1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi viethuong279, 26/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Hay quá kể nữa đi Lancome ơi, tớ thích nghe chuyện của ấy thế không biết, hay như tiểu thuyết.
    Lancome may mắn thật đấy, TY tyệt vời, bố mẹ TY, chị gái TY cũng tuyệt vời không kém. Ghen tị thật.
    Nhất là vụ bố của TY lancome hỏi thích ăn mít không, hôm sau đã có trái mít, hay thế, đúng kiểu như người VN mình luôn ấy nhỉ.
    thế hỏi tiếp, đám cưới người ta phát hoa à? thế hôm ấy lancome cài hoa gì trên đầu thế? Cúc vạn thọ à? Này không biết sao chứ VH thấy cái hoa ấy ghê lắm, chắc tại ở nhà mình hay cắm bàn thờ. Lại còn ăn được nữa, hay nhỉ?
    Kameez và saree, ai giải đáp tớ với, cứ mua khúc vải về vắt sổ, rồi quấn lên người hay có phải đo người làm sao rồi may phức tạp như áo dài không vậy?
    Mà lancome ơi, ấy nói người BLD không được phép uống rượu, chắc đúng thật, khổ nỗi cái anh BLD cặp với em Tàu chỗ tớ chỉ uống bia thôi, lúc nào cũng cầm chai bia như sắp phang ai ấy...pó tay... Còn anh Bôngchun hehe tớ cường điệu lên thế, chứ hắn ta chỉ đuổi em Nga nhẹ nhàng khéo léo "Bây giờ trễ rồi ngày mai cậu hỏi tớ được không" thôi. hehe. Chứ con trai mà lỗ mãng với phụ nữ thì rõ là đứt rồi, tớ chả phải khen làm gì đâu
    Ở Dhaka cũng bị lụt như Hà Nội, nghe hay thế, có một lần tớ ra Hà Nội đúng đợt lụt, thấy người ta chèo cả xuồng, thúng, tưởng tượng Dhaka mà còn như Venise, thì... Mà lancome đã gặp con hổ Bengal nào chưa. Hôm nọ VH đọc báo, ở India có vụ hổ trong sở thú sổng chuồng, ăn thịt mất hai bố con, nghe sợ chưa
    Công nhận, đọc bài của Lancome cứ đọc đi đọc lại hoài, đoạn Lancome không bốc được daal, cả nhà cười rồi nhìn lancome trìu mến ấy mà, đọc đi đọc lại...thương thế chứ còn gì nữa...
    Có gì lancome thấy hay, kể tiếp đi nhé. Ở đó nhiều kỉ niệm lắm phải không? thế mà quên hỏi, ở BLD có chỗ nào đi chơi không vậy?
  2. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Hay quá kể nữa đi Lancome ơi, tớ thích nghe chuyện của ấy thế không biết, hay như tiểu thuyết.
    Lancome may mắn thật đấy, TY tyệt vời, bố mẹ TY, chị gái TY cũng tuyệt vời không kém. Ghen tị thật.
    Nhất là vụ bố của TY lancome hỏi thích ăn mít không, hôm sau đã có trái mít, hay thế, đúng kiểu như người VN mình luôn ấy nhỉ.
    thế hỏi tiếp, đám cưới người ta phát hoa à? thế hôm ấy lancome cài hoa gì trên đầu thế? Cúc vạn thọ à? Này không biết sao chứ VH thấy cái hoa ấy ghê lắm, chắc tại ở nhà mình hay cắm bàn thờ. Lại còn ăn được nữa, hay nhỉ?
    Kameez và saree, ai giải đáp tớ với, cứ mua khúc vải về vắt sổ, rồi quấn lên người hay có phải đo người làm sao rồi may phức tạp như áo dài không vậy?
