1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi viethuong279, 26/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Không biết tại sao cả? SS nói tớ nghe với? Chắc sự tích sự tang gì đó kiểu Adam và Eva hả?
    Mà truyện này đọc hơi khó hiểu. Ẩn dụ nhiều quá.
    À tớ đã save mấy cái ảnh của SS rồi... nhìn con đường ấy tớ lại nhớ cái phố gì gần ga Hàng Cỏ ngòai Hànội mà đâm ra Quốc Tử Giám ấy... liên tưởng đến ngay, chẳng hiểu tại sao.
    Mà cái nhà gì có mấy cái tượng ở ngòai, phải là đền Hindu không vậy SS? Trước cửa có ông bán cái gì đó, phải...vé số không?
  2. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Nghệ thuật sống
    Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.
    Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.
    Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.
    Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:
    - Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.
    Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
    - Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.
    Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.
    Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.
    Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:
    - Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.
    Được viethuong279 sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 07/07/2005
  3. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Tớ post bài kí của một người Việt đang sinh sống tại Đức, có dịp đi qua Ấn Độ. Mỗi người có cảm nhận khác nhau. Không biết SS và Lancome đã đến tận nơi rồi có cảm thấy như bác này không (bác này...chê hơi bị nhiều). Tớ cứ post để thấy những cái nhìn khác nhau của người nước ngòai về Ấn.
    Những bước đầu tiên
    Đó là quê hương của Gandhi, một vùng bán đảo rộng lớn với Hy-mã lạp sơn, với Hằng hà đầy cát. Tôi biết Ấn Độ chỉ giản đơn như thế, nhưng điều đậm nét trong tôi là, đây là một xứ sở huyền hoặc, hầu như được bọc trong một tấm màn thần thoại. Những tài danh của Ấn Độ mà tôi biết thường là những nhà văn nhà thơ như Tagore hay Krishnamurti, các vị đó xem ra cũng rất huyền bí. Còn các nhà đạo học, dù đó là Phật Thích-ca hay các đạo sĩ, tất cả đối với tôi có tính hoang đường nhiều hơn thực tại. Và dù các vị đó có thật đi nữa thì họ quá cao xa đối với tôi. Lên đường đi Ấn Độ, tôi chỉ là một người Việt Nam làm công cho một công ty sản xuất máy phát điện ở Đức, làm nhiệm vụ mà ngày nay người ta gọi là tiếp thị, có cái vai trò sales manager đi bán một món hàng hết sức trần thế...
    Máy bay từ châu Aâu đến Delhi thường hạ cánh lúc nửa đêm, giờ địa phương. Ngày đó là ngày Pan Am còn là một hãng hàng không uy tín của Mỹ, cạnh tranh với Lufthansa của Đức tranh nhau chở khách đi Ấn Độ. Thời đó tôi chưa hiểu sao có nhiều khách đi Ấn Độ, khách làm ăn có, khách du lịch có. Ngày đó tôi đâu biết, đó là một thị trường khổng lồ cho dân làm ăn và một lịch sử vô song cho người du lịch. Ở sân bay Delhi ở Ấn Độ một thứ mùi nửa lạ nửa quen làm tôi chú ý. Mùi này hai mươi năm qua tôi chưa từng hít thở lại. " Eau de javel " ! Thì ra cái thứ mùi để chùi rửa vệ sinh trong những ngày xa xưa trong thời thơ ấu của tôi nay vẫn được sử dụng tại sân bay quốc tế này. Mùi này tôi đã quên rất lâu, xứ Đức không có, Việt Nam ngày nay cũng không, không ngờ nơi đây vẫn thông dụng. Ngày nay mỗi lần đến Ấn Độ tôi đều chuẩn bị để hít thở mùi này, thứ mùi gây cho tôi cảm giác vừa khó chịu vừa dễ chịu.
