1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi viethuong279, 26/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Chắc mấy hôm nữa thôi là chẳng còn ai để mà buôn...
    Chúc hairbraid đi đường mạnh giỏi nhé, về nhớ mua quà cho chị em.
    SS đi chơi tít mù giờ này mới về hả? Hư quá Lần sau vào buôn mấy câu đã muốn đi chơi đâu thì đi nhá.
    CHắc Lancome bận chuyện gì thật rồi. Không lướt lên đọc bài nữa cơ.
    Thôi chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ.
  2. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Nếu Trang phải ra HN làm survey mà không quen ai thì liên hệ với SS nhé. Nếu có gì giúp đỡ được thì SS sẵn sàng giúp bạn. Nếu Trang cần thì SS sẽ PM cho Trang số điện thoại sau nhé.
    Chúc Trang lên đường bình an
  3. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    My Song
    by Rabindranath Tagore
    This song of mine will wind its music around you,
    my child, like the fond arms of love.
    The song of mine will touch your forehead
    like a kiss of blessing.
    When you are alone it will sit by your side and
    whisper in your ear, when you are in the crowd
    it will fence you about with aloofness.
    My song will be like a pair of wings to your dreams,
    it will transport your heart to the verge of the unknown.
    It will be like the faithful star overhead
    when dark night is over your road.
    My song will sit in the pupils of your eyes,
    and will carry your sight into the heart of things.
    And when my voice is silenced in death,
    my song will speak in your living heart.
    a quên bảo bạn twister. Bạn twister ơi bạn có bạn người ấn phải không? Nếu các bạn ấy cũng hay dùng mạng thì bạn kéo các bạn ấy vào đây cho vui luôn nhé (tất nhiên nếu bạn thấy không có gì bất tiện...). Bạn có quen ai có quan tâm đến chủ đề bọn mình thì bạn kéo vào nhập hội luôn...Bây giờ nhà ta còn neo người...
    Thế nhé.
  4. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Ở trong Sài Gòn có tới tận mấy cái đền Hindu liền cơ à? Thích nhỉ Ở HN thì hình như đến một cái đền Hindu thôi cũng không có
  5. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Tớ post truyện ngắn Little Bohu (cô dâu bé nhỏ) của R. Tagore lên đây cho mọi người cùng đọc nhé. Đây là một truyện rất hay và dễ thương đấy.
    Cô dâu bé nhỏ
    Rabindranath Tagore
    I
    Apơcbô vừa thi đỗ tú tài, nay trở về làng.
    Con sông nhỏ chạy qua đây cứ hết mùa mưa là cạn khô, nhưng lúc này đang độ gió mùa tháng bẩy, những trận mưa to làm sông đầy nước, bao quanh toàn bộ luỹ làng, tới tận những bụi tre. Mặt trời lại xuất hiện trên bầu trời quang đãng sau những trận mưa xối xả kéo dài mấy ngày liền.
    Nếu đọc được tâm trí thanh niên ngồi trong thuyền, tôi sẽ thấy dòng suy nghĩ của anh ta cũng giống như dòng nước con sông vào đầu mùa mưa, cũng lấp lánh dưới ánh sáng, cũng xao động theo mỗi cơn gió thổi.
    Con thuyền chở Apơcbô đã ghé sát các bậc bến đò, từ đó, qua vòm lá dày của lùm cây có thể nhìn thấy mái nhà anh. Không ai được biết tin anh về nên không có người ra bến đón. Người chở thyền ngỏ ý mang giúp anh cái túi nhưng Apơcbô xách lấy và vui vẻ nhảy lên bờ. Bờ sông trơn, anh ngã sõng soài trên bậc bến đầy bùn, kéo theo cả cái túi.
