1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AIKIDO MON VO CUA TINH THUONG

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tocchay83, 11/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hailong_2000

    hailong_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    May cai trang nay vao chi ton tien, khong ai cho muon mot quyen sach de hoc, khong duoc mot meo nao hay chi ton tien vao mang..... khung!!!!!!!
  2. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Võ đường Aikido chỗ tôi học nằm ngay cạnh một võ đường Nhu thuật. Theo tôi quan sát thì đòn đánh của Nhu thuật cực kỳ ác hiểm, đánh gãy tay đối phương mới thôi. Còn cũng đòn thế ấy nhưng với Aikido thì chỉ bẻ quặt tay (khóa) đối phương thôi.
    Còn học võ mà đánh thế không đúng thì nguy hiểm là chuyện đương nhiên. Đâu có liên quan gì đến chuyện môn võ đó có "tình thương mến thương" hay không?
    TGNN
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi TGNN chứ theo tui thấy thì những nhận xét của bạn chứng tỏ bạn chưa biết chút gì về Aikido cả, và cả huynh gì đó nói Aikido gồm những động tác rườm rà, không kết thúc đối thủ ngay he he nhầm to rùi mấy huynh ơi. Các huynh có biết Aikido có nguồn gốc từ Aikijusu và có một thời gian bị cấm vì tính tàn bạo trong đòn thế của nó không, mãi đến sau này khi được tổng hợp lại, biến đổi thành một môn võ tập luyện thì mới được gọi là Aikido như ngày nay, nhưng những đòn thế của nó cũng không hề rườm rà chút nào, còn những đòn đưa đối thủ đi lòng vòng thì hè hè giải thích cũng mất thời gian lắm, tui trong bài viết này chỉ muốn nói một điều là Aikido có những đòn đánh mà các huynh chưa kịp hiểu ra là mình bị đánh thì đã gãy hết tay chân rùi, và có một số đòn rất giống với Vĩnh xuân và TCQ, nhất là một số đòn bị coi là thất truyền và không được cho phép dạy tại các đạo đường .
    Còn về vụ huynh HTVL sợ tay chân của bạn tập quăng vào mặt thì càng không thể có được hehe huynh có muốn thử không???
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  4. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Hà hà... Làm gì có chuyện Aikido từ AikiJutsu mà ra. ***** Morihei Ueshiba một mình cầm thanh kiếm gỗ lê bước khắp nước Nhật tìm người giỏi hơn mình để xin học. ***** đã đạt đến những đẳng cấp cao nhất của các phái võ bấy giờ, từ Nhu thuật đến Karaté, Kendo. Trong một lần ngồi thiền dưới dòng suối, ***** đã "ngộ" ra được cái đạo của Võ. Võ thuật chính là tình thương và sự hòa hợp. ***** đã gạt bỏ tất cả những đòn thế khốc liệt và ác hiểm của các môn phái mình đã được học để sáng lập ra Aikido. Do đó các đòn thế của Aikido không hề "bạo lực" chút nào. Không biết bạn gì đó có biết về lịch sử Aikido không hay là lộn với môn võ Aikibudo???
    TGNN
  5. tocchay83

    tocchay83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Nếu các bạn hy vọng có một môn võ hoàn toàn không gây chấn thương thì tốt nhất chỉ nên...đứng bên ngoài mà xem cho đỡ sợ. Đã là võ thì khi tập bắt buộc phải chấp nhận khó khăn nguy hiểm, như vậy mới gọi là "luyện tập" được chứ. Aikido lấy yêu thương và hòa hợp làm mục tiêu, trong quá trình tập bạn có bị chấn thương hay gây chấn thương cho người khác điều đó có nghĩa là trình độ của bạn còn yếu kém, cần khổ công luyện tập thêm nữa chứ không nên vội vàng nhận xét. Võ sư Ueshiba cũng mất hơn nửa cuộc đởi mới tìm ra ý nghĩa của võ đạo còn bạn đã tập được khoảng bao nhiêu năm ? Đừng vội vã các bạn ạ, không chỉ riêng võ đạo mà bất cứ chuyện gì cũng cần có thời gian để quan sát va để hiểu.Chúng ta là võ sinh lại càng phải từ tốn hơn nữa chứ.