    Tôi ngồi gọn trong ghế bành nghe người ta nói tiếng Anh. Đồng nghiệp người Đức của tôi nói tiếng Anh rất dễ nghe, có lẽ thứ tiếng Anh của tôi cũng có cái giọng như thế. Đó là một thứ tiếng Anh giọng Đức, thứ tiếng Anh hay bị chê cười trên thế giới. Người ta gọi đó là tiếng Anh của Kissinger vì nhà chính trị này sinh tại Đức, sống lâu ở Mỹ nhưng vẫn nói thứ giọng quê mùa này. Còn tiếng Anh của Ấn Độ là một thứ tiếng Anh lạ lùng, tôi nghe không hiểu gì cả. Tôi nhớ mình thích tiếng Anh của người Hồng Kông vì tiếng Anh của họ dễ hiểu, thanh quản và phát âm của họ xem ra giống của tôi. Tôi vốn sợ thứ tiếng Anh của người Úc và của người Mỹ vì khó hiểu nhưng có đến Ấn Độ mới thấy có thứ khó hiểu hơn. Điệu bộ cử chỉ của người Ấn cũng khác, họ hay dùng bàn tay để " minh họa " cho lời nói. Bàn tay của họ cứ lật qua lật lại theo nội dung câu chuyện...
    Gật và lắc
    Tại Ấn Độ, thời gian lưu trú nhiều tuần cho phép tôi học nghe tiếng họ nói, học nhìn cách họ làm để giải quyết công việc của mình và khám phá nhiều điều lớn lao hơn. Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn Độ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người thì họ xa cách. Hình như mỗi người Ấn Độ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ định nghĩa ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Đi Ấn Độ hàng chục lần, tôi kết luận rằng đó là một xứ sở của sự phân biệt giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người nghèo khổ thì yên phận chịu đựng. Những người mà tôi gặp và làm việc đều là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với chúng tôi ở nước ngoài đến thì họ e dè và phức tạp.
    Văn phòng đại diện của chúng tôi tại Delhi thuộc loại tầm cỡ nhưng phòng ốc hết sức hạn chế. Tại sao người ta thuê tuyển nhiều người như thế, bàn nọ kê sát bàn kia, nhân viên hàng tá làm gì cho hết ngày giờ ? Sau này tôi mới biết họ có nhiều người là để giúp việc cho chúng tôi, có những tea boy chỉ chuyên bưng trà rót nước, những công việc mà tại phương tây chúng tôi phải tự làm. Dễ chịu thay. Chỉ sau một ngày, tôi đã nhờ một cô gái đi copy văn bản. Bất ngờ thay, cô ta lắc đầu. Tôi đang tự hỏi tại sao cô này từ chối lời yêu cầu nhã nhặn của mình thì đã thấy cô đã nhặm lẹ cầm giấy tờ chạy đi làm việc. Thì ra cái lắc đầu của người Ấn Độ chính là cử động gật đầu của ta. Còn khi họ từ chối thật thì đầu họ cũng lắc cũng lắc cách khác. Đối với tôi lúc nào họ cũng lắc đầu cả...
  4. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Thành phố Shimla thơ mộng
    Với thời gian, những cuộc làm việc tại Ấn Độ càng lúc càng dài ngày, có lúc chúng tôi phải ở lại vài tuần. Ngày nọ có vài đồng nghiệp tổ chức đi thăm Simla trên Hy-mã lạp sơn, rủ tôi theo. Tôi mừng như bắt được vàng. Ôi, đời tôi mà được đi núi Hy-mã sao ?
    Hy-mã lạp sơn đối với tôi hầu như huyền thoại, tất cả những gì liên quan tới đó đều là chuyện thần thoại. Đó là một nơi hẻo lánh xa xôi đầy tuyết trắng không người lui tới, nơi đó phải là trú xứ của thánh thần. Tôi không biết mình ở Delhi, gần như cực bắc Ấn Độ, rất gần núi Hy-mã. Dĩ nhiên Hy-mã ở đây chưa vội phải là đỉnh Everest cao hơn tám ngàn mét, và chuyến đi sáng đi tối về từ Delhi cho thấy đây chỉ có một triền núi con con của núi Hy-mã và đi bằng đường xe hơi thì nhất định cũng không thể lên cao. Mà như thế có lẽ cũng đủ rồi vì tôi lẫn các đồng nghiệp của mình đâu phải là dân leo núi, chúng tôi chỉ là du khách đi thăm Hy-mã lạp sơn một cách thoải mái và lười biếng. Tôi đoán mò như thế, không biết rằng mình sẽ đến Simla, thủ phủ của bang Himachal Pradesh, thủ đô mùa hè của những người Anh đi chiếm thuộc địa ngày xưa.