    Liền đó vang lên một tiếng cười dễ thương làm cho đám chim đậu trên cây đa gần đấy hoảng sợ.Apơcbô hơi xấu hổ, anh đứng ngay dậy, trấn tĩnh rất nhanh, nhìn xung quanh xem ai đã chế nhạo chuyện không may của mình. Anh thấy ngồi trên một đóng gạch vừa mới bốc ở dưới thuyền lên một cô gái đang cười khanh khách. Apơcbô nhận ra Mrinmayi, con gái bác hàng xóm. Bố mẹ cô bé xưa kia ở làng này, bên một con sông lớn, nhưng con sông đổi dòng, do đó bố mẹ Mrinmayi phải đến cư trú trong làng anh khoảng hai, ba năm nay.
    Cả làng chỉ bàn tán về cô bé Mrinmayi. Các ông thì gọi cô là "con bé rồ dại", các bà mẹ gia đình thì luôn luôn lo lắng cái tính nết quá quắt của cô. Cô bé chỉ chơi với bọn con trai và rất khinh thường bọn con gái cùng tuổi. Trong vương quốc các trẻ em Mrinmayi là một tai hoạ, như chiến binh Marat trong vương quốc các hoàng đế Môgôn.
    Là thần tượng của bố, cô gái có thói quen của một đứa trẻ được nuông chiều. Bà mẹ vẫn thường phàn nàn với hàng xóm là chồng bà không biết dạy con làm hư đứa bé. Nhưng vì biết nếu thấy con gái khóc ông sẽ vô cùng buồn phiền và nghĩ đễn lòng thương yêu con của người chồng đang làm việc ở xa bà không nỡ lòng phạt Mrinmayi.
    Gương mặt Mrinmayi với nước da roi rói của người sống nhiều ở ngoài trời giống mặt con trai nhiều hơn. Mái tóc cắt ngắn, quăn thành búp chỉ rủ xuống đến vai, đôi mắt to đen, không lộ vẻ gì lạ sợ hãi hay e thẹn. Vóc người cao và cân đối, mềm mại và khoẻ mạnh, cô có vẻ lớn hơn so với tuổi, khiến người ta có thể trách bố mẹ sao chưa cho con gái đi lấy chồng.
    Một hôm, khi con tàu đưa vị lãnh chúa làng từ một cái xứ lạ trở về, cô không thấy sợ sệt như mọi người khác trong làng, và trong khi các bà phụ nữ lấy vạt xari trùm kín đầu, che mặt đến tận chỏm mũi, thì Mrinmayi, mái tóc búp đu đưa, tay ẵm một đứa bé trần truồng chạy ra bến trước tiên để đón ông.
    Cô gái như một con nai trong một vùng không có người đi săn. Chẳng chút sợ hãi cô tò mò nhìn người mới trở về, rồi đi kể với các bạn - toàn bạn trai - cung cách của con người kỳ lạ ấy.
    Apơcbô của chúng ta trước nay mới chỉ gặp Mrinmayi hai ba lần, những khi anh về nghỉ hè. Vậy mà vào những lúc rảnh rỗi, thậm chí có khi cả trong lúc đang làm việc, anh đã quen nghĩ đến cô gái có tính cách độc lập ấy.
    Ở đời, người ta gặp biết bao gương mặt, trong đó có một số in sâu vào đầu óc mà ta gần như không hay biết. Không phải vì đẹp chúng ta nhớ lâu mà vì một đức tính khác nào đó thì đúng hơn. Phần nhiều, bản tính con người không lộ rõ trên mặt, tuy nhiên, có những gương mặt trên đó cái tính bí mật, sâu kín bên trong cứ tự nhiên thể hiện ra. Trong trường hợp như vậy, gương mặt ấy nổi bật giữa đám nghìn vạn gương mặt khác và đột nhiên in sâu vào đầu óc ta. Trên gương mặt và trong cặp mắt của Mrinmayi một bản chất phụ nữ phập phồng, mạnh mẽ lộ ra sinh động. Cô như một con hươu cái, tự do phóng khoáng và liều lĩnh mạo hiểm. Vì thế, ai đó nhìn một lần gương mặt tràn đầy sức sống ấy đều không thể quên được.
    Cho nên, nhịp cười giòn giã của Mrinmayi dù êm tai đến đâu vẫn khiến cho chàng Apơcbô tội nghiệp thấy buồn buồn. Anh vội đưa cái túi cho người chở thuyền xách lên hộ, còn anh, mặt đỏ lên vì xấu hổ, chạy một mạch về tận nhà. Xung quanh, Apơcbô cảnh vật thực lãng mạn - bờ sông, bóng cây, nắng mai, chim hót - và trong anh là thanh xuân với tuổi hai mươi. Duy chỉ có đống gạch là khó hoà hợp được với quang cảnh trên, nhưng cô gái ngự trên đỉnh đã toả cái duyên dáng lên chỗ ngồi cứng lạnh ấy.
    Còn gì độc đáo hơn là biến cái thơ mộng thành hài kịch ngay từ bước đầu trong khu vực này, trên cảnh trí này?
    Với chiếc khăn quàng vấy bùn, Apơcbô đi trong bóng cây vội vã về nhà, bên tai vẫn văng vẳng tiếng cười lanh lảnh cất lên từ đống gạch.
  6. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4

    II
    Mẹ Apơcbô, một bà goá, thấy con trai bất chợt về mừng rỡ vô cùng. Bà liền cho người đi khắp làng lùng sữa tươi, sữa đông và mua cá, mua rui ( người Bengan rất thích món này ). Cả những nhà hàng xóm cũng nhộn nhịp.
    Sau bữa ăn trưa, bà mẹ mạnh dạn nhắc con trai chuyện lập gia đình. Apơcbô đã chuẩn bị sẵn tinh thần đón cuộc tấn công này, vì nó đã từng xảy ra trước đây, nhưng cho đến nay anh vẫn đẩy lùi được, lấy cớ còn đang bận học thi. Giờ đây, anh đã thi đỗ, không còn cớ gì để trì hoãn cái việc không thể tránh được ấy. Cho nên Apơcbô nói với mẹ nếu bà tìm được một ý trung nhân hợp với anh thì anh sẽ sẵn sàng quyết định làm lễ cưới.
    Bà mẹ đáp là đã tìm được rồi, anh không cần phải suy nghĩ nữa. Nhưng Apơcbô thấy vẫn cần phải suy nghĩ, anh năn nỉ đòi ít ra cũng được nhìn cô gái bà đã chọn trước khi ưng thuận cuộc hôn phối bà xếp đặt. Bà mẹ chấp nhận, theo bà, yêu cầu này xem ra bằng thừa.
    Tối hôm ấy, Apơcbô sau khi tắt đền ngả mình nằm trên giường trong buồng, không sao ngủ được. Trong cơn thao thức anh luôn luôn nghe thấy tiếng cười vui vẻ giòn tan, át cả mọi tiếng động nổi lên trong cái đêm yên tĩnh mùa mưa này. Anh nghĩ nhất thiết phải xoá đi nỗi xấu hổ do bị ngã lúc sáng nay, bụng bảo dạ, cô gái nhỏ này hẳn không biết mình là Apơcbô Kritxna, một người thông thái, đã sống nhiều năm ở Cancơta và nếu có ngã chẳng qua chỉ là chuyện ngẫu nhiên, sự thực anh đâu phải là một gã cha căng chú kiết nào đó.
    Tuy nhiên, hôm sau, Apơcbô vẫn tiến hành cuộc đi thăm cô gái đang kén chuẩn bị cho cuộc cưới xin. Nhà cô ở không xa nhà anh. Hôm ấy Apơcbô ăn mặc rất cẩn thận, vận một tấm đhoti , một chiếc vét tông lụa gọi là chapkan theo kiểu Hồi giáo và một cái khăn choàng to (chađđar), cuối cùng, đội lên đầu chiếc khăn xếp tròn. Anh cũng không quên mang theo đôi giầy da đánh xi bóng loáng và chiếc ô lụa.
