1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Aikido và những điều ẩn chứa: cảm xúc, nghĩ suy và những bài viết thú vị về Aikido...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi caimatkhongchoiduoc, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Aikido và những điều ẩn chứa: cảm xúc, nghĩ suy và những bài viết thú vị về Aikido...

    Theo yêu cầu của một số fans, caimatkhongchoiduoc tôi xin tập hợp lại một số bài viết về Aikido tại chủ đề này để là nơi mọi người có thể trình bày suy nghĩ, cảm xúc, những điều góp nhặt được qua quá trình tập luyện Aikido:

    Aikido dạy ta

    1. Aikido dạy con người biết khiêm nhường, hợp tác:
    Tui là người to béo. Tui thường tập trên sân nhưng lại không có ai to béo bằng tui (thực ra tui chỉ nặng 72kg thôi, nhưng sân tui tập không có ai nặng hơn). Khi tui tập với người nhỏ hơn, yếu hơn, nếu tui dùng sức thì sẽ có ít nhất 2 chuyện xảy ra: người ta bị đau, có thể chấn thương - tui mà ì ra thì người ta đánh không được, không thực hiện được kỹ thuật. Vậy aikido đem lại cơ hội dạy người ta rằng dù mình to khỏe hơn, không nên lấy cái to khỏe ấy ra làm hãnh diện mà hiếp đáp người khác. Nhưng đó là cơ hội, còn học được hay không, có làm như vậy hay không là lựa chọn của mỗi người. Đôi khi, tui cũng đã gặp những người hễ to khỏe là hay lấn lướt người nhỏ. Nhưng tui tin là những người như vậy sẽ không tiến xa được.

    2. Aikido dạy người ta mạnh dạn và tin tưởng vào sự hợp tác thiện chí:

    Làm uke tốt chính là "trao thân thể" mình cho tori một cách hòan tòan tin tưởng. (hehe, vậy chắc nên tập với uke nữ, càng đẹp càng tốt chăng???) Đùa chút thôi, chứ ngòai đời thật ai dám trao hòan tòan sự an tòan của mình cho người khác? Vậy mà Aikido chân chính yêu cầu môn sinh khi làm uke hãy tận tình "trao thân" để tori có thể tập được cho đúng. Cú chém ra cú chém, đấm ra đấm, thả lỏng, nắm chặt đều theo yêu cầu để tori có thể tập đòn. Uke để yên cho người tori làm mình đau, khóa mình, vặn vẹo tay chân khớp cẳng mình - tất cả những thứ đó đòi hỏi niềm tin vào sự hợp tác. Đã có lần nào bạn e ngại tori vặn lọi tay mình chưa? Tui tin là có, nhưng với sự hợp tác của tori và với cả sự sẵn sàng tin tưởng của mình khi làm uke, aikido mới được luyện tập một cách đúng đắn.

    Còn nhiều nữa, nhưng kể dài dòng quá sợ anh em chán. Anh em chia sẻ ý kiến với tui nhé!
  2. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Hakama là gì và ai được mặc hakama?
    Hakama là một kiểu quần giống váy mà những Aikidoka mặc. Đó là trang phục truyền thống của võ sĩ Samurai. Sắc phục cơ bản của Aikido giống như các môn võ khác như Judo và Karate chủ yếu là những quần áo phía dưới và việc mặc Hakama vốn là một truyền thống của hầu hết các trường dạy Aikido.
    Vốn thì hakama được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người cưỡi ngựa khỏi những bụi cây, hay trong quá trình di chuyển?- giống như đôi quần da của những chàng cao bồi. Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.
    Có rất nhiều kiểu Hakama khác nhau. Loại mà được những người tập võ hiện nay mặc ?" có ?ochân? - được gọi là joba hakama (đại thể thì những đồ cưỡi ngựa ngày trước thì không có chân - chỉ có một khoang). Một số loại hakama có kiểu váy ống ?" không có chân ?" và có một loại nữa thì rất dài. Loại đó thường được mặc khi tới thăm các Shogun hoặc các Đế vương. Hakama đó dài khoảng 12-15 feet (3,5 - 4,5 mét) và được gấp chồng lên nhau và để giữa chân và phía sau của người viếng thăm. Điều này giúp họ thực hiện shikko (di chuyển bằng đầu gối) khi ra mắt và khiến họ rất khó để có thể dấu vũ khí hay vùng dậy tấn công.
    7 nếp gấp của hakama (5 phía trước, 2 phía sau) có những ý nghĩa biểu trưng sau:
    1. Yuki = Lòng quả cảm, sự dũng cảm, tính gan dạ
    2. Jin = Sự nhân ái, lòng khoan dung và rộng lượng
    3. Gi = Sự công bằng, ngay thẳng và chính trực
    4. Rei = Nghi lễ, sự lịch thiệp, lễ độ (cũng có nghĩa là sự cúi đầu)
    5. Makoto = sự chân thành, trung thực
    6. Chugi = Sự trung thành, tính cống hiến
    7. Meiyo = Danh dự, uy tín, vinh quang, danh tiếng, phẩm giá và danh tiếng.
    Ở rất nhiều trường, chỉ có võ sinh đai đen mới mặc hakama, một số nơi khác thì mọi người đều mặc. Ở một số nơi nữ giới được mặc hakama sớm hơn con trai (thường thì do khả năng hạn chế của nữ giới được đưa ra giải thích)
    ***** thường yêu cầu mọi người phải mặc hakama vì ***** sống ngay ở thời điểm mà hakama vốn là một trang phục cơ bản.
    ?oHầu hết các võ sinh ngày đó đều nghèo để mua được một bộ hakama nhưng ai cũng phải có một bộ. Nếu họ không thể xin được của một người thân lớn tuổi nào đó, thì họ có thể lấy vỏ của một tấm thảm futon (thảm người của người Nhật), cắt ra, nhuộm đi rồi đưa cho cô thợ may để tạo ra bộ hakama. Do họ phải sử dụng chất nhuộm rẻ tiền nên chỉ một thời gian thì màu sắc của những tấm thảm sẽ lộ ra?
    Thầy Saito có kể câu chuyện như sau về hakama trong lớp học của ***** ngày trước.