    Vẫn là chiếc "Ambassador" nội địa bốn bánh mòn nhẵn đến chở chúng tôi đi Hy-mã lạp sơn ! Tôi ái ngại thấy mấy người Đức to khỏe vô ngồi trong xe, chiếc xe này mà chở chúng tôi lên cao hơn sáu ngàn năm trăm bộ, tức gần hai ngàn mét sao. Xe chạy băng băng lên hướng bắc, cảnh vật làm tôi nhớ Việt Nam. Ấn Độ đâu phải chỉ là Delhi ô nhiễm, đất nước này xinh đẹp biết bao
    Trên đường đi qua miền Bắc Ấn ở đâu ta cũng thấy một màu xanh thuần tịnh và êm dịu. Các vạt mía mọc tràn lan nhắc tôi nghĩ đến các tỉnh miền trung Việt Nam, các hồ đầy sen trắng làm tôi nhớ đường sông đi vào chùa Hương ở miền bắc. Những chiếc xe bò lọc cọc gõ đường làm tôi tưởng thời gian như ngừng trôi kể từ mấy thế kỷ qua.
    Chiếc xe vững vàng leo núi làm tôi dần dần bớt thành kiến với nền công nghiệp ô-tô Ấn Độ. Nhìn xuống hang sâu vực thẳm, kẻ có kinh nghiệm đi đèo Hải Vân từ bé như tôi cũng thấy ớn lạnh!
    Lên đến nơi chúng tôi mới hay Simla không hề là một chỗ đèo heo hút gió mà là một thành phố giàu sang nằm trên một dãi đất bằng dài đến 12 km, cao hơn 2200m, trên sườn tây bắc của một chân núi Hy-mã. Thì ra đây là một nơi nghỉ mát mà những người Anh khôn ngoan ngày xưa đã xây cất để tránh cái nóng khủng khiếp của Ấn Độ trong mùa hè. Năm 1822 đã có một viên đại tá tên là Kennedy tìm đến đây và xây một ngôi nhà nghỉ mát và sau đó Simla trở thành chỗ lui tới cho giới quí tộc người Anh và Ấn. Chỗ này chắc hẳn cũng như Đà Lạt của Saigon xa xưa, dành cho giới thượng lưu thời đó. Khí hậu ở đây quả nhiên hết sức dễ chịu, chỉ mới mấy tiếng mà tôi đã quên Delhi bị vây bọc trong bụi bặm và khốn khổ. Đi bộ trên những con đường ngược dốc ngược lên cao, chúng tôi tìm đến những vị trí đặc biệt, vị trí có thể ngắm nhìn những đỉnh núi trên bảy ngàn mét.
