1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Aikido và những điều ẩn chứa: cảm xúc, nghĩ suy và những bài viết thú vị về Aikido...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi caimatkhongchoiduoc, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Cái ukete này hay đấy, Tris. Chừng nào chú photo cuốn Dojo 365 ngày xong thì lựa vài thứ post lên đây nhé.
  2. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Vâng thưa đại hiệp.
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Lễ khai gương - Kagami Biraki
    Năm mới là thời điểm quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản và lễ hội ?oKarami Biraki? cũng trùng với dịp này. Thường thì Karami Biraki sẽ được tổ chức bằng các nghi thức dâng ?oMochi? (bánh gạo tròn). Đàn ông dâng Mochi cho giáp phục, phụ nữ dâng Mochi cho gương của mình.
    Kagami Biraki, có nghĩa ?okhai gương? (đồng thời cũng được gọi là ?olễ gặt lúa?), được tổ chức ở rất nhiều võ đường vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ Nhật thứ hai của tháng Giêng để tất cả võ sinh có thể tham dự. Đó là truyền thống của các võ sĩ đạo cổ có từ thế kỉ 15 và được áp dụng đối với võ thuật hiện đại kể từ khi thầy Jigora Kano (người sáng lập ra Judo) tổ chức lễ hội này ở Kodokan, hội quán của người.
    Truyền thuyết Nhật Bản kể về một vị thần vốn không được các vị thần khác hài lòng vì tính khí đặc biệt tàn nhẫn của mình. Vị thần này bị đày đi và cuối cùng đến một cái hang hẻo lánh nơi ông gặp một vật giống cái gương. Vật này buộc ông luôn phải nhìn vào bản thân mình, suy nghĩ sâu xa hơn về những hành động của mình cố gắng tìm hiểu, giải thích tại sao ông ta lại trở thành một người độc ác như vậy. Sau rất nhiều năm tự quán tưởng bản thân như vậy, thì vị thần đó trở về và các vị thần khác ngay lập tức thấy được những biến chuyển trong tính cách và lối sống của vị thần này.
    Cuối cùng thì hình ảnh chiếc gương thường được dùng để nói rằng mọi người nên cố nhìn lại bản thân mình như nhìn vào trong gương. Đánh giá xem mình thật sự như thế nào. Quá trình tự xem xét bản thân này là biện pháp rất tốt để hoàn thiện nhân cách.
    Lễ hội Kagami Biraki do đó đã trở thành truyền thống của nhiều môn võ như Judo, Kendo, Karatedo, Aikido, v.v? Kagami Biraki được coi là ngày mở đầu năm của đạo đường, và đối với các võ sinh, đó là thời điểm để làm sống lại tinh thần và quyết tâm luyện tập của mình. Kagami Biraki vì vậy có ý nghĩa là buổi gặp mặt đầu tiên, (Hatsu Geiko ?" các võ sinh gọi đó là ?obuổi tập đầu tiên?) là nơi để mọi người trong đạo đường, gia đình,? tụ tập nghe giảng, hoặc nghe phát biểu của người hiệu trưởng hoặc lãnh đạo ở đó. Thường bằng cách này thì người đứng đầu sẽ chia sẻ với họ những suy nghĩ thật sự của bản thân mình cũng như những điều ẩn chứa thẳm sâu bên trong của ông. Tiếp sau đó thì các thành viên sẽ nhân cơ hội này để nhìn lại bản thân và những việc làm của mình trong năm qua.
    Mỗi dojo/trường phái thường có nghi thức tổ chức riêng của mình. Một số dojo kết hợp tập luyện với biểu diễn và đồng thời tổ chức lễ thăng cấp. Đó cũng là dịp để họ ghi nhận những thành viên có sự tham gia hay đóng góp đặc biệt cho đạo đường. Ở một số dojo khác, việc luyện tập diễn ra theo một cách rất khác lạ. Có một truyền thống gọi là ?oNi Nen Keiko? hay gọi là ?oHai năm luyện tập?. Buổi lễ có thể là một buổi luyện tập nặng từ 10 đến 12 tiếng, với thời lượng và cường độ tượng trưng cho thời gian hai năm luyện tập, trong khi một số nơi khác lại luyện tập từ những giờ khắc cuối của năm mới cho đến những giờ đầu của năm mới. Khoảng 10 phút trước nửa đêm mọi người sẽ chuyển sang ?oZazen? (toạ thiền), kết thúc một năm và bắt đầu năm mới trong tư thế thiền.
    Ở các gia đình, cũng giống như ở đạo đường, Kagami-mochi (thường là một cặp bánh gạo) sẽ được đặt ở bàn thờ. Phía ngoài nhà, những đồ trang trí năm mới thường được treo, và những vật trang trí đơn giản (làm bằng tre, hoặc cành thông buộc với rơm được gọi là ?oKadomatsu?) được dùng coi như là đồ dâng lên cho đấng ?oToshigami?, vị thần mang lại mùa màng bội thu và thịnh vượng. Kagami Biraki đánh dấu sự kết thúc của kì nghỉ năm mới, đến nay vẫn là dịp lễ lớn nhất trong năm - một lễ kết hợp với lễ Giáng sinh, lễ tạ ơn ở gia đình, cùng với các kì nghỉ và đi du lịch.