    Tocchay không nói như một kẻ "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" đâu, bản thân tôi cũng đã hai lần bị trật khớp tay vì ra đòn sai kỹ thuật và nhiều lần thấy các bạn mình viếng bác sĩ vì chấn thương. Nhưng với tinh thần một người học võ mình chi đưa ra vài góp ý chân thành mong các bạn đọc và cùng góp ý.
    Riêng bạn Hailong-2000 dường như không hài lòng lắm vậy thì bạn cứ việc dùng tiền để mua sách ma đọc như bạn nói, tuy nhiên Tocchay tôi cảm thấy võ thuật nhất là Aikido vốn đề cao sự hòa hợp không gì tốt bằng các võ sinh cùng trau dồi với nhau, học hỏi lẫn nhau cả về đòn thế và tư tưởng võ thuật.
    Những điều đó Tocchay tôi thiết nghĩ không có sách nào nói được đâu
    CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM
  6. goddess

    goddess Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0

    Tôi hâm mộ Aikido từ lâu nhưng chưa có cơ hội học.
    Có ai biết ở Hà Nội có trung tâm nào dạy không ?
    Nghe nói là ở trường Ngoại thương có lớp dạy. Ngoài chỗ đó ra, có ai biết còn chỗ nào nữa không ?
  7. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, hôm nay mới được mãn hạn tù, box Võ thuật đã thành lập từ lúc nào mà mọi người đã tụ tập đông vui quá rùi nhỉ.
    Aikido không chỉ là một môn võ, mà còn trên mức đó, nó còn là một Đạo, một cách thức sống. AiKiDo viết là ?^氣?", đọc theo tiếng Hán là Hiệp (Hợp) Khí Đạo. Người học Aikido được gọi là AiKiDoKa (?^氣?"??.: Hiệp Khí Đạo Giả). Hợp có nghĩa là kết hợp, hoà hợp. Khí ở đây có thể hiểu là tinh thần, là năng lượng của cơ thể và của vũ trụ. Đạo là con đường, cách thức. Trong 3 chữ đó thì khó hiểu nhất là chữ Khí, nó không dễ giải thích nhưng tôi sẽ mạn phép nói loanh quanh để mọi người nắm sơ sơ dưới đây. Hiệp Khí Đạo hiểu theo lời của ***** Ueshiba là "lấy tinh thần của vũ trụ làm tinh thần của chúng ta".
    Cốt lõi của Aikido chính là khí. Khí là cái ta không nhìn thấy được bằng mắt nhưng có thể kiểm nghiệm được. Nó là sức mạnh ẩn chứa trong tất cả mọi người nhưng chưa được người ta biết đến, có thể nói nó là sức mạnh của ý thức vô thức. Việc tập luyện Aikido sẽ giúp ta sử dụng được nguồn năng lượng đó bằng sự gột rửa tinh thần và trí óc của mình, giúp ta nâng cao nghị lực và sức chịu đựng dẻo dai. Nói thực với các bạn là ngày đầu đến với Aikido chẳng qua là do thằng bạn tôi nó mời mọc nhiệt tình quá, hồi đó tôi chưa biết gì về Aikido nên cứ nghĩ những lời nó nói chỉ là bốc phét, là do người ta mị dân cố gắng tưởng tượng ra thôi. Tôi lấy 2 ví dụ vui này để chứng minh sức mạnh này là có thực. Ví dụ thứ nhất (cái này chỉ nghe kể chứ chưa có điều kiện kiểm nghiệm ) là một người mộng du đi thì ta không thể cản trở được họ, dù ta cố gắng giữ họ lại nhưng họ vẫn cứ thế tiến về phía trước. Ví dụ thứ hai (cái này thì kiểm nghiệm rồi) là nếu bạn ngủ chung với một thằng nào mà nửa đêm nó gác chân lên bạn thì chắc bạn biết là khó chịu đến mức nào rồi đấy , nhưng để kéo được chân hắn ta ra thì không dễ chút nào vì nó cứ cứng như khúc gỗ vậy, mặc dù hắn ta không hề vận một chút cơ bắp nào. Lý do là trong đầu hắn ta không hề có ý nghĩ gì về việc đó cả (vô thức).
    Hiện nay người ta vẫn thường chỉ nghĩ sức mạnh của một người là sức mạnh hữu hình của cơ bắp nhưng còn một sức mạnh to lớn hơn là sức mạnh tinh thần. Để chứng minh sức mạnh tinh thần tôi đưa ra mấy ví dụ sau: một người có ý chí và mong muốn làm một việc gì đó, nếu anh ta luôn nghĩ rằng anh ta không thể làm được việc đó thì chắc chắn anh ta sẽ không bao giờ thực hiện được. Một học sinh khi có những kết quả học tập tốt nếu được khen ngợi thích đáng sẽ có thể làm nó phấn khích và ngày càng học giỏi hơn. Ngược lại, nếu một học sinh có những lỗi lầm ban đầu mà bị chê bai quá mức sẽ làm nó thiếu tin tưởng vào chính mình, nó sẽ sợ học và nếu thế thì đúng là không bao giờ ngóc đầu lên được. Một bệnh nhân nếu có nghị lực, luôn tin tưởng mình thì sẽ có thể khỏi bệnh, nhưng nếu anh ta bi quan thì sẽ ngày một tiều tuỵ. Một ví dụ nữa là những người vui vẻ, những người đang yêu thì sẽ có nhiều nghị lực hơn người khác. Như vậy chính sức mạnh tinh thần là cái quyết định sức mạnh của cơ thể.
    Luyện tập Aikido là luyện về ý nghĩ của mình, dùng ý nghĩ để điều khiển cơ thể, trước khi hành động phải xuất hiện ý nghĩ trong đầu trước (hề hề , lại ý thức có trước, vật chất có sau rùi). Nếu luyện tập được như vậy thì khi chỉ cần xuất hiện ý nghĩ là bạn sẽ lập tức hành động theo đó. Ví dụ đi về phía trước thì ta phải nghĩ về phía trước, dù người khác có cản trở thì vẫn không được thay đổi ý nghĩ của mình. Nếu bạn tiến lên mà trong đầu lại nghĩ về phía sau lưng mình thì người khác chỉ cần đẩy nhẹ một cái là bạn ngã. Khi thực hiện một đòn thế, ta không được nghĩ là đối thủ đang đánh ta, đang khống chế ta mà phải nghĩ là ta đang nhấc một tảng đá, đang làm một việc gì đó khác.
    Aikido là môn võ chỉ có thủ mà không có công. Người học Aikido không vì mục đích đánh người khác mà chỉ để khống chế người khác khi đánh mình nhưng lại không gây sát thương cho đối thủ. Tuy nhiên, người ta phải luôn tiến về phía trước, sợ hãi là vết thương đối với tinh thần, khi có sự sợ hãi thì tinh thần sẽ yếu ớt và hậu quả có thể khôn lường giống như vết dao chém vào cơ thể vậy. Nói cách khác, học Aikido không phải để thắng người khác mà để chiến thắng chính mình. Aikido rất coi trọng chữ ái ?">, đó là sự yêu thương giữa con người, là sự hoà đồng mình với mọi người và với vũ trụ. Thực ra nói Aikido không làm sát thương người khác không phải vì các đòn của nó không thể gây thương tích cho đối phương (các đòn của Aikido nếu thực hiện quá tay một chút vẫn có thể làm gãy tay như thường) mà là do người học Aikido không có chủ trương làm việc đó, ta luôn phải thực hiện động tác sao cho đối phương không nguy hiểm (mặc dù đối phương có thể rất đau). VD: đòn Shihonage phải bẻ sao cho tay đối phương sát vào đầu để khỏi gãy tay, các kỹ thuật Ikkyo và Nikyo phải bẻ sao cho tay đối phương không được quá thẳng, hay như Shankyo thì cũng phải nhè nhẹ thôi, Kotegaeshi thì phải đẩy tay về phía đối thủ không thì anh ta sẽ không ngã kịp... Người nào thực hiện sai những điều đó kể như đi ngược với tinh thần của Aikido rồi.