    Tại Simla, ngắm nhìn những đỉnh núi tuyết, lần đầu tiên tôi bị một một chấn động tâm linh. Núi trắng xóa hiện ra rực rỡ dưới ánh mặt trời. Làm sao tả được những đỉnh núi ? Núi gây cho tôi một ấn tượng uy nghi, xa cách nhưng nhân hậu. Đỉnh núi thuần tịnh màu tuyết trắng - cũng như ánh mặt trời rực rỡ - chiếu rọi không phân biệt cho những ai hướng về nó. Núi vương giả nhưng không chút kiêu mạn, núi chào đón nhưng không vồn vã, núi đứng đợi con người đến với mình. Thế nhưng những ngọn núi cũng có sự khác biệt. Nói như Govinda, mỗi ngọn núi có một " nhân cách " và mỗi ngọn núi thiêng đều có thần. Trong " Con đường mây trắng " Govinda viết: " Muốn nhận rõ kích thước một ngọn núi ta phải đứng ra xa nó; để thâu nhận dạng nó vào lòng ta phải đi quanh nó; để hiểu vui buồn của nó ta phải biết quan sát nó trong mọi thời khắc của ngày của năm: lúc mặt trời mọc và lặn, giữa trưa và trong sự tĩnh lặng nửa đêm, trong những ngày mưa tối và dưới bầu trời xanh, trong tuyết mùa đông và giữa những cơn bão. Ai biết ngọn núi theo cách này, người đó sẽ đến gần với tính cách của nó, nó có tự tính sống động và đa dạng như của con người " . Và theo Evans-Wentz, người đã sống rất lâu dưới chân Hy-mã lạp sơn thì dãy núi dài trên 24.000 km này có gần chục ngọn núi thiêng và sự việc châu Á là gốc của mọi ánh sáng minh triết " không hề là một sự ngẫu nhiên " .
    Vùng này là cực bắc Ấn Độ, giáp giới Trung Quốc. Những người cùng đi với tôi dơ tay giới thiệu ngọn này ngọn kia cao bao nhiêu mét, chúng còn nằm trong địa phận Ấn Độ hay đã ở phía Trung Quốc. Tôi bỏ ngoài tai câu chuyện biên giới. Không quan trọng gì nó nằm ở đâu, những ngọn núi này đâu phải để con người cai quản. Chúng trường tồn với thời gian, còn biên giới quốc gia có thể vài mươi năm đã thay đổi. Thậm chí các dân tộc có thể biến mất trên hành tinh này nhưng núi non vẫn còn. Hơn thế nữa gốc của núi non là siêu thế gian, những gì chúng xuất hiện cho ta thấy chỉ là một phần rất nhỏ của chúng. Đừng đem chuyện thế gian mà đo lường chuyện siêu thế.
    Lần này tôi chưa được thấy Everest nhưng chục năm về sau tôi sẽ thấy. Thế nhưng Everest chưa phải là thiêng liêng nhất vì chiều cao chưa nói lên điều hệ trọng. Cách chỗ tôi đứng ngày đó chưa đầy hai trăm cây số đường chim bay về hướng Đông Bắc có một đỉnh tên gọi là Ngân sơn, chỉ cao 6714 m, nhưng đó là chốn thiêng liêng nhất, là trú xứ của thánh thần, là hiện thân của núi Tu-di trong thế giới vật chất này. Đây là ngọn núi mà cả Ấn Độ Giáo lẫn Phật Giáo xem là quan trọng nhất trong rặng Hy-mã. Đó là ngai vàng của thần Shiva của tín đồ Ấn Độ giáo và là man-đa-la vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng. Đỉnh của Ngân sơn chính là trục của vũ trụ siêu hình. Đỉnh này tôi chưa được đến đảnh lễ. Liệu đời tôi có ngày đến được nơi đó chăng ?
  5. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    ặ mỏằ>i thỏƠy SS lỏƠp ló 'Ây mà...'Ê 'i 'Âu rỏằ"i.
    GiỏÊi thưch cho tỏằ> nghe vỏằ Krishna 'i...tỏằ> 'ỏằÊi tỏằô nÊy 'ỏn giỏằ. Tỏằ> ngỏằ"i buỏằ"n buỏằ"n 'ỏằc lỏĂi tỏằô trang 'ỏĐu tiên. Nhỏằ> ngày 'ỏĐu có mỏằ-i mơnh vỏằ>i Lan...rỏằ"i thêm SS...Lan ặĂi (phỏÊi 'Ănh to vỏưy cho Lan giỏưt mơnh), vào chặĂi vỏằ>i bỏằn tỏằ> 'i 'ỏằông quên bỏằn tỏằ> nhâ hhu hu.
    Tỏằ> post tiỏp.
