1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi viethuong279, 26/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chacko

    chacko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Yes, Budhissm has no caste problem
  2. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Đông vui quá, bây giờ có thêm bác Altus là nam bác thấy vui thì cứ vào đây chơi với bọn em, bọn em đang thiếu nam thừa nữ mà Biết đâu bác lại thấy quý nước Ấn người Ấn như nhà bọn em ấy chứ.
    Bao giờ bác đến Calcutta thì bác chụp ảnh post lên cho vui vẻ tí nhá. Có bạn Metalstone cũng đang ở Calcutta đấy ạ.
    To Hairbraid: hi hi Hairbraid ơi tớ cũng cảm nè. Hôm nay đi thư viện học, tớ chẳng hiểu đấy là cái thư viện hay là cái tủ lạnh nữa. Tớ ngồi run muốn chết, mà con bạn nó chăm chỉ quá, nên mặc dù ngồi gục lên gục xuống tớ vẫn chẳng nỡ ngắt quãng tinh thần học hành của nó, kết quả là về sụt sịt luôn.
    Hairbraid nhớ uống thuốc vào nhá.
    To SS: SS ơi bao giờ SS mới có kế hoạch đi India lần nữa vậy?
  3. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Híc, bao giờ có xiền thì SS lại đi . Ngặt nỗi lần trước đi Ấn mua vé sát ngày đi nên đắt quá. Tiêu gần hết xiền tiết kiệm. Bi giờ lại đang tiết kiệm đây. Có xiền là đi thôi. Hy vọng lần tới đi thì tiền vé máy bay sẽ rẻ bằng 1/2 Cố gắng sang năm lại đi lần nữa trước khi thằng bạn nó lấy vợ mất, lại không có ai làm tour guide cho mình thì gay go
    SS cũng bị cảm cúm nè (ơn trời không phải cúm gà ). Gần 2 tuần rồi mà vẫn chưa khỏi Cả nhà ta lây nhau cảm cúm thì phải
    Được Summer_Snow sửa chữa / chuyển vào 23:56 ngày 28/10/2005
  4. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    I am atheistic.
    Also no caste problem.
  5. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Hì hì đúng rồi, cả nhà mình vốn thương nhau mà lị. Chacko chưa bị cúm, không thì cũng thành người nhà mình.
  6. ngongoz

    ngongoz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Khổ thân vietthuong quá.Ấy ốm rồi à hu hu ấy phải cẩn thận chứ.Ốm là khổ lắm đấy.Có cái gì muốn ăn cũng chẳng ăn được đành ngậm đắng nuốt cay nhìn
    Đùa ấy tí thui đừng giận nháMau chóng khỏi để vào đây còn buôn.Miền Bắc bây giờ trời cũng bắt đầu trở lạnh rồi .Ra đường thấy chị em cứ gọi là xúng xính áo quần nhìn vui mắt phết.
    Ơ mà tớ hỏi anh tớ rôì ,ảnh o Mỹ Sơn ông ta chẳng còn cái nào trong máy vì bị delete hết rồi.Hu hu thế là không khoe được mọi người rồi.
    To chacko:Where in india r u from? The North or the South?people in the south more handsome than other indian regions?Is it true?
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
              Indian boys mean handsome, handsome tuốt, regardless of north or south. hehe
    Tiếc quá, Ngó ngó delete hết ảnh rồi à híc. Hay ngày mai ấy ghé thăm Mỹ Sơn chuyến nữa rồi làm vài pô lại từ đầu có được không vậy?