    ?oSau chiến tranh, mọi thứ ở Nhật đều khan hiếm, trong đó có vải. Vì thiếu như vậy, chúng tôi phải tập mà không có hakama. Chúng tôi cố tận dụng những tấm vải nguỵ trang chống máy bay để làm hakama nhưng do những tấm vải đó đã phơi nắng hàng năm trời rồi, nên cái gối sờn rất nhanh khi chúng tôi tập suwariwaza. Chúng tôi thường xuyên phải vá những hakama này. Chính trong hoàn cảnh đó mà một ai đó đã đưa ra gợi ý: ?oTại sao chúng ta không quy định là mọi người không phải mặc hakama cho đến khi đạt được shodan?? Ý tưởng này đã được tiến hành như là một biện pháp tạm thời để giảm bớt chi phí. Việc chấp nhận ý tưởng đó không có nghĩa là hakama là một biểu tượng để quy định đẳng cấp của các võ sĩ.?
    Theo tạp chí Aikido Magazine số 41:
    Thầy Mitsugi Saotome trong ?oCác nguyên tắc của Aikido? (The Principles Of Aikido)
    Đó là khi tôi là đệ tử uchi (đệ tử nội trú) của *****, mọi người đều phải mặc hakama khi luyện tập, ngay từ khi họ vừa bước chân lên thảm. Do không có quy định về loại hakama phải mặc nên sàn tập lúc đó trông rất sặc sỡ. Mọi người có thể thấy hakama đủ loại, đủ màu và đủ chất liệu khác nhau, từ kendo hakama, tới hakama sọc vốn dùng cho các điệu nhảy của Nhật, tới những loại hakama bằng lụa đắt tiền được gọi là sendai-hira?
    Tôi rất nhớ một hôm tôi quên mang hakama. Khi tôi chuẩn bị lên thảm để tập thì ***** chặn tôi lại: ?oHakama của con đâu?? và Thầy trách tôi rất nghiêm ?oĐiều gì khiến con nghĩ rằng con có thể nhận những lời chỉ bảo của ta mà không mặc gì phía dưới? Con không biết gì về phép tắc sao? Con rõ ràng là thiếu thái độ và những lễ nghi cần thiết để tiếp tục tập võ. Ngồi ra bên kia và quan sát.?
    Đó chỉ là một trong vô vàn những lời trách mắng mà tôi đã được nhận từ *****. Tuy nhiên, chính sự thờ ơ của tôi nên sau buổi tập ***** đã giảng giải cho các đệ tử nội trú về ý nghĩa của hakama. ***** nói rằng hakama là trang phục truyền thống của võ sư kobudo và giải thích cho chúng tôi ý nghĩa của bảy nếp gấp của bộ hakama. ?oĐó là sự tượng trưng cho bảy phẩm chất cao quý của võ đạo.? ***** nói ?oĐó là jin (sư khoan dung), gi (danh dự hoặc công lý), rei (sự lịch sự và lễ nghi), chi (trí tuệ và sự thông thái), shin (sự chân thành), chu (lòng trung thành), và koh (lòng hiếu thảo, mộ đạo) [Ở đây có thể thấy có sự khác nhau trong cách giải thích về các phẩm chất mà hakama tượng trưng cho]. Chúng ta nhìn thấy những phẩm chất này ở các võ sĩ samurai đáng kính trong quá khứ. Việc mặc hakama nhắn nhủ với chúng ta về tinh thần thật sự của võ sĩ đạo. Mặc hakama tượng trưng cho truyền thống đã được truyền qua rất nhiều thế hệ của chúng ta. Aikido được xây dựng trên tinh thần võ sĩ đạo của Nhật bản, và trong luyện tập chúng ta phải nỗ lực để rèn luyện bảy phẩm chất truyền thống đó.?
    Hiện nay hầu hết các sàn tập Aikido đều không làm theo quy định nghiêm ngặt của ***** về việc mặc Hakama. Ý nghĩa của Hakama đã bị biến thành một biểu tượng của những người đai đen. Tôi đã tới nhiều sàn tập ở nhiều nước. Ở rất nhiều nơi chỉ có những người đai đen mới mặc hakama và những người đai đen, do đó, đã mất đi sự khiêm tốn của mình. Họ nghĩ rằng hakama là một vinh dự để họ trưng ra, một biểu tượng hữu hình về sự vượt trội của họ. Kiểu thái độ này đã khiến nghĩ lễ bái lạy *****, mà chúng ta làm mỗi khi bắt đầu và kết thúc một lớp học trở thành sự phỉ báng những ký ức về người và võ thuật của người.
    Tệ hơn, ở một số sân tập, nữ giới đạt trình độ kyu nhất định đã bị bắt buộc phải mặc hakama, có lẽ là do thể trạng yếu đuối của họ. Đối với tôi đây là một sự sỉ nhục và phân biệt hết sức đối với những nữ Aikidoka. Đồng thời đó cũng là một sự sỉ nhục đối với những Aikidoka nam vì cho rằng họ đã rất ấu trĩ trong cách suy nghĩ của mình, điều mà đúng ra không được có ở trên sân tập Aikido.
    Nhìn thấy hakama chỉ được sử dụng cho những mục đích nhỏ nhoi đó đã khiến tôi buồn rất nhiều. Điều đó có thể chỉ là một vấn đề tầm thường đối với một số người nhưng tôi nhớ rất rõ những lời dạy của ***** về tầm quan trọng của hakama. Tôi không thể phủ nhận tầm quan trọng của trang phục này và không ai có thể phản bác được tầm quan trọng của những phẩm chất mà hakama tượng trưng cho. Ở sân tập của tôi và những trường tập khác tôi khuyến khích tất cả học viên đều mặc hakama không kể thứ bậc và trình độ của họ. (Tôi không yêu cầu điều đó khi họ chưa đạt trình độ kyu, vì những người Mỹ mới tập không thể hiểu được về tổ tiên của người Nhật, những người đã sáng tạo ra hakama). Tôi tin rằng việc mặc hakama và hiểu được ý nghĩa của nó sẽ giúp cho các võ sinh hiểu rõ tinh thần của ***** và để chúng ta ghi nhớ mãi những hình ảnh của Người. Nếu chúng ta cứ để cho ý nghĩa của hakama bị nhạt dần đi, thì chúng ta cũng sẽ để những điều quan trọng đối với tinh thần của Aikido bị rơi vào lãng quên. Mặt khác, nếu chúng ta trung thành với những mong muốn của ***** về trang phục, thì tinh thần của chúng ta sẽ trung thành hơn với giấc mơ mà cả đời Người đã hy sinh, phấn đấu cho.?