    Con sông Ganga thiêng liêng
    Sông Hỏng thơ ra khĂ gỏĐn Delhi, chỏằ? cỏĐn 'i khoỏÊng 60 km là 'ỏn. Hỏng hà mà ngặỏằi ỏÔn gỏằi là Ganga, ngày 'ỏn 'ó tôi không ngỏằ 'ỏằi mơnh có lúc 'ỏn thfm con sông thỏĐn thoỏĂi này. Tỏằô ngày hiỏằfu " hỏng hà sa sỏằ' " là cĂch nói trong kinh Phỏưt, " nhiỏằu nhặ cĂt sông Hỏng " , tôi gỏn liỏằn sông Hỏng vỏằ>i Phỏưt và xem 'ó là mỏằTt huyỏằn thoỏĂi. Đỏằ'i vỏằ>i tôi, sông Hỏng là biỏằfu tặỏằÊng cỏằĐa Phỏưt giĂo ỏÔn ĐỏằT. Ngày xặa tôi có nghâ 'ỏằi mơnh sỏẵ thỏƠy thĂp Eiffel cỏằĐa PhĂp nhặng không nghâ mơnh sỏẵ 'ỏn sông Hỏng. BỏằYi thỏ tôi xúc 'ỏằTng xiỏt bao khi tài xỏ kêu lên " Ganga " . Sông Hỏng 'Ây sao ? Thỏưt không hỏằĂi anh lĂi xe?
    Sông Hỏng, con sông thiêng chỏÊy tỏằô ngón chÂn cỏằĐa thỏĐn Vishnu, " bỏằi mà 'ỏn vỏằ>i trỏĐn gian " là 'Ây. Nhặng hỏng hà sa sỏằ' cĂt 'Âu, tôi không thỏƠy hỏĂt nào cỏÊ. ĐoỏĂn này cỏằĐa sông Hỏng mà tôi 'ỏn thfm lỏĐn 'ỏĐu là thặỏằÊng nguỏằ"n sông Hỏng, 'ó là nặĂi nặỏằ>c chỏÊy vỏằ>i lặu lặỏằÊng rỏƠt mỏĂnh, hai bên bỏằ không hỏằ có cĂt. Nặỏằ>c sông màu xanh lỏằƠc, trên sông có chỏằ- nặỏằ>c sôi râo bỏĂc 'ỏĐu. ĐoỏĂn sông Hỏng này là mỏằTt nặĂi tỏƠp nỏưp ngặỏằi qua kỏằ lỏĂi, du khĂch khĂ nhiỏằu. ĐÂy 'ặỏằÊc xem là mỏằTt 'oỏĂn sông thiêng nhỏƠt, hai bên bỏằ khĂ nhiỏằu 'ỏằn thỏằ. Và 'úng nhặ tôi chỏằ 'ỏằÊi, tưn 'ỏằ" ỏÔn ĐỏằT giĂo tỏm gỏằTi rỏƠt nhiỏằu dạ trỏằi 'ang lỏĂnh. Thú vỏằc lên 'ỏĐu, chúng run cỏ** cỏưp. Tôi nhỏằ> thỏằi thặĂ ỏƠu cỏằĐa mơnh, chúng tôi câng run nhặ thỏ trong mạa 'ông khĂ lỏĂnh cỏằĐa miỏằn Trung. TỏĂi sông Hỏng, trỏằ con miỏằ.n cặỏằĂng 'ỏằf dỏằTi nặỏằ>c, miỏằ?ng lỏĐu bỏĐu, còn ngặỏằi lỏằ>n xuỏằ'ng sông bặĂi lỏãn, mỏãt mày thành khỏân, miỏằ?ng lÂm rÂm. Hai bên bỏằ sông ngặỏằi ta xÂy kă xi mfng vỏằ>i hàng chỏằƠc dÂy xưch sỏt 'ỏằf tưn 'ỏằ" nưu lỏĂi, khỏằi bỏằc cuỏằ'n trôi.