    Mà lancome ơi, ấy nói người BLD không được phép uống rượu, chắc đúng thật, khổ nỗi cái anh BLD cặp với em Tàu chỗ tớ chỉ uống bia thôi, lúc nào cũng cầm chai bia như sắp phang ai ấy...pó tay... Còn anh Bôngchun hehe tớ cường điệu lên thế, chứ hắn ta chỉ đuổi em Nga nhẹ nhàng khéo léo "Bây giờ trễ rồi ngày mai cậu hỏi tớ được không" thôi. hehe. Chứ con trai mà lỗ mãng với phụ nữ thì rõ là đứt rồi, tớ chả phải khen làm gì đâu
    Ở Dhaka cũng bị lụt như Hà Nội, nghe hay thế, có một lần tớ ra Hà Nội đúng đợt lụt, thấy người ta chèo cả xuồng, thúng, tưởng tượng Dhaka mà còn như Venise, thì... Mà lancome đã gặp con hổ Bengal nào chưa. Hôm nọ VH đọc báo, ở India có vụ hổ trong sở thú sổng chuồng, ăn thịt mất hai bố con, nghe sợ chưa
    Công nhận, đọc bài của Lancome cứ đọc đi đọc lại hoài, đoạn Lancome không bốc được daal, cả nhà cười rồi nhìn lancome trìu mến ấy mà, đọc đi đọc lại...thương thế chứ còn gì nữa...
    Có gì lancome thấy hay, kể tiếp đi nhé. Ở đó nhiều kỉ niệm lắm phải không? thế mà quên hỏi, ở BLD có chỗ nào đi chơi không vậy?
  3. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Oi yoi yoi yoi yoi. SS ở trên mạng, giờ mới để ý. Mọi người mong SS lắm đấy, lên tiếng đi chứ nhỉ?
    Hay là lười viết bài hở bà chị?
  4. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Oi yoi yoi yoi yoi. SS ở trên mạng, giờ mới để ý. Mọi người mong SS lắm đấy, lên tiếng đi chứ nhỉ?
    Hay là lười viết bài hở bà chị?
  5. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, mấy hôm không vào mà mọi người buôn dưa lê nhộn nhịp quá. Cũng được đến 8-9 trang rồi ấy nhỉ . Mấy hôm vừa rồi SS đi công tác ở Hạ Long nên cũng bận không online được nhiều. Với lại ở trong khách sạn internet 500đ/phút, đắt quá cũng không dám online mà chít chát
    gia đình TY của lancome tuyệt vời thế thì cố gắng mà giữ tình yêu nhé. Con lai bao giờ trông cũng rất đáng yêu đấy. lancome cố gắng lên nhé. Cụng một ly để lancome có thêm dũng khí về làm dâu BLD nào.
    Về BLD thì từ năm 1947-1971, BLD (East Bengal) là một tỉnh thuộc Pakistan (còn tây Bengal thuộc Ấn Độ như mọi người đã biết). Năm 1955 East Bengal bị đổi tên thành East Pakistan. Năm 1971 thì East Bengal (East Pakistan) tuyên bố độc lập tách ra khỏi Pakistan và lấy tên là Bangladesh. Bangladesh theo tiếng Bengali có nghĩa là quốc gia Bengal (Bengal nation). Khoảng 85% dân Bangladesh là theo đạo Hồi (là quốc đạo). Không hiểu gia đình TY của lancome có theo đạo hồi không?
    Về bộ quần áo giống áo dài ở Việt Nam ấy thì ở Ấn Độ thường gọi là Salwar chứ không thấy mọi người gọi nó là Kameez. Search trên Google thì thấy có một số sites gọi là Salwar Kameez. Chắc cái này phải hỏi lại mấy đồng chí Ấn với BLD để họ clarify cho rõ ràng nhỉ . Mà cái khăng quàng qua cổ đấy đúng là tiện lợi. Cái cô Ấn ở cùng với SS toàn dùng cái khăn đó để lau tay, lau mồ hôi với lại dùng để bắc nồi (trông mất cảm tình lém )
    Ở Ấn Độ phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu là cars, bikes, scooters và moped. Giao thông công cộng có bus. Nhưng bus ở Ấn thì kinh khủng lắm. SS thà đi bộ còn hơn là đi bus Ngoài ra phương tiện giao thông phổ biến là autorickshaw, đi vừa nhanh vừa rẻ. Đây là ảnh autorickshaw SS search trên google
    Ở Ấn mọi người ra đường còn không đội mũ nói gì bịt mặt với đeo khẩu trang
  6. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, mấy hôm không vào mà mọi người buôn dưa lê nhộn nhịp quá. Cũng được đến 8-9 trang rồi ấy nhỉ . Mấy hôm vừa rồi SS đi công tác ở Hạ Long nên cũng bận không online được nhiều. Với lại ở trong khách sạn internet 500đ/phút, đắt quá cũng không dám online mà chít chát
    gia đình TY của lancome tuyệt vời thế thì cố gắng mà giữ tình yêu nhé. Con lai bao giờ trông cũng rất đáng yêu đấy. lancome cố gắng lên nhé. Cụng một ly để lancome có thêm dũng khí về làm dâu BLD nào.
