửa sổ, khi ăn thì lấy tay kéo khăn choàng ra để đút đồ ăn vào miệng, lúc transit qua cửa khẩu thì 1 nhân viên sân bay kéo họ vào 1 góc, nhanh tay vén khăn choàng ra để check dung nhan. Tóm lại là be quick, càng ít ng nhìn càng tốt.
    Bên miss thì vẫn thường thấy nhiều ng phục trang như thế ra đường , lúc ở nhà thì họ vẫn quần jeans áo thun như mình đấy.
    Chả hiểu tôn giáo tín ngưỡng để làm gì, human right bị xúc phạm 1 cách quá nặng nề.
    Có lần đọc báo NZ herald mục Criminal, 1 cô gái là bác sỹ (qualified) đi chơi công viên với vị hôn phu (họ đã qua lễ ra mắt gì đó). Bị cảnh sát tóm về pót rồi giết chết trước khi được bảo lãnh! Họ nói là vi phạm điều lệ của Muslim , có hành vi không đứng đắn trước public!!
  5. sablinh

    sablinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Chụp hình thẻ theo luật quốc tế thì có lẽ họ sẽ phải cởi khăn che mặt ra đấy Lily ơi. Nếu ko thì đố mà lọt vào Mỹ được nhá.
    Miss có lần đi chuyến bay của Brunei, ngồi cạnh cặp vợ chồng bay đến Dubai. Ng vợ mặc áo choàng đen kín mít ngồi sát cửa sổ, khi ăn thì lấy tay kéo khăn choàng ra để đút đồ ăn vào miệng, lúc transit qua cửa khẩu thì 1 nhân viên sân bay kéo họ vào 1 góc, nhanh tay vén khăn choàng ra để check dung nhan. Tóm lại là be quick, càng ít ng nhìn càng tốt.
    Bên miss thì vẫn thường thấy nhiều ng phục trang như thế ra đường , lúc ở nhà thì họ vẫn quần jeans áo thun như mình đấy.
    Chả hiểu tôn giáo tín ngưỡng để làm gì, human right bị xúc phạm 1 cách quá nặng nề.
    Có lần đọc báo NZ herald mục Criminal, 1 cô gái là bác sỹ (qualified) đi chơi công viên với vị hôn phu (họ đã qua lễ ra mắt gì đó). Bị cảnh sát tóm về pót rồi giết chết trước khi được bảo lãnh! Họ nói là vi phạm điều lệ của Muslim , có hành vi không đứng đắn trước public!!
    hic hic nước nào mà ghê vậy sis, ở ấn độ hay pakistan co khắc khe vậy ko sis? mà sis cho em hỏi ở ấn vối pak phụ nữ lấy chồng có đựơc đi làm ko?
    [/QUOTE]
  6. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    tớ thấy cái truyền thông của bọn Tây công kích nhiều cái để có lợi cho nó, chĩa mũi vào chuyện xấu thì nhiều còn chuyện tốt chuyện đẹp của những nước được xem là "thù địch" thì đếm trên đầu ngón tay. Việt Nam cũng là một trong những nước bị liệt vào danh sách này.Tớ không có ý phán xét đúng sai nhiều khía cạnh bị coi là tiêu cực của Islam, nhưng thiển ý của tớ là, những nước vốn theo truyền thống của đạo Hồi nghìn năm họ đã sống như vậy thành một nếp và cuộc sống của họ chỉ bị đảo loạn lên khi gần đây phương Tây nhảy vào và bô la ba la đủ thứ quyền lợi, tất nhiên nhiều thứ tốt nhưng có quá nhiều thứ khác đi ngược lại với văn hóa mà họ đã thấm nhuần từ bao đời nay. Có những thứ người ngoài xem là khủng khiếp, là thiếu tự do, nhưng họ vẫn sống bình yên với nó vậy tại sao chúng ta cứ phải đi than van hay lo lắng giùm họ vậy nhỉ
    Cái nữa tớ nghĩ đạo Hồi cũng tùy quốc gia mà nó có giảm hay tăng sự khắc nghiệt. Bây giờ cũng khác lắm rồi, và tớ nghĩ muốn đánh giá cuộc sống của một nước như thế nào, có như chúng ta vẫn thường nghe hay không thì cứ phải đến đấy sống hòa mình vào người bản xứ mới biết rõ được. Ở Ấn Độ và pakistan, nhiều gia đình thì phụ nữ đi làm như nam giới, nhưng nhiều gia đình thì phụ nữ chỉ làm housewife. Lớp trẻ thì năng động hơn, cũng học đại học và mong ra trường tìm được một việc làm. Như gia đình TY tớ có 5 chị em gái thì hết 4 người là bác sĩ, đi giảng tại trường đại học hoặc làm cho bệnh viện nhà nước.
    Nói chung tớ cũng suy từ Việt Nam ra cả thôi. Bọn tây thường nghe nói đến Việt Nam là e dè. Vì sao hả? Hỏi cái media của bọn nó ra sao thì biết
  7. missakana

    missakana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Tớ cật lực phản đối văn hoá kiểu phương Tây nhá. Tối ngày singlet quần sọt nhìn ngứa con mắt bên phải, nổ con mắt bên trái. Chấp nhận cho teenager thôi, chứ 1 khi có gđ, đi làm , là woman rồi mà còn mát mẻ thì chịu...
    Nhưng tớ cũng ko thể chịu nổi cái bó buộc khắt khe của XH HỒi giáo (phe Bảo thủ). Tớ vẫn trọng ng Hồi giáo tiến bộ (giống như Gđ TY của VH). Biết phân biệt cái nào cần bảo tồn, cái nào cần cải tiến..Nói chung là làm gì cũng nên có giới hạn. Mọi thứ đối lập đều sẽ dẫn đến xung khắc. Nếu có thể dung hoà trong 1 qui ước khách quan tương đối thì cứ sống hoà bình thôi.
    Thích ng Ấn ở chỗ chịu khó ra ngoài học hỏi. Ng Muslim ở Ấn vẫn hiền hoà đó thôi. Bảo thủ nhất là ở vùng Trung Đông, Các tiểu vương quốc Ả Rập gì đó (miss dở lịch sử lắm, ai biết thì sửa sai giùm) . Nơi mà trời phú cho nhiều dầu mỏ nhưng họ thích đầu tư vào quân sự để chứng minh cái belief của họ là đúng. Nơi mà quyền lợi của ng phụ nữ ko được coi trọng. Xét đến khía cạnh này thì các nước phát triển tiến bộ hơn chút. Lady first
  8. bambiqh0601

    bambiqh0601 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    En thích nhất là câu này nè chị "Lady first" ! Lâu rồi không ghé vào rum xem , hôm nay thấy rum sôi nổi quá nên em cũng ghé vào tí Sẵn mấy chị đang bàn về tôn giáo, chị cho em hỏi luôn về Ấn Độ giáo đi chị. Số là em quen 1 anh Ấn Độ, cũng mới quen đây thôi, ảnh cũng cho em biết nhiều điều về nước ảnh & phong tục tập quán của ảnh lắm, nhưng về tôn giáo thì em hơi ngại hỏi. Em đọc sơ qua về Ấn Độ giáo thì thấy nó chia ra nhều loại quá, với lại sự phân biệt tập cấp còn hơi nặng trong một số trường hợp. Khi em hỏi về sự phân biệt tập cấp thì ảnh nói là chuyện đó xảy ra lâu lắm rồi, bây giờ đã xoá bỏ đuợc phần lớn; nhưng sao nhiều khi em tìm trên google ề Ấn giáo, em thấy có bài báo viết về 1 người ở ta6p cấp dưới bị đánh đến gần chết khi đụng chạm đến ao nước hay gì đó thuộc quyền của tập cấp trên. Chị làm ơn nói sơ qua dùm em về Ấn giáo nha chị! Cám ơn mấy chị nhiều!
    Được bambiqh0601 sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 03/02/2008
  9. loveindia

    loveindia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    U ko rành về tôn giáo, văn hoá hay lich sử cho lắm, cái này có lẽ VH nhà ta biết rõ. U tìm được cái này, có nói sơ về tập cấp theo 1 cuốn sách, hy vọng Bambi hiểu rõ hơn:

    New Delhi - Cuốn truyện có tranh minh hoạ sống động được xem là tác phẩm cần đọc đối với mọi trẻ em Ấn Độ, nhắm vào việc nâng cao ý thức về những bất công trong hệ thống tập cấp của quốc gia, giống như Uncle Tom?Ts Cabin đã vạch trần những bỉ ổi của chế độ nô lệ cho người Mỹ da trắng.
    Kancha Ilaiah hy vọng cuốn sách của ông, Turning the Pot, Tilling the Land: Dignity of Labour in Our Times, sẽ thay đổi cách giới trẻ nhìn người làm nông, thợ cắt tóc, thợ da và những người làm các nghề bị các tập cấp trên xem là dơ bẩn. Các nhà hoạt động xã hội đã hoan nghênh cuốn sách cũng hy vọng như vậy.
    Turning the Pot là cuốn sách thiếu nhi đầu tiên của Ấn công khai thách thức hệ thống tập cấp đã có từ 3000 năm, vốn dĩ xếp hạng các ngành nghề từ học giả tới thợ đóng giày trong một tôn ti trật tự chặt chẽ và được một số cách diễn giải thần học Ấn giáo củng cố thêm.
    Ilaiah nói: ?oCuốn sách này là vũ khí cho hàng triệu trẻ em Ấn thuộc tập cấp thấp đang tranh đấu để được tôn trọng, như người Mỹ gốc Phi châu đã và đang làm tại Mỹ?, ông cũng viết một cuốn khác chống chế độ tập cấp được bán chạy nhất Why I am not a Hindu. ?oLàm sao bạn thay đổi thành kiến cổ xưa trong bất cứ xã hội nào? Bạn làm bằng cách xác định lại vị trí của chế độ tập cấp ở thời thơ ấu. Nếu giới trẻ được giáo dục tôn trọng qua câu chuyện đọc trước khi ngủ hoặc trong lớp, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều?.
    Trong cuốn sách, Ilaiah cố nêu bật thành quả của giới công nhân thuộc tập cấp thấp.
    ?oThợ dệt khám phá cách xe sợi thành vải vóc. Thợ giặt khám phá ra chất tẩy sạch đầu tiên và giúp chúng ta khỏi bệnh tật?, ông viết. ?oNông dân nuôi chúng ta bằng ngũ cốc, đậu, trái cây và rau. Tại sao không kính trọng những người làm ra thực phẩm cho mình??
    Sách giáo khoa Ấn được viết lại năm 2005 để kể câu chuyện lịch sử kỳ thị tập cấp thấp, nhưng Ilaiah và nhiều người khác nói sách phải đi xa hơn và dạy trẻ em tôn kính các tập cấp thấp. Chính phủ Ấn, do thủ tướng Manmohan Singh lãnh đạo, gọi hệ thống tập cấp là ?ovết nhơ của nhân loại?, đang định mua sách của Ilaiah cho một số trường công lập.
    ?oĐó là cuốn sách có tầm quan trọng lớn?, Sample D. Lhalungpa nói, ông là trưởng ban giáo dục của UNICEF ở Ấn, đã mua 3000 quyển để phân phát tới các trường. ?oHệ thống trường học đóng vai trò then chốt. Mỗi trẻ em Ấn nên đọc sách này?.
    Các nhà phân tích nói sách về tập cấp giữ vai trò quan trọng trong đất nước đang phát triển này. Thay vì giải tán tập cấp, sự thịnh vượng gia tăng ở Ấn đang làm tăng thêm khoảng cách kinh tế giữa các tập cấp trên, gồm những người làm việc trong các toà nhà chọc trời sáng loáng, và tập cấp dưới, gồm những người xây các toà nhà đó.
    Ilaiah nói: ?oChưa bao giờ quan trọng hơn lúc này, chúng ta phải giáo dục thế hệ kế tiếp rằng nhân quyền nghĩa là tôn trọng mọi công việc lao động?.
    Trẻ em thuộc tập cấp trên và giữa ở Ấn thường lớn lên có người giúp việc trong nhà, bao gồm bà người làm, anh bếp, người mở cửa và dắt chó đi dạo. Trong nhiều gia đình, trẻ em Ấn chưa bao giờ phải dọn phòng của chúng, rửa bát hay đổ rác, vì những việc đó bị xem là thấp hèn.
    Ilaiah hy vọng trẻ em sẽ thấy không phải như vậy. ?oNgày nay, Manolo Blahnik, Jimmy Choo và Christian Louboutin là những người thợ giày danh tiếng làm những đôi giày trên 750 đô la. Ở Ấn, vì hệ thống tập cấp, những người làm việc này bị coi là ?~tiện dân?T và buộc phải sống xa làng mạc. Họ không được phép thành đạt?.
    Cho tới nay, bậc cha mẹ thuộc tập cấp trên có thái độ không thoải mái đối với cuốn sách của Ilaiah.
    ?oKhông cần phải hành hạ trẻ em của chúng ta về chế độ tập cấp?, Rattan Lal nói, 45 tuổi, thuộc tập cấp Bà la môn, ông đi mua sách với đứa con gái 13 tuổi. ?oBất cứ loại giáo dục về tập cấp nào cũng chỉ gây chia rẽ đất nước. Trước tiên nó lôi kéo sự chú ý quá nhiều tới vấn đề?.
    Anahita Singh, 33 tuổi thuộc tập cấp trên, đang mua sách gần đó, nói bà cảm thấy vấn đề có thể gây bối rối nhưng phải được nói tới. Bà nói: ?oTôi muốn con tôi lớn lên như một người có cân nhắc không bao giờ phê phán dựa trên tập cấp?.

    Nguồn: Emily Wax, One man takes aim at prejudice with storybook, Washington Post, 20/1/2008.
    Được loveindia sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 03/02/2008
  10. loveindia

    loveindia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thêm nữa nè:
    http://www.quangduc.com/xahoi/104xahoihocpg1.html
    " Chế độ tập cấp[52] lưu hành ở Ấn Độ từ xa xưa. Vào thời đức Phật Gotama, chế độ tập cấp này là nguyên tắc nền tảng trong đời sống xã hội. Một người thuộc về tập cấp này hay nọ bởi vì dòng dõi của y thị, & suốt đời không có cơ hội thay đổi tập cấp cao hơn. Đóng góp của đức Gotama trong bối cảnh này là chính sự thật rằng tập cấp có thể được thay đổi. Ông chuyển tư tưởng thành hành động khi cho phép con người ta từ tất cả tập cấp cao hay thấp vào cộng đồng tăng lữ.
    ....
    Ý thức hệ tập cấp dẫn đến đối xử phân biệt trong xã hội. Giới tập cấp thấp không có cơ hội hưởng quyền bình đẳng chính trị. Cơ hội kinh tế dành sẳn cho các tập cấp cao. Những nghề nghiệp & địa vị hậu hĩnh bổng lộc không dành cho tập cấp thấp. Thập chí mặt giáo dục cũng là một đặc quyền đặc lợi của tập cấp cao. Cũng như vậy là việc tự do thờ cúng. Tôn giáo trở thành quyền lợi bất khả xâm phạm của tập cấp cao. Người tập cấp thấp bị cấm tham dự trong dịp thờ cúng tôn giáo của họ. Sau cùng, do có phân biệt tập cấp, dân thấp cổ bé miệng không có đối xử bình đẳng về mặt công lý trước pháp luật. Có một hệ thống công lý cho tập cấp cao & hệ thống khác cho tập cấp thấp. Hậu quả là khi luật bị vi phạm, dù cùng phạm tội như nhau, dẫn đến hai hình phạt khác nhau tùy thuộc vào địa vị dòng dõi (tức là tập cấp) của bị cáo.
    Thật khó quả quyết sự phân chia tập cấp có kéo theo sự phân chia tầng lớp theo đúng nghĩa của từ này hay không, ngoại trừ lối hiểu rất chung chung như là một yếu tố trong giai tầng xã hội. Các nhà vua được xem như là những người quyền lực vì họ nắm quyền lực chính trị. Họ có tài sản, nhưng tầng lớp giàu sang mà kinh điển Phật giáo ghi nhận là giới thương gia (setthi). Trong khi các gia chủ được viết với tên gọi gahapati là thường dân bao gồm các nông dân.v.v.."
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này