    Con sông thiêng này xuỏƠt phĂt tỏằô dÊy Hy-mÊ, nó có tỏằ>i ba nguỏằ"n lỏằ>n, chúng chỏưp nhau tỏĂi Devaprayag và tỏằô 'ó mỏằ>i mang tên Hỏng hà. MỏằTt nguỏằ"n chưnh cỏằĐa Hỏng hà xuỏƠt phĂt tỏằô Gangotri, cao 6771 m. Tỏằô 'Ây 'ỏn Devaprayag nhĂnh này mang tên Bhagirati vơ ngày nỏằ có mỏằTt vỏằi hÊy hiỏằ?n xuỏằ'ng cho cài trỏĐn. Vơ thỏ mà có sông Hỏng, và vơ thỏ mà sông thiêng liêng " bỏằc dỏằc " phỏÊi rỏằi thiên giỏằ>i.
    Hỏng hà chỏÊy ra 'ỏn tỏưn vỏằc sông xanh 'ỏưm, màu nặỏằ>c luôn luôn thay 'ỏằ.i...Ai tỏm sông này ngặỏằi 'ó sỏẵ 'ặỏằÊc rỏằưa sỏĂch mỏằi tỏằTi lỏằ-i, ai chỏt ỏằY sông này sỏẵ 'ặỏằÊc sinh vỏằ cài trỏằi " . Vỏằ sau tôi 'ỏn Varanasi, 'ó là mỏằTt thành phỏằ' phỏằ"n vinh suỏằ't hai ngàn nfm qua, nặĂi có sông Hỏng chỏÊy qua. NặĂi 'Ây sông Hỏng hỏt " bỏằc dỏằc " , êm 'ỏằm hỏĐu nhặ nặỏằ>c không chỏÊy, bỏằ rỏằTng rỏƠt lỏằ>n, không biỏt 'úng " mặỏằi lẵ " không. Nhặng nặĂi 'Ây tôi thỏƠy cĂt, cĂt nhiỏằu vô tỏưn. "i, có phỏÊi cĂt này câng là cĂt mà Phỏưt thỏƠy cĂch 'Ây hai ngàn nfm trfm nfm không, 'ỏằf có tỏằô " hỏng hà sa sỏằ' " . Chỏc 'úng thỏ thôi, khoỏÊnh thỏằi gian 'ó 'ỏằ'i vỏằ>i con ngặỏằi là dài nhặng thỏƠm vào 'Âu vỏằ>i núi non 'ỏƠt cĂt. HặĂn thỏ nỏằa thỏằi gian hỏĐu nhặ ngỏằông lỏĂi tỏĂi ỏÔn ĐỏằT, bên bỏằ Varanasi ngặỏằi ta vỏôn 'ỏằ't xĂc, vỏôn tỏm gỏằTi, vỏôn thỏÊ tro theo sông, vỏôn ngỏằ"i thiỏằn 'ỏằi chÂn ta, trong cĂc ngặặĂi hỏĂt nào có hÂn hỏĂnh in dỏƠu chÂn 'ỏằâc Thỏ Tôn ?
    Hy-mÊ lỏĂp sặĂn không phỏÊi chỏằ? là nguỏằ"n cỏằĐa Yamuna và Hỏng hà, 'ó là nguỏằ"n cỏằĐa cĂc con sông 'ỏĐy uy lỏằc cỏằĐa chÂu Á. Tỏằô vạng NgÂn sặĂn xuỏƠt phĂt thêm bỏằ'n con sông lỏằ>n nỏằa. Đó là Tsangpo hay Brahmaputra chỏÊy vỏằ hặỏằ>ng 'ông ra vỏằc khi rỏằi cao nguyên 'ỏằf 'i vỏằ biỏằfn. Phưa tÂy NgÂn sặĂn là chỏằ- xuỏƠt phĂt cỏằĐa sông Sutlej, nó 'ặỏằÊc xem tỏằô " miỏằ?ng voi " . Sutley vỏằ sau hỏằÊp nhỏƠt vỏằ>i sông Indus, mỏằTt con sông mỏĂnh mỏẵ chỏÊy vỏằ biỏằfn Á-rỏưp phưa tÂy ỏÔn ĐỏằT. Indus, 'ặỏằÊc xem tỏằô " miỏằ?ng sặ tỏằư " , cạng vỏằ>i Bramaputra là hai cĂnh tay khỏằ.ng lỏằ" ôm bĂn 'ỏÊo ỏÔn ĐỏằT. Phưa nam NgÂn sặĂn là chỏằ- xuỏƠt phĂt cỏằĐa sông Karnali, mang tên tỏằô " miỏằ?ng chim công " , nó chỏÊy dài 'ỏn Patna, hỏằÊp nhỏƠt vỏằ>i Hỏng hà gỏĐn 'ó.