    [​IMG]




    TAJ - MAHAL - KỲ QUAN THẾ GIỚI




    [​IMG]





    Đến thăm đất nước Ấn Độ, bạn không thể không đến thăm Taj Mahal - một trong bảy kỳ quan nổi tiếng thế giới. Taj Mahal nổi tiếng không chỉ vì nó là viên kim cương chói sáng nhất trong số các công trình kiến trúc Hồi giáo, một bài thơ không lời được kết vần từ những viên đá cẩm thạch. Taj Mahal còn là biểu tượng vĩnh hằng của tình yêu...
    Tình yêu vĩnh hằng
    [​IMG]Vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, vua Shah Jahan lên ngôi cùng hoàng hậu Mutaz Mahal đã đem lại một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho triều đại Mughal. Hoàng hậu Mutaz Mahal được vua sủng ái và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời vua Shah Jahan, một hoàng hậu được dân nghèo tôn kính. Bà luôn bên cạnh nhà vua trong những lúc khó khăn kể cả những khi chinh chiến. Nhưng tiếc thay, bà lại qua đời khi mới 31 tuổi.
    Người ta nói rằng chỉ sau hai tuần hoàng hậu Mutaz qua đời, râu tóc nhà vua đã đổi màu trắng xóa. Ông chẳng muốn tham gia việc triều chính và luôn khắc trong lòng một lời hứa quan trọng... Trước khi hoàng hậu qua đời, Shah Jahan có hứa với bà ba điều : Sẽ xây cho bà một ngôi đền tưởng niệm vĩ đại nhất xưa nay chưa từng hiện hữu trên đời, hằng năm sẽ đến viếng thăm và nuôi dạy các hoàng tử cho thật tốt...
    Taj Mahal - một kỳ vĩ mà Shah Jahan đã tâm huyết với cả trái tim mình như một nhân chứng cho tình yêu vĩnh hằng giữa ông và Mutaz, một nghệ thuật kiến trúc mà có lẽ chỉ có tình yêu mới làm nên.
    Kỳ quan thế giới
    [​IMG]Taj Mahal xây dựng vào năm 1632 và hoàn thành 22 năm sau đó. Ngắm nhìn ngôi đền Taj Mahal, ta thấy dường như mọi nét đẹp của người phụ nữ đều được thể hiện tinh tế. Từ chiếc vườn hình chữ nhật tựa dáng một nét nghiêng của người phụ nữ đến vòm cổng ra vào như chiếc khăn che mặt người con gái đạo Hồi trong hôn lễ.
    Phần chính của công trình là tòa bát giác cao 75m với mái vòm làm bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch. Taj Mahal được bao quanh bởi bức tường đá hồng có nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn với những nét họa tiết trang trí cực kỳ tinh xảo. Gian phòng lớn ở tầng hai là mộ vua và hoàng hậu khảm bằng 12 loại đá quý ẩn hiện nhiều màu sắc, trang trí các họa tiết hình học, hoa lá. Tại bốn góc thềm của ngôi đền có bốn tòa tháp tròn ba tầng bằng đá với độ cao mỗi tầng là 40m. Đỉnh tháp hình vòm trông như củ hành.
    Để xây dựng Taj Mahal, vua Shah Jahan đã huy động 20.000 lao động và hơn 1.000 con voi dùng để chuyên chở vật liệu chọn từ những vùng nổi tiếng trên thế giới. Sự khéo léo tuyệt vời của người thợ thể hiện trên từng chi tiết của ngôi đền. Một bông hoa nhỏ nhưng có đến 64 mẫu mã thể hiện khác nhau trên đá cẩm thạch. Theo sử sách thì Ustad Isa - một kiến trúc sư người Iran đã kiến tạo nên phần hồn của ngôi đền, song người ta vẫn nghĩ đến tình yêu của Shah Jahan và Mumtaz Mahal như ngọn lửa làm cháy lên phần hồn cho mọi người thưởng lãm.
    Một vài chi tiết ấn tượng
    - Taj Mahal nằm ở phía Tây Nam thành phố Agra. Hai bên có hai nhà thờ đạo Islam giống hệt nhau xây bằng đá hồng và đá hoa cương.
    - Cổng vào ngôi đền là một con đường dài lát đá hồng, hai bên là đường đi bộ, ở giữa có đài phun nước.
    - Đứng trên đỉnh ngôi đền có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Agra.
    - Đến Arga, ngoài thưởng lãm Taj Mahalm du khách có thể đến thăm cung điện Arga, là hoàng cung của Ấn Độ, xây dựng từ năm 1564-1575 bởi một hoàng đế của vương triều Mogun.
    HỒNG NGA