    (Tristian dịch)
  3. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa của chiếc đai đen (Thầy Kensho Furuya)
    Thông qua chuyên mục này tôi đã nhận được thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là ?oTập bao lâu để lên được đai đen?? Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ.
    Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm ?ođai đen? ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe.
    Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi. Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.
    Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn ?oxứng đáng? đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi. Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.
    Cách thức luyện tập
    Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là ?onhất đẳng?. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ ?ocân? và ?ođao? (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một miếng vải người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.
    Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.
    Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden ?oSẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?? Bokuden trả lời ?oSẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.? ?oNếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?? Matajuro hỏi ?oTrong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm? Bokuden trả lời.
    Đặt cho mình một mục tiêu
    Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ ?oTôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen? chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.
    Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ ?oTôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp?? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để ?ogiữ quần của bạn mà thôi??
    Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu. Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn. Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.
    Đạt được mục tiêu trong luyện tập
    Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp. Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.
    Thực tế
    Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn ?" chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình. Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.
    Đạt được chiếc đai đen
    Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói ?oGiành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.? Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là ?osự mất mát?. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì ?oTôi muốn cái này, tôi muốn cái kia? Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.
    Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.
    Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình ?" rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.
    Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói ?oHọc về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều?.
    (Tristian dịch)
    Được caimatkhongchoiduoc sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 03/10/2005
  4. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tôi và Aikido
    Tôi bắt đầu luyện tập kiếm đạo ?" môn võ truyền thống của Nhật Bản từ năm 1 tuổi. Vốn là cha tôi có trình độ sư phạm kiếm đạo, nhưng khi tôi mới 5 tuổi cha tôi đã tử trận ở cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Không cam chịu hoàn cảnh không được nhận sự dạy dỗ của người cha, tôi đã quyết tâm tu rèn bản thân.
    Năm 20 tuổi, tôi được xem động tác kiếm của Aikido khi gặp gỡ sư phụ Ueshiba Morihei, Người sáng lập ra Aikido. Chính điều đó làm tôi cảm kích trước các động tác của kiếm đạo Aikido.
    Cho đến nay, tôi đã từng thắng nhiều lần ở các cuộc thi kiếm đạo. Ngay trong câu lạc bộ kiếm đạo ở trường đại học, tôi cũng luôn đứng vào hàng thủ lĩnh nhưng tôi đã cảm thấy thể thao kiếm đạo dần dần tách rời với bản chất võ sĩ đạo vì nó quá câu nệ vào sự thắng thua.
    Những năm đầu thập niên 60, tôi đã từng được chứng kiến sư phụ Ueshiba, với vóc dáng nhỏ bé, có chiều cao chưa đến 1m50 mà lại có thể ném bay sang phải hay sang trái những người đàn ông có chiều cao cỡ 1m80 như ném 1 đứa trẻ con. Tôi nhận thấy trên gương mặt ông là một nụ cười nhu hoà, ánh mắt ông ánh lên sự tinh anh, và tôi cũng cảm nhận được sự tôn nghiêm và thông thái toả ra từ con người ông.
    Năm 22 tuổi, do sự tiến cử của Hiệp hội Aikido, tôi đã được chọn là đại biểu thanh niên do thủ tướng Nhật Bản cử, và tôi đã có một chuyến du hành một vòng Nam Bán Cầu bằng thuyền trong vòng 100 ngày qua 8 quốc gia của Trung Nam Mỹ, Nam Châu Phi, Châu Á. Khi đó, trước lúc xuất phát, tôi đã rất cảm động khi trực tiếp được nhận sự chỉ đạo với tư cách cá nhân từ sư phụ Ueshiba. Mãi đến bây giờ tôi vẫn không thể quên những giây phút đó.
    Trong chuyến du hành này, tôi đã giới thiệu Aikido tại võ đường nhu đạo ở Kếptao, Nam Châu Phi. Điều đó đã trở thành duyên, sau đó những người phụ trách Aikido đó lại có cơ hội sang Nhật học Aikido. Đó là vào những năm 1981. Tôi đã tiến hành giới thiệu Aikido ở Peru, Achentina, Braxin.
    Năm 27 tuổi, tôi đi du lịch một mình đến Pháp, Đức, Đan Mạch, Anh, Mỹ, sau đó tôi ghé Italia và lưu tại đây một thời gian với tư cách là trợ lý Aikido cho ông Tada Hiroshi cấp đẳng 9 ở võ đường Roma.
    Sau đó, tôi đã đi vòng quanh thế giới đến Inđônêxia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nêpan, Malaixia, Philippin, Brunây, Thái Lan, Pakistan, Bănglađet. Trong thời gian này tôi vẫn không quên luyện tập Aikido thường xuyên, và giới thiệu Aikido với tư cách là văn hoá của Nhật Bản.
    Với Việt Nam, lần đâu tiên tôi được đặt chân đến nước này là vào đầu năm 1991, và trong 10 năm nay, tôi đã đến thăm Việt Nam tất cả là 26 lần. Trong thời gian này, tôi đã luyện tập với những người yêu thích Aikido ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo chủ trương của chính phủ 2 nước, và từ đề nghị của Đại Sứ Nhật Bản SUZUKi tại Việt nam, nhân dịp kỷ niệm 25 năm khôi phục quan hệ hữu nghị Việt- Nhật, tôi đã tổ chức một ngày hội biểu diễn Aikido.
    Nếu nhớ lại tất cả, có thể nói, chuyến đi du lịch vòng quanh thế giới của tôi, thông qua Aikido là một chuyến du hành giúp thắt chặt tình hữu hảo giữa con người với con người ở nhiều nước khác nhau.