    Hầu hết các võ đường truyền thống cũng chuẩn bị năm mới như các gia đình. Cuối năm mới, mọi người sẽ dọn dẹp đạo đường, sửa chữa, lau chùi kính, xếp gọn mọi thứ. Muối được rắc quanh đạo đường. Muối là một biểu tượng truyền thống của sự thuần khiết (lòng tốt và đức hạnh), và sau đó sẽ được cành thông quét sạch đi.
    Những đồ trang trí thường được đặt quanh dojo. Trước kia thì những đồ vật này có rất nhiều ý nghĩa nhưng ngày nay mọi người hầu như chỉ coi đó như những đồ trang trí nhân ngày truyền thống.
    Một bánh gạo tròn, thường có một quả cam ở phía trên và một số đồ trang trí nữa, thường được đặt ở trung tâm nghi lễ của đạo đường, shinzen. Gọi là Kagami Mochi, những bánh gạo này thường có hình tròn giống hìn những chiếc gương kim loại thời cổ. Chúng tượng trưng cho sự đầy đủ và dư dả tài sản. Việc đập bánh có ý nghĩa ?okhai gương? là ý tưởng mà Kagami Biraki được đặt tên. Mọi người sau đó ăn các mẩu vỡ, thường là với súp đậu đỏ. Ngày nay ở các bánh gạo này thường được bọc nhựa để tránh cho bánh bị hỏng. Và vì vậy nên ở nhiều võ đường bây giờ chúng ta không còn ăn bánh gạo nữa.
    Một đồ trang trí khác có tên là kadomatsu, trong đó có cây tre (một biểu tượng của sự chính trực và phát triển), vài nhánh mận (một biểu tượng của tinh thần) và cành thông (biểu tượng của sự trường tồn). Những cành thông được đặt quanh đạo đường, chủ yếu ở cửa và các bình nhỏ ở hai bên của kamidana, một mô hình đền thờ Shinto nhỏ bằng gỗ (vốn được đặt phía trên cao của khu vực nghi lễ), Cành thông là vật duy nhất được giữ lại sau lễ Kagami Biraki.
    [​IMG]
    Bàn thờ của dojo trong ngày lễ. Ở trên là một đền thờ thu nhỏ được trang trí với cành thông ở trong các bình. Phía dưới, ở bên trái là bánh gạo Kagami Mochi, ở giữa là một mũ trụ của võ sĩ samurai và phía bên phải là một thùng rượu sake, một biểu tượng khác của ngày lễ.
    [​IMG]
    Một vật trang trí nữa là Shimewaza, được làm bằng những cây lúa bện lại với nhau. Shimewaza thường được đặt ở cửa trước hoặc ở lối lên sàn tập của đạo đường. Đây là biểu tượng của may mắn và người ta tin rằng Shimenawa có khả năng xua đuổi ma tà.
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 07:27 ngày 04/01/2006
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    E***ED
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 03/01/2006
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh một số Kadomatsu tại một dojo của thầy Koichi Tohei
    [​IMG]
    Luyện tập trong lễ Kagami Biraki
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 03/01/2006
  6. iahlh

    iahlh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn quan tâm tới lễ Kagami Biraki tới võ đường AikidoVJCCShudokan vào ngày 14/1/2006 lúc 15h (thứ 7) tham dự lễ cùng với các bạn đang sinh hoạt tại đây. Tất nhiên, sẽ không giống những gì bạn Trial mô tả trong lễ truyền thống lắm nhưng chắc cũng khá thú vị với các bạn biết đến lễ Kagami Biraki lần đầu. (địa chỉ: Nhà thi đấu trường Đại học Ngoại thương phố Chùa láng-Hà nội)
    Thân!
  7. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Có một số giải thích về karate Tris thấy khá thú vị, post lên đây cho mọi người tham khảo cùng:
    Võ đường (dojo)
    Tiếng Nhật dojo, hay võ đường, xuất xứ từ tiếng Sankrit ?obodhimandala? nghĩa là ?onơi giác ngộ?. Vì thế, võ đường hoàn toàn khác hẳn một phòng tập thể dục hay một câu lạc bộ sức khoẻ. Chẳng hạn, trong một câu lạc bộ sức khoẻ, sau khi hội viên đóng phí thì nghĩ rằng việc giữ nơi tập cho sạch sẽ là công việc của người khác vì mình đã đóng tiền để thuê họ làm việc này. Trong dojo, không phải như thế.
