1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AIKIDO VJCC SHUDOKAN trân trọng mời các bạn dự lễ KAGAMI BIRAKI !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    AIKIDO VJCC SHUDOKAN trân trọng mời các bạn dự lễ KAGAMI BIRAKI !

    LỄ KAGAMI BIRAKI VÀ BIỂU DIỄN AIKIDO 2006



    Thời gian: Thứ Bảy, ngày 14 tháng 01 năm 2006
    Từ 15:00 - 18:00: Tất cả thành viên Shudokan
    Từ 16:00 ?" 17:45: Khách mời

    Địa điểm: Võ đường Aikido VJCC Shudokan, FTU
    Phố Chùa Láng, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

    Thành phần: Tất cả thành viên Aikido VJCC-Shudokan cùng gia đình/bạn bè;
    Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) và các gia đình/ bạn bè người Nhật, Việt;
    Câu lạc bộ Aikido Genki;
    Câu lạc bộ Kendo;
    Các bạn yêu mến Aikido và đang luyện tập Aikido;


    Chương trình:


    15:00 ?" 16:00 Chuẩn bị (tất cả thành viên Shudokan)

    16:00 Khai mạc: ông Lê Hoàng Hải - Chủ nhiệm Aikido VJCC Shudokan
    Đọc lời chúc mừng: ông Hashimoto - Giám đốc VJCC

    16:10 ?" 17:00 Biểu diễn Aikido

    1. Biểu diễn của nhóm cơ bản - Shudokan
    2. Biểu diễn của nhóm kyu 2, 3 - Shudokan
    3. Biểu diễn của CLB Aikido Genki
    4. Biểu diễn Kendo
    5. Biểu diễn của nhóm các thầy hướng dẫn và Shodan - Shudokan


    17:00 ?" 18:00 Lễ Kagami Biraki: Đập thùng rượu Sake, ăn bánh gạo trắng và chè đỗ...
    (Chung cho tất cả mọi người)