    Aikido không chỉ đơn giản là kỹ thuật thi đấu, mà tôi nghĩ nó còn là tinh thần tu dưỡng bản thân và nâng cao vai trò của mình với hoà bình thế giới.
    Lần này, tại dự án hợp tác do chính phủ 2 nước tiến hành, với tư cách là giám đốc đầu tiên của Trung tâm hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam- Nhật Bản, tôi được bổ nhiệm làm việc tại Việt Nam hai năm từ tháng 10 năm 2000.
    Cho đến bây giờ, việc cống hiến cho việc đào tạo nhân tài của Việt Nam và giao lưu hữu nghị trong 10 năm qua đối với tôi là một cơ hội mà trước đây có mơ ước cũng không thể thực hiện được. Tôi mong muốn rằng mình sẽ hoạt động một cách có hiệu quả trong hai năm này với tư cách là sợi dây kết nối sự phát triển và hoà bình của tổ quốc mình.
    Với tư cách là một hoạt động giao lưu văn hoá của Trung tâm hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam- Nhật Bản, lần này tôi đã mở một võ đường để dạy Aikido. Trong quá trình dạy Aikido cho các bạn trẻ Việt Nam, sự trẻ trung khoẻ khoắn của các bạn thanh niên Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi, và tôi rất lấy làm hạnh phúc về điều đó.
    Aikido là người bạn đường trong nhân sinh quan của tôi. Và được sự chỉ bảo trên con đường này, tôi cảm thấy luôn mang trong long sự cảm tạ sâu sắc đối với vị tiền bối ?" Ông Ueshiba, và các bạn đồng học.
    (Tác giả: Horizoe Katsumi, Thầy sáng lập Aikido VJCC-Shudokan.
    Trích: "Aikido - Hiệp Khí Đạo". tr36)
  5. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Một lần được thụ giáo võ sư Katsumi Horizoe
    ?oChương trình hội thảo và Trình diễn Aikido 2004? do Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) diễn ra từ 16 ?" 18/4/2004 tại Hà Nội. Nằm trong chương trình phát triển Aikido sâu rộng cho các môn sinh ở Việt Nam, chương trình đã thu hút rất nhiều môn sinh từ mọi miền đất nước đến tham dự: Hà Nội, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đà Lạt. Ngoài ra còn có sự góp mặt của rất nhiều môn sinh đến từ Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore. Đây là chương trình biểu diễn Aikido lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên một chương trình biểu diễn võ thuật Aikido toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội.
    Ông Katsumi Horizoe, vị võ sư 7 đẳng huyền đai của Bộ Tư pháp Nhật Bản sang Việt Nam nhân Hội thảo Aikido Quốc tế do Trung tâm Hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) tổ chức từ ngày 16 ?" 18/4 vừa qua tại Hà Nội. Phóng viên báo Thể Thao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ trò chuyện với vị giám đốc đầu tiên của VJCC, cũng là người sáng lập ra Aikido VJCC Shudokan (Hà Nội) để tìm hiểu về môn võ hiện đại, coi trọng chữ ?oÁi? này của Nhật Bản.
    Võ sư Katsumi Horizoe năm nay 65 tuổi. Ông có nước da đỏ đắn và dáng đi nhanh nhẹn. Khi ông bắt tay tôi, tôi ngạc nhiên khi được nắm một bàn rắn chắc như đá, ấm nóng như bàn tay của một người thanh niên. Đoán được ý nghĩ của tôi, ông Katsumi giải thích: ?oChính Aikido đã mang lại cho tôi thể lực và sự trẻ trung.? Và ông nói thêm: ?oAikido là môn nhu đạo, không đòi hỏi nhiều về sức khoẻ của người tập nên bạn đừng lo, người mảnh dẻ như bạn cũng có thể tập được môn võ này. Bản chất của môn võ này chính là dùng lực của đối phương để đánh lại chính đối phương, bảo vệ thân thể mình nên dù thể lực yếu hay khoẻ tập đều được cả...?
    Ông Katsumi Horizoe bắt đầu luyện tập kiếm đạo ?" môn võ truyền thống của Nhật Bản từ năm 12 tuổi. Cha ông vốn là một võ sĩ kiếm đạo, nhưng đã tử trận ở cuộc chiến tranh Thái Bình Dương năm ông Katsumi mới 5 tuổi. Không cam chịu hoàn cảnh, Katsumi đã quyết tâm tu rèn bản thân. Năm 20 tuổi, ông Katsumi được gặp gỡ vị sư phụ của đời ông, ***** Ueshiba Morihei, người sáng lập ra môn võ Aikido. Chàng trai Katsumi đã rất cảm kích trước các động tác kiếm đạo Aikido do ***** biểu diễn. Và ông là một trong rất ít môn sinh may mắn được chính vị ***** tôn kính Ueshiba Morihei dạy võ. Sau 45 năm theo đuổi Aikido, ông Katsumi hiện nay đã là một võ sư 7 đẳng huyền đai.
    Võ sư Katsumi tâm sự: ?oNhững năm đầu thập niên 60, tôi từng được chứng kiến sư phụ Ueshiba, với vóc dáng bé nhỏ, có chiều cao chưa đến 1m50 mà lại có thể ném bay sang phải hay sang trái những người đàn ông có chiều cao cỡ 1m80 như ném một đứa trẻ con. Tôi nhận thấy trên gương mặt ông là một nụ cười nhu hoà, ánh mắt ông ánh lên sự tinh anh, và tôi cũng cảm nhận thấy được sự tôn nghiêm và thông thái tỏa ra từ con người ông.?
    Không phải là môn võ mang tính tranh đấu, Aikido không cần sự đua tranh thắng hay thua, mạnh hay yếu với kẻ khác. Điều cốt yếu nhất của Aikido là sự tu dưỡng hoàn thiện tinh thần và sự miệt mài tập luyện cùng nhau trau dồi các kỹ năng. Chẳng thế mà năm 1992, ông Katsumi Horizoe được cấp 6 đẳng, và đến 10 năm sau ông mới tiếp tục được Aikikai (Hiệp hội Aikido Nhật Bản) cấp 7 đẳng huyền đai. Đó quả là một quá trình tu luyện kiên trì. Cũng theo võ sư Horizoe, hiện nay ở Nhật Bản, vị võ sư đẳng cấp cao nhất là thầy dạy của ông, võ sư 10 đẳng huyền đai Kohei Tochi năm nay đã 85 tuổi. Vị võ sư 9 đẳng là võ sư Hiroshi Tada (75 tuổi). Ông cho biết thêm, trong hơn 2 triệu người theo tập Aikido trên toàn thế giới, những võ sư được Akikai chính thức cấp 7 đẳng như ông chỉ có khoảng vài chục người.