  6. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Đọc tiếp nhé. Trong đây có nhắc đến Krishna 4 mặt. Nhưng đấy là ai, chắc phải nhờ SS giảng cho thôi.
    Đền Birla

    Ở Ấn Độ cũng có xe " túc-túc " như của Thái Lan, xe đưa tôi đến một ngôi đền đồ sộ cách quãng trường Connaught chừng hai cây số, đó là đền Lakshmi-Narayan. Đền này do một gia tộc phú thương tên Birla xây năm 1938 nên thường mang tên đền Birla. Birla và Tata là hai gia tộc rất giàu có và thế lực của Ấn Độ từ cả trăm năm nay, chuyên buôn bán vải vóc tơ lụa.
    Tại chân đền, ấn tượng đầu tiên làm tôi thú vị là hàng ngàn giày dép của khách thập phương ngổn ngang nằm dưới chân bậc cấp. Họ phải cởi giày dép khi vào đền, đó là điều bình thường, nhưng sao không ai sợ bị mất cắp trong một xứ nghèo như Ấn Độ. Hiển nhiên là tại đây cũng có đạo chích như mọi nơi trên thế giới nhưng xem ra những tay làm ăn bất thiện cũng biết sợ thánh thần. Đền Birla có thêm điều đặc biệt, đó là giày dép của người nước ngoài được giữ riêng và khuôn mặt của tôi xem ra không giống người bản xứ nên ban bảo vệ đưa tôi vào phòng đặc biệt, nhã nhặn yêu cầu cởi giày và tôi được đi chân trần trên đá cẩm thạch mát lạnh. Nhìn những bậc cấp bằng đá phần lớn bị mòn ở giữa, tôi mới hay đây là một chỗ hàng ngàn hàng vạn người đến chiêm bái.
    Đây rõ là một đền thờ Ấn Độ giáo vì bức tượng quan trọng nhất là tượng thần Krishna với bốn khuôn mặt nhìn ra bốn phía. Nhưng tại sao đền này lại mang tên Lakshmi, lại nhắc đến Phật Thích-ca, lại có một cái chuông đồng rất lớn đúc theo kiểu Phật giáo Trung Quốc? Tôi đang lạc giữa một rừng người đang thì thầm khấn vái, áo quần tươi đẹp. Cũng may là ngôi đền bốn phía thông gió nên khách hành hương không bị ngộp mùi hương khói, nhờ thế ta có thể ở lâu nhìn ngắm. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Ấn Độ giáo và đặc trưng của tôn giáo này là thờ phụng vô số thần thánh mà Lakshmi là một vị nữ thần.
    Lakshmi là vị thần tượng trưng cho sắc đẹp và hạnh phúc. Bà là vợ của thần sáng tạo Vishnu, mẹ của thần Kama mà Kama thì chủ tình yêu và nhục cảm. Theo truyền thuyết, bà sinh ra từ sóng, khi biển cả bị A-tu-la phá phách, có sắc đẹp kiều diễm, tay cầm hoa sen. Lakshmi cũng là thần của giàu sang hạnh phúc nên được người Ấn Độ hay khẩn cầu. Vì thế tượng của Lakshmi diễn tả một phụ nữ sang trọng diễm lệ và cận nhân tình. Có lẽ đó chính là lý do tại sao đền Birla lúc nào cũng đông như ngày hội.