    Về BLD thì từ năm 1947-1971, BLD (East Bengal) là một tỉnh thuộc Pakistan (còn tây Bengal thuộc Ấn Độ như mọi người đã biết). Năm 1955 East Bengal bị đổi tên thành East Pakistan. Năm 1971 thì East Bengal (East Pakistan) tuyên bố độc lập tách ra khỏi Pakistan và lấy tên là Bangladesh. Bangladesh theo tiếng Bengali có nghĩa là quốc gia Bengal (Bengal nation). Khoảng 85% dân Bangladesh là theo đạo Hồi (là quốc đạo). Không hiểu gia đình TY của lancome có theo đạo hồi không?
    Về bộ quần áo giống áo dài ở Việt Nam ấy thì ở Ấn Độ thường gọi là Salwar chứ không thấy mọi người gọi nó là Kameez. Search trên Google thì thấy có một số sites gọi là Salwar Kameez. Chắc cái này phải hỏi lại mấy đồng chí Ấn với BLD để họ clarify cho rõ ràng nhỉ . Mà cái khăng quàng qua cổ đấy đúng là tiện lợi. Cái cô Ấn ở cùng với SS toàn dùng cái khăn đó để lau tay, lau mồ hôi với lại dùng để bắc nồi (trông mất cảm tình lém )
    Ở Ấn Độ phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu là cars, bikes, scooters và moped. Giao thông công cộng có bus. Nhưng bus ở Ấn thì kinh khủng lắm. SS thà đi bộ còn hơn là đi bus Ngoài ra phương tiện giao thông phổ biến là autorickshaw, đi vừa nhanh vừa rẻ. Đây là ảnh autorickshaw SS search trên google
    Ở Ấn mọi người ra đường còn không đội mũ nói gì bịt mặt với đeo khẩu trang
  7. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Cái "tip" mà lancome dán vào giữa 2 lông mày ấy gọi là Bindi. Bindi thì có vô số loại, tha hồ mà lựa chọn để làm duyên . Hồi trước ở cùng cô Ấn thì SS hay xin cái Bindi màu đen (như cái nốt ruồi ấy) dán vào trán ở giữa hai chân mày . Đây là 1 cái ảnh Bindi SS search trên Google
    Quên chưa nói về cảnh quan ở Ấn Độ. Không hiểu mấy thành phố lớn nhất Ấn Độ như Dehli, Mumbai, Kolkata (Calcutta) thì như thế nào chứ mấy thành phố nhỏ hơn (gọi là nhỏ nhưng dân số cũng đông hơn Hà Nội ) thì trông cũng chán lắm. Dân Ấn ở thành phố thì giàu hơn dân Việt Nam ở Hà Nội hoặc Sài Gòn nhưng nhiều khu trong thành phố lớn giống như thành phố tỉnh lẻ của Việt Nam ấy. Tất nhiên là có nhiều khu cũng khá hiện đại và đẹp nhưng nhiều khu cũng lụp xụp lắm. Với lại thành phố ở bên đó nhiều rác ngoài đường. Đường phố toàn xe cộ đông đúc nên bụi bặm và ô nhiễm lém Ngoài đường thì lúc nào cũng đông đúc toàn người với người thôi
    Mà không phải chỉ mỗi mẹ VH sợ con gái lấy chồng Ấn rồi mang về một lũ cháu chắt nâu nâu đâu. Mình biết nhiều người Việt cũng không cảm tình lắm với người Ấn, Bangladesh hoặc là Sri Lanka vì màu da nâu nâu đen đen của họ Nhưng mà con lai Việt - Ấn chắc trông thích lắm nhỉ
    Lại quay lại nói chuyện về hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ (không hiểu ở Bangladesh hệ thống này còn tồn tại không nhỉ?). Hệ thống đẳng cấp tồn tại trong xã hội Ấn Độ có nguồn gốc xa xưa bắt nguồn từ Ấn Độ giáo (Hinduism). Như Lan đã đề cập thì có bốn đẳng cấp chính ở Ấn Độ theo thứ tự là Brahman, Kshatria, Vaisia, và Sudra (mỗi đẳng cấp chính này được gọi là Varna) Những người không thuộc một trong bốn đẳng cấp này gọi là "outcast'''' và thuộc vào cấp "untouchables" (SS không biết dịch ra tiếng Việt thế nào cho chuẩn nên để nguyên tiếng Anh). Ban đầu hệ thống đẳng cấp này được phân chia tuỳ theo nghề nghiệp. Brahman là đẳng cấp cao nhất trong hệ thống và bao gồm các tăng lữ, thầy tu.... Tiếp theo là đẳng cấp Kshatria là vua chúa và quý tộc. Vaisia bao gồm các lãnh chúa và thương nhân. Sudra là đẳng cấp thấp nhất bao gồm công nhân, nông dân làm những công việc không bẩn thỉu và ô nhiễm. Dưới các đẳng cấp này là những người không thuộc đẳng cấp nào cả (untouchables) làm những nghề bị coi là "bẩn thỉu" như lau dọn. Trước đây chỉ những người thuộc 3 đẳng cấp đầu tiên là có quyền kinh tế và xã hội còn những người thuộc đẳng cấp Sudra và untouchables không được hưởng những quyền lợi này. Một người sinh ra được thừa hưởng ngay đẳng cấp từ gia đình mình và đẳng cấp này là không thể thay đổi được. Ngày nay thì những người Ấn sinh ra thì cũng thừa hưởng đẳng cấp này từ cha mình nhưng bây giờ thì việc phân chia đẳng cấp đó không liên quan gì đến nghề nghiệp cả. Trong mỗi đẳng cấp chính ở trên (Varna) lại có rất nhiều đẳng cấp nhỏ hơn (gọi là caste hay còn gọi là Jat hoặc là Jati theo tiếng Hindi). Những người thuộc cùng một caste (or Jat) mới được phép lấy nhau.
    Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố chính thức xoá bỏ caste system từ lâu nhưng nó vẫn tồn tại trong xã hội Ấn và điều này còn lâu mới được người dân Ấn chấp nhận xoá bỏ. Người Ấn vẫn arrange marriage cho con cháu mình với những người cùng caste. Những người muốn có inter-caste marriage thì phải rất khó khăn mới có thể thuyết phục được gia đình chấp nhận. Thanh niên Ấn vẫn chấp nhận arranged marriage như một điều hiển nhiên. Họ có thể yêu một ai đó đấy nhưng nếu gia đình không chấp nhận thì họ vẫn có thể từ bỏ tình yêu của mình để lấy người mà gia đình sắp đặt. Thậm chí nhiều người còn tin tưởng vào sự bền vững của arranged marriage hơn là love marriage. Ở Ấn một khi đã lấy nhau thì rất hiếm khi họ ly dị. Khi đã lập gia đình thì hầu hết đều rất có trách nhiệm với gia đình của mình và ly dị là điều ít khi xảy ra. Trước đây SS không thể hiểu nổi và chấp nhân được việc người Ấn có thể lấy nhau và chung sống cho đến cuối đời mặc dù không hề biết và yêu nhau trước khi cưới. Nhưng có lẽ do người Ấn được sinh ra, được nuôi dạy và giáo dục để chấp nhận những tập tục ấy nên họ vấn tiếp tục làm như thế. Làm bạn với người Ấn mãi thì SS cũng bắt đầu quen và hiểu được việc này mặc dù vẫn thấy thật khó có thể chấp nhận được . SS biết nhiều Ấn Độ đã từng sinh sống và học tập ở nước ngoài không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn là thạc sĩ, tiến sĩ nhưng họ vẫn chấp nhận và tin tưởng vào arranged marriage hơn là love marriage . Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi ở Ấn arranged marriage cũng có nhiều cải cách. Sau khi 2 gia đình gặp gỡ với nhau và đồng ý gả con, họ cho phép con cái họ gặp gỡ và tìm hiểu người kia. Nếu sau một thời gian tìm hiểu mà một trong hai người không đồng ý vì thấy không hợp với người kia thì họ được phép từ chối đám cưới đó. Như vậy cũng là tốt lắm rồi nhỉ
