1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Aikido và những điều ẩn chứa: cảm xúc, nghĩ suy và những bài viết thú vị về Aikido...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi caimatkhongchoiduoc, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tieu_Long_Nu

    Tieu_Long_Nu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Up và vote 5* cho Monsieur caimatkhochoi
  2. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ Tiểu Long Nữ, nhưng tui đâu có công cán gì. Các tài liệu trên đây đều do Tristian the fall lôi lên cả đấy.
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Tristian bắt gặp được một số bài viết về sự thả lỏng, luyện tập Ki của thầy Shinichi Tohei (con trai Shihan Koichi Tohei). Xin lần lượt dịch lại một số bài cho mọi người cùng tham khảo. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người nhiều.
    Tập luyện từ các góc độ khác nhau
    [​IMG]
    Tôi chơi piano. Giáo viên của tôi là học trò của Koichi Tohei Sensei và cũng là một người chơi piano nổi tiếng ở Nhật. Tôi chơi piano không giỏi lắm nhưng những gì cô đã từng dạy tôi giờ lại rất hiệu quả. Cô đã giúp tôi nhận ra được rất nhiều điều. Tôi xin kể cho bạn hai điều mà tôi đã học được.
    Điều đầu tiên là ?otinh thần dẫn dắt cơ thể? qua chơi piano. Mặc dù tôi vẫn chơi như vậy nhưng âm thanh của tôi thay đổi bởi trạng thái tâm của tôi. Do đó, trước khi chơi đàn, tôi thường kiểm tra xem mình đang nghĩ gì rồi sau đó mới chơi. ?oTinh thần điều khiển xác thân? nên tinh thần sẽ được phản ánh qua tiếng đàn.
    Tôi áp dụng nhận thức này vào Aikido. Mặc dù tôi vẫn thực hiện các kĩ thuật như mọi khi thôi nhưng các kĩ thuật sẽ thay đổi bởi các tâm trạng khác nhau trong tôi. Do đó, trước khi thực hiện một kĩ thuật, tôi thường kiểm tra tâm hồn của mình rồi mới thực hiện đòn. Trang thái tâm sẽ được phản ánh qua các kĩ thuật. Tôi tập điều này rất kĩ. Sau đó thì kĩ thuật Aikido của tôi đã thay đổi rất nhiều so với trước.
    Một bài học nữa là về sự thả lỏng. Khi tôi chạm phím đàn với sự thả lỏng, âm thanh của tiếng đàn rất trong và đầy cảm xúc. Khi tôi chạm phím với sự căng cứng hoặc không có Ki ở đó, âm thanh trở nên trầm đục. Khi đàn tại một căn phòng lớn, những âm thanh trong sẽ đến tới từng góc phòng còn những âm đàn không rõ sẽ không thể làm được như vậy.
    Tôi đang áp dụng điều này với kĩ thuật Aikido của mình. Khi tôi thực hiện kĩ thuật với sự thả lỏng ở đó có sự hoà nhịp với nhịp của thiên nhiên thì những bước di chuyển trông thật khoáng đạt. Ngược lại khi tôi đánh bằng sức mạnh hoặc không có Ki, ở đó sẽ không có tính nhịp điệu và các bước di chuyển trong rất bí. Aikido và piano là hai lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn có ở đó những điểm chung.
    Khoảng 10 năm trước, khi được hỏi về tại sao lại để con trai thầy học Piano thầy Koichi Tohei đã trả lời rằng ?oĐể cho con tôi có thể tập được sự nhất thể giữa tâm và thân?. Bạn sẽ không làm chủ được kĩ thuật Aikido nếu bạn chỉ tập các kĩ thuật không. Khi bạn làm chủ được sự hoà hợp tâm thân, bạn sẽ thực hiện được kĩ thuật. Học piano chính là để hiểu được sự nhất thể đó.