    Dĩ nhiên, võ sinh trong một dojo hiện đại cũng phải đóng phí. Tuy nhiên, dojo trở thành một nơi đặc biệt với sự kính trọng xem võ sinh như một tập thể, hoặc cộng đồng. Nếu mọi người nghĩ rằng đây là nơi học và hoàn thiện cái tôi thì làm sao để người khác lau chùi dojo của chúng ta được? Đây là nơi của chúng ta. Chúng ta đã cùng cam kết và cùng nhau tập luyện. Cùng cam kết nghĩa là cùng chung trách nhiệm, kể cả trách nhiệm giữ cho võ đường luôn sạch sẽ. Sau mỗi buổi học, võ sinh không phân biệt cấp bậc, dùng giẻ lau chùi sàn nhà. Truyền thống lâu đời này có từ xa xưa và được duy trì trong tất cả dojo truyền thống. Hành động này, vừa mang tính chức năng vừa là sự tượng trưng trong việc làm cho bản ngã của chúng ta nhỏ hơn. Cho dù ngoài đời võ sinh có làm nghề gì đi nữa ?" bác sĩ, luật sư, thương nhân ?" thì cũng phải lau chùi dojo cùng với bạn học chung lớp.
    Dojo là nơi nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và thuộc về, vì ý thức này làm cho các môn võ thuật khác hẳn với bầu không khí xa lạ, tách biệt thường gặp ở các nơi tập thể dục khác.
    Trong dojo karate, có một nghi thức xã giao rất chặt chẽ, chính thức hoá, bao gồm cách chào, cách bước vào và rời khỏi dojo, cách sửa lại đồng phục lúc ở trên sàn tập, và cách thắt đai. Những tính hình thức nhỏ nhặt này được mọi võ sinh chú ý đến từng chi tiết, chứ không phải chỉ có người mới học. Nghi thức xã giao không phải là vấn đề cấp bậc.
    Trong dojo karate truyền thống, có một hệ thống thứ bậc. Hệ thống thứ bậc dựa trên loại (đai trắng đến đai nâu) hoặc cấp (cấp độ trong đai đen) của võ sinh. Trình độ của võ sinh là con đường tắt để biết được kinh nghiệm của anh ta. Đơn thuần đây chỉ là cách biểu thị công sức mà võ sinh bỏ ra để có được một kinh nghiệm cụ thể mà mình tích luỹ trong dojo. Đai không phải là hệ thống đẳng cấp đại diện.
    Lễ phép trên cơ sở kính trọng; kính trọng bản thân, người khác và dojo, hay võ đường. Sự thể hiện kính trọng và lễ phép cơ bản trong văn hoá Nhật Bản là động tác cúi chào.
    Đứng chào
    Có nhiều biển thể về tư thế bàn tay khi cúi chào, ở đây mô tả tư thế đứng cơ bản. Thông thường, bàn chân giang rộng ngang bằng vai, mặc dù chụm hai lòng bàn chân vào nhau để tỏ thái độ kính trọng nhiều hơn (heisoku dachi). Bàn tay nắm chặt thành nắm đấm để ở hai bên hông, hơi nhô về phía trước, sao cho nhìn thấy. Khi cúi chào, hai gối hơi khuỵu, cúi người từ phần thắt lưng. Cúi càng thấp thì khuỵu càng nhiều. Đầu cũng cúi xuống rất quan trọng vì mang tính biểu tượng. Khi cúi chào trong dojo, chúng ta thường hô ?oOsu!?, là sự rút gọn của từ osu-shinobu, có từ thời samurai, nghĩa cơ bản là một lời chào. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa sâu sắc hơn. ?oShinobu? nghĩa là kiên nhẫn. Cách/đạo (do) đòi hỏi phải kiên nhẫn và tập luyện thường xuyên, vì không có kết thúc vào mục tiêu, chỉ có luyện tập. Chúng ta cần luôn nhắc nhở mình vấn đề này. Đây là lý do giải thích tại sao trong dojo bạn thường nghe ?oosu?.
    Quỳ chào
    Trong dojo karate, khi quỳ trong tư thế zazen, tư thế thông thường là seiza. Khi cúi chào trong tư thế seiza, hai nắm tay đặt phía trước gối, mỗi gối cách nhau khoảng một nắm tay. Thân người thật sự nhấc lên từ các chi dưới, và bạn tự chống đỡ mình trên hai đốt xương đầu tiên của mỗi bàn tay. Thẳng người lên đòi hỏi, cố gắng, tượng trưng cho lòng kính trọng của bạn đối với người khác. Thêm một lần nữa, như trong tư thế đứng chào, quỳ chào bắt đầu bằng việc ngả người về phía trước từ phần hông, thông thường khoảng 30o, đầu cũng cúi xuống. Khi thực hiện động tác này, hô to ?oOsu!? hướng về người bạn đang cúi chào. Nhìn chăm chú, tập trung về phía trước người mình, ở một góc khoảng 45o, cúi chào được thực hiện khi bạn ngồi trên mắt cá và nửa thân trên thẳng.