    Cuộc tiếp đón ở nhà ông bố vợ tương lai diễn ra thân mật. Cô dâu sắp cưới tắm rửa sạch sẽ, tô son điểm phấn, quấn một chiếc xsri mầu được dẫn ra, run bần bật trước mặt Apơcbô. Cô lặng lẽ ngồi vào một xó nhà, vạt xari choàng trên đầu gần chạm đầu gối. Một ngưòi ở gái đứng tuổi ngồi đằng sau động viên cô bé. Chú em trai ngồi ngay cạnh, tò mò quan sát từ Apơcbô từ cái khăn, cái dây đồng hồ cho đến bộ râu mới lún phún mọc.
    Sau khi vuốt râu mép một lúc, anh trịnh trọng hỏi cô gái: "Ở nhà trường cô đã học hết những sách gì?".
    Cái khối hình e lệ mặc quần áo, đeo đồ nữ trang ấy không thốt ra một câu trả lời nào.
    Sau khi câu hỏi được nhắc đi nhắc lại hai ba lần, và chị ở gái mấy lần hích khẽ vào lưng để động viên, cô gái đọc một mạch các tên của tất cả những cuốn sách cô đã học.
    Cùng lúc đó có tiếng chân người chạy gấp ở bên ngoài và Mrinmayi, tóc bay xoã sau lưng, hổn hển lao vào căn buồng. Cô không hề để ý đến Apơcbô Kritxna mà nắm ngay lấy tay chú bé Rakan định kéo ra ngoài. Nhưng Rakan đang quá mải miết chú tâm trau dồi năng khiếu quan sát nên không chịu nhúc nhích. Chị ở gái cự Mrinmayi nhưng vẫn cố giữ giọng ôn tồn trong giới hạn phép lịch sự cần có trong dịp long trọng như thế này. Apơcbô vẫn bình tĩnh và đĩnh đạc ngồi điềm nhiên, ngón tay mân mê cái đồng hồ.
    Khi Mrinmayi đã cố gắng hết sức để kéo Rakan đi mà không được, cô phát đánh bốp một cái vào vai chú bé, rồi vén luôn cái mạng che mặt của cô dâu tương lai và chạy vụt ra ngoài như cơn lốc nhỏ. Người ở gái càu nhàu, lầm bầm, còn chú Rakan phá ra cười rất to khi thấy cái mạng che mặt chị gái bị vén phắt lên lẹ làng. Rõ ràng chú không hề bực vì bị phát, hai bạn vẫn thường xuyên trao đổi những cử chỉ thân ái như vậy. Hồi trước chẳng hạn, Mrinmayi có mái tóc dài chấm ngang lưng, một hôm Rakan lấy kéo cắt, nhưng cu cậu vụng tay quá, khiến cô gái bực mình giật lấy kéo, rồi tự mình hoàn tất công trình phá hoại, bỏ lại một mớ những búp tóc đen như một chùm nho chín mọng lẫn trong lớp bụi đường.
    Sau cuộc đột nhập của Mrinmayi, buổi "sát hạch" ngừng ngay lại. Cô gái khó nhọc đứng dậy cùng người ở gái đi vào phòng trong. Apơcbô cũng đứng dậy, tay vân vê chòm ria mép. Anh sắp sửa đi ra thì thấy đôi giầy da bóng anh để lại trên thềm cửa lúc bước vào nhà theo tục lệ giờ đây đã không cánh mà bay, tìm khắp nơi không thấy. Apơcbô đành phải mượn ông chủ nhà một đôi dép cũ, nom thật thảm hại bên cạnh bộ quần áo anh mặc.