    Được summer_snow sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 26/06/2005
  8. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Cái "tip" mà lancome dán vào giữa 2 lông mày ấy gọi là Bindi. Bindi thì có vô số loại, tha hồ mà lựa chọn để làm duyên . Hồi trước ở cùng cô Ấn thì SS hay xin cái Bindi màu đen (như cái nốt ruồi ấy) dán vào trán ở giữa hai chân mày . Đây là 1 cái ảnh Bindi SS search trên Google
    Quên chưa nói về cảnh quan ở Ấn Độ. Không hiểu mấy thành phố lớn nhất Ấn Độ như Dehli, Mumbai, Kolkata (Calcutta) thì như thế nào chứ mấy thành phố nhỏ hơn (gọi là nhỏ nhưng dân số cũng đông hơn Hà Nội ) thì trông cũng chán lắm. Dân Ấn ở thành phố thì giàu hơn dân Việt Nam ở Hà Nội hoặc Sài Gòn nhưng nhiều khu trong thành phố lớn giống như thành phố tỉnh lẻ của Việt Nam ấy. Tất nhiên là có nhiều khu cũng khá hiện đại và đẹp nhưng nhiều khu cũng lụp xụp lắm. Với lại thành phố ở bên đó nhiều rác ngoài đường. Đường phố toàn xe cộ đông đúc nên bụi bặm và ô nhiễm lém Ngoài đường thì lúc nào cũng đông đúc toàn người với người thôi
    Mà không phải chỉ mỗi mẹ VH sợ con gái lấy chồng Ấn rồi mang về một lũ cháu chắt nâu nâu đâu. Mình biết nhiều người Việt cũng không cảm tình lắm với người Ấn, Bangladesh hoặc là Sri Lanka vì màu da nâu nâu đen đen của họ Nhưng mà con lai Việt - Ấn chắc trông thích lắm nhỉ
    Lại quay lại nói chuyện về hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ (không hiểu ở Bangladesh hệ thống này còn tồn tại không nhỉ?). Hệ thống đẳng cấp tồn tại trong xã hội Ấn Độ có nguồn gốc xa xưa bắt nguồn từ Ấn Độ giáo (Hinduism). Như Lan đã đề cập thì có bốn đẳng cấp chính ở Ấn Độ theo thứ tự là Brahman, Kshatria, Vaisia, và Sudra (mỗi đẳng cấp chính này được gọi là Varna) Những người không thuộc một trong bốn đẳng cấp này gọi là "outcast'''' và thuộc vào cấp "untouchables" (SS không biết dịch ra tiếng Việt thế nào cho chuẩn nên để nguyên tiếng Anh). Ban đầu hệ thống đẳng cấp này được phân chia tuỳ theo nghề nghiệp. Brahman là đẳng cấp cao nhất trong hệ thống và bao gồm các tăng lữ, thầy tu.... Tiếp theo là đẳng cấp Kshatria là vua chúa và quý tộc. Vaisia bao gồm các lãnh chúa và thương nhân. Sudra là đẳng cấp thấp nhất bao gồm công nhân, nông dân làm những công việc không bẩn thỉu và ô nhiễm. Dưới các đẳng cấp này là những người không thuộc đẳng cấp nào cả (untouchables) làm những nghề bị coi là "bẩn thỉu" như lau dọn. Trước đây chỉ những người thuộc 3 đẳng cấp đầu tiên là có quyền kinh tế và xã hội còn những người thuộc đẳng cấp Sudra và untouchables không được hưởng những quyền lợi này. Một người sinh ra được thừa hưởng ngay đẳng cấp từ gia đình mình và đẳng cấp này là không thể thay đổi được. Ngày nay thì những người Ấn sinh ra thì cũng thừa hưởng đẳng cấp này từ cha mình nhưng bây giờ thì việc phân chia đẳng cấp đó không liên quan gì đến nghề nghiệp cả. Trong mỗi đẳng cấp chính ở trên (Varna) lại có rất nhiều đẳng cấp nhỏ hơn (gọi là caste hay còn gọi là Jat hoặc là Jati theo tiếng Hindi). Những người thuộc cùng một caste (or Jat) mới được phép lấy nhau.
    Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố chính thức xoá bỏ caste system từ lâu nhưng nó vẫn tồn tại trong xã hội Ấn và điều này còn lâu mới được người dân Ấn chấp nhận xoá bỏ. Người Ấn vẫn arrange marriage cho con cháu mình với những người cùng caste. Những người muốn có inter-caste marriage thì phải rất khó khăn mới có thể thuyết phục được gia đình chấp nhận. Thanh niên Ấn vẫn chấp nhận arranged marriage như một điều hiển nhiên. Họ có thể yêu một ai đó đấy nhưng nếu gia đình không chấp nhận thì họ vẫn có thể từ bỏ tình yêu của mình để lấy người mà gia đình sắp đặt. Thậm chí nhiều người còn tin tưởng vào sự bền vững của arranged marriage hơn là love marriage. Ở Ấn một khi đã lấy nhau thì rất hiếm khi họ ly dị. Khi đã lập gia đình thì hầu hết đều rất có trách nhiệm với gia đình của mình và ly dị là điều ít khi xảy ra. Trước đây SS không thể hiểu nổi và chấp nhân được việc người Ấn có thể lấy nhau và chung sống cho đến cuối đời mặc dù không hề biết và yêu nhau trước khi cưới. Nhưng có lẽ do người Ấn được sinh ra, được nuôi dạy và giáo dục để chấp nhận những tập tục ấy nên họ vấn tiếp tục làm như thế. Làm bạn với người Ấn mãi thì SS cũng bắt đầu quen và hiểu được việc này mặc dù vẫn thấy thật khó có thể chấp nhận được . SS biết nhiều Ấn Độ đã từng sinh sống và học tập ở nước ngoài không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn là thạc sĩ, tiến sĩ nhưng họ vẫn chấp nhận và tin tưởng vào arranged marriage hơn là love marriage . Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi ở Ấn arranged marriage cũng có nhiều cải cách. Sau khi 2 gia đình gặp gỡ với nhau và đồng ý gả con, họ cho phép con cái họ gặp gỡ và tìm hiểu người kia. Nếu sau một thời gian tìm hiểu mà một trong hai người không đồng ý vì thấy không hợp với người kia thì họ được phép từ chối đám cưới đó. Như vậy cũng là tốt lắm rồi nhỉ
    Được summer_snow sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 26/06/2005
  9. lancome_aus

    lancome_aus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    VH nói cũng đúng, cuộc đời hay tình yêu nó cũng như tiểu thuyết mà thôi. Và tiểu thuyết thì có những chương buồn... Những chuyện tớ kể chỉ là những phút giây hạnh phúc của tớ thôi. Còn biết bao âu lo dằn vặt khác nữa, chẳng muốn nhắc đến. Cái này VH và các bạn ở đây đều hiểu cả, đúng không?