    Cuộc đời của võ sư Katsumi Horizoe chứng minh cho thuyết tinh thần mà ông thường tâm niệm và đề cao
    Năm 1991, võ sư Katsumi Horizoe lần đầu tiên được đặt chân đến Việt Nam. Và trong 10 năm, ông đã đến Việt Nam tất cả là 26 lần để chuẩn bị xây dựng Trung tâm Hợp tác nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) và Aikido tại Hà Nội. Ông Katsumi Horizoe làm Giám đốc đầu tiên của VJCC với thời gian 2 năm. Hiện tại, Giám đốc của VJCC là ông Hashimoto Akihiko.
    Dấu ấn không phai mờ trong cuộc đời ông là ông đã trực tiếp hấp thụ những tư tưởng, quan điểm sống từ nhà triết học nổi tiếng Nhật Bản Nakamura Tenfu. Ông lấy thuyết ?otinh thần có thể làm xoay chuyển cơ thể?. Ông nói với tôi: ?oNếu tinh thần của chúng ta luôn ở trạng thái vui vẻ sảng khoái thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn với thật nhiều cơ hội đang chờ đón. Còn ngược lại, nếu tinh thần của chúng ta luôn luôn buồn phiền u ám thì ta cũng sẽ cảm thấy xung quanh u tối đi và những ước mơ, hi vọng cũng sẽ trở nên khó thực hiện được. Đặc biệt, ba điều được coi là có hại cho tinh thần là giận dữ, buồn phiền và sợ hãi sẽ làm cho màu máu đục lại và có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng.?
    Và lý thuyết của ông đã được chứng minh bằng chính cuộc đời mình. Ngày 19/3/2001, trong khi làm việc xây dựng trung tâm VJCC, võ sư Katsumi gặp một tai nạn khủng khiếp khiến ông bị đứt lìa cả bốn ngón tay. Rất may là các bác sĩ Việt Nam ở bệnh viện 108 đã nối lại được những ngón tay ấy ?" ?onhững ngón tay yêu, những bông hoa Nhật - Việt? như cách gọi của ông trong bài thơ rất lạc quan đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 19-1-2002. Dù được nối lại ngón tay, nhưng lúc đó sức khoẻ của võ sư Katsumi rất yếu, đặc biệt là bốn ngón tay tuy đã lành nhưng các bác sĩ dự đoán khó cỏ thể cử động được. Bằng niềm tin và ý chí lạc quan, quyết tâm, chỉ sau vài tháng, ông vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động Aikido và đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức Aikido 3 miền lần thứ nhất tại Huế. Đặc biệt, tháng 9/2001, ông tổ chức biểu diễn võ Aikido tại Hà Nội. Kiên trì luyện tập, đến nay, các ngón tay của ông đã có thể cử động khá tốt...
    ?oHãy bật ?ocông tắc? của trái tim! ?
    Đó là điều đầu tiên mà võ sư Katsumi Horizoe nói với tôi khi hướng dẫn cách thức bước vào thế giới Aikido. Trong cuốn sách ?oAikido - Hiệp khí đạo?, ông Katsumi viết: ?oNgười ta cho rằng số gen di truyền hoạt động trên thực tế chỉ vào khoảng 5%, còn về số còn lại thì vẫn chưa ai biết cả. Điều đó có nghĩa là, số gen di truyền ở trạng thái OFF là rất nhiều. Có vẻ như việc các hoạt động của gen di truyền khác nhau tuỳ thuộc vào trạng thái tinh thần của mỗi người có quan hệ với việc hầu như tất cả các gen di truyền đều đang ở trạng thái OFF. Nếu ta ?obật công tắc của trái tim?, đánh thức các gen di truyền đang ?ongủ? này thì ta sẽ có thể điều khiển được trạng thái của cơ thể. Nếu như tinh thần con người luôn lạc quan sảng khoái hướng về phía trước thì điều đó sẽ có tác động bật nút ON cho các gen di truyền có lợi đồng thời đưa các gen di truyền không có lợi cho trạng thái OFF. Ngược lại nếu tinh thần ở trạng thái u ám tiêu cực thì sẽ tác động làm trỗi dậy các gen bất lợi.?
    Ông trực tiếp hướng dẫn tôi: ?oBạn thử giang rộng hai tay, mắt nhìn về phía trước. Bạn tập trung vào điều bạn đang làm, không quan tâm đến mọi điều xung quanh. Bạn thử đặt niềm tin rằng tôi, một võ sư 7 đẳng huyền đai không thể bẻ cong được tay của bạn. Dần dần, bạn sẽ làm được...? Aikido là thế đó, việc tập luyện hàng ngày để hoàn thiện bản thân sẽ giúp nuôi dưỡng sức mạnh trong tinh thần.
    Đứng tại võ đường của Aikido VJCC Shudokan (đặt tại phòng thể thao Đại học Ngoại thương Hà Nội), cúi đầu chào thầy, chào những võ sư mang đai đen, chào các môn sinh cũng học và tự giới thiệu về bản thân mình, tất cả các môn sinh đều cúi đầu chào lại..., tự nhiên tôi cảm thấy như mình đang bước vào một căn nhà chung, thấm đẫm lời dạy ?ovũ trụ nhất gia? của ***** Ueshiba Morihei....
    http://www.thethaovietnam.com.vn/News/News.asp?menuid=584&newsid=12161
  6. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, ý tưởng hay lắm! Bác cố gắng tiếp tục nhé!
  7. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu không thấy caimatkhongchoiduoc viết bài. Bác tiếp tục cái này đi. Đang hay mà.