    Thầy Tohei đã cho tôi học piano vì tôi thích chơi đàn. Và nếu tôi thích một thứ nào khác chắc thầy cũng sẽ tạo điều kiện cho tôi. Thật may mắn là tôi đã gặp một cô giáo thật giỏi. Và tôi đã được học sự nhất thể thân tâm ở trên những góc độ khác nhau. Tôi cũng đã từng học Sado (trà đạo) và Nihon-buyo (một điệu múa truyền thống của Nhật) và tất cả các môn đó đã giúp tôi đặt nền tảng cho sự nhất thể về tâm và thân.
    Chúng ta hãy cùng tập những nguyên lý đó.
    (Shinichi Tohei)
  4. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Tris sưu tầm tài liệu hay wá. Vote 5 seo
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Đặt mình vào chỗ người
    [​IMG]
    Dù không còn khoẻ nhưng Shihan Koichi Tohei vẫn chăm viết sách và động viên các học trò
    Khái niệm đặt mình vào chỗ người có nghĩa là biết và hiểu về đối phương của mình.
    Tôi biết rằng trong cuộc sống bạn sẽ gặp một vài người mà bạn thấy thật khó chấp nhận được họ. Kiểu những người hay nói điều gì đó không phải về bạn; hờ hững, hay bỏ qua những thiện chí của bạn, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn gần người này.
    Nếu bạn không muốn quan hệ với những người đó bạn có thể chỉ đơn giản tránh không gặp họ, nhưng cuộc sống thật trớ trêu vì họ có thể là sếp hay là hàng xóm của bạn, và bạn không thể không có những giao thiêp hàng ngày với họ.
    Lúc này tiếp xúc với họ luôn rất căng thẳng. Chúng ta cố gắng để khoảng thời gian đó càng ngắn càng tốt. Chúng ta thậm chí tránh không nói chuyện với họ. Tuy nhiên đó không phải là cách tốt nhất vì lẩn tránh có nghĩa là bạn không thể chuyển tải Ki tới người đó được. Đó là sự đổ vỡ hoàn toàn trong giao tiếp. Kết quả là bạn sẽ không hiểu ?onhững kẻ khó chịu đó?. Nếu bạn không thể liên lạc bằng Ki với họ thì bạn sẽ chẳng thể hiểu gì về những người đó.
    Vì vậy, chúng ta nên sử dụng nguyên tắc ?ođặt mình vào chỗ người?.
    Chúng ta nên truyền tải Ki đến cả những người mà bạn không thích. Cụ thể là để hiểu thêm người đó. Thông qua Ki, chúng ta sẽ hiểu thêm về hoàn cảnh của họ, niềm tin, tinh thần họ. Nếu bạn hiểu những thứ đó, dần dần bạn sẽ hiểu tại sao họ nói hay hành động cách vậy.
    Một khi bạn đã hiểu họ, tâm của bạn sẽ rộng lượng hơn dù rằng họ vẫn là những người ?okhó chịu? đó thôi. Nói theo cách khác, đây không phải là cách làm thay đổi họ mà là thay đổi chính bản thân mình. Kết quả của sự thay đổi này là tâm và hành động của bạn sẽ dần đi theo hướng ?odương? (hướng tích cực). Tôi đã chứng kiến nhiều truờng hợp như vậy rồi và đó chính là ví dụ của tâm hồn rộng lớn.
    Chúng ta cũng cùng làm rõ những điều dễ hiểu lầm nhé.
    Thứ nhất ?othay đổi bản thân? không có nghĩa là bạn đi yêu những điều xấu. Ý nghĩa của nó là bạn hãy chấp nhận ?~cái xấu? là một phần cuộc sống và hãy chuyển đổi cho nó tốt đẹp hơn. Nếu bạn cảm thấy ?oxấu? là ?otốt? thì đó lại là vấn đề rồi.
    Thứ hai, dù bạn có cố để hiểu về ?okẻ khó chịu? đó nhưng người đó không thay đổi thì bạn có thể từ chối không tiếp xúc với họ nữa. Bạn biết là bạn đã rộng lượng và cố hết sức của mình rồi.
