1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi viethuong279, 26/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    híc híc híc tớ đổi 300 golds lấy hộp mail gì mà mãi không đăng ký được cái hộp mail thế này? Ai biết trả lời tớ với. Hay link mail hỏng?
  2. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    I''d rather want to get a Palace of Love and Happiness from my husband (if any ). Isn''t it better than a "Mahal", which I would get only when I would have already died if my husband was a King ???? he he....
  3. marsmetalstone

    marsmetalstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà, lâu rồi không vào thấy mọi người vui vẻ quá, lại nhiều bài viết nữa. Mọi người thông cảm nhé, mình cũng thỉnh thoảng vào đọc bài nhưng tính vốn ít nói, mà dạo này trời bắt đầu lạnh rồi, cứ há miệng ra là ho, hihi, lại được cái văn dốt nên ko nghĩ ra cái gì.
    Chào bác altus, bác có vẻ lo về khoản ăn uống nhỉ. Để em thuật lại cho bác nhé. Ở Ấn độ người ta ít khi đun nước lắm hehe, ngoài chợ búa và những nơi bình dân họ thường uống nước, trắng trong, kô màu kô vị kô biết có phải nước lã kô. Còn ở gia đình hay công sở trường học họ dùng máy lọc nước. Cái máy này hay tệ, có 30 giây là được một bình 1 lit rồi, lại uống luôn đỡ mất công thổi nguội. Bác kô phải lo về khoản nước đâu, cơ thể con người tự điều chỉnh được hết mà, hồi đầu mới sang em cũng nghĩ phải đun nườc mà uống, sau thấy uống nước qua máy lọc chỉ bị đau bụng có vài tuần là quen, rồi khi quen dần thì lúc đi đường cũng uống đại nước ngoài quán cũng chẳng sao. Nếu cẩn thận thì nước suối và nước khoáng cũng bán nhiều. Chẳng qua các bác ở phương tây sạch sẽ quá thôi, trong bụng kô có vi khuẩn nên gặp vi khuẩn lạ là loạn ngay. Mấy đội vi khuẩn em mang theo từ quê nhà vẫn còn hùng dũng nên sang đây đấu đá cũng kô đến nỗi nào. Còn về thức ăn thì có thịt gà, cá và thịt dê là phổ biến ( ko biết chỗ khác thế nào), rau quả cũng có nhiều nhưng ko bằng vn. Cái chính là tuỳ khẩu vị từng người, nếu nấu được thì tốt, còn nếu có người nấu cho thì phải dặn họ làm theo ý mình vì đa phần món ấn có cari, ớt và dính dáng đến khoai tây. Sữa tươi thì ko nên uống lạnh, dễ đau bụng. Còn nếu ko ăn quen món ấn thì bác cứ mua bánh mỳ lát, pho mát bơ và mứt ở siêu thị thì chẳng phải lo.
    Dân buôn bán ở Kolkata cũng qoái lắm đấy nhé, trông gà là bọn nó chém ngay. Ngay từ sân bay đã phải cẩn thận, có một bọn chuyên đẩy va ly hộ, nhẹ thì đẩy ra cửa rồi xin tí tiền mà mới sang lấy đâu ra Rupi lẻ, thế là mất toi ít nhất 1$ cho cái sờ tay của nó, còn nặng thì nó đẩy luôn hộ, đỡ phải lấy.
    Thôi khi nào bác sang thì anh em goi điện nói chuyện vài câu, kô biết có gặp nhau được ko. Vì em vẫn chưa tự tin để đi một mình, và tầu điện bên này vui lắm mọi người thân mật, ấm cúng đứng sát vào nhau đến con muỗi cũng ko bay qua được.
  4. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0

    bạn xem thông tin ở đây: http://www3.ttvnol.com/Hoidap/261793/trang-25.ttvn
    (chỉ là khách qua đường)
  5. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    cám ơn bạn giang Nam nhé hoá ra mình đi tong 300 golds rồi à?
    Hi hi.
    Chào metalstone. Bây giờ chắc bạn đã quen dần với cuộc sống bên đấy rồi phải không? kể cho bọn tớ nghe nào, bạn đã có nhiều bạn chưa, thấy môi trường sống bên ấy thế nào có dễ chịu không?
    Có kỉ niệm gì vui, kể cho bọn tớ nghe với nhé.
    Ngày mai là Diwali đấy. Bạn nhớ chụp vài kiểu đèm đẹp rồi post lên mọi người xem cho có không khí nhá.
  6. lancome_aus

    lancome_aus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Qua đây ngồi chơi với VH tí cho vui...
    Hà Nội hôm nay lạnh quá, nên mình nhớ ai đó... Chàng hỏi có nhớ cái chăn 37 độ không. Cái này hắn học được của đứa bạn tớ nó dạy cho hồi xưa, nên chỉ rình cơ hội để thể hiện.
    Chiều này ngồi buồn, thích nghe Norah Jones hát "Come with me, together, we can take a long way home..."
    "Money''s just something you throw
    Off the back of a train
    Got a hat full of lightening
    A handful of rain
    ...
    Let''''s go out past the party lights
    We can finally be alone
    Come with me and we can take the long way home
    ... "​
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)
    Được lancome_aus sửa chữa / chuyển vào 22:03 ngày 31/10/2005
  7. summer_snow

    summer_snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Híc híc... Hà Nội hôm nay ấm nhiều hơn hôm qua đấy chứ. SS tưởng hôm nay vẫn lạnh ních vào người 2 cái áo ấm, suýt thì chết nóng trong văn phòng
    Bạn Marsmetallstone ơi, mai là ngày lễ Diwali rùi. Bạn nhớ chụp ảnh và post cho bọn tớ xem không khí Diwali day ở đó với nhé. Nâng một cốc để cảm ơn bạn trước nè
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Hì hì. Nghe Lancome nói cái chăn 37 độ, tớ dốt thế, nghĩ mãi giờ mới hiểu ra. Thế Lancome với TY liên lạc kiểu gì, qua mail và sms à?
    Ở Hà Nội đã lạnh rồi sao? Trong tp HCM chắc vẫn vậy, tớ chưa bao giờ được ra ngoài đấy vào mùa này, chỉ ra tết / hè thôi.
    Bên Ấn Độ giờ này chắc cũng lành lạnh? Vui nhỉ, như tết của mình nhỉ.
  9. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Mùa cưới ở xứ người
    Ở những xứ sở như Ấn Độ, các quốc gia Ả Rập... sau Tết Diwali sẽ là mùa cưới của các cặp thanh niên nam nữ. Vào lúc này, chuyện đẳng cấp và của hồi môn cũng được người ta bàn đến nhiều nhất.
    Ở Ấn Độ, trong số hơn 1 tỷ dân, có tới trên dưới 80% theo đạo Hindu. Ngày ?otết năm mới?, của đạo này thường vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch, hằng năm có xê xích vài ngày vì sự chênh lệch giữa cách tính ?oâm lịch'''' và ''''dương lịch?. Đây cũng là khoảng thời gian có thời tiết đẹp nhất trong năm: đã qua những ngày hè nóng bỏng (45-50 độ C trong bóng râm), nhưng chưa đến những ngày đông lạnh giá. Tết Diwali - hay còn gọi là Tết Ánh sáng - không khác nhiều lắm với cảnh Tết Nguyên đán của ta, mặc dù lễ hội Diwali của bạn có ý nghĩa, nguồn gốc và mang đậm nét văn hóa của đạo Hindu: mọi người cũng náo nức, rộn ràng, cũng mang quà cáp đi tặng nhau, xúng xính quần áo mới và chúc tụng nhau như ở ta.

    [​IMG]

    Chúc mừng cô dâu chú rể.
    Thường sau Tết Diwali là mùa cưới của các cặp thanh niên nam nữ. Nói đến lễ tập tục xã hội của người Ấn Độ, có hai điều không thể không nhắc tới đó là chuyện đẳng cấp (caste) và chuyện hồi môn (dowry). Đây là những điều nhức nhối của người dân Ấn Độ mà bao nhiêu năm nay, Nhà nước không tiếc công sức để loại bỏ, nhưng vẫn chưa thể nói là thành công.
    Xã hội Ấn Độ chia thành 5 đẳng cấp rõ rệt và thông thường người ta chỉ cưới nhau trong cùng một đẳng cấp. Tận cùng của xã hội là đẳng cấp cùng đinh (được gọi là ''''không thể động chạm vào - untouchable caste") và những người này thường chỉ làm công việc dọn vệ sinh, thậm chí chỉ lau nhà cửa chứ không được chạm đến chén bát, nồi xoong. Ra đường, họ chỉ cúi đầu lặng lẽ đi, không dám nhìn hoặc chạm vào một ai.
    Còn chuyện hồi môn cũng là một vấn đề lớn, đau lòng. Con gái muốn kiếm được tấm chồng thì buộc phải có một số của cải để mang về nhà chồng sau khi cưới. Hiện tượng khá phổ biến là hai bên gia đình có một cuộc mà cả thực sự về món hồi môn và báo chí Ấn Độ hầu như ngày nào cũng có những tin về ?ocái chết do hồi môn" (dowry death): Cô dâu về nhà chồng không mang đủ số hồi môn như đã thỏa thuận, bị nhà chồng mắng nhiếc, lên án... và không chịu nổi tủi nhục, cô dâu tự tìm đến cái chết. Tùy theo đẳng cấp xã hội mà tổng số hồi môn nhiều hay ít: có thể là vàng bạc, đá quý, tiền bạc... nhưng cũng có thể chỉ là một cái xe đạp hay một chiếc xe đẩy để bán hàng rong trên đường phố.
    Lễ rước dâu của đẳng cấp trung lưu trở lên thì chú rể cưỡi trên lưng voi hoặc lưng ngựa, theo sau là chiếc xe cô dâu do ngựa kéo và những con voi, con ngựa này được trang trí bằng nhiều loại thảm, khăn sặc sỡ (những công ty dịch vụ đám cưới đều rất sẵn những thứ này). Còn lớp nghèo thì chú rể cưỡi một con la, cô dâu đi sau trên một chiếc xe bò cũng do một con la kéo. Trước khi cưỡi, cả hai bên gia đình phải nhờ một người cao tuổi hoặc một pháp sư trong đạo xem "lý lịch" của cô dâu chú rể: có cùng đẳng cấp hay không, có họ hàng dây mơ rễ má gì không, có môn đăng hộ đối hay không... Đương nhiên là phải chi một khoản tiền nhỏ cho ?othầy? và trong... trường hợp hai bên đã ?ophải lòng nhau? thì chi trước cho ?othầy? một ít tiền để thầy phán cho... đúng yêu cầu!

    [​IMG]

    Ở Ấn Độ, người ta thường chỉ kết hôn với người cùng đẳng cấp.
    Người Ấn Độ khi mừng đám cưới, không có mục ?ophong bì? như ở ta. Họ cài những đồng tiền mới trên một chiếc quạt cho mọi người nhìn thấy và không bao giờ mừng số tiền chẵn! Chẳng hạn định mừng 100 rupi thì bao giờ cũng là 105 hoặc 112 rupi, với ước mong cho cô dâu chú rể được... thừa thãi! Đám cưới cũng có mục ăn uống, rượu chè... nhưng trước đó phải là mục cầu kinh trong khoảng một tiếng.
    Nhiều người ở các quốc gia khác thường thắc mắc: con gái Ả Rập lúc nào cũng che khăn kín mặt như vậy, mấy cậu thanh niên biết đường nào mà... ngắm nghía xem đẹp hay xấu để ?otìm hiểu??
    Trước hết, nên phân biệt hai loại quốc gia theo đạo Hồi. Một loại tương đối phóng khoáng hơn, như tại các thủ đô Cairo (Ai Cập), Damascus (Syria), Beirut (Lebanon), con gái ít che mạng mặt, có chăng chỉ những người có tuổi. Một loại quốc gia Hồi giáo rất... nghiêm khắc, như Kuwait, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập (UAE), Lybia, Saudi Arabia thì đúng là ra đường ?ochẳng biết ai đẹp ai xấu?.
    Một nhà báo Ả Rập giải thích: ?oCũng không khó khăn lắm để được chiêm ngưỡng dung nhan của các cô gái đâu! Nếu hai người đã có cảm tình, thương nhau (qua ánh mắt, qua bạn bè giới thiệu) thì sẽ có lúc nào đó, cô gái ''''lỡ? kéo cái khăn trùm ra để... lau mặt hoặc uống nước chẳng hạn! Tất nhiên phải là lúc không có ai ngoài cậu thanh niên kia ra và cũng chỉ đến mức đó thôi!?. Mùa cưới của thanh niên nam nữ Ả Rập thường diễn ra sau tháng lễ Ramadan (năm nay, từ ngày l5/10 đến 15/11 dương lịch), một lễ hội quan trọng nhất của những người theo đạo Hồi.
    Cũng vì cái khăn che mặt này nên một đám cưới ở Kuwait hay Dubai... bao giờ cũng được tổ chức cùng lúc tại hai khách sạn 5 sao. Khách nam giới được mời riêng, khách nữ giới được mời riêng (để các bà, các cô còn được bỏ khăn trùm ra mà ăn cho thoải mái!).
    Một lần, PV Người Lao Động được mời đi dự một đám cưới ở vùng nông thôn của Syria, cũng được ?ongồi riêng? với các vị khách nam giới. Bắt đầu ăn uống được một lúc thì đến mục "cô dâu chú rể ra chào? (đương nhiên cô dâu choàng khăn kín từ đầu đến chân). Họ cũng chẳng đến từng bàn như ở ta, mà đứng một chỗ, chắp tay vái chào, rồi đưa nhau... vào buồng kế bên! Một lúc sau, chú rể hân hoan mang "tấm vải hạnh phúc'''' ra khoe với mọi người với dấu vết chứng minh rằng cô gái vẫn giữ nguyên trinh tiết được đến hôm nay! Đó mới là lúc vui nhất của đám cưới: Mọi người vui mừng, cụng ly, các ông sui gia ôm lấy nhau, nhảy múa.
    Nếu điều xảy ra không được như ý muốn mà hai đứa trẻ thương nhau thực sự thì chúng không thiếu gì cách để ?otạo ra kết quả?. Còn nếu như chúng không thương nhau, chàng rể sẽ ?otrả lại? ông bố vợ ngay tại tiệc cưới và ông bố vợ sẽ chỉ có một việc là đưa con gái ?ohư hỏng? kia về nhà để... treo cổ nó lên. Pháp luật không can thiệp việc này. Đây là một vấn nạn trong xã hội các nước đạo Hồi, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa... mà chưa làm thế nào khắc phục được
  10. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    NGÀY LỄ  
    Ở Nepal đã có thời người ta cho rằng, mỗi một nhà là chùa và mỗi một ngày là ngày lễ. Với khoảng 50 lễ lược trong thời gian 120 ngày thì đủ thấy lễ lượt ở đây quan trọng như thế nào và tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống của người dân là ra sao. Về các thần và linh tượng, họ tin sùng hàng ngàn loại khác nhau. Tuy nhiên vẫn có hai tôn giáo chính mà người dân xứ này hướng về, đó là Ấn giáo và Phật giáo. Cả hai tín đồ của hai đạo này đều tôn thờ và theo một số nghi lễ giống nhau. Những lễ chính ở Nepal sẽ được liệt kê sau đây tùy theo từng tháng một.
    Magha (tháng một và tháng hai) Tháng Nepal bắt đầu với Magha Sankranti, một ngày quan trọng về các nghi thức tẩy tịnh, xóa sạch đi những điều không hay trước đó. Đây là ngày quan trọng ở Devghat, miền bắc của Narayanghat.
    Basant Panchami là ngày lễ mùa xuân, cũng là ngày lễ của thiên nữ Saraswati. Ngày này được khai mạc trước nhà vua ở Hanuman Dhoka, và lễ sinh nhật của thiên nữ Saraswati được tổ chức tại đại tháp Swayambhunath bởi những học sinh, học trò và những người thợ dệt. Đền Pashupatinath hoặc làng Sankhu thường là nơi tổ chức các buổi lễ Maha Snan, một buổi lễ tẩy tịnh dâng lên thần Shiva, lúc đó các chất mật thơm, sửa, gia-ua, bơ được dùng trong các lễ này.
    Falgun (tháng hai và ba) Một trong những buổi lễ lớn và đẹp nhất trong năm là Losar, còn gọi là tết Tây Tạng. Lúc ấy những người Tây Tạng và Sherpa mở tiệc ăn mừng, thưởng thức các điệu nhảy múa truyền thống là Lama dance. Các tháp Bodhanath và Swayambhunath cũng được trang hoàng lộng lẫy lại vào những ngày này.
    Shivaratri, ngày đản sinh của thần Shiva, vị thần hủy diệt trong Ấn giáo, và đây là ngày lễ lớn nhất của người Ấn giáo trong năm. Hàng ngàn người, kể cả các đạo sĩ đều đổ về Pashupatinath để tổ chức và ăn mừng buổi lễ. Những đạo sĩ lõa thể ở khắp nơi, kể cả ở Ấn Độ cũng cùng nhau đi làm các lễ trong những ngày này. Holi là ngày lễ màu ồn náo nhất ở Nepal kể cả Ấn Độ. Vào ngày này người ta thi nhau trét bột màu lên mặt, lên áo lẫn nhau. Một ngày mà mọi người mặc áo cũ và ném màu vào nhau để vui chơi. Cẩn thận vào ngày lễ này và chớ có ra đường!
    vớ vỉn, việc quái gì lại không ra đường nhẩy?