    Báo TNTP - - 26/10/2005  11:07:23 AM
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm
     
     



    Nền văn hóa Chăm ảnh hưởng rất đậm nét văn hóa truyền thống của Ấn Độ. Những tác phẩm điêu khắc Chăm thường mang ý nghĩa tôn giáo, được khắc tạc theo những câu chuyện của thần thoại Ấn Độ. Điêu khắc Chăm thuộc phong cách Bình Định thường có thể khối lớn, nghệ thuật tạo hình thiên về những con thú trong huyền thoại, trong đó con voi là hình tượng rất phổ biến.


    [​IMG]


    Phù điêu voi bằng đất nung được tìm thấy tại Núi Cấm, thôn II, xã Bình Nghi (Tây Sơn) tháng 6-2005.
    Voi là con vật quen thuộc có nhiều trên địa bàn cư trú, được sớm thuần dưỡng phục vụ cho cuộc sống của con người. Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo, nó là vật cưỡi của thần Inđra (Thần Sấm sét - Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh, gọi chung là Dikapala). Song hành với việc tôn thờ voi theo giáo lý tôn giáo, người Chăm còn coi voi là bạn hoặc ân nhân của con người. Chính vì thế, hình tượng voi được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau, khi tả thực thì nó sống động như con vật thực tế ngoài đời; khi linh hóa thì nó có nhiều đầu, lắm ngà, trang sức rực rỡ, mang ý nghĩa tôn giáo. Voi được khắc tạc cùng với thần Inđra, khi thể hiện độc lập, khi thể hiện từng cặp trên bệ thờ, đi thành từng đàn trên các dải băng trang trí ở các tháp Chàm. Các tượng tròn thể hiện voi thường có tính độc lập, là vật trang trí. Người Chăm thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như tượng, phù điêu, đất nung trang trí?

    Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 2 con voi đá trong thành Đồ Bàn. Hai tượng voi này được đặt phía trước lăng Võ Tánh, trung tâm thành. Có thể nói, đây là hai con voi lớn nhất trong lịch sử điêu khắc tượng voi của Chămpa (một con cao 1,70 mét; một con cao 2 mét). Nếu như điêu khắc thuộc phong cách Bình Định có ba giai đoạn phát triển khác nhau theo tiến trình lịch sử, thì hai con voi đá trong thành Đồ Bàn có nhiều dấu ấn mỹ thuật kế thừa từ giai đoạn Trà Kiệu muộn (thế kỷ XI - XII). Những tác phẩm nghệ thuật như vậy ở Đồ Bàn rất hiếm. Hình tượng voi thể hiện thành phù điêu trên các phiến sa thạch trang trí trên tháp Dương Long (Tây Sơn); phù điêu voi phát hiện tại Phước Quang (Tuy Phước) hiện đang trưng bày tại Nhà truyền thống huyện Tuy Phước. Tháng 6 năm 2005, tại phế tích tháp ở núi Cấm thuộc thôn II, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, nhân dân địa phương tình cờ đã phát hiện một phù điêu voi bằng đất nung. Những cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm gần đây ở chân tháp Bánh Ít, di tích Chùa Cũ (Tuy Phước)? cũng đã tìm thấy nhiều mảnh tượng voi bằng đất nung. Loại hình này thường được trang trí trên các đền, tháp .
    Ở một dạng khác, voi có tên gọi là "Ganesa", nghệ thuật tạo hình là đầu voi mình người. Ganesa là một vị thần Ấn Độ giáo được tôn sùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực, có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này. Ganesa là vị thần tùy hành của thần Siva trên núi Kailasa, do thần Siva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình biến thành. Ganesa do vợ của Siva - bà Parvatti - sáng tạo ra, do có sự cố nên cái đầu rụng mất, thần Visnu thương hại chắp cho một cái đầu voi, cho nên thần được thể hiện mình người đầu voi. Thần có nhiều tài năng, dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt lành, thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của thông minh và trí tuệ của thần Siva. Người ta coi Ganesa là vị phúc thần ban nhiều điều tốt lành, vì vậy ngoài người Chăm, vị thần này còn được nhân dân nhiều nơi ở các nước châu Á tôn thờ như Giava, Tây Tạng, Ấn Độ, Nhật Bản?