    Khi Apơcbô ra tới con đường nhỏ về phía ao làng, anh lại nghe thấy cái tiếng cười lanh lảnh hôm qua vang lên, như thể trong vòm lá cây có một nữ thuỷ thần tò mò, không nhịn được cười khi nhìn thấy đôi dép lạc lõng không đúng chỗ. Trong lúc anh còn đang lưỡng lự, đứng nhìn khắp xung quanh thì tên thủ phạm nhỏ trơ tráo nhô ra từ lùm cây, ném đôi dầy da bóng xuống đường ngay trước mặt anh, rồi định chạy mất. Apơcbô đuổi theo rất nhanh, tóm được cổ tay cô gái. Mrinmayi vùng vằng giẫy giụa, nhưng không sao giằng ra được. Một tia nắng xuyên qua khẽ hở trong đám cành cây trên đầu, rọi vào gương mặt nghịch ngợm của cô. Anh vừa nhìn chăm chăm vào cặp mắt lấp lánh như sao, vừa cúi xuống người cô như một khách lữ hành tò mò nhìn xuống đáy dòng suối trong, náo động, lấp loáng nắng. Anh dường như ngập ngừng không dám đi đến cùng cuộc phưu lưu, từ từ nới tay để cô gái chạy đi. Giả sử như trong cơn tức giận, Apơcbô có véo tai thì Mrinmayi hẳn không lấy làm ngạc nhiên, nhưng cái hình phạt lặng lẽ này, trên quãng đường vắng này, cô thấy nó chẳng ăn nhằm gì cả.
    Tư lự, anh chậm rãi về nhà, trong lúc bầu trời còn vang vang nhịp cười giòn giã như tiếng lanh tanh chùm nhạc đeo nơi mắt cá chân của Thiên Nhiên tưng bừng nhảy múa vậy.
    Suốt ngày hôm ấy viện cớ nọ cớ kia Apơcbô tránh không gặp mẹ. Anh dùng bữa bên nhà một người hàng xóm đã mời anh.
    III
    Thực khó hiểu được tại sao một chàng trai có văn hóa và học vấn cao như Apơcbô lại háo hức đến thế muốn phô trương hết giá trị của mình với một cô bé nhà quê. Nếu như do sự dốt nát đáng thương hại, cô bé coi anh chàng Apơcbô thông thái chẳng đáng kể vào đâu mà đi chọn chú bé khốn khổ, ngu dại Rakan làm bạn thì phỏng có hại gì kia chứ? Tại sao anh lại muốn nói cho cô ta biết là anh vẫn thường viết bài điểm sách đăng trên tờ nguyệt san Visvađip và hiện đang có một tập bản thảo khá đồ sộ để dưới đáy hòm cùng với mấy lọ nước hoa, một tập giấy màu sang trọng để viết thư, mấy cuốn sách tự học đàn acmônium? Tập bản thảo ấy chỉ đợi có dịp là được xuất bản. Song tự an ủi đâu phải việc dễ dàng mà Apơcbô Kritxna thì đâu có sẵn sàng chịu nhận thất bại trước cô bé nhà quê tính khí thất thường ấy.
    Đến tối, bà mẹ hỏi anh: "Thế nào, con có ưng cô dâu mẹ kén cho không?".
    Apơcbô hơi ngập ngừng đáp: " Vâng, con thích một cô trong đám thiếu nữ!". "Một cô trong đám thiếu nữ", bà mẹ ngạc nhiên kêu lên "Anh nói thế nghĩa là thế nào?".
    Bà cố gắng hỏi đi hỏI lạI mãi mới phát hiện ra là con trai đã chọn Mrinmayi làm ý trung nhân. Một thanh niên có học vấn như anh lại chọn thế thì kỳ thật!
    Lúc đầu, Apơcbô rất mắc cỡ, nhưng về sau, khi hiểu ra rằng mẹ anh chống lại dự định của anh đến cùng thì anh gạt đi hết nỗi xấu hổ và quả quyết nói: "Thưa mẹ, con sẽ không lấy ai ngoài Mrinmayi". Càng nghĩ đến cái cô kia ngồi im sững sờ như tượng Apơcbô càng gớm cái ý đồ hôn nhân ấy.