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc, ý nghĩa các thế nắm
    Nguồn gốc, ý nghĩa và nhu cầu các thế nắm cũng như các thế tấn công có tính cách rất quy ước, thường hay bị hiểu lầm. Người ta hay có những thắc mắc và những câu hỏi về chúng: những thắc mắc này không phải không có lý do. Nếu chúng ta quan niệm AIKIDO chỉ là một hệ thống tự vệ cần phải được luyện tập thành thạo trong vài tuần lễ, trong khi gạt ra ngoài những ý niệm về phong thái, những động tác tinh ròng, sự lắng nghe nội tại và nói tóm lại là một võ đạo.
    Nguồn gốc các thế nắm cũng như các thế tấn công thường liên quan đến kiếm thuật; liên quan đến việc kềm chế cánh tay sử dụng kiếm (đối với các thế nắm), cũng như liên quan đến các thế chém rất thường gặp trong AIKIDO (đối với các đòn tấn công căn bản). Bộ pháp, thân pháp và các động tác đều mang dấu ấn của kiếm thuật, vì việc sử dụng kiếm cũng như tính tượng trưng của nó chiếm một phần quan trọng trong xã hội Nhật Bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, thế nắm chỉ là một biểu hiện của một cuộc tấn công. Người ta tập luyện bắt đầu từ thế tĩnh và bài học được thể hiện qua một thế chụp phát xuất từ trạng thái tĩnh đó. Cái nắm tay phải có tính thụ động, nghĩa là không phát lực ra theo một hướng này hay một hướng kia. Người đồng luyện chỉ nhằm vào việc nắm cổ tay, nắm áo, hoặc một phần thân thể theo một cách thức đúng và vững để có thể làm thành một tiêu điểm cho người bạn mới nhập môn, và người bạn này sẽ di chuyển tương ứng với cái chụp tay theo lời chỉ dạy và theo một trình tự thích hợp.
    Vì chỉ có một mình anh ta di chuyển theo tiêu điểm, người tập phải tìm cách để vào đúng khoảng cách cũng như đúng thế cần thiết để thực hiện các kỹ thuật đang học.
    Các động tác trong AIKIDO tương đối tự nhiên cho nên anh ta phải cố gắng tránh bị mất thăng bằng, bị vặn nguời hay ở trong một tư thế kỳ quái mà anh ta đã tự tạo ra cho mình, là vì về phần người đồng luyện thì hoàn toàn thụ động. Vào giai đoạn này, người đồng luyện không thực sự tấn công vì đồng môn của mình, kẻ thực hiện kỹ thuật, mới còn đi những bước chập chững trên sân tập. Cách tiếp cận đơn giản và cụ thể đó cho phép người tân môn sinh có được những ý niệm căn bản nhất mà sau này anh ta sẽ dựa vào đó để tiến lên. Đây chưa phải là AIKIDO theo ý nghĩa sâu xa của nó và nói cho cùng, với người mới tập di chuyển một mình thì người đồng luyện có mặt ở đó chẳng qua là để giúp đỡ trong một vai trò hầu như thụ động.
    Vì các kỹ thuật AIKIDO rất phức tạp, người ta không thể tập một cách liên tục với những cuộc tấn công bất ngờ không có tính quy ước. Điều đó sẽ kéo theo tình trạng bế tắc và làm phát sinh ra những phản ứng có tính hiếu chiến hoặc chống đối. Như vậy, những ý niệm về trung tâm, về những động tác tinh ròng hoặc là ý niệm về cảm thức nội tại và phong thái đúng sẽ bị bỏ mất.
    Về sau, người đồng luyện sẽ đứng ở khoảng cách xa hơn, và các cuộc tấn công cũng phát khởi từ xa hơn, mặc dù chưa đạt tới giai đoạn áp dụng thực tế, anh ta sẽ tạo ra tính năng động trong các hình thức tấn công. Chỉ lúc này người ta mới bắt đầu luyện AIKIDO với nhau và các ý niệm về khoảng cách, thời gian và nhịp điệu bắt đầu phát sinh.
    Vào giai đoạn này, các thế nắm và thế đấm phải được nghiên cứu như là những hướng tấn công: từ trên xuống dưới, chéo lên, trực diện, từ đàng sau, v.v?
    Dần dà với thời gian luyện tập càng lúc càng hoàn chỉnh hơn, các cuộc tấn công trở nên nhanh hơn, có trọng lượng hơn. Và dù đôi khi có người đã nhận xét: ?oNgoài đường phố người ta không tấn công mình như vậy? thì những hình thức tấn công này ở một mức độ nào đó có thể là hữu hiệu hơn những cú đấm đá trên đường phố, vì chúng đã được gạn lọc vì lực phát ra từ eo hông, vì chúng chính xác và dứt khoát hơn khiến cho người tiếp đòn phải có bản lĩnh hơn và thành thục để có thể kiểm soát chúng.
    Nhưng đây không phải là vấn đề và càng không phải là câu giải đáp, vì võ đạo là trận chiến chống lại chính bản thân mình và vì kẻ khác; chứ không phải chống lại kẻ khác, dù trong một đôi lúc nào đó, người ta cũng phải đương đầu với nhau trong lúc tập luyện.
    Việc chụp tay cũng đưa môn sinh đã qua nhiều năm tập luyện đến một cảm giác rất đặc biệt. Quả vậy, cái chụp tay trong AIKIDO cho phép người ta không những nắm một cái cổ tay mà cả một chủ thể tổng quát. Lòng bàn tay áp sát vào người đối thủ, các ngón tay khoá lại mà không siết mạnh. Khí lực từ eo hông và tất cả cảm quan của ta thông qua cái nắm tay, nhằm kiểm soát bạn đồng luyện cho đến trung tâm của anh ta. Điều này cho phép người đồng luyện tiếp nhận và vận dụng tất cả những gì ta đưa qua cho anh ta qua cái nắm tay, nếu anh ta có khả năng làm được chuyện đó. Được thể hiện qua cái nắm tay, sự trao đổi có tính cách cụ thể hơn, trực tiếp hơn, giúp tạo ra một quan hệ và một sự hướng dẫn phong phú hơn là một trận đấu giả tạo với những đòn gió, với những thế tấn công vờ vĩnh.
    Bắt đầu bằng thế nắm tay ?otĩnh? rồi tiến thêm một bước nữa, gia tốc từ từ cùng định rõ các hướng, cũng như tốc độ và sức mạnh của các cuộc tấn công là phương pháp tốt nhất để làm quen dần với những cuộc tấn công thực tế, cũng như để linh cảm được chúng, thu hút chúng, thậm chí làm phát khởi ra chúng và nhất là nắm bắt được nguồn gốc của chúng.
    Mặc dù tốc độ có tính cách thiết yếu nhưng nó không nhất thiết là tuỳ thuộc vào phản xạ và tốc độ.
    Các ý niệm về thời gian và nhịp điệu tinh tế hơn khi ta có một sức tập trung lớn và liên hệ chặt chẽ với trung tâm của đối thủ thì chúng ta có khả năng nắm bắt được nhịp điệu của đối thủ và hơn thế nữa, đưa nó vào nhịp điệu của ta. Cảm nhận được giây phút đầu tiên của cuộc tấn công cho phép ta nắm được điểm khởi thuỷ của cuộc tấn công nghĩa là của động tác. Như vậy nó cho phép chúng ta có thể nhập nội cả bằng thể xác lẫn tinh thần (irimi), vào lúc tiếp xúc của hai bên nghe được tốc độ và định được khoảng cách (ma-ai); do đó, xoay chuyển theo hướng lực của đối thủ (tenkan). Khả năng để nhận định được và khép lại tam giác tưởng tượng về một điểm chính xác trong sự tấn công của đối thủ rồi tiếp đó, mở ra vào lúc thích hợp (hoặc đóng lại) là bí quyết trong nhãn pháp của Aikido. Lẽ tất nhiên điều này đòi hỏi một sự luyện tập lâu dài, nghiêm túc của các môn sinh và một vị thầy nhiều kinh nghiệm, được đào tạo đặc biệt và thường xuyên ở trên sân tập hơn là trong thế giới hư ảo của siêu hình xa xôi.
    Nhưng cảm giác được đề cập trên đây rất dễ được nhận thấy trong những thế nắm như kakate tori chẳng hạn, với điều kiện là hai người đồng luyện ở trong một tư thế hanmi chính xác. Điểm tiếp xúc vào lúc đó là đỉnh của hai tam giác người nhau có đấy là hông và trung tâm của mỗi người.
    Ở một trình độ cao thì không có gì khác biệt giữa một thế tấn công kakate tori, chudan tsuki hoặc mae geri; vì nguồn gốc của động tác cũng như hướng tiến của nó và điểm nhắm tới hoàn toàn giống nhau. Chỉ có vận tốc là nỗi lo sợ của chúng ta trước các cuộc tấn công khiến chúng ta phạm phải sai lầm. Nhưng nếu chúng ta đã luyện tập một cách đúng đắn với các thế nắm cơ bản, nếu chúng ta đã học cảm nhận một cách chính xác các hướng tấn công và với một thời gian luyện tập bền bỉ thì chúng ta sẽ đạt được một sự thành thạo giúp cho chúng ta có được một nhãn pháp được tăng cường, bằng liên hệ trực tiếp giữa trung tâm với một trung tâm thì chúng ta sẽ không còn có sự khác biệt nào giữa cuộc tấn công quy ước và không quy ước.
    (Christian Tissier - Aikido Kỹ thuật nâng cao)
  9. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Về nhãn pháp
    Phát triển một nhãn pháp bén nhạy và tinh tường trước một đòn tấn công, một động tác hay một chuỗi động tác; nói chung là một trong những khía cạnh chính yếu trong việc luyện tập võ đạo.
    Người ta chỉ có thể sử dụng hiệp khí một cách chính xác, thanh thản và bình ổn trước các loại tấn công nào dù nhanh chóng đến đâu, nếu người ta đã đạt được nhãn lực đó. Nếu không, người ta luôn luôn bị ràng buộc trong một quan hệ giữa vận tốc và phản xạ mà thông thường thì rất hạn chế. Tất cả các kỹ thuật trong Aikido đều phải đưa ta tới khả năng của nhãn pháp đó, nếu các kỹ thuật này được thực hiện một cách chính xác và với một phương pháp sư phạm thích hợp.
    Khi ta dùng từ nhãn pháp thì đây không muốn nói đến cái nhìn với hai mắt mà đúng hơn là cảm nhận, biết cách và thấy được cái chính yếu mà không cần nắm bắt một cách đặc biệt một phần nào của động tác. Nhãn pháp phải cho ta một cái nhìn động tác khởi từ điểm chính yếu nhất và điểm xuất phát của động tác mà không bị vướng vào một điểm nào đặc biệt.
    Mỗi một bậc thầy trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng có cách nhìn của mình tuỳ theo cái tinh tế của nghệ thuật. Chẳng hạn như một nghệ sĩ hoặc một kiến trúc sư có thể nhìn một cách chính xác viễn cảnh hoặc là đường nổi của một sự vật ngay lập tức không cần tính toán. Một nhạc sĩ cũng vậy đối với nhạc điệu; và một tay sang chế tài tử thì thấy ngay tất cả những cạm bẫy cần phải khắc phục để thực hiện điều muốn làm.
    Trong Hiệp Khí Đạo, ở một trình độ kỹ thuật ngang nhau thì chính nhãn pháp cho phép phân cao thấp giữa hai hành giả.
    Chúng ta hãy tưởng tượng một người đứng sát đường xe lửa và nhìn một chuyến xe tốc hành chạy ngang, anh ta đứng rất gần nhưng không nhìn thấy được gì và không kiểm soát được gì. Ngay chính cái nhìn của anh ta, anh ta cũng không ổn định được. Nếu người này đứng ở cách xa vài trăm thước thì đối với y, đoàn xe lửa sẽ di chuyển trong một tầm nhìn rộng lớn hơn; anh ta có thể sẽ kiểm soát mắt nhìn của mình và nhìn được rõ; đoàn xe có vẻ đi chậm hơn, thậm chí anh có thể thấy trước khúc ngoặt hoặc một tai nạn nếu có trở ngại trên đường sắt. Trong Aikido cũng vậy: chẳng hạn, nếu có một đòn tấn công bằng Tsuki và nếu nhờ ở luyện tập (vì sự thành thục là giai đoạn đầu tiên của nhãn pháp) thì anh ta có thể sẽ nắm bắt được nhịp điệu và khoảng cách cũng như là sử hiệp khí. Nghĩa là sự hoà hợp khí lực của mình với khí lực của đối thủ. Nhờ vậy, anh ta có thể tác động lên khí lực đó và kiểm soát nó vào lúc cần một cách điều hoà, không vội vã.