    [​IMG]


    Tượng Gajasimha (đầu voi mình sư tử) tìm thấy tại Nhơn Thành - An Nhơn năm 2002.
    Tượng Ganesa ở Chămpa khá phổ biến, riêng trên địa bàn Bình Định hiện nay còn lưu giữ 3 tượng. Có lẽ thấm đậm ý nghĩa tôn giáo của vị thần này, hoặc do sự tiếp biến và hòa hợp giữa hai nền văn hóa Việt - Chăm mà những tượng Ganesa thường được bảo quản tại các ngôi chùa của người Việt: Thứ nhất là tượng Ganesa ở chùa Dương Long (Nhơn An - An Nhơn) được nhân dân phát hiện từ rất lâu và đưa vào thờ cúng trong chùa. Tượng cao 0,57m; ngang vai 0,42m, thể hiện thần Ganesa trong tư thế ngồi. Hình tượng thể hiện đầu voi mình người tượng được trang trí khá hoàn chỉnh với những họa tiết đẹp: cổ đeo vòng hạt chuỗi tròn kết dải, cổ và bắp tay đeo vòng tròn bán khuyên, quanh thân quấn tấm vải mỏng bó sát người. Thứ hai là tượng Ganesa ở chùa Linh Tượng (Bình Nghi - Tây Sơn). Theo nhân dân kể lại, khi phát hiện được, người dân địa phương cho đây là điềm lành nên lập chùa thờ thần Ganesa, và chùa có tên là chùa Linh Tượng. Tượng này có kích thước khá lớn, cao 0,8m; ngang vai 0,46m. Tượng đầu voi mình người, với cái đầu to tròn, trán nở, mắt nhỏ dài, mi hai lớp, vòi to vươn về phía trước hơi uốn cong; Ngực nở, bụng to, hai tay đưa ra phía trước, một tay để vào chiếc đĩa tròn đặt trên gối; Hai chân xếp bằng, dáng ngồi vững chãi. Thứ ba là một tượng Ganesa hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Tượng cao 0,20m, hình tượng thể hiện sinh động, điêu khắc đẹp, trau chuốt.
    Cũng với hình tượng voi nhưng với tên gọi là Gajasimha, nghệ thuật tạo hình là đầu voi mình sư tử. Đây là loài thú lưỡng hợp có sức mạnh vô song, kết hợp sức mạnh của sư tử (hóa thân của thần Visnu) và voi của thần Inđra. Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, loại hình này khá phổ biến. Năm 2002 tại phế tích tháp Mẫm (Nhơn Thành - An Nhơn), trong quá trình đào đất làm đường, nhân dân địa phương đã tình cờ phát hiện một tượng Gajasimha cao 2,15m. Tượng được chạm khắc trên một khối sa thạch trong tư thế đứng, hình khối tròn nở căng, khỏe mạnh. Mặt tượng nhìn về phía trước; đầu to, mắt nhỏ, trên đầu được trang trí vương miện, hai tai lớn ép sát hai bên, vòi vểnh, hai ngà đã bị gãy. Phía sau đầu tượng được trang trí 4 hàng hoa văn hình xoắn kép; 2 bên má chạm khắc những hạt viền tròn nổi kế tiếp nhau nối từ mắt đến bạnh cằm; phần cổ - phía trên đeo một vòng chuỗi tròn chạy quanh - phía dưới đeo một vòng lục lạc cách điệu, kế đến là một dải sọc chìm, nổi quấn quanh cổ. Bốn chân tượng to, ngắn vững chãi, nghiêm trang, được trang trí vòng hạt chuỗi. Tượng Gajasimha này gần giống với tượng Gajasimha mà học giả người Pháp cũng đã khai quật tại phế tích tháp Mẫm năm 1934, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, cả về hình dáng, kích cỡ, trang trí.
    Tượng Gajasimha tìm được năm 1992, tại địa bàn thôn Bả Canh, phía nam tháp Cánh Tiên, cao 1,5m, và một tượng sưu tầm trong dân gian, cao 0,25m đều có nghệ thuật trang trí mang ý nghĩa tôn giáo, họa tiết rườm rà, tỉ mỉ, cầu kỳ. Những tượng Gajasimha này mang phong cách Tháp Mẫm (Bình Định) thế kỷ XII - XIV.
    Những hiện vật trên, ngoài chất liệu, nội dung tôn giáo biểu hiện khác nhau, chúng có kích thước, phong cách thể hiện khác nhau phản ánh thời đại sản sinh ra chúng, góp phần phân định sự phát triển của nền nghệ thuật điêu khắc Chăm trong mỗi giai đoạn lịch sử.
    (Baobinhdinh) 
  9. chacko