    Cúi chào sẽ làm cho thái độ thêm hoàn hảo và làm cho người ta văn minh hơn. Đây là một lý do giải thích thông lệ này. Cúi chào mang tính biểu tượng sâu xa. Sự tôn thờ biểu tượng quyền lực, giàu có và sự phung phí dẫn đến việc hình thành bản ngã cá nhân. Theo các Thiền sư điều ấy dẫn đến đau khổ và ảo tưởng. Chúng ta có thể đối xử thô lỗ, nói năng cộc lốc với người lạ, hoặc chúng ta lợi dụng người khác thông qua những mánh khoé nhỏ nhặn.
    Khi cúi chào, chúng ta kìm hãm bản ngã của chính mình. Chúng ta ở dojo để tìm hiểu về bản thân. ?oTìm hiểu cái tôi là phải quên đi cái tôi. Để quên cái tôi là phải được hàng vạn dharma soi sáng. Để được hàng vạn dharma soi sáng là phải giải thoát tinh thần và thể xác của người khác.?
    Cái tôi mà tất cả chúng ta thề sẽ trung thành bao gồm mong muốn, hình ảnh, ấn tượng và mô hình mà người khác gán cho chúng ta. Khi cúi chào, chúng ta quên đi cái tôi nhỏ bé này. Khi cúi chào, chúng ta đánh vào bản ngã, tách biệt chúng ta ra khỏi người khác và ra khỏi ?ocái tôi? thật sự của mình. Dojo là nơi mọi người đến tập luyện, học hỏi, trưởng thành và thay đổi. Phần lớn hành vi thông thường trong công việc của chúng ta chẳng hạn nhằm mục đích bảo vệ nguyên trạng, đẳng cấp và chức vụ. Trong dojo, chúng ta tìm cách thay lớp da cũ bằng lớp da mới trong một quá trình phát triển không ngừng về thể xác, tinh thần và trí tuệ.
    (Sưu tầm)
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 06/01/2006
  8. xyzarch

    xyzarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Xin góp vào chủ đề một bài nhỏ về kỹ thuật.
    Trong quá trình tập luyện, bản thân tôi đang suy nghĩ về một số những yếu tố tạo nên sự biến hoá và đa dạng của AIKIDO trong đòn thế.Khi chúng ta tập những kỹ thuật cơ bản thì chúng ta luôn luôn chỉ hướng về 1 mục đích là làm thật đúng những kỹ thuật mà chúng ta đã được học và hướng dẫn từ động tác, bước di chuyển điều đó rất quan trọng cho những người mới tập. Nhưng khi các ban đã qua khoang 3 năm tập luyện rồi thì việc luyện tập như vậy sẽ không còn nữa, chúng ta không chỉ học những kt cơ bản mà còn học những kỹ thuật nâng cao, đánh tự do ( nage waza). Lúc đấy thì việc chú trọng vào đòn thế sẽ làm cho chúng ta trở nên thụ động và hạn chế tốc độ đánh. Để thực hiện được những kỹ thuật cao trong quá trình luyện tập chúng ta phải thực hiện được những yếu tố ( theo quan điển của tôi ):
    - Thân pháp, tấn pháp phải chắc chắn, lưng thẳng, luôn luôn giữ trọng tâm và trục chuyển động của cơ thể mình.
    - Di chuyên trọng tâm theo trục thẳng đứng trong chuyển động ( dẫn uke.).
    - Giữ được hơi thở theo nhịp chuyển động ( không thì nhanh mệt lắm )
    Khi chúng ta tuân thủ được như vậy thì việc thức hiện kỹ thuật sẽ vô cùng đơn giản (nhất là kỹ thuật tấn công tự do 1 chống 2, 3 uke). Lúc đó chúng ta sẽ khong còn thực hiện từng kỹ thuật đơn lẻ mà là một chuỗi kỹ thuật theo mỗi bước chuyển động và vị trí tương quan của ta và đối phương.
    Đây là một vấn đề của tôi suy nghĩ và đang cố gắng thực hiện trong quá trình luyện tập, có gì mời các bạn cùng xây dựng nhé. Thân!
  9. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết rất tâm huyết về Aikido của Stanley Pranin, xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn:
    Vẻ đẹp của Aikido
    by Stanley Pranin
    Sự phát triển của Aikido ở Nhật Bản và trên thế giới sau chiến tranh thế giới II là một hiện tượng. Những đệ tử đời đầu của ***** như Koichi Tohei, Kisshomaru Ueshiba, Gozo Shioda, Kenji Tomiki và những người khác (đệ tử của họ) là động lực chính cho sự phát triển này.