    Tớ nhớ những ngày đấy quá đi mất. Mẹ và bố của TY thì hiền và quí lắm, nhất là bà mẹ, một người phụ nữ chịu thương chịu khó, rất tinh ý và độ lượng. Tớ đã từng gặp khá nhiều kiểu người khác nhau, nhưng mẹ TY tớ thì phải nói là có một tâm hồn trong sáng, vị tha hiếm có. Sống vì người khác, chăm chút cho chồng con hết mực. Tớ nhớ mãi ánh mắt sung sướng và tràn đầy âu yếm của bà mỗi lúc nhìn con trai, hay nhìn tớ ăn các món bà nấu.
    Tớ nhớ cả những tối mất điện, bà ngồi quạt tay và kể chuyện cho 3 đứa nhỏ nghe, chuyện cười, chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ dân gian các kiểu. À, quạt của họ cũng hay hay, tay cầm quạt có ***g 1 ống tre, khi quạt thì họ quay cả cái ống tre đấy cho cái quạt xoay tròn, mát tứ phía.
    Có hôm tớ bị đau đầu, bà ôm tớ vào lòng rồi à ơi ru ngủ (dù biết thừa là còn lâu tớ mới ngủ). Lúc tớ khóc cũng lấy vạt sharee lau nước mắt rồi ru...
    Tớ nhớ cả những lúc bà tập nói tiếng Việt, mấy từ như "Con ơi" hay "cơm", "chuối", dễ thương lắm. Sau này khi tớ đã về Sydney, bà vẫn hay kể cho người này người khác cách tớ tháo dây màn bằng cách lấy quyển sách khều khều ra làm sao (thấp quá ko tháo được ), hoặc thỉnh thoảng lại nói 1 từ tiếng Việt... cho vui. Hic yêu dã man...
    Còn bố TY tớ thì ít nói, cũng hơi kiểu đàn ông gia trưởng, chẳng động tay động chân gì cả, nhưng hay chiều trẻ con và vui tính (con nít đứa nào cũng ôm chầm lấy ông, thế mới lạ). Ngày còn thanh niên cũng văn nghệ văn gừng kinh phết, tham gia diễn kịch với cô nào í, xinh lắm. Mấy chục năm trước mà đã có những hoạt động như thế, chứng tỏ xã hội của họ không đến mức như media miêu tả hằng ngày.
    Chị TY thì hơi bị đanh đá, tớ sợ nhất nhà. Nhưng cũng chăm chút cho tớ nhiều. Đêm ngủ mất điện, bà chị quay quạt cho tớ đỡ mồ hôi. Lúc đấy tớ im lặng giả vờ ngủ rồi, nghe tiếng quạt cọt kẹt thế cảm động ghê gớm. Chuyện nhỏ nhưng nó in vào trí nhớ của mình, chẳng thể nào quên được. Bà chị đã học xong Master of Physic nhưng đi làm ngân hàng. Trái ngành trái nghề tréo ngoe như ở VN vậy.
    À còn cái sharee thì gồm có 3 phần, tấm vải dài khoảng 4-6m, quấn quấn thế nào đó, 1 cái áo ngắn hở cả mạng sườn và bó sát thân người, và 1 cái chân váy dài đến gót mặc bên trong (cái này ko ai thấy). Tấm vải thì chỉ vắt sổ 2 đầu thôi, còn 2 rìa tấm vải thì trang trí hoa văn.
    Kameez thì đại khái giống áo dài, nhưng không phức tạp trong các đường may như áo dài. Hồi tớ chuẩn bị sang chơi, bà chị và dì của TY tớ may sẵn cho tớ 1 bộ, thêu hoa nhỏ đẹp lắm. Khi tớ sang đến nơi thì chỉ cần nới ra một tí (he he tớ mũm mĩm hơn mọi người tưởng tượng) là mặc được rồi. Chẳng phức tạp lắm.
  10. lancome_aus

    lancome_aus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    VH nói cũng đúng, cuộc đời hay tình yêu nó cũng như tiểu thuyết mà thôi. Và tiểu thuyết thì có những chương buồn... Những chuyện tớ kể chỉ là những phút giây hạnh phúc của tớ thôi. Còn biết bao âu lo dằn vặt khác nữa, chẳng muốn nhắc đến. Cái này VH và các bạn ở đây đều hiểu cả, đúng không?