    chacko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    ngongoz,
    hehe... its not like that. They can be handsome everywhere.
  10. ngongoz

    ngongoz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Achuta không được là người
    Mang thân phận ô uế ngay từ khi mới ra đời, 1/6 dân số Ấn Độ đang phải sống cuộc sống xa lạ với đồng loại. Tại Ấn Độ, những người dưới đáy xã hội vẫn bị tẩy chay, bị sỉ nhục, bị cấm đi vào đền thờ và nhà của những người tầng lớp cao. Họ bị hiếp, bị đốt, thậm chí bị bắn chết vì những lý do không chấp nhận được.
    Girdharrilal Maurya đang phất lên nhờ nghề thuộc da thì gặp họa, cái họa do chính tổ tiên anh gây ra. Tất cả chỉ vì anh sinh ra là một người Achuta, một thứ cặn bã dưới con mắt của đạo Hindu. Cái tội của Maurya là đã không cam chịu phận đã định như ông cha mình, dám dùng chung giếng làng - xưa nay vốn chỉ dành cho những người đẳng cấp trên.
    Một đêm, trong khi Maurya đi vắng, nhà anh bị tấn công. Một nhóm người đã phá hàng rào, lấy đi máy kéo, đánh đập vợ và con gái anh rồi đốt rụi căn nhà. Thông điệp của họ rất rõ ràng: Hãy trở lại nơi thuộc về mày.