    Chúng ta cùng luyện tập nhé!
    (Shinichi Tohei)
    @ Chentaibk: Thank u nhiều nhé.
    Được Tristian_the_Fall sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 11/03/2006
  6. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Đai và đẳng cấp trong võ thuật: những biểu tượng bị lãng quên
    By Christopher Caile
    [​IMG]
    Trong các môn võ chúng ta thắt đai quanh eo, nhưng rất ít trong chúng ta hiểu ý nghĩa của những chiếc đai này. Ý nghĩa của đai và hệ thống thứ bậc mà chúng đại diện dường như đang mất đi. Một số nghĩ rằng đai biểu thị trình độ và sự tinh thông. Một số cho rằng thế là sai, vì đó là những biểu tượng của văn hoá phương đông hoặc (cách hiểu này thật tệ) đó là biểu tượng của bản ngã. Vậy thật ra thì đai tượng trưng cho cái gì? Có phải chúng không có giá trị gì không, hay chúng là biểu tượng đầy ý nghĩa của những năm tháng cống hiến và rèn luyện cực nhọc?
    Một trong những sai lầm lớn nhất của các võ sinh mới tập, cũng như số đông, là cho rằng đai đen đồng nghĩa với cao thủ. Thật là sai lầm. Trong khi luyện tập ở đai nâu đã là rất thử thách và việc đạt được đai đen là quan trọng, nhưng đai đen thật ra chỉ có ý nghĩa rằng bạn đã chuyển sang một giai đoạn luyện tập mới. Vì lý do này mà những người đeo nhất đẳng huyền đai thường được gọi là shodan, thay vì gọi là ichi (một) dan, ?osho? có nghĩa là mới bắt đầu, cùng là chữ trong từ shoshin ^f, có nghĩa là tâm khởi đầu (sơ tâm, shoshinsha ^f?. có nghĩa là người mới học). Đạt tới mức độ sơ khởi này, bạn đã đạt được sự thuần thục nhất định trong các kĩ thuật cơ bản và đã sẵn sàng cho việc học cao hơn, và việc học hỏi này có ý nghĩa hơn rất nhiều so với các kĩ thuật (bạn có). Vì vậy shodan là người mới bắt đầu.
    Thực tế thì việc sử dụng đẳng cấp, đai đẳng là hiện tượng mới. Hệ thống này không được sử dụng trong thời kì phong kiến khi các chiến binh được học các kĩ thuật chiến đấu vì mục đích phục vụ cho chiến trận. Hệ thống kyu/dan (cấp/đẳng) gắn liền với các kiểu đai là một sáng kiến từ cuối thế kỉ 19 được tiên phong bởi thầy Jigoro Kano, người sáng lập ra judo. Thầy sáng tạo ra hệ thống kyu/dan vào năm 1883 và trao cho hai đệ tử lớn nhất của mình các cấp dan. Ba năm sau thầy bắt đầu cấp mảnh vải đen để đeo cùng với bộ kimono tập hoặc đồ truyền thống của Nhật Bản. Ngày đó quần dài vẫn chưa được sử dụng, mà chủ yếu là mặc khố hoặc phổ biến hơn là một số lại quần ngắn trên gối phổ biến lúc đó. Tổ chức của thầy Kano, Kodokan, sau này sử dụng thứ đồng phục đầy đủ với quần dài (keikogi) mà chúng ta biết ngày nay. Vào khoảng năm 1907 thì tấm khăn được thay bằng kuri obi (đai đen).