    Vậy nhân tố nào khiến Aikido có hấp lực đến vậy? Rất nhiều người lần đầu quan sát thường bị ấn tượng bởi vẻ đẹp và sự duyên dáng trong các kỹ thuật của Aikido. Người tấn công bị ném dễ dàng dù không hề chịu một chút đau đớn nào. Hình ảnh về môn võ vừa bảo vệ được bản thân mà lại không làm tổn thương đối thủ là một khái niệm hấp dẫn về triết lý và đạo đức trong khi bóng ma của chiến tranh vẫn lởn vởn đây đó. Nền tảng đạo đức của Aikido hấp dẫn cả bản năng sinh tồn sâu kín của mỗi chúng ta. Cùng lúc đó, môn võ là lối thoát cho những kỹ thuật hung bạo của các môn phái khác vẫn đôi khi gây cho ta những ác cảm về mặt đạo đức.
    Về khía cạnh thể chất, Aikido giúp sức khoẻ của ta nhiều. Lợi ích tích luỹ được từ những bài khởi động, ép dẻo, ném ngã là rất to lớn. Nhờ luyện tập Aikido, mà nhiều người đã có những biến đổi về thể chất hoàn toàn để có một đời sống khoẻ mạnh.
    Các mối liên hệ xã hội hình thành nhờ luyện tập ở dojo cũng là kinh nghiệm quý báu cho các võ sinh. Aikido thu hút các đối tượng tập ở nhiều lứa tuổi khác nhau và thường võ sinh sẽ tập môn này lâu hơn các môn có giao đấu khác, vốn chủ yếu dành cho những người trẻ tuổi. Ngoài ra, ở mức độ nào đó thì Aikido có tỉ lệ nữ sinh tập đông hơn bất cứ môn võ nào khác. Tất cả điều này tạo ra một tập tính cộng đồng mạnh mẽ. Với nhiều võ sinh aikido, dojo là phần nối dài hay thậm chí là phần thay thế cho gia đình.
    Aikido: mất dần tính võ
    Dù có nhiều điểm ưu việt nhưng Aikido vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng là động lực xã hội để thúc đẩy sự đoàn kết giữa con người. Mặc dù chưa thật rõ nhưng tôi nghĩ rằng có sự tách biệt giữa aikido với gốc rễ võ thuật. Chính trong môi trường võ thuật (tranh đấu) sẽ giúp các võ sinh phát triển kỹ năng giao chiến thực tế và tăng cường mức độ luyện tập hơn chỉ đơn thuần là môn thể dục. Sự thờ ơ khía cạnh võ thuật của Aikido có thể giải thích phần nào bởi bối cảnh lịch sử.
    Xã hội Nhật Bản quay lưng lại với tư tưởng quân phiệt đã dẫn đất nước đến chiến tranh thế giới II. Trong bối cảnh không thuận lợi, võ thuật bị cấm tập luyện thì aikido cũng bị đàn áp. Kết quả là những gì mà hàng trăm ngàn người tập Aikido, trừ một số người đặc biệt, trở nên tương đối khác so với quan điểm ban đầu của *****. Những kỹ thuật chỉ còn giữ lại được hình dáng bên ngoài của môn võ và môn võ giờ được tập luyện theo khuynh hướng ngày càng mờ nhạt của chữ ?ovõ? chuyên tâm. Chúng ta thử nhìn xem điều gì đã khiến aikido đang suy yếu với tư cách là một môn võ:
    Tấn công yếu ớt
    Cội rễ của vấn đề nằm ở những đòn tấn công yếu ớt vốn phổ biến ở các dojo hiện nay. Các võ sinh hiếm khi được dạy cách thực hiện những đòn tấn công hiệu quả như đấm, nắm, bóp cổ hay đá. Vấn đề này càng trầm trọng khi thiếu một định hướng và sự tập trung khi ta tấn công. Sự thiếu quyết tâm của người tấn công ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của anh ta và người thực hiện kỹ thuật - cả hai có thể đều muốn giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong luyện tập (một cách vô thức). Thực tế chúng ta cần có một ý thức rõ ràng, mạnh mẽ hơn để có thể cải thiện kỹ thuật trong những tình huống thực chiến.
    Bỏ quên atemi và kiai
    ***** khi luyện tập luôn nhấn mạnh về atemi (đòn đánh phủ đầu) và kiai (tiếng hét trong giao đấu) là một phần không tách rời của các kỹ thuật. Trong những năm cuối đời, khi aikido của ***** đã mềm mại đi rất nhiều nhưng chúng ta vẫn thấy ***** dùng atemi và kiai trong các thước phim còn sót lại.
    Atemi và kiai cùng lúc là những công cụ quan trọng để chặn hoặc phân tâm đối phương tấn công và kết quả là làm mất trọng tâm của anh ta. Dù cho đòn đánh atemi không phải là thực đánh (hư chiêu) thì trạng thái tâm lý đánh phủ đầu hay làm lạc hướng đòn tấn công luôn là phần quang trọng của aikido. Nhưng trong nhiều dojo aikido ngày nay, các thầy thường đánh giá thấp atemi và kiai vì cho rằng những thứ đó bạo lực nên không thể có trong môn võ của ?osự hoà hợp?. Quan niệm sai lầm này chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc, lý thuyết cũng như kĩ thuật của *****.