    Những vết sẹo do bị tạt acid trên mặt Ramprasad và trên người Ramlakhan ở làng Uttar Pradesh là cái giá họ phải trả vì đã dám câu cá ở cái ao không phải dành cho những người Achuta.
    Ở Ấn Độ, sinh ra là một tín đồ của đạo Hindu thì buộc phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo về đẳng cấp xã hội của đạo này. Đạo Hindu chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau theo quan điểm đã tồn tại hơn 1.500 năm qua: mọi người sinh ra không phải ai cũng có quyền bình đẳng. Theo đó, như một cơ thể người, ở đẳng cấp cao nhất (từ miệng trở lên) là các Brahman: những thày tu và giáo sĩ; từ miệng xuống tay là Kshatrya: những người lãnh đạo và binh lính; từ tay xuống đùi là Vaisya: tầng lớp buôn bán; từ đùi đến chân là Sudra: người lao động. Những người như Maurya thì không được tính đến. Họ bị xếp vào dạng Achuta, nghĩa là những người dưới đáy xã hội. Họ bị khinh rẻ, ruồng bỏ và là một khái niệm đồng nghĩa với sự ô uế, không đáng được gọi là người.
    "Luật Manu của đạo Hindu quy định rất rõ ràng, tầng lớp nào thì được ăn gì, vệ sinh ra sao, khi nào thì chiến đấu và kẻ nào thì phải tránh", Umashaka Tripathy, một thày tu thuộc tầng lớp Brahman (Bà la môn), cho biết. Tổ tiên của Tripathy chính là những người đã lập ra luật Manu và bây giờ, đến lượt anh duy trì nó. Ngồi bắt chéo chân trong một ngôi đền ở Varanasi bên bờ sông Hằng, Tripathy vừa khua đôi bàn tay trắng mềm vừa nói về việc anh phải giữ thể xác và linh hồn mình trong sạch, không một tỳ vết như chiếc áo thụng dhoti truyền thống mà anh khoác trên người.
    "Tôi kiêng thịt, rượu, không ăn gừng hay hành vì chúng trồng trên đất". Câu chuyện của Tripathy chứa đầy sự tự kiêu của một người thuộc đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Một người Brahman như Tripathy không được chạm vào chân của Gandhi, vì dù được tôn sùng như một vị thánh ở Ấn Độ, Gandhi vẫn thuộc về Vaisya - đẳng cấp thấp hơn anh những hai bậc. Và đương nhiên, Tripathy chẳng bao giờ bận tâm đến số phận của những người Maurya. Những câu chuyện về người Achuta bị tạt acid, hoặc vợ anh ta bị hiếp trước mặt chồng, vẫn xảy ra hằng ngày ở đâu đó trên đất Ấn Độ, không lấy nổi của Tripathy một cái nhíu mày.
    Trong ký ức sống của ngày trước, người Achuta sẽ bị đánh nếu trót để bóng mình phủ lên một người ở đẳng cấp cao hơn vô tình đi qua đường. Họ phải mang chuông để người khác biết mà tránh. Họ phải mang ống nhổ theo mình để không được khạc nhổ làm ô uế mặt đất. Và đương nhiên là họ không bao giờ được phép ngồi gần ai ngoài những người cùng đẳng cấp với mình. Ngày nay, tuy những luật lệ này đã phần nào được nới lỏng, nhưng tình thân ngược đãi của nó với tầng lớp Achuta vẫn không khác trước là bao. Hiện có khoảng 160 triệu người Achuta ở Ấn Độ. Những người dưới đáy xã hội này vẫn bị tẩy chay, bị sỉ nhục, bị cấm đi vào đền thờ và nhà của những người ở tầng lớp cao hơn. Họ bị buộc phải ăn uống trong những cốc, bát riêng ở nơi công cộng. Họ bị hiếp, bị đốt, bị đánh thậm chí bị bắn chết vì những lý do phân biệt đẳng cấp không thể chấp nhận được.
    Mặc dù luật pháp Ấn Độ nghiêm cấm những hành vi phân biệt đẳng cấp, nhưng ở một đất nước mà 80% dân số theo đạo Hindu thì thường là lệ (của chính giáo) vẫn lớn hơn luật (của quốc gia). Thế nên tất cả những nỗ lực của chính quyền để đổi đời cho người Achuta vẫn chỉ nằm chủ yếu trên giấy tờ. Không có cách nào để họ hòa nhập vào xã hội. Rào cản lớn nhất chính là nghề nghiệp của họ, những nghề luôn bị định kiến của đạo Hindu quay lưng.