    Thầy Kano thấy rằng cần phải phân biệt giữa người mới tập và những võ sinh cao cấp. Những người mới tập đeo đai trắng và được coi là chưa có đẳng cấp, thế nhưng trong giai đoạn ?ochưa có đẳng cấp này? cũng có sự phân biệt với các cấp kyu khác nhau. Những võ sinh mới tập sẽ bắt đầu với cấp cao nhất (thường là 10), và cấp đó giảm dần với kinh nghiệm luyện tập cho đến cấp một. Từ cấp cuối cùng đó sẽ được thăng cấp lên đẳng (dan). Đôi khi những người kyu một hoặc kyu hai sẽ đeo đai nâu để nói rằng họ sắp hoàn tất những phần học cơ bản của mình và sẽ được phong cấp. Như vậy, chúng ta hiểu rằng hệ thống kyu chỉ là bước chuẩn bị cho quá trình luyện tập chuyên sau hơn ở cấp đẳng (dan). Trải qua thời gian, nhiều môn phái đã áp dụng hệ thống từ 6 tới 10 kyu cho hệ thống chương trình của mình và các các cấp ?odan tiến? bắt đầu từ cấp 1. Trong rất nhiều môn võ, cấp dan có thể đạt được khá dễ nếu chúng ta tập nghiêm túc. Ở một số phái khác, việc đạt được cấp dan thường kéo từ 5 tới bảy năm (hoặc nhiều hơn) tập nghiêm túc. Vì người mới tập được coi là không có thứ bậc nên họ thường được biết đến là mudansha (vô đẳng giả), ?omu? là một cụm từ của thiền có nghĩa là không có gì, một biểu hiện của sự phủ nhận. ?oDan? là cấp bậc và ?osha? là người. Những võ sinh cấp cao, những người đã học hết cơ bản (có cấp dan) thường được gọi là yudansha (hữu đẳng giả), ?oyu? có nghĩa là ?ocó/sở hữu?. Như vậy cụm từ đó có nghĩa, ?oMột người có đẳng cấp?.
    Sự tương phản của hai màu đen (có đẳng cấp) và trắng (chưa có đẳng cấp. Lúc đó đai màu chưa được áp dụng) ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là biểu tượng của âm và dương trong tự nhiên (Yin/Yo trong tiếng Nhật, phản ánh gốc rễ của võ đạo gắn liền với đạo Lão với những từ như ?odo? (đạo), hay con đường, và nói về nguyên tắc ?oảnh hưởng lẫn nhau của những mặt đối lập?. Thuyết nhị nguyên này được biểu hiện trong học thuyết Chi Hsi của đạo Khổng (điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các hình thức của võ đạo) với những khái niệm về dạng thức (hay yukei, đại diện cho đẳng cấp trong võ đạo) và phi-dạng thức (mukei, đại diện cho những người không có đẳng cấp). Đai trắng, đồng phục trắng đồng thời phản ánh các giá trị của võ đạo - sự trong sáng, vô ngã và giản dị. Không hề có những dấu hiệu về sự phân chia lớp hay trình độ kinh nghiệm. Chính vì vậy, mọi người khi mới bắt đầu đều bình đẳng (không đẳng cấp) - một người quý tộc trước kia có thể đứng cạnh người nông dân. Điều này đặc biệt quan trọng vì thời gian trước đó (trước 1868) được đặc trưng bởi một hệ thống giai cấp khắc nghiệt, trong đó thì mỗi giai cấp là hoàn toàn khác biệt và hầu hết đều bị cấm không được tập võ.
    Hệ thống kyu/dan cùng với những chiếc đai gắn liền được sự hỗ trợ lớn của liên đoàn võ thuật đầu tiên của Nhật Bản được thành lập để làm hồi sinh truyền thống dạy võ trong thời hiện đại. Năm 1895, chính phủ đã phê chuẩn việc thành lập Dai Nippon Butokukai (Hiệp hội võ thuật Đại Nhật Bản) để giám sát, chuẩn hoá và phát triển các truyền thống võ thuật khác nhau (ryu ha). Một uỷ ban đã được uỷ quyền (dựa trên ý tưởng của thầy Kano) để trao các chứng nhận võ đạo/võ thuật (budo/bujitsu menjo) dựa trên hệ thống kyu/dan và trao các bằng Huấn luyện viên (Shihan Menjo).
    Dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội, võ đạo và võ thuật đã có những bước cánh mạng ở Nhật. Một hệ thống chung về đồng phục, cấp, đai và hệ thống thăng cấp được áp dụng. Thậm chí các phương pháp luyện tập cũng được chuẩn hoá từng bước. Hiệp hội võ thuật cho xúc tiến việc tập luyện các môn võ (bao gồm judo, kendo, kyudo và naginata-do) vào hệ thống giáo dục phổ thông và việc dạy dỗ các võ sĩ đạo (học tinh thần của các võ sĩ). Judo và kendo đã được phát triển thành các môn thể thao.
    Hệ thống kyu/dan sáng tạo ra chưa bao giờ chỉ nhằm chỉ trình độ kĩ thuật. Đai/đẳng còn thể hiện mục đích và mong muốn hướng tới sự hoàn thiện bản thân. Do đó, hệ thống dan, và thậm chí là các cấp kyu cũng nên phản ánh một sự phát triển về đạo đức và tinh thần. Vì lý do này trẻ con luôn được chia thành những nhóm cùng cấp kyu và dan bằng những chiếc đai riêng. Và đai đen thường có những vạch trắng ở giữa đai. Có điều này do con trẻ thường được cho là chưa trưởng thành hoàn toàn và còn quá nhỏ để có thể hoàn thiện những phẩm chất mà võ đạo cần. Vì lý do này, nhiều môn phái còn có một chương trình kiểm tra lại trình độ của lũ trẽ khi chúng 14 hoặc 15 tuổi để chứng nhận chúng đã đạt trình độ của người lớn. Hệ thống kyu/dan vì vậy phản ánh sự tiến bộ về mặt tinh thần của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện (hoàn thiện về kỉ luật, các giá trị, đạo đức, cách cư xử, v.v.) của mỗi môn võ.
    Chỉ trong vòng 30 năm qua, một số môn võ và tổ chức đã sử dụng nhiều đai màu để phân biệt sự khác nhau của các cấp kyu. Điều này giúp cho võ sinh có cảm giác về tựu thành hơn sau mỗi lần lên cấp. Hệ thống này được áp dụng để đáp ứng mong mỏi của rất nhiều võ sinh, chủ yếu là người nước ngoài ở Nhật Bản và nhiều nước khác, muốn tìm kiếm những biểu hiện cụ thể bên ngoài để ghi nhận những tiến bộ của họ. Tuy nhiên không có một quy định chung nào về màu sắc, thứ tự màu sắc trong rất nhiều hệ thống đai đẳng ngoài trừ quy định rằng đai nâu sẽ có trước khi có đai đen.
    Đối với hệ thống của đai đen, về mặt kĩ thuật thì có mười cấp đẳng, từ một tới mười, nhưng trên thực tế, việc thăng đai ở mỗi trường phái thường giới hạn ở mức dưới mức của người sáng lập, người trưởng giáo hoặc người chưởng môn đời hiện tại. Do đó trong karate Shotokan, cấp đai của người sáng lập Gichen Funikoshi là cấp năm (godan) nên không ai trong hệ thống này có cấp đai bằng hoặc cao hơn cấp đai của thầy cho đến khi thầy mất đi.
    Tất cả hệ thông đẳng (dan) đều dùng mày đen, ngoại trừ một số trường hợp nhân ngày lễ mà có sự kết hợp của đai đỏ, trắng đen (và chủ yếu dùng cho từ cấp năm trở lên). Nhưng việc đạt cấp dan hiện nay không chỉ giới hạn trong võ thuật. Hệ thống dan đã đuợc mở rộng cho một loạt các hệ thống khác, Thậm chí có cả cấp dan cho những người có kĩ năng cao trong việc thử rượu sake.
    Được Tristian_the_Fall sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 23/03/2006

Chia sẻ trang này