    Chaitra (tháng ba và tháng tư) Ngày lễ ngựa Ghorajatra được tổ chức ở Tundhikhel tại Kathmandu với những hình ảnh cỡi người và thể thao. Trong cùng buổi tối ấy là lễ Pasa Chare, một buổi lễ của con người quyết tâm chống lại các loài quỷ. Lễ này được tổ chức bằng một buổi diễu hành giữa khuya.
    Hai buổi lễ khác được tổ chức cùng lúc vào thời gian khoảng cuối tháng ba. Nghi thức hành lễ và cúng dường đến thiên nữ Durga vào giữa trưa ở Chaitra Dasain. Đúng 6 tháng sau cũng là ngày lễ ấy vào tháng chín, tháng mười. Lễ Seto Machhendranath hay là Rath có buổi thỉnh ngài Quán âm và lễ được diễu hành từ ngôi chùa thờ ngài ở Asan.
    Vào tháng tư, ngôi chùa Junbesi ở Solu tổ chức một lễ lớn trừ Tà. Đây là một buổi lễ lớn của người Sherpa. Vào ngày rằng trăng tròn, lễ Chaitra Purnima, lễ cúng hoàng hậu Maya được tổ chức linh đình bởi hàng ngàn người hành hương đến Lâm Tỳ Ni. Một trong những lễ lớn ở Janakpur là Ram Nawami, ngày sinh thần Ram cũng được chức trong tháng tư.
    Baisakh (tháng tư và tháng năm) Baisakh là bắt đầu tết của người Nepal, được tổ chức bằng một tuần dài Bisket Jatra tổ chức ở Bhaktapur. Hung thần Bhairav và người phối ngẫu Bhadrakali được kéo trên một cỗ xe lớn xuyên qua các đường phố, có nhiều phướng và lọng che bên trên. Miền tây Bhaktapur tại Thimi, lễ Bal Kumari Jatra được tổ chức vào ban đêm với buổi diễu hành và các ánh đèn pin. Những tín tồ đều tô mặt với nhiều màu son khác nhau.
    Lễ Matatirtha Snan, ngày lễ mẹ của người Nepal được tổ chức gần Thankot cho những người mất mẹ trong năm. Những người mẹ còn sống cũng được tán dương và ca tụng. Ngày Phật đản sinh, Buddha Jayanti được tổ chức với những chuyến hành hương đến những di tích của đức Phật. Hai nơi mà khách hành hương đến đông nhất là Bodhnath và Swayambhunath. Hai nơi này vào ngày ấy cũng được trang hoàng rất rực rỡ.
    Jesh (tháng năm và tháng sáu)
    Lễ Sithinakha đánh dấu ngày đản sinh của Kumar, vị chiến sĩ con trai xinh đẹp của thần Shiva. Lễ này được tổ chức ở Jaisedewal, hướng nam của Kathmandu quãng trường Durbar.
    Lễ Ganga Deshara thu hút hàng ngàn tín đồ Ấn giáo đến công viên quốc gia thiêng liêng Khaptad ở hướng tây Nepal.
    Asadh (tháng sáu và tháng bảy) Tulsi Bijropan là một trong những lễ quan trọng Ekadasis, ngày thứ mười một của mỗi hai tuần trăng. Ngày ấy không được sát sanh một con vật nào.
    Srawan (tháng bảy và tháng tám) Bhoto Jatra là một ngày lễ lớn nhất trong năm ở Patan, mặc dù ngày lễ chính xác tùy thuộc vào các chiêm tinh gia. Vào ngày lễ này, các loại châu bảo quý được làm lễ và trưng bày trước các gia đình hoàng tộc. Đây là đại lễ của Rato Machhendranath, vị hộ thần của thung lũng Patan, hiện thân nơi vùng này hàng tháng trời để giúp đỡ dân làng và làm mưa cho vùng.
    Krishna Jajanti là ngày đản sinh của thần Krishna được tổ chức linh đình tại các chùa, đền thờ Krishna. Những người đàn bà mang các ngọn u đến đền thờ cúng dường, cầu nguyện và hát suốt đêm ở đền Krishna Mandir tại Patan. Lễ Raksha Bandhan hay Janai Purnima nhằm ngày trăng tròn. Ngày ấy những người con trai Bà la môn nối lại các sợi linh chỉ qua vai và cổ tay. Đi đến chùa Kumbeshwar ở Patan. Tại hồ thiêng Gosainkun ở Helambu, hàng ngàn tín đồ xuống tắm nơi hồ này và cúng dường cầu nguyện, tổ chức các tiệc ăn mừng và nhảy múa. Lễ Naga Panchami, là lễ tôn thờ thần rắn đã từng giúp dân coi ngó mùa màng, động đất và trông giữ các bảo vật. Lễ này được tổ chức ở pashupatinath và ngày ấy các hình rắn được treo trong tất cả nhà.
    Cuối mùa hè là buổi lễ hội quan trọng Yartung, được tổ chức bởi những người miền núi với những trò cỡi ngựa tại Muktinath trong vùng Annapurna.
    Bhadra (tháng tám và tháng chín) Các buổi diễu hành của những đứa trẻ mặc y phục thần thánh đi khắp Kathmandu sẽ là ngày lễ Gaijatra. Buổi tối lễ hội sau đó là lúc người ta vui đùa trào phúng với nhau qua các màn y phục tuyệt vời. Lễ hội đặc biệt nhất trong các lễ hội ở thung lũng Kathmandu này là 8 ngày Indrajatra. Có thể thấy rõ nhất là ở Hanuman Dhoka. Vị thần Ấn giáo Indra được rước với những cuộc diễu hành và điệu nhảy. Cúng kính lễ về hướng Thần nữ sống Kumari, và vị này đi theo buổi diễu hành với trang sức xinh đẹp. Thần Bhairav cũng được vinh danh trong buổi lễ này, nhưng chỉ được biết qua các mặt nạ lớn với nước bia chảy ra từ miệng. Gokarna Aunshi hoặc ngày cha được tổ chức với nghi thức tắm lễ tại chùa Mahadev ở Gokarna, lễ này cho những người có cha vừa mất năm vừa qua. Lễ Teej là lễ hội nhiều màu sắc sặc sỡ  nhất của người phụ nữ, được tổ chức bằng ba ngày nhảy múa, ca hát và tắm ở Pashupatinath bởi những phụ nữ với những bộ Sari và trang sức đẹp nhất.
    Ashwin (tháng chín và tháng mười) Lễ Dasain còn gọi là Durga Puja kéo dài đến 10 ngày, là lễ quan trọng nhất trong truyền thống Ấn giáo suốt cả năm và làm rình rang ở toàn cõi Nepal và Ấn Độ. Vào thời gian này các gia đình tụ họp lại để cúng thờ thần nữ Durga. Người ta cúng dường và tế lễ các loài thú vật lên thần nữ này suốt cả tuần lễ.
    Lễ Tihar hay còn gọi là Diwali, nghĩa là lễ hội ánh sáng. Đây là một ngày lễ vui nhất và những người trong gia đình vào ngày này tụ tập về với nhau với các quà tặng, tiệc tùng và cúng giỗ. Những em trai đi các nơi để nhận tiền lì xì từ các bà chị. Vào ngày thứ năm, lễ thần tài phát đạt Lakshmi được mời đến nhà bởi những ngọn đèn dầu trên các cửa sổ và cổng chính. (lễ này của người Ấn giáo cũng tựa như ngày tết của mình vậy. LSG).
    Mỗi năm lễ múa kịch Mani Rimdu được tổ chức ở tu viện Thyangboche tại Khumbu. Những vị tăng sĩ đóng lại theo truyền tích Sherpa, giả trang những vị hộ thần mang những mặt nạ nhiều màu sắc. Lễ hội Mani Rimdu còn được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng này ở tu viện Solu Chiwong.
    Marga (tháng mười một và mười hai) Lễ Yomari Purnima được tổ chức bởi người Newar với một hội chợ ở Panauti trong tháng mười hai. Một chiếc bánh đặc biệt làm bằng bột gạo được các gia đình làm dâng cúng thần để cầu thần gia hộ che chở.
    Poush (tháng mười hai và tháng một) Ngày sinh nhật của nhà vua được tổ chức vào ngày 28 tháng 12, là một ngày lễ công cộng 
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này