    Tôn giáo này quy định những công việc bẩn thỉu, phải tiếp xúc với rác, máu hay các chất thải của cơ thể, là để dành riêng cho người Achuta. Nghĩa là dù thông minh, tài giỏi tới đâu thì nghề của họ vẫn không nằm ngoài những việc như mai táng người chết, dọn nhà xí, cắt rốn trẻ con, thu lượm xác xúc vật trên phố, thuộc da, thông cống... may lắm mới được làm thuê việc đồng áng cho các địa chủ. Những công việc này thuộc dạng cha truyền con nối qua hàng bao thế hệ người Achuta.
    Sinh thời, Mahatma Gandhi đã dũng cảm đối đầu với những điều luật mấy nghìn năm của đạo Hindu để lấy lại công bằng cho người Achuta. Ông nhận con gái của một gia đình Achuta làm con nuôi, khẩn cầu Ấn Độ thôi khinh mạt những người con cùng màu da, cùng sinh ra và lớn lên bên sông Hằng. Thậm chí ông còn đổi tên Achuta thành Harijan (Những đứa con của thượng đế). Ông cũng mở toang tất cả các cánh cửa đền cho họ vào hương khói và đi khắp Ấn Độ để nói về một xã hội mới không còn cái nhìn khinh rẻ đối với họ.
    Tuy nhiên, Gandhi chỉ kêu gọi xóa bỏ Achuta mà không dám đánh đổ chế độ phân định đẳng cấp xã hội - đặc sản đáng buồn của Ấn Độ. Kết quả, cái ông mơ ước và cái ông nhìn thấy còn quá xa nhau. Người Achuta vẫn không được tôn trọng hơn. Tuy đã bớt bị khinh rẻ nhưng họ phải mang thêm những cái nhìn thương hại. Dù sao những gì Gandhi làm cũng mở đường cho Bhimrao Ramji Ambedkar lập ra đảng chính trị đầu tiên của người Achuta, thậm chí chiếm được ghế cho họ trong bộ máy lập pháp. Ambedkar mạnh tay hơn Gandhi và đáng tiếc là chính điều này đã đẩy họ sang hai chiến tuyến. Gandhi sợ rằng những gì Ambedkar làm sẽ phá tan đạo Hindu và ông đã đẩy người hùng đích thực của dân Achuta vào phía cuối của một con đường hầm không có ánh sáng. Thất bại, chán nản, Ambedkar cuối cùng đã cải giáo sang đạo Phật.
    Gần 50 năm trôi qua kể từ khi Ambedkar trút hơi thở cuối cùng. Cũng từ đó, không còn lương tâm nào dằn vặt vì thân phận của người Achuta nữa. Và những người sống dưới đáy xã hội lại phải tiếp tục vác gánh nặng nghiệp chướng của quá khứ vào tương lai - tương lai không dành cho họ. Trong những năm gần đây, số vụ hành hung, ngược đãi người Achuta đã tăng lên tới 30% tại các bang họ tập trung như Bihar, Tamil Nadu. Xã hội làm ngơ và cảnh sát hãn hữu lắm mới tiến hành điều tra tội phạm. Trong kho tư liệu của phóng viên ảnh Krishnar Kishan ở thành phố Patna, thủ phủ Birha, tràn ngập hình xác người Achuta. "Mỗi tuần lại có vài người thiệt mạng. Nhưng chừng đó là quá ít để có thể đưa tin. Tòa soạn chỉ cử tôi đi chụp khi có những cuộc thảm sát Achuta lớn".
    Ở Ấn Độ, quốc gia luôn tự coi mình là điển hình cho một hình mẫu phát triển, nền dân chủ đông dân nhất thế giới, quyền lực mới trong công nghiệp phần mềm, một kẻ thách thức trong lĩnh vực liên lạc vệ tinh, một cường quốc tiềm năng với những nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và bom nguyên tử - vẫn còn nguyên câu hỏi: Tại sao những người Achuta phải chết?
    [​IMG]
    Những vết sẹo do bị tạt acid trên mặt Ramprasad và trên người Ramlakhan ở làng Uttar Pradesh là cái giá họ phải trả vì đã dám câu cá ở cái ao không phải dành cho những người Achuta
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này