    Không làm mất trọng tâm của uke
    Việc tấn công yếu ớt, thiếu atemi và kiai trong aikido dẫn đến người tập thực hiện kỹ thuật mà quên làm mất thăng bằng đối phương. Một người uke biết trước kỹ thuật sắp đánh sẽ không dễ bị khống chế như vậy. Điều này dẫn đến sự ?ohoà hợp-câu kết? giữa những người tập và kết quả là không khí luyện tập thiếu đi sự nghiêm túc của những tình huống thực tế.
    Sử lực và những cú ném ?oniềm tin?
    Hiệu quả tất yếu của những vấn đề trên là các kỹ thuật ném, khoá không chuẩn. Do chúng ta không hoàn toàn khống chế được uke nên dori thường phải dùng sức cơ bắp để ném uke đi, hoàn tất kỹ thuật. Điều này thường dẫn đến va chạm và nguy cơ chấn thương cao.
    Một tình huống khác là do hai người không nỗ lực trong các kỹ thuật nên các bài tập giữa họ giống một màn kịch dàn dựng hơn là luyện tập thực tế. Việc luyện tập mà thiếu khía cạnh ?ovõ? này cùng những nguyên tắc bị lãng quên khác rất cần được chấn chỉnh. Tệ hơn là rất nhiều sản phẩm của môi trường luyện tập này vẫn cứ ảo tưởng rằng kỹ thuật của họ sẽ áp dụng được trong các tình huống đuờng phố.
    Tình trạng thể lực kém của các thầy
    Tôi tin rằng rất nhiều người tập aikido đồng ý với nhận định trên của tôi. Dù vậy thì tôi biết những gì tôi nêu ra sẽ gây ra nhiều tranh cãi.
    Trong suốt hơn 40 năm luyện tập aikido, tôi đã thấy rất nhiều thầy nhanh chóng đi qua thời kì đỉnh cao sức khoẻ của mình để rồi suy giảm sức lực nhanh chóng. Thậm chí đối với một số người là kết thúc nhanh chóng. Hầu hết đều rơi vào tình trạng lão hoá rất nhanh do cách sống thiếu khoa học của họ. Khi cơ thể già nua đi, họ thường chuyển những kỹ thuật của mình theo hướng bớt dùng sức và ít di chuyển. Hơn thế, họ cũng không còn tham gia vào việc luyện tập kiểu ?ocho và nhận? khi vai trò uke và nage liên tục được hoán đổi cho nhau. Họ trở thành ?othầy? mà quên mất vai trò ?ovõ sinh? của mình.
    Việc các thầy không tham gia luyện tập dù vô tình hay cố ý có ảnh hưởng nguy hại đến sự nghiệp aikido của họ. Do không còn thực hiện những bài tập ?okhởi động? và tập lộn, nên cơ thể của họ ngày càng đi xuống và làm giảm khả năng linh hoạt. Việc chỉ tập trung vào những kỹ thuật ném dẫn đến sự suy yếu chung của toàn cơ thể, hệ thống cơ bắp và ?omời gọi? các chấn thương.
    Khi người thầy ít luyện tập đi thì đến độ nào đó sẽ có một tấm màn chắn giả tạo đối với thực lực của họ vì đối tượng tập luyện chính của họ giờ chỉ gói gọn trong những học trò, đối tượng thường có trình độ kém hơn.
    (Còn nữa)
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 06/01/2006
  10. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp của Aikido (Tiếp theo)
    by Stanley Pranin
    Biện pháp cải thiện
    Do những thói quen sai lầm trên thì sẽ cần làm rất nhiều điều để phục hồi tinh thần võ thượng của aikido đúng như nguyện vọng của *****. Đây là một số bước để có thể thật sự ?ocách mạng? được aikido, khiến aikido trở thành động lực giúp xã hội tốt đẹp hơn.
    Dạy các kĩ thuật tấn công
    Trước hết cần dạy cho môn sinh cách tấn công hiệu quả và kiên quyết. Điều này có thể khiến các thầy buộc phải tập một số môn khác để tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết.
    Những kỹ thuật tấn công căn bản gì cần được luyện tập? Sẽ có quan niệm khác nhau tuỳ mỗi thầy, tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những kỹ thuật đấm cơ bản của karate, boxing và một số môn phái khác có thể là một gợi ý.
    Các võ sinh cũng cần quen với các kỹ thuật đó. Ít nhất ở trình độ cơ bản. Mặc dù không quan trọng như các kỹ thuật đấm nhưng các võ sinh cũng cần phải biết để có thể đương đầu với những đòn đá có thể gặp trong thực tế. Việc học cách chống kỹ thuật đá sẽ giúp cho các môn sinh vượt qua được tình trạng phiến diện, chung chung. Ví dụ, những người mới tập thường chú trọng vào những phần nổi, phần ban đầu của đòn đánh - thường là cú đấm hoặc nắm ?" và quên mất khả năng của các đòn đánh thứ 2, thứ 3... Khi võ sinh hiểu rằng họ phải chú ý đến những đòn tấn công khác như cú đá tiếp theo thì khả năng cảnh giác của họ sẽ tốt hơn rất nhiều.
    Việc tập đá cũng tốt cũng sẽ cải thiện khả năng té nổ. Việc lộn/té nổ sau các kỹ thuật đá còn khó và nguy hiểm hơn thông thường rất nhiều. Chúng ta nên cẩn thận làm mọi thứ từ từ vì nguy cơ chấn thương (do tập đá) là rất cao.
    Trong các phái Aikido hiện đại, Yoseikan Aikido của thầy Minoru Mochizuki có cách tiếp cận dung hoà này. Họ tập thêm kỹ thuật của các môn phái khác nữa. Võ sinh của môn phái này tập thêm karate, judo căn bản cùng các kỹ thuật với vũ khí.
    Ngoài ra mọi người có thể tập thêm các đòn tấn công có vũ khí. Các bài tập với vũ khí là biện pháp hữu hiệu để hiểu tầm quan trọng của ma?Tai (khoảng cách) trong các tình huống khác nhau và nhiều lợi ích khác. Chương trình Iwama Aikido của thầy Morihiro Saito là một điển hình của phương pháp huấn luyện với vũ khí này.
    Kết quả của việc nâng cao chất lượng các đòn tất công sẽ là một sự tập trung hơn trong khi luyện tập, tạo ra một không khí nghiêm túc và tôn trọng bạn tập. Chúng ta phải hiểu yếu tố rủi ro luôn tồn tại trong võ thuật vì vậy cần cẩn thận đối với những đòn thế dễ gây ra chấn thương.
    [​IMG]
    Phục hồi Atemi và Kiai
    Việc sử dụng Atemi và Kiai nên được khuyến khích và phục hồi trong các đạo đường. Atemi và kiai đặc biệt quan trọng vì giúp người tập vượt qua những hạn chế về tầm vóc và số lượng đối thủ trong các tình huống thực tế. Chúng cũng là những hỗ trợ vô giá giúp chúng ta hoá giải đòn đánh và làm mất trọng tâm của đối phương. Điều này sẽ giúp ta thực hiện kỹ thuật Aikido ít phải dụng lực và không bị kháng lực.
    Chúng ta có thể sử dụng atemi hay kiai bất cứ khi nào tập Aikido chứ không phải chỉ khi mới bắt đầu tập. Võ sinh cần được dạy cách phát hiện những điểm hở (suki) của đối phương mỗi khi có thể. Shoji Nishio đã phát triển kĩ thuật atemi của mình lên đến đỉnh cao và aikido ?ovõ thuật? của ông là một tư liệu quý cho chúng ta.
    Ở mức độ cao hơn, atemi có thể không còn mang dáng vẻ như những đòn đánh nữa. Một cao thủ có thể vẫn đạt được hiểu quả của atemi thông qua những ?ongôn ngữ của cơ thể tinh tế? nếu duy trì được ý tưởng ?ođòn đánh chặn? trong đầu (điều này có lẽ giống với quan điểm khuyếch trương khí trùm đối thủ giải thích trong ?oThe dynamic sphere of Aikido?) . Khi bạn quan sát kỹ những thước phim của ***** bạn sẽ thấy được nguyên lý này và đó là yếu tố căn bản của những đòn ném ?okhông chạm? của ***** (?ono touch? throws).
    Đánh mất trọng tâm đối phương
    Một nguyên lý quan trọng nhưng vẫn thường bị lãng quên trong aikido là việc làm mất thăng bằng uke và duy trì sự kiểm soát kể từ khi bắt đầu kỹ thuật cho đến thời khắc quyết định lúc ta ném hay khoá đối thủ. Tôi thường thấy rất nhiều võ sinh được học các kỹ thuật mà lại trả thăng bằng cho uke ngay trước khi ném uke đi. (!!!)
    Mọi người luôn phải chú ý quan sát trọng tâm của uke để xem anh ta đã mất thăng bằng chưa. Nếu muốn thực hiện kỹ thuật tốt, các võ sinh phải rất chú ý đến nguyên tắc này.
    Trước khi kết thúc điểm này, một điểm cần chú ý khi xem các màn biểu diễn aikido là nên quan sát sự dịch chuyển của uke hơn là của nage. Nếu trọng tâm của nage luôn bị khống chế trong suốt quá trình đánh đòn thì có nghĩa bạn đã gặp một bậc thầy thực thụ rồi đó.
    Tư thế và kiểm soát hơi thở
    Một mảng khác cũng thường bị lãng quên trong khi luyện tập aikido là tư thế và hơi thở. Nage phải luôn cố gắng duy trì được tư thế đúng (lưng thẳng, làm chủ được trục chính tâm,?) và giữ được trọng tâm của mình trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.