    Ở một giai đoạn tiếp theo và để lấy lại ví dụ về chiếc xe lửa, chúng ta có thể giả thiết là ở một trình độ cao hơn, người ta không còn đứng ở một điểm nhất định nào đó tương đối với chiếc xe lửa ?" nghĩa là với động tác ?" mà nhập vào trong nó, trở thành một phần của động tác đó và - tại sao không? - trở thành nguồn gốc của động tác để khiến nó phải di chuyển theo nhịp của chính bạn.
    Lẽ tất nhiên, một nhãn lực như vậy chỉ có thể phát triển được với điều kiện là đồng thời với nó hoặc cũng phát triển những yếu tố khác của võ đạo, chẳng hạn như phong thái, sự linh mẫn, sự hiệp nhất giữa hai trung tâm điểm, động tác tinh ròng, khoảng cách, v.v.
    Việc luyện tập bền bỉ, nghiêm túc, bình tâm và thanh thản sẽ cho phép ta đạt được một nhãn lực như vậy. Ta phải bắt đầu một cách từ tốn. Trong thời gian đầu tiên, khi bạn học các kỹ thuật căn bản, người đồng luyện của bạn ra đòn một cách thụ động, kỹ thuật chỉ bắt đầu sau cái nắm tay, từ thế thủ ?otĩnh?, chỉ có bạn là hành động di chuyển tương đối với vị trí của anh ta. Sau đó tấn công sẽ ?ođộng hơn?, hai người sẽ cùng di chuyển và tránh cho động tác khỏi bị gãy, đồng thời phải liên tục thể hiện các ý niệm về irimi và tenkan: phải hiểu được kết thúc của irimi là khởi nguyên của tenkan và cứ tiếp tục như vậy v.v? cuối cùng phải tạo ra hành động hoặc ít ra là chế ngự nó ngay từ đầu bằng cách cảm nhận được điểm chính yếu, nghĩa là nguồn gốc của cuộc tấn công. Chúng ta có thể lấy đòn jodan tsuki. Bạn có thể tạo ra sự tấn công bằng cách tiên liệu nó và khiến nó trở thành cần thiết và tất yếu. Tuỳ theo khả năng của bạn, việc nhập nội và khép kín (irimi) hoặc mở (tenkan) vào đúng lúc, việc tấn công đối thủ sẽ trở thành như một nhu cầu phòng vệ thiết yếu và đối thủ sẽ đâm vào khe hở mà bạn tạo ra. Lúc bấy giờ, bạn sẽ hướng dẫn đối thủ theo hướng bạn mong muốn, làm cho y di động theo nhịp điệu và vận tốc của bạn.
    Hoặc là lệnh tấn công từ não bộ đã được phát ra và bạn cảm nhận được sự tấn công qua những giai đoạn tiếp nhau: eo hông (và ngay lúc đó bạn di chuyển để có thể điều chỉnh lại khoảng cách giữa hai bên cho thuận lợi đối với bạn); hai vai (và bạn có thể theo hướng của nó để kiểm soát); nắm đấm (khi vừa được tung ra cũng như nhịp độ và vận tốc của nó, bạn sẽ biến nhịp độ và vận tốc đó thành của chính bạn).
    Hoặc là bạn không có một tầm nhìn và chỉ can thiệp vào lúc vai của đối thủ đã phát động và nắm đấm đã tung ra. Trường hợp này bạn ở ngoài động tác của đối thủ về cả hai mặt vận tốc và phản xạ, và bạn cũng không nắm được điểm phát xuất của tấn công. Nắm được sự tương quan giữa vận tốc mình và vận tốc của đối thủ là một điều tốt, nhưng nó vẫn chưa cho phép ta đảm nhận được khí lực của đối thủ.
    Điều rõ ràng là người ta có thể diễn tả được, cũng như chứng minh bằng hình ảnh cái ý niệm về nhãn pháp. Tuy nhiên, cần phải cố gắng để giải thích nó một cách đơn giản để cho các bạn thấy được là nó có thực và hiểu rằng Aikido không chỉ là một sự múa may quay cuồng theo một sự sắp xếp nào đó và chỉ dựa trên những ý niệm về nhanh mắt và phản xạ. Cũng đừng nên nghĩ rằng người ta có thể đạt được khả năng đó một cách dễ dàng. Phải luyện tập và thực hành lâu dài với nhiều bạn đồng luyện khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu để đạt được tiến bộ; và cuối cùng phải biết chấp nhận một cách sáng suốt những thử thách do lỗi lầm gây ra.
    Chính những đau khổ tức thời khi gặp lầm lỗi khiến cho võ đạo có chiều sâu của nó trên phương diện học đạo. Chính vì vậy mà ***** đã từng nói là người làm mọi việc trong đời với một tâm hồn mới mẻ như thể đó là công việc đầu tiên và công việc cuối cùng của đời mình. Và như vậy, người ta hiểu được là một người đi trên con đường đạo học thì những đau khổ trong luyện tập giúp họ có một phong thái đúng đắn vào đúng lúc và đúng chỗ, một tâm hồn được tinh luyện, một trí tuệ linh mẫn và những quan hệ đạo đức thanh cao.
    (Christian Tissier - Aikido Kỹ thuật nâng cao)
  10. catwalk2005

    catwalk2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hay wé, tặng cho bác Tristian 5 sao luôn. Bác có bài nào về thân pháp ko, nếu có thì post lên cho mọi người xem với. Vì thân pháp trong Aikido quan trọng lắm, theo mình biết thì tất cả đòn thế của Aikido đều dựa vào thân pháp để phát lực đấy. Hông biết đúng hay sai nữa hehhe....

Chia sẻ trang này