  2. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Lễ khai gương - Kagami Biraki
    Năm mới là thời điểm quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản và lễ hội ?oKarami Biraki? cũng trùng với dịp này. Thường thì Karami Biraki sẽ được tổ chức bằng các nghi thức dâng ?oMochi? (bánh gạo tròn). Đàn ông dâng Mochi cho giáp phục, phụ nữ dâng Mochi cho gương của mình.
    Kagami Biraki, có nghĩa ?okhai gương? (đồng thời cũng được gọi là ?olễ gặt lúa?), được tổ chức ở rất nhiều võ đường vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ Nhật thứ hai của tháng Giêng để tất cả võ sinh có thể tham dự. Đó là truyền thống của các võ sĩ đạo cổ có từ thế kỉ 15 và được áp dụng đối với võ thuật hiện đại kể từ khi thầy Jigora Kano (người sáng lập ra Judo) tổ chức lễ hội này ở Kodokan, hội quán của người.
    Truyền thuyết Nhật Bản kể về một vị thần vốn không được các vị thần khác hài lòng vì tính khí đặc biệt tàn nhẫn của mình. Vị thần này bị đày đi và cuối cùng đến một cái hang hẻo lánh nơi ông gặp một vật giống cái gương. Vật này buộc ông luôn phải nhìn vào bản thân mình, suy nghĩ sâu xa hơn về những hành động của mình cố gắng tìm hiểu, giải thích tại sao ông ta lại trở thành một người độc ác như vậy. Sau rất nhiều năm tự quán tưởng bản thân như vậy, thì vị thần đó trở về và các vị thần khác ngay lập tức thấy được những biến chuyển trong tính cách và lối sống của vị thần này.
    Cuối cùng thì hình ảnh chiếc gương thường được dùng để nói rằng mọi người nên cố nhìn lại bản thân mình như nhìn vào trong gương. Đánh giá xem mình thật sự như thế nào. Quá trình tự xem xét bản thân này là biện pháp rất tốt để hoàn thiện nhân cách.
    Lễ hội Kagami Biraki do đó đã trở thành truyền thống của nhiều môn võ như Judo, Kendo, Karatedo, Aikido, v.v? Kagami Biraki được coi là ngày mở đầu năm của đạo đường, và đối với các võ sinh, đó là thời điểm để làm sống lại tinh thần và quyết tâm luyện tập của mình. Kagami Biraki vì vậy có ý nghĩa là buổi gặp mặt đầu tiên, (Hatsu Geiko ?" các võ sinh gọi đó là ?obuổi tập đầu tiên?) là nơi để mọi người trong đạo đường, gia đình,? tụ tập nghe giảng, hoặc nghe phát biểu của người hiệu trưởng hoặc lãnh đạo ở đó. Thường bằng cách này thì người đứng đầu sẽ chia sẻ với họ những suy nghĩ thật sự của bản thân mình cũng như những điều ẩn chứa thẳm sâu bên trong của ông. Tiếp sau đó thì các thành viên sẽ nhân cơ hội này để nhìn lại bản thân và những việc làm của mình trong năm qua.
    Mỗi dojo/trường phái thường có nghi thức tổ chức riêng của mình. Một số dojo kết hợp tập luyện với biểu diễn và đồng thời tổ chức lễ thăng cấp. Đó cũng là dịp để họ ghi nhận những thành viên có sự tham gia hay đóng góp đặc biệt cho đạo đường. Ở một số dojo khác, việc luyện tập diễn ra theo một cách rất khác lạ. Có một truyền thống gọi là ?oNi Nen Keiko? hay gọi là ?oHai năm luyện tập?. Buổi lễ có thể là một buổi luyện tập nặng từ 10 đến 12 tiếng, với thời lượng và cường độ tượng trưng cho thời gian hai năm luyện tập, trong khi một số nơi khác lại luyện tập từ những giờ khắc cuối của năm mới cho đến những giờ đầu của năm mới. Khoảng 10 phút trước nửa đêm mọi người sẽ chuyển sang ?oZazen? (toạ thiền), kết thúc một năm và bắt đầu năm mới trong tư thế thiền.
    Ở các gia đình, cũng giống như ở đạo đường, Kagami-mochi (thường là một cặp bánh gạo) sẽ được đặt ở bàn thờ. Phía ngoài nhà, những đồ trang trí năm mới thường được treo, và những vật trang trí đơn giản (làm bằng tre, hoặc cành thông buộc với rơm được gọi là ?oKadomatsu?) được dùng coi như là đồ dâng lên cho đấng ?oToshigami?, vị thần mang lại mùa màng bội thu và thịnh vượng. Kagami Biraki đánh dấu sự kết thúc của kì nghỉ năm mới, đến nay vẫn là dịp lễ lớn nhất trong năm - một lễ kết hợp với lễ Giáng sinh, lễ tạ ơn ở gia đình, cùng với các kì nghỉ và đi du lịch.
    Hầu hết các võ đường truyền thống cũng chuẩn bị năm mới như các gia đình. Cuối năm mới, mọi người sẽ dọn dẹp đạo đường, sửa chữa, lau chùi kính, xếp gọn mọi thứ. Muối được rắc quanh đạo đường. Muối là một biểu tượng truyền thống của sự thuần khiết (lòng tốt và đức hạnh), và sau đó sẽ được cành thông quét sạch đi.
    Những đồ trang trí thường được đặt quanh dojo. Trước kia thì những đồ vật này có rất nhiều ý nghĩa nhưng ngày nay mọi người hầu như chỉ coi đó như những đồ trang trí nhân ngày truyền thống.
    Một bánh gạo tròn, thường có một quả cam ở phía trên và một số đồ trang trí nữa, thường được đặt ở trung tâm nghi lễ của đạo đường, shinzen. Gọi là Kagami Mochi, những bánh gạo này thường có hình tròn giống hìn những chiếc gương kim loại thời cổ. Chúng tượng trưng cho sự đầy đủ và dư dả tài sản. Việc đập bánh có ý nghĩa ?okhai gương? là ý tưởng mà Kagami Biraki được đặt tên. Mọi người sau đó ăn các mẩu vỡ, thường là với súp đậu đỏ. Ngày nay ở các bánh gạo này thường được bọc nhựa để tránh cho bánh bị hỏng. Và vì vậy nên ở nhiều võ đường bây giờ chúng ta không còn ăn bánh gạo nữa.
    Một đồ trang trí khác có tên là kadomatsu, trong đó có cây tre (một biểu tượng của sự chính trực và phát triển), vài nhánh mận (một biểu tượng của tinh thần) và cành thông (biểu tượng của sự trường tồn). Những cành thông được đặt quanh đạo đường, chủ yếu ở cửa và các bình nhỏ ở hai bên của kamidana, một mô hình đền thờ Shinto nhỏ bằng gỗ (vốn được đặt phía trên cao của khu vực nghi lễ), Cành thông là vật duy nhất được giữ lại sau lễ Kagami Biraki.
    [​IMG]
    Bàn thờ của dojo trong ngày lễ. Ở trên là một đền thờ thu nhỏ được trang trí với cành thông ở trong các bình. Phía dưới, ở bên trái là bánh gạo Kagami Mochi, ở giữa là một mũ trụ của võ sĩ samurai và phía bên phải là một thùng rượu sake, một biểu tượng khác của ngày lễ.
    [​IMG]
    Một vật trang trí nữa là Shimewaza, được làm bằng những cây lúa bện lại với nhau. Shimewaza thường được đặt ở cửa trước hoặc ở lối lên sàn tập của đạo đường. Đây là biểu tượng của may mắn và người ta tin rằng Shimenawa có khả năng xua đuổi ma tà.
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh một số Kadomatsu tại một dojo của thầy Koichi Tohei
    [​IMG]
    Luyện tập trong lễ Kagami Biraki
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Kagami Biraki tổ chức năm 1935 ở Kobukan dojo
    [​IMG]
    Kagami Biraki của các bạn Karate
    [​IMG]
    Thùng sake để chúng ta xử lý !!!
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 12/01/2006
  5. thieulamquyenphap_SK

    thieulamquyenphap_SK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    iem ko học akido thì có được đi ko nhỉ
  6. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Welcome, welcome !
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tới hôm này làm thế nào để nhận ra bạn Tristian_the_fall đây nhỉ ? tò mò quá.
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    thieulam cứ tìm tên nào dặt dẹo nhất trong những tên dặt dẹo, bê tha nhất trong những tên bê tha, xấu xí nhất trong những tên xấu xí thì chính là Tris đó mà.
  9. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Tớ tưởng chú Trