1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi viethuong279, 26/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Sau rốt bài thơ cũng đến tai công chúa. Đám ca nữ vô tình dùng nó mà hát lên trong các cuộc vui nơi triều đình. Công chúa cho đòi thi sĩ Kalidasa vào cung. Lần trước nàng mê mẩn lú lẫn vì vẻ đẹp của gã mục đồng. Lần này nàng kinh hoàng vì chính gã mục đồng ấy đã biến thành một nhà thơ như thế. Cũng ra vẻ một người yêu chuộng thi ca, cũng ra vẻ một người bao dung các thi sĩ, công chúa đòi Kalidasa có bài thơ nào hay thì đọc cho nghe.
    Thi sĩ ứng tác liền. Một vở kịch thơ mà muôn đời sau còn ca tụng. Chuyện nàng Sakuntala trao thân cho nhà vua trẻ nàng gặp trong rừng, rồi nhận từ đức vua một chiếc nhẫn làm tin cho ngày tái ngộ. Nhà vua rời cánh rừng trở về kinh đô, Sakuntala thì tương tư ngẩn ngơ, sầu muộn. Sầu muộn đến mức không nghe tiếng hỏi xin nước uống của một giáo sĩ đi ngang qua nhà. Giáo sĩ tức giận nguyền rủa rằng Sakuntala sẽ bị người tình quên cho đến khi nào tìm lại được vật kỷ niệm. Rồi trên đường về kinh đô gặp nhà vua, Sakuntala đánh rơi chiếc nhẫn xuống lòng suối. Không có nhẫn, nhà vua không nhớ ra nàng. Vua không nhớ thì Sakuntala đành tủi nhục quay về rừng. Nàng sinh con trong tuyệt vọng. Một ngày kia có một ngư dân đem dâng vua con cá to mới đánh được. Trong bụng cá có chiếc nhẫn vua đã tặng Sakuntala. Trời ơi, ta nhớ ra rồi, hãy mau đưa ta quay lại cánh rừng ấy. Ta sẽ gặp lại Sakuntala?
    Cũng phải tới lần này công chúa mới thực sự phát hiện ra rằng vẻ mặt tuấn tú của Kalidasa còn được thần linh phú cho ánh sáng rạng của tài năng.
    - Phải chăng người muốn nói ?" công chúa lập cập hỏi trong chút hi vọng vớt vát - sẽ có ngày ta nhận ra chân giá trị của tài năng, rằng ta sẽ nhớ lại những gì chúng ta từng có?
    Một người tự cho là học vấn thâm sâu như công chúa mà lại hỏi một câu như thế.
    Kalidasa cả cười:
    - Thưa công chúa, giữa người với tôi nào đã có gì. Có chăng là tôi trách giáo sĩ kia, tự tôn tự phong là hiền triết, thế mà đang tâm nguyền rủa một kẻ sơ suất chỉ vì yêu, gây long đong lận đận cho những kiếp người.
    Công chúa tím mặt. Cả triều đình đều thấy rõ ràng trong cuộc đấu này, Kalidasa vừa ghi điểm.
    - Thôi thì số phận chẳng sắp đặt ?" Công chúa xuống một nước ?" Ta với ngươi chẳng còn cơ hội chung sống. Ta phong cho ngươi làm thi sĩ của triều đình.
    - Làm thế không được, thưa công chúa. Gã mục đồng đã chết bên đền thờ nữ thần Kali. Nhà thơ Kalidasa ra đời đúng vào đêm hôm ấy. Chính công chúa là người khai sinh cho thi sĩ. Vậy ta xin tôn xưng người là mẹ, từ nay người là thân mẫu của ta.
    Lũ a dua nhiều khi không hiểu ý chủ. Chúng cười lên hé hé, cứ như thể công chúa lấy làm sung sướng lắm vì được tôn làm mẹ thi sĩ. Công chúa hiểu ngay lập tức là nàng đã bị đánh bại lần thứ hai. Nàng nghiến răng đứng phắt dậy:
    - Hỡi thi sĩ, ngươi xúc phạm một người đàn bà thì ngươi cũng sẽ chết vì tay một người đàn bà cho mà xem.
    Giá mà không kịp nén giận, công chúa đã xuống lệnh chém đầu Kalidasa. Song le họ là vợ chồng có các thần linh chứng giám. Chồng chết thì vợ cũng phải lên giàn hoả táng để bị thiêu theo thi thể chồng. Chết cùng ai chứ chết cùng với gã nhà thơ đẹp trai và đểu giả thì lúc này là một sự ô nhục.
    Kalidasa bỏ xứ Benares mà đi. Lang thang và đọc thơ. Nghiệp chướng ngàn đời của lũ thi nhân chỉ có thế. Ai bao dung thì ghé lại. Đọc thơ để trả ơn. Ai khinh ghét cũng sán lại. Đọc thơ để cảm hoá, để châm chọc, để thanh toán. Tất cả đều bằng thơ.
    Ngày nọ một lái buôn giong đoàn thương thuyền từ đảo Sinhala đến, trang trọng chuyển lời mời Kalidasa thăm đảo quốc của nhà vua Kumardasa. Hoá ra ông vua đảo quốc Sinhala đã nghe tiếng thi nhân từ lâu. Thuộc đến từng câu từng chữ lạ. Từng cách ngắt câu chuyển đoạn đến từng nhịp điệu thanh âm. Nhà vua say thơ nên cả đảo quốc say thơ. Từ đứa bé lên năm lên bảy đã là thần đồng, đã biết bẻ vần nhoay nhoáy thành thơ.
    Ừ thì đi. Một khi đức vua đã ưu ái. Một khi đức vua đã có lòng thành. Mấy ngày lênh đênh trên biển đủ cho cánh lái buôn và thuỷ thủ kể tường tận về ba kỳ quan của đảo quốc Sinhala. Kỳ quan thứ nhất chính là hòn đảo này. Kỳ quan thứ hai là đức vua. Kỳ quan thứ ba là đàn bà Sinhala. Mà đứng đầu trong đám đàn bà Sinhala là kỹ nữ Parema. Đấy là một kỹ nữ thượng lưu, đủ màu cầm kỳ thi hoạ, hay chữ và giỏi dẫn dụ đàn ông. Tán tụng đến nỗi khi đoàn tàu buôn cập cảng Sinhala, nhà thơ không vội đi yết kiến đức vua mà đổi ý, tìm tới lầu của nàng Parema trước.
    Thật là danh bất hư truyền. Nàng Parema đôi môi mọng như nho chín và cặp mắt búp sen. Nàng Parema khéo dụ cho vị khách chơi chạy đua hết từ cuộc tình này sang cuộc tình khác. Xen kẽ giữa các cuộc chơi, nàng vui miệng ngâm lên hai câu thơ đức vua mới ra cho dân chúng hoạ. Nàng không biết du khách lạ mặt là thi sĩ Kalidasa danh tiếng vang lừng qua mấy biển. Nàng cũng không nói cho khách biết rằng nhà vua hứa thưởng mười vạn đồng tiền vàng cho ai hoạ được hai câu thơ này:
    Hoa sen nở từ búp sen
    Người đời nói, ta chửa xem lần nào
    - Thơ nàng đấy ư? Quả đúng là giọng thơ kỹ nữ.
    Nhà vua có máu thi sĩ hẳn vui khi nghe được câu khen tặng này.
    Cơn xuất thần vụt đến trước khi thi nhân tan hoà thành cơn thác lũ. Kalidasa đặt môi lên cặp mắt búp sen của kỹ nữ, đọc hai câu hoạ lại:
    Giai nhân hỡi lạ lùng sao
    Mắt nàng búp nở ngạt ngào thành sen
    Đến lượt Parema sướng run người. Nàng định giá được ngay đó là hai câu thơ trị giá mười vạn đồng tiền vàng. Mười vạn đồng tiền vàng đủ thay đổi mười lần cuộc đời kỹ nữ của nàng.
    Người khách kia thì không định giá được thơ mình. Thi nhân chẳng màng đến tiền bạc. Miễn là có nơi để trú, có rượu để say và có giai nhân ôm ấp, vỗ về. Đủ bằng ấy thứ thì chết cũng cam lòng. Kỹ nữ chuốc thêm rượu cho Kalidasa để vắt kiệt chàng lần nữa. Lần nữa. Lại lần nữa. Hình như Kalidasa có linh cảm được cái chết. Nhưng thi nhân sinh ra làm người vượt thác. Lao xuống thác này lại tiếp ngọn thác nữa. Thi nhân chẳng dừng được. Rượu ấy. Giai nhân ấy. Cả những vần thơ xướng hoạ ấy! Mà Kalidasa đã hơn người dễ cả chục lần.
    Sáng ra thì rượu và hoan lạc đã biến thi nhân thành cái xác không hồn. Đúng hơn là giai nhân Parema đã chủ bụng hoá kiếp cho chàng để giành quyền tác giả của hai câu thơ mười vạn đồng vàng. Nàng sai gia nhân khiêng người chết đặt trước cửa nhà để trưng khoe công trạng. Mỗi tử thi của khách làng chơi là một vòng nguyệt quế vinh quang trên đầu kỹ nữ đảo này. Đây là vòng nguyệt quế thứ ba của Parema. Lần đầu là một ông vua láng giềng được vua chủ nhà đem nàng Parema ra chiêu đãi. Lần thứ hai là tướng cướp Vikaram chỉ vì thách đố với đồng đảng mà rời rừng xanh để tới đây với nàng. Lần thứ ba này là một thi sĩ.
    Ba tử thi. Đủ bộ ba vòng nguyệt quế. Parema trở thành kỹ nữ oanh liệt nhất dưới gầm trời này.
    Đợi cho sáng hẳn, Parema hối hả chạy vào triều. Đã có thơ hoạ xứng đáng, thưa đức vua. Thơ này con mới nghĩ được đêm qua. Khi ấy khuya quá rồi, không thì con đã mang ngay thơ tới. Người thì có thơ để thưởng thức. Con thì được lĩnh mười vạn đồng vàng.
    Câu thơ xướng được đọc lên.
    Câu thơ hoạ được đọc lên.
    Sóng thần có cuốn trôi cả đảo quốc Sinhala cũng không làm cho nhà vua rùng mình kinh hoàng như thế.
    - Trời ơi ?" Nhà vua bật lên nức nở - Thề có thần sáng tạo Brahma, thề có thần bảo vệ Visnu, thề có thần huỷ diệt Siva, thề trước tất cả thần linh trời đất?
    Nhà vua nghẹn giọng, mãi sau mới nói tiếp được:
    - Đây chính là thơ của Kalidasa.
    Kỹ nữ lăn đùng ra. Bất tỉnh.
    - Kalidasa đâu? ?" Nhà vua gào lên khi kỹ nữ tỉnh lại ?" Mi đã giết thi nhân rồi phải không?
    Parema phủ phục trước sân rồng, dập đầu nhận tội.
    Vua tức khắc đòi xa giá đưa ngay đến trước lầu kỹ nữ. Không kịp rồi, hình hài Kalidasa vẫn nguyên vẹn còn đó. Chỉ gương mặt là đã mờ mờ sương khói phảng phất hương hoa. Không ai nhìn rõ mặt thi sĩ để mà tả lại cho dân chúng đảo quốc được biết. Thi nhân ôi, ta vẫn hằng mong gặp mặt một lần, giờ thì thơ đã đến mà người chẳng đến.
    Vua truyền lệnh làm quốc tang.
    Người trở về triều. Kỹ nữ vẫn phủ phục trước sân rồng chờ tuyên án. Tội giết thi nhân cầm chắc chọn lấy một trong những hình phạt khủng khiếp nhất: Chặt đầu. Tùng xẻo. Ném xuống biển cho cá mập quần nhau.
    Kỹ nữ chờ. Cả triều đình chờ. Nhà vua đang ở trong cung. Người sẽ bước ra để tuyên án.
    Lâu sau, viên thái y được vời vào cung. Đức vua nằm thảnh thơi với một nụ cười nhợt nhạt. Vua bảo rằng người vừa được hội ngộ với thi nhân. Giây lát sau không ai nhìn thấy gương mặt nhà vua nữa. Dù thi thể người vẫn còn nguyên đấy.
    Tin bay về kinh đô Benares. Kalidasa chết rồi. Thi nhân chết rồi. Chết vì tay kỹ nữ Parema. Lời nguyền rủa ngày trước của công chúa đã ứng nghiệm với thi nhân.
    - Thi nhân ư? ?" Viên thượng thư cả cười ?" Nó chỉ là một gã mục đồng trần truồng được ta dựng thành thi nhân mà thôi.
    - Thi nhân ư? ?" Công chúa nhếch mép ?" Đó chỉ là một thằng đực rựa giẻ cùi tốt mã miệng câm như hến được ta dựng thành thi nhân mà thôi.
    Chắc hẳn muôn đời sau họ, thi nhân vẫn là như thế.
    Chắc hẳn muôn đời sau họ, những người tạo ra thi nhân vẫn là như thế.
  2. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Tiếng thở dài qua rừng kim tước
    Mười sáu tuổi Nilam đã làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuống ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.
    Sau mùa mưa, nhờ có người quen đến xin giúp, cha mẹ gửi Nilam lên thủ phủ học nghề hộ lý. Cô và một cô gái khác thuê chung một căn phòng nhỏ của một bà chủ trọ đầy ý thức giữ gìn gia phong nếp nhà. Người như bà ta mỗi khi nhận đủ tiền thuê nhà thì lập tức trở thành viên cảnh sát mặc váy, thậm chí thành một mái gà xù lông xoè cánh che chở cho lũ vịt con ấp hộ mà chỉ sểnh ra là bị quạ và chuột tha đi mất.
    Cạnh phòng hai cô là hai chú sinh viên trường tổng hợp. Lạ gì cái thứ con trai như thế, ở nhà trước mặt cha mẹ thì mặt gằm xuống, con gái đi qua trước mặt cũng chẳng dám nhìn, nhưng trọ học xa nhà thì như một lũ hổ đói sổng chuồng. Cả hai gã giống nhau là đều có một ánh mắt lục lọi. Khác nhau là một gã chỉ lục lọi nhìn Nilam, gã kia thì cái nhìn lục soát cả hai cô. Cô bạn gái tố váo với viên cảnh sát mặc váy. Bà ta tức tốc gõ cửa một phòng trọ, vừa gõ vừa gọi một người nào đó tên là Ravi. Chàng Ravi mở cửa đi ra. Mắt sâu, râu quai nón, mỗi bước đi là một bước tự tin. Bà chủ giao cho Ravi việc để mắt trông chừng hai gã tổng hợp và hành động kịp thời khi cần. Thế là thành một cái dây: Hai gã kia nhòm ngó hai cô. Ravi canh chừng hai gã, bà chủ thì bao quát tất cả. Cuối tháng bà xua hai gã đi nơi khác và lấy lại phòng trọ.
    Một sáng chủ nhật Ravi cho Nilam đi xem phim Mỹ. Cùng lúc cô phạm hai điều răn. Con gái quê không được phép có bạn trai trước khi lấy chồng, càng không được đi cùng bạn trai đến nơi công cộng. Con gái quê cũng không được xem phim Âu Mỹ. Nilam trước đây chỉ xem toàn phim Ấn Độ, có nhảy nhót ca hát, có những người hùng đi báo thù và giải thoát cho người đẹp. Phim Mỹ này thì người hùng chẳng ra người hùng, cũng chẳng có nhảy nhót hát hò í ới mà lại nhiều pha trần trụi ghê người. Nilam run rẩy bấu chặt tay vào vai Ravi lúc nào chẳng rõ. Anh điềm tĩnh gỡ tay cô ra, nắm chặt hồi lâu cho tới khi Nilam thật bình tâm mới nhẹ nhàng trả tay cô về chỗ cũ.
    Chủ nhật sau không phim Mỹ cũng chẳng phim Ấn Độ. Hai người đi dạo trong khu vườn kim tước rậm rạp như rừng. Đang mùa hoa. Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một vườn kim tước bừng sáng xoã ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng. Ravi đột nhiên ghé sát lại, má áp vào má Nilam. Cô nhắm nghiền mắt, môi mím chặt, sợ tái người cái cảnh môi bập vào môi trong phim Mỹ. Nhưng Ravi chỉ để cho chóp mũi chạm vào chóp mũi Nilam, rồi hai cái chóp mũi Ấn Độ, hai tác phẩm tuyệt đẹp của tạo hoá cứ thế mà trườn lên nhau, cái này trơn trượt trên đường cao thanh tú của sống mũi của người kia. Vào chính lúc mũi của hai người gần như bắt cùng một nhịp thở, thì Ravi bỗng rung giật toàn thân và bật người ngồi thẳng dậy. Họ tựa vào nhau như hai con sóc đất gặp mưa cho tới khi qua cơn run rẩy.
    Tối đến, cô bạn gái chợt hỏi xem Nilam có coi Ravi là chàng trai tốt và người tốt có được phép đến khi vực đèn đỏ không. Khu vực đèn đỏ là thế nào? Cô bạn ghé tai giải thích một câu làm Nilam rùng mình. Đó là nơi những đứa con gái bị bắt cóc từ Nepal sang, hoặc gái quê được dỗ ngon dỗ ngọt là sẽ có việc làm ở thành phố, rút cục phải bán thân nuôi chủ chứa. Chiều nay chính mắt cô thấy Ravi đi vào một nhà chứa, cách nơi họ ở mấy dãy phố. Nilam nhẩm tính và nhận ra rằng nếu thực sự Ravi tới đó thì anh đã tới sau lúc hai người chia tay.
    Cô bạn không muốn để Nilam coi mình là kẻ tiêu ngoa dựng chuyện. Một buổi tối, cô ta từ đâu xồng xộc chạy về phòng, lôi tuột Nilam lao ra phố. Hai cô gái len lén bám theo sau Ravi, lẩn quất quanh co qua những đường phố tối. Đến trước ngôi nhà mờ mờ đèn đỏ có mấy cô gái Nepal đang chờ khách, Ravi rẽ vào.
    Nilam trở về, ngồi chờ Ravi trước cổng nhà. Chờ hơn một giờ, thời gian đủ để ứa hết nước mắt tới mức khi Ravi bước vào cổng thì mắt Nilam đã trở nên khô khốc. Ravi, anh đi đâu về? Ravi là người không thích nói dối, nên chỉ sững lại trước giọng nói ngàn ngạt và âm sắc quá lạnh lùng, và khi Nilam nói rằng cô biết rất rõ anh vừa từ đâu ra thì Ravi tin ngay rằng mình có lỗi. Một chàng trai Ấn đứng đắn là người trong cơn yêu vẫn biết giữ gìn sự trinh trắng cho người mình yêu. Đó là lời giải thích hợp lý đối với một cô gái Ấn Độ mặc dù không thể chấp nhận được.
    Sáng hôm ấy Nilam chuẩn bị tới bệnh viện thực tập thì bố mẹ từ quê lên. Nilam được phép thu xếp đồ đạc trong vòng nửa giờ để ra tàu về quê lấy chồng. Chú rể là Raja, không ai khác ngoài cái anh chàng dạo trước mang sáo đến thổi mà không dám đứng gần nhà, âm thanh xa xôi như tiếng dễ kêu trên đồng bãi. Thực ra bố mẹ Nilam đã chọn Raja từ lâu, nhưng mãi tới nay mới tạm lo được khoản hồi môn trị giá 60.000 rupi nhà trai thách cưới. Đấy là khoản hồi môn phải chăng nhất ở làng mặc dù gia đình Nilam cũng phải bòn vét tới hạt lúa mì dự trữ cuối cùng để lo cho đủ. Lý do này khiến nhà gái chẳng thể trì hoãn để bỏ lỡ. Chậm một vài năm nữa thì không thể cưới chồng cho Nilam với giá ấy.
    Cứ ào ào như nước tràn qua đập. Thôi thì bỏ hết, bỏ cả lớp y tá, chỉ cần bà chủ trọ biết là đủ. Ravi thì ở trường đến chiều mới về. Chỉ mới cách đây mấy hôm, Nilam đã bắt anh phải thề trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni rằng sẽ không bao giờ mò tới khu vực đèn đỏ. Làm như vậy mà vẫn phải giữ trinh tiết cho người mình yêu là một việc quá đỗi khó khăn, nhưng Ravi đã thề. Thần Kama chứng giám cho tình yêu của anh. Và thần Agni sẽ nổi lửa hoả thiêu Ravi nếu anh không giữ được lời thề.
    Nhưng từ đây Nilam không còn là của anh nữa, cô muốn nhắn anh rút lại lời thề. Nhắn cho trai qua bà chủ thì không một cô gái nào dám làm.
    Lễ cưới được tổ chức tằn tiện trong ba ngày. Các cuộc tế lễ của ngày đầu tiên đều xuôi xẻ thuận chiều. Raja sướng phát cuồng, rủ bạn bè ra chân đồi, chui vào bụi uống hết hai chai rượu dấm dúi mua giấu các vị phụ huynh. Ngồi trên lưng con ngựa trắng đến nhà gái để làm lễ thề nguyền trước thần lửa. Raja hát rống lên trong nước mắt chan hòa. Anh em bằng hữu tháp tùng có thể nhảy múa hát hò tuỳ thích, chú rể thì không. Lại càng không được để rơi nước mắt. Người ta lôi Raja xuống, lau sạch nước mắt, trang điểm lại, nhưng anh ta vẫn hat ra rả đến mức có người định lấy giẻ nhét vào mồm, sợ nhà gái biết được. Rồi Raja nhất định không chịu leo trở lên lưng ngựa mà lao vào giữa đám bạn bè, nhảy múa cười hát như đi dự lễ cưới của một người khác.
    Tin bay tới nhà gái. Kẻ được kén làm rể hoá ra là một tên rượu chè be bét. Hắn lại còn không chịu leo lên lưng ngựa, khác nào hắn tự chối bỏ quyền được làm chú rể. Đám rước chú rể bị yêu cầu dừng lại giữa đường. Đại diện nhà gái đùng đùng kéo sang nhà trai, hùng hồn tuyên bố rằng Raja là một kẻ không được chấp thuận trong quan hệ thông gia. Phía nhà trai như bị sét đánh, dúm dó cả lại trong nhục nhã ê chề. Thôi thì rõ ràng là lỗi ở con trai chúng tôi, nhưng huỷ bỏ một đám cưới thì làm sao cứu vớt được danh dự ho gia đình này, mong nhà bên ấy độ lượng suy xét lại. Giờ thì chúng tôi sẵn lòng chỉ nhận 55.000 rupi.
    Bớt được năm ngàn để nhận một món hàng kém phẩm chất như thế thì đến lượt nhà gái bị ô danh. Cứ xem hàng may sẵn ê hề ngoài chợ kia, lỗi mốt một cái là bị hạ giá năm mươi, sáu mươi phần trăm, thậm chí giảm tới tám mươi phần trăm mà có ma nào thèm nhìn tới.
    Cơ quan đầu não của nhà trai hoàn toàn bị tê liệt, nhưng hình như cái ngọ ngoạy của một ngón tay đã cứu được cái cơ thể gần chết cả mười phần. Amar, thằng em con chú của Raja, ghé tai ông bác thì thầm, từng lời như liều thuốc hồi sinh tưới vào cái tử thi xám ngoét của ông. Rồi cứ như kẻ bị nhập đồng, nghe được câu nào ông để cho nó văng ra cửa miệng câu ấy. Thằng Raja nó đốn mạt, chúng tôi xin nhận lại cháu để dạy trong nhà, nhưng nó còn hai đứa em trai, mười tám đôi mươi cả, thêm thằng Amar nữa là ba. Xin nhà bên ấy chọn cho một đứa làm rể để đổi lấy thằng Raja, và chúng tôi chỉ xin lấy 50.000 rupi hồi môn.
    Thôi cũng đành. Thầy tử vi lập tức được gọi đến kẻ kẻ vẽ vẽ. Ban đầu dường như Nilam hợp với cả ba ứng cử viên loại hai kia. Đến phép cuối cùng thì cung Song Ngư của Nilam loại bỏ không thương tiếc hai chú em ruột của Raja, mà chỉ còn hợp với cung Tranh Nữ của Amar. Cái thằng Amar tẩm ngẩm tầm ngầm, ai cũng bảo là hiền lành, đột nhiên thành cái đầu của cả họ, rồi nhảy lên lưng con bạch mã cứu vớt thanh danh cho cả họ.
    Nilam về làm dâu nhà Amar. Con chú con bác sống chung một nhà nên cô không sao tránh mặt Raja. Ngày nào Raja cũng mang sáo ra thổi, giờ thì tiếng sáo rất gần, ở ngay trong nhà, thật là phẫn, thật là não nùng đến mức Nilam phải nhân lúc vắng người nói với Raja rằng nếu anh cứ thổi sáo như thế một tháng nữa thì cô sẽ phát điên lên mất. Raja không nói gì, lẳng lặng bỏ ra ngồi bên miếu thờ Siva cách xa nhà, tiếng sáo chỉ còn vo ve như tiếng muỗi.
    Cưới nhau gần một tuần, Nilam vẫn còn là gái trinh. Nhà không dành phòng riêng cho cặp vợ chồng mới cưới, nếp nhà trong những gia đình như thế buộc đàn ông ngủ ở phòng đàn ông, đàn bà ngủ bên phòng đàn bà. Nilam ngủ cùng với mẹ chồng và hai cô em chồng đã bắt đầu hấm hứ xét nét. Một hôm hai đứa em đã ra đồng thu hoạch hạt cải, nhà chỉ có Nilam và bà mẹ chồng, thì giữa buổi sáng Amar đột nhiên bỏ cửa hàng tạp hoá về nhà, kêu nhức đầu, rồi vào phòng đàn ông đóng cửa lại. Nhìn căn nhà vắng, bà mẹ hiểu thời cơ đã đến, bèn bảo Nilam đun nóng một cốc sữa tươi bê vào cho chồng. Amar không hề nhức đầu. Anh ta cuống cuồng khoá trái cửa, ừng ực uống cốc sữa nóng, rồi sùng sục vồ lấy Nilam, vồ trượt mấy lần như vồ một con gà trên cái sân rộng. Không có môi chầm bập lấy môi như trong phim Mỹ. Cũng chẳng có cử chỉ dịu dàng chạm mũi như của Ravi. Chỉ có tiếng sáo của Raja rên xiết ngoài xa.
    Tháng ngày cứ trôi, đàn ông cứ ngủ trong phòng đàn ông, đàn bà cứ ngủ phòng đàn bà, Nilam cứ thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho người đàn ông. Tiếng sáo của Raja thì ngày càng lãng đãng phiêu diêu như một tiếng say, mặc dù anh chẳng khi nào động đến rượu nữa.
    truyện này các bạn bên ấy không post hết, mọi người thông cảm vậy.
    Được viethuong279 sửa chữa / chuyển vào 06:43 ngày 07/12/2005
  3. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ông này từng học ở Ấn, làm nhân viên SQ VN ở Ấn nhiều năm, thông thạo tiếng Hindi và đã đi rất nhiều nơi trên đất Ấn.
  4. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Metalstone mấy hôm nay có chuyện gì hay không, kể bọn tớ nghe với nè.
  5. marsmetalstone

    marsmetalstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, chào Hương.
    Hiện giờ mình đang ôn thi nên cũng chưa có kế hoạch đi chơi đâu cả. Ngoài WB thì mình chưa nghĩ đến nhưng có thể mình sẽ cố đi thăm được Darjeeling, cảnh ở đấy rất đẹp và là vùng núi cao, và có thể sẽ được đi núi vùng biên giới nepan nữa.
    Người Ấn cũng như vn trong tiếp đón khách, thông thường khách đến nhà thì họ mời uống trà, mời bánh, kẹo ( cách loại bánh truyền thống ở WB đa phần làm từ sữa, gạo, bột, có những thứ rất đơn giản mà bây giờ chắc chỉ có trẻ con nông thôn vn ăn, đó là bỏng gạo, bỏng gạo trộn đường, mật, bánh sữa..ngoài ra có mứt như mình. Nếu là người gặp lần đâu, có thể chào họ bằng hai tay chắp, đối với người già như bà, hoặc mẹ bạn, thì bạn có thể cúi xuống tay chạm nhẹ vào chân bà rồi đưa lên trán và ức ngực. Nhưng mình cũng không hiểu rõ lắm vì có lần mình được một cô người quen dẫn đến thăm bà của cô ấy ở một cái làng. Bà cụ lâu kô gặp cháu lại thấy cháu dẫn tây đến thì mừng ra mặt. Lúc đó mình đang ngồi, thấy cụ từ trong buồng bước ra hai tay chắp miệng tươi cươì, mình cũng đáp lễ. Nhưng bất ngờ cụ lại gần lấy tay chạm chân mình rồi tay chạm chán và ức, mình cảm động quá ôm cụ một lúc. Sau cụ lấy bánh , trà và mứt do cụ tự làm cho mình.
    Mấy hôm nay ở nhà ôn, kô đến trường nên cũng rảnh rỗi, ngồi đọc mấy chuyện việt mà vừa nhớ nhà vừa thấy buồn quá.
  6. marsmetalstone

    marsmetalstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Tiếc là tớ không mang máy ảnh nên ko chụp được. Còn cảm giác đầu tiên ăn bốc á, ái chà chà ( tiếng ấn), đó là cảm giác tìm kiếm (một cái thìa). Hôm ăn cưới mấy món như gà chap, roti + gucni, cơm trắng , cơm rang ( cơm được thổi với một loại lá có hương thơm và đắt , sau đó rang với ít rau, đậu hàlan, ít hạt điều, nho khô, một ít quế, và hạt tiêu, ớt nữa), ngoài ra có cá sốt ớt, bánh ngọt (ko nhớ tên), kem. Mình chú ý cái lão cùng nhà lão ấy ăn bốc, nói chung ăn quen rồi thì rất thạo, nhưng nhìn ghê ghê, sau khi trộn cơm với thức ăn thì bắt đầu bốc, vét đến mức nước còn lại trong đĩa cũng phải hết, lão còn cho tay vào mồm mút nữa, khiếp.
    Còn trà thì thực ra không khác trà việt chỉ khác cách thức uống là họ uống với sữa thôi. Trà của họ thường là kô làm kiểu búp pha như mình , mà sau khi qua chế biến, mua về phải đun như nấu trà, rồi cho tí đường và cho sữa tươi hoặc sữa bột vào, bên này ko có sữa đặc, sữa chua họ làm thủ công thì chua loé và chẳng có đường, hôm mình hỏi mua loại có đường thì lại ngọt khé cổ và chẳng thấy chua. Trà của ấn cũng có những loại trà đắt và ngon là những loại trà ở những vùng núi cao tuyết phủ, giá khoảng mấy trăm nghìn vn một kg.
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Metalstone đừng có buồn nha. Từ từ rồi sẽ về thăm nhà mà.
    Tớ phải đợi 2 năm nữa mới được về VN. Lâu quá trời luôn.
    Nghe bạn kể chuyện hay ghê. Mà cũng rất cảm động nữa. Bây giờ tớ mới biết kiểu chào đưa tay lên trán rồi xuống ngực cũng có ở Ấn. Ở Nga tớ thấy người Trung á (ở Tirzighistan, Daghestan, Kazastan gì gì đấy) cũng hay chào thế.
    Bà của bạn metalstone chắc là người sống rất tình cảm. Mà người Ấn nổi tiếng là emotional. Cái này tớ cũng nghe mấy bạn Ấn tự nhận khi nói chuyện với nhau (trong 1 forum).
    Chắc metalstone đã có khá nhiều bạn rồi đó nhỉ. Hy vọng bạn thấy dễ chịu khi sống cùng người dân bản xứ (nghe những câu chuyện metalstone kể, hình như họ khá tốt bụng phải không). Hy vọng metalstone không cảm thấy lạc lõng trên đất Ấn, mong cho bạn đi đâu trên đất Ấn cũng có nhiều người tốt giúp đỡ bạn hen.
    Metalstone có những kỉ niệm gì thú vị, thì chia sẻ với bọn tớ với nhé.
    À, bạn đi darjeeling thì nhớ chụp ảnh. Bạn tớ bảo ở đó đẹp lắm, có tuyết nữa. Darjeeling làm tớ nhớ một câu chuyện của Tagore. Ông đi lang thang trên những con đường đầy sương mù của Darjeeling, và gặp một thiếu phụ rách rưới ngồi trên một tảng đá. Nàng là một công nương Ấn Độ có số phận éo le, ... Truyện Tagore truyện nào cũng hay, nhưng triết lý nhỉ.
    Ngoài lề tẹo. Hôm qua ngồi học bài, bí quá, lấy "Bình minh mưa" của Paustovski ra đọc cho đỡ căng thẳng, rồi tự nhiên thấy buồn buồn. Chẳng hiểu sao nữa...
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Thuyền giấy
    R.Tagore
    Ngày lại ngày, tôi thả thuyền giấy của tôi từng chiếc xuống dòng khe chảy xiết.
    Tôi viết to và đậm tên tôi và tên làng tôi trên mạn thuyền.
    Tôi hy vọng có người ở nơi nào xa lạ bắt được và biết rõ tôi là ai.
    Trên thuyền, tôi chở những nụ hoa siuli hái ở vườn nhà
    và mong rằng những nụ hoa thường nở vào buổi bình minh ấy
    sẽ yên ổn cập bờ lúc ban đêm
    Tôi thả thuyền giấy rồi nhìn lên trời thấy những áng mây nhỏ đang căng buồm trắng.
    Không biết bạn chơi nào của tôi ở trên trời
    cũng thả thuyền trong gió để đua với thuyền tôi!
    Đêm về, tôi dúi mặt vào cánh tay và mơ thấy
    thuyền giấy của tôi trôi miên man dưới ánh sao khuya.
    Những nàng tiên thường về trong giấc ngủ, ngồi trong thuyền tôi, mang theo nhiều lẵng mộng đầy.

    Hoa siuli là hoa gì nhỉ? Tên đẹp quá.
    Cho tớ hỏi nữa. Có bạn nào biết tiếng hindi hoa nhài là gì không. Chameli là hoa gì, có phải nhài không vậy.
    Được viethuong279 sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 08/12/2005
  9. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Hoa shiuli nè (from Google image search )
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chameli hình như là hoa thuộc họ hoa nhài thì phải. Ảnh đây nhé
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Lại tiếp tục chủ đề hoa nữa nhé (các loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học/thơ của Ấn hoặc về Ấn Độ).
    Hoa kim tước nè
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này