    Các đòn thế của Aikido không nhiều nhưng mỗi trình độ sẽ thực hiện một cách khác nhau, cái khác nhau căn bản là do khí của từng người. Các kỹ thuật của Aikido không dùng sức mạnh cơ bắp nên không hề gồng mà tay chân hoàn toàn buông lỏng tự nhiên. Khi học Aikido thì tinh thần không được bị ức chế mà phải thư thái, vui vẻ, nếu căng thẳng sẽ không tập được. Các môn sinh phải cùng nhau trao đổi, giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.
    Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
    Tương phùng hà tất tằng tương thức
  8. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Quảng cáo chút nghen: Tôi học Aikido ở võ đường của giáo sư/võ sư Katsumi Horizoe, ông đã được thọ giáo trực tiếp từ sư tổ Ueshiba. (Tôi chép lại lời kể của thầy Horizoe) Ông Horizoe sinh năm 1939, thuở bé đã học Kendo từ năm 12 tuổi, cha mẹ ông đều là những Kendoka nhưng cha ông đã mất trong chiến tranh Thái Bình Dương từ khi ông 5 tuổi. Khi mới 20 tuổi, ông đã từng chiến thắng trong rất nhiều cuộc thi kiếm đạo của Nhật. Nhưng một lần xem biểu diễn, thấy sư tổ Ueshiba nhỏ bé chỉ cao chưa đầy 1m50 mà có thể ném nhưng người cao tới 1m80 như chiếc đĩa thì ông đã quyết định chuyển sang học Aikido, vì theo ông, kiếm đạo quá coi trọng việc thắng thua và tách dần bản chất võ đạo của nó. Năm 22 tuổi, ông đã được chọn làm đại biểu thanh niên do phủ thủ tướng Nhật cử thực hiện chuyến đi vòng quanh Nam bán cầu bằng thuyền trong 100 ngày và giới thiệu Aikido tới nhiều nước. Năm 27 tuổi, ông đã một mình đi tới một số nước châu Âu để giảng dạy về Aikido. Sau đó ông còn thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới. Ông đã tới VN lần đầu tiên năm 1991, ông đã sang VN 26 lần kể từ đó. Hiện nay, ông là người của bộ tư pháp Nhật được cử sang VN với tư cách giám đốc đầu tiên của Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Việt-Nhật.
    "Tinh thần của Aikido là bất đối kháng, vì là bất đối kháng nên nó luôn luôn thắng" - Ueshiba.
    Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
    Tương phùng hà tất tằng tương thức
  9. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Vậy mà những lần AiKiDo với Vịnh Xuân giao lưu, tôi toàn thấy AiKIDo thua, mặc dù thời gian luyện tập của vsinh VX ít hơn nhiều. Cho nên tôi nghĩ nếu vì lý tưởng nào đó đến với AiKiDo thì rất hay, nhưng nếu vì mục tiêu tự vệ, chiến đấu, lãnh trách nhiệm đặc biệt phát triển võ học thì nên tập những môn mang tính chiến đấu.
    Bác nào học khí công AiKiDo lâu lâu rồi, có thể nói phác qua hệ thống khung các phần luyện cho tôi được không ? Cám ơn !
    Kỳ Long
  10. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Có giao lưu Vịnh Xuân - Aikido khi nào vậy mà tui ko biết vậy nhỉ?
    Việc này cũng dễ hỉu thui mà, vì Aikido chỉ mới xuất hiện ở HN thôi. Trong tpHCM thì tui ko biết nhưng ở HN mới chỉ có hơn 1 năm, tìm trong HN chắc chắn cao nhất cũng chỉ có người vừa qua được đai trắng thôi (không kể những người từ nơi khác chuyển tới) thì lấy đâu ra mà luyện nhiều được chứ.
    Còn việc Aikido là một môn võ phòng thủ tuyệt vời thì được cả thế giới công nhận rùi!
    Tôi cũng chỉ mới học được 3 tháng nên ko nói gì về khí công của Aikido được!
    Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
    Tương phùng hà tất tằng tương thức

Chia sẻ trang này