    Sau đó là một cuộc đấu tranh trường kỳ giữa bà mẹ và cậu con trai, rốt cuộc, Apơcbô đã thắng. Bà mẹ tự nhủ Mrinmayi cũng không đến nỗi hoàn toàn không thể tiến bộ được. Bà bắt đầu hiểu ra gương mặt cô gái có cái duyên thầm riêng biệt, nhưng chỉ một phút sau, bà lại hình dung thấy cái đầu cắt tóc ngắn của cô và lại thấy gớm ghét. Song, bà cũng thừa nhận là mái tóc còn biết điều hơn bản tính con người.
    Lễ đính hôn được tiến hành.
    Cha của Mrinmayi, bác Itxhan Mazunđa, nhận được tin có người dạm hỏi con gái. Bác là nhân viên của một công ty tàu thuỷ ở tỉnh xa trên sông. Bác bận rộn suốt ngày nào bán vé cho hành khách, nào xếp dỡ hàng. Bác Itxhan Mazunđa ở trong một túp lều mái lợp tôn uốn. Nhận được thư báo tin bác ứa nước mắt. Nỗi xúc động ấy gồm bao nhiều phần vui, bao nhiêu phần buồn, thực khó mà nói được.
    Bác Itxhan làm đơn gửi lên văn phòng chính ở Cancơta xin phép nghỉ. Dưới con mắt lão người Anh giám đốc công ty, lý do cưới con gái không đủ để được phép nghỉ, do đó đơn của bác không được chấp nhận. Bác liền viết thư về nhà yêu cầu lui ngày cưới lại đến kỳ nghỉ thu sắp tới. Nhưng bà mẹ chú rể trả lời năm nay ngày lành lại rơi đúng vào tuần cuối tháng này, nên không thể đợi được.
    Thành thử Bác Itxhan đành cứ tiếp tục bán vé và coi xếp dỡ hàng cho các tàu buôn, lòng nặng trĩu vì yêu cầu của bác bị cả phía bác bỏ.
    Sau đó mẹ của Mrinmayi và tất cả các bà mẹ trong làng bắt đầu giảng giải cho cô nghe về bổn phận sau này của một người người phụ nữ tề gia nội trợ. Người ta răn bảo cô không được ham chơi, không được chảy nhạy ầm ầm, không được cười đùa ầm ĩ, không được đàn đúm với bọn con trai, không được vô tâm quên mọi phép tắc khi ăn, những thiếu sót này nhà chồng sẽ không tha thứ. Các bà đã hoàn toàn thành công việc làm cho cô gái thấy cuộc đời người phụ nữ có chồng là một sự trói buộc, chặt chẽ khủng khiếp và Mrinmayi nhận lời cầu hôn như người ta nhận một án tù chung thân với cuối cùng là xử giảo.
    Như con ngựa non nhát sợ cô gái ***g lên nói: "Tôi không muốn lấy chồng!".
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    thôi mai post tiếp. đi ngủ cái đã híc.
    Ngày mai thì Trang đi rồi... Buồn quá nhỉ... thôi mọi người SS Lancome Lan Twister nhớ cứ tích cực buôn dưa. tớ ngủ dậy lại hưởng ứng vớ mọi người nhé.
    Mai là thứ 7 mà Lancome không lên thì là hơi lạ đó.
    Ai thấy bạn í thì nhớ bắt lại không cho đi nhé. Cả Lan nữa.
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Tớ quên mất. Pót bài nhạc hindi cho các bạn nghe cuối tuần chứ nhỉ.
    Chayya hai jo
    thôi chúc mọi người vui vẻ buôn dưa phát đạt nhá.
  9. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Ôi, mọi người đi đâu hết rồi mà để cho nhà cửa trống hơ trống hoác thế này??????
    Trang thì chắc đang trên tàu về VN rùi. Còn LANCOME, HƯƠNG LAN đi đâu cả rùi thế???????
    Được summer_snow sửa chữa / chuyển vào 14:30 ngày 10/07/2005
  10. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Mạng ttvnol dạo này chán quá. Log in mãi mới được. Mà mọi người đi đâu hết rùi nhỉ? Chẳng thấy ai lên tiếng thế này. Có mỗi SS ở đây thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này