    Khách hành hương thăm đền Birla xem ra không mấy ai để ý đến các bích họa nói về đạo Phật. Đối với tín đồ Ấn Độ giáo, Phật Thích-ca chỉ là một dạng tái sinh của thần Vishnu. Nhà thương nhân Birla chủ trương đưa mọi thần thánh vào đền để ai cũng được thờ cúng và khách hành hương muốn cầu khẩn đến ai cũng được.
    Những điều vừa nói nghe qua rất tầm thường nhưng đó là điều ta cần biết khi đến Ấn Độ và khi muốn tìm hiểu về Ấn Độ giáo. Ấn Độ là một xã hội của tôn giáo, khắp nơi đều mang những dấu ấn khác nhau của tôn giáo. Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ là Jawaharlal Nehru đã từng nói: " Ấn Độ là nhà thương điên, là viện tâm thần của các tôn giáo " , ông không nói đùa hẳn và dĩ nhiên cũng không hề khinh miệt. Đó là nơi mà các truyền thống tôn giáo tồn tại song hành với nhau, trong đó Ấn Độ giáo chiếm vị trí then chốt. Ấn Độ giáo khác hẳn các tôn giáo lớn trên thế giới ở chỗ nó không có một giáo chủ, một vị sáng lập mà đây là một hệ thống triết lý đồ sộ thành hình qua nhiều ngàn năm. Trong nền tôn giáo này ta có thể tìm thấy các vị thánh nhân minh triết nhất của nhân loại cũng như những niềm tin non nớt nhất của con người. Thế nhưng điều then chốt chung của Ấn Độ giáo là họ tin nơi một thể tính siêu việt nằm trên mọi hình tướng, thể tính đó là nguồn gốc của mọi hiện tượng, là thể đích thực của mọi dạng thánh thần. Vì những lẽ đó mà mọi thánh thần không hề làm tín đồ Ấn Độ giáo lạc lối, không ai cạnh tranh chướng ngại với ai, tất cả đều là thể hiện của thể tính đó, tất cả đều qui về một mối.
    Được đi chân trần trên đá cẩm thạch mát lạnh, tôi thấy mình đã quên công việc thương nhân đầy phiền toái, lòng tôi đầy cảm hứng tâm linh. Trên đường ra đền, nữ thần Lakshmi nhìn tôi tươi cười, hình như bà chúc tôi giàu sang hạnh phúc. Đi xuống bậc cấp đầy giày dép, tôi bị khói xăng của xe " túc túc " kéo về thực tại...
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    trời híc sao không ai nói gì hết vậy?
    Hay tớ nói nhiều quá... Các ấy nói mấy tiếng đi chứ nhỉ híc.
    Tớ nhìn thấy có một bạn airesnow bạn ơi góp vui với chúng tớ nhé.
    SS ơi. Krishna là ai nào, nãy giờ tớ đợi lâu quá, không thấy SS nói gì...không biết mình có làm gì bất kính không Mà ai cũng im lặng thế này trời...
  8. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
  9. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    A Trang xuất hiện rùi. Hôm nay thi có làm được bài không? Hy vọng là Trang đã làm bài rất tốt
  10. hairbraid

    hairbraid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Hu hu, đừng nhắc đến bài thi nữa làm tớ đau lòng. Híc híc , buồn thế không biết.
    Tớ lấp ló ngoài cửa thui, vẫn chưa kịp đọc bài của mọi người. Coi bộ hôm nay mọi người post nhiều thứ hấp dẫn quá, nhưng tớ phải hoàn thành một bản điầu tra trong hôm nay. Có khi hôm nay phải thức suốt đêm. Mấy bài mấy ấy post tớ phải vào tư thế thư thái mới có thể thưởng thức được chứ.Hy vọng sẽ hoàn thành sớm để lên đọc mấy bài í. Nhưng sao mấy bài ấy hấp dẫn quá, cứ muốn đọc nhưng ..........
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này