    Thói quen chú ý tới hơi thở cũng ít được dạy ở các dojo. Việc làm chủ hơi thở sẽ giúp bạn tạo và duy trì một nhịp điệu bên trong cơ thể, giúp giảm thiểu mệt mỏi và duy trì được sự điềm tĩnh trong các tình huống thực tế. Việc quán sát hơi thở của mình cũng sẽ giúp bạn khả năng ?ođọc? hơi thở của đối phương. Điều này sẽ giúp bạn cảm giác được thời điểm và ý đồ đòn đánh trước khi sức mạnh thực sự của đòn đánh được phát huy.
    [​IMG]
    Các thầy nên tiếp tục luyện tập
    Lý do chính khiến các thầy ngừng tập tại dojo là do gánh nặng tuổi tác cùng các nguy cơ bị chấn thương. Rõ ràng không ai cưỡng lại được vòng xoay của thời gian và những mòn mỏi đối với cơ thể khi ta tập luyện nặng. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng thực tế không có gì cản nổi việc các thầy tập luyện trong khuôn khổ cho phép của họ. Tôi cho rằng những việc quan trọng nhất gồm tiếp tục ép dẻo, khởi động và tập lộn/ngã nổ trong phạm vi có thể.
    ***** vẫn duy trì được sự mềm mại khi đã sang tuổi 80s, thậm chí là người vẫn còn xoạc được vào lúc đó. Trong một đoạn phim quay khi người 79 tuổi, tôi thấy người vẫn còn té nổ cho một em bé tập. (!!!)
    Trong rất nhiều trường kobujutsu vẫn còn duy trì truyền thống các thầy và võ sinh đai cao làm uke cho những người mới tập. Bạn sẽ thấy điều này nếu quan sát các lớp học truyền thống. Hãy thử tưởng tượng mọi chuyện sẽ tuyệt sao nếu các thầy trưởng thượng vẫn có thể té nổ cho môn sinh của mình tập luyện. Có cách nào giúp võ sinh mau tiến bộ hơn cách đó không?
    Tôi tự tin rằng những biện pháp này sẽ giúp bạn kéo dài sự nghiệp aikido của mình thêm ít nhất là 10 năm nữa còn tôi sẽ là minh chứng cho điều này trong 20 năm sắp tới đây.
    Tập nhiều môn kết hợp
    Tôi tin rằng sẽ là một điều tốt nếu các thầy và võ sinh tập kết hợp thêm các môn khác. Ở đây chúng ta có thể nhìn tấm gương *****, người đã tập rất nhiều môn trong suốt cuộc đời mình. Người còn sắp xếp để con gái mình cưới một võ sư kendo nổi tiếng và cho phép một lớp kendo được thành lập và tập ở võ đường Kobukan. Ở tuổi 54, ***** vẫn còn đăng kí đi học Kashima Shinto-ryu, môn phái cổ có tuổi đến hàng thế kỉ. Người đã kết hợp rất nhiều từ bài tập của Kashima Shinto-ryu để phát triển aiki ken của người. ***** cũng từng mời các thầy của nhiều môn phái khác tới Dojo Aikikai Hombu để thăm và biểu diễn. Thầy luôn trong tư thế sẵn sàng để ?ohọc lỏm? kỹ thuật của các thầy khác bằng sự quan sát cẩn thận, kỹ lưỡng.
    Một trong những lý do chính để Aikido Journal tài trợ cho các chương trình Aiki Expo là để khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tập luyện học hỏi thêm các môn phái khác cho võ sinh Aikido.
    http://www.ttvnol.com/uploaded/Tristian_the_fall/demoyihkotegae****anto052003.jpg
    Kết luận
    Tôi đã cố gắng chứng minh rằng ?oAikido hiện đại? đã bị hoán đổi rất nhiều so với các ý niệm ban đầu của Aikido của *****. Trải qua sự phổ cập ở Nhật Bản sau thế chiến và quá trình quốc tế hoá suốt 5 thập kỷ qua đã dẫn Aikido đến hình thức ?ohiện đại? ngày nay. Mong muốn của các nỗ lực truyền bá đó đều muốn chuyển tải những thông điệp ngày nào của ***** nhưng phần lớn đều thất bại. Rất nhiều lời phê phán đối với Aikido hiện nay xuất phát từ thực tế Aikido đã lệch hướng so với những ý tưởng ban đầu của *****. Những gợi ý ở bài viết này, nếu được áp dụng, sẽ tạo ra những thay đổi cho chất lượng của môn võ và khiến những người bên ngoài có cách nhìn khác đối với chúng ta. Đó là một định hướng, một mong muốn để chúng tôi tiếp tổ chức các sự kiện như Aiki Expo trong tương lai.
    Stanley Pranin
    Tokyo, August 2002

Chia sẻ trang này