    Tớ nhớ những ngày đấy quá đi mất. Mẹ và bố của TY thì hiền và quí lắm, nhất là bà mẹ, một người phụ nữ chịu thương chịu khó, rất tinh ý và độ lượng. Tớ đã từng gặp khá nhiều kiểu người khác nhau, nhưng mẹ TY tớ thì phải nói là có một tâm hồn trong sáng, vị tha hiếm có. Sống vì người khác, chăm chút cho chồng con hết mực. Tớ nhớ mãi ánh mắt sung sướng và tràn đầy âu yếm của bà mỗi lúc nhìn con trai, hay nhìn tớ ăn các món bà nấu.
    Tớ nhớ cả những tối mất điện, bà ngồi quạt tay và kể chuyện cho 3 đứa nhỏ nghe, chuyện cười, chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ dân gian các kiểu. À, quạt của họ cũng hay hay, tay cầm quạt có ***g 1 ống tre, khi quạt thì họ quay cả cái ống tre đấy cho cái quạt xoay tròn, mát tứ phía.
    Có hôm tớ bị đau đầu, bà ôm tớ vào lòng rồi à ơi ru ngủ (dù biết thừa là còn lâu tớ mới ngủ). Lúc tớ khóc cũng lấy vạt sharee lau nước mắt rồi ru...
    Tớ nhớ cả những lúc bà tập nói tiếng Việt, mấy từ như "Con ơi" hay "cơm", "chuối", dễ thương lắm. Sau này khi tớ đã về Sydney, bà vẫn hay kể cho người này người khác cách tớ tháo dây màn bằng cách lấy quyển sách khều khều ra làm sao (thấp quá ko tháo được ), hoặc thỉnh thoảng lại nói 1 từ tiếng Việt... cho vui. Hic yêu dã man...
    Còn bố TY tớ thì ít nói, cũng hơi kiểu đàn ông gia trưởng, chẳng động tay động chân gì cả, nhưng hay chiều trẻ con và vui tính (con nít đứa nào cũng ôm chầm lấy ông, thế mới lạ). Ngày còn thanh niên cũng văn nghệ văn gừng kinh phết, tham gia diễn kịch với cô nào í, xinh lắm. Mấy chục năm trước mà đã có những hoạt động như thế, chứng tỏ xã hội của họ không đến mức như media miêu tả hằng ngày.
    Chị TY thì hơi bị đanh đá, tớ sợ nhất nhà. Nhưng cũng chăm chút cho tớ nhiều. Đêm ngủ mất điện, bà chị quay quạt cho tớ đỡ mồ hôi. Lúc đấy tớ im lặng giả vờ ngủ rồi, nghe tiếng quạt cọt kẹt thế cảm động ghê gớm. Chuyện nhỏ nhưng nó in vào trí nhớ của mình, chẳng thể nào quên được. Bà chị đã học xong Master of Physic nhưng đi làm ngân hàng. Trái ngành trái nghề tréo ngoe như ở VN vậy.
    À còn cái sharee thì gồm có 3 phần, tấm vải dài khoảng 4-6m, quấn quấn thế nào đó, 1 cái áo ngắn hở cả mạng sườn và bó sát thân người, và 1 cái chân váy dài đến gót mặc bên trong (cái này ko ai thấy). Tấm vải thì chỉ vắt sổ 2 đầu thôi, còn 2 rìa tấm vải thì trang trí hoa văn.
    Kameez thì đại khái giống áo dài, nhưng không phức tạp trong các đường may như áo dài. Hồi tớ chuẩn bị sang chơi, bà chị và dì của TY tớ may sẵn cho tớ 1 bộ, thêu hoa nhỏ đẹp lắm. Khi tớ sang đến nơi thì chỉ cần nới ra một tí (he he tớ mũm mĩm hơn mọi người tưởng tượng) là mặc được rồi. Chẳng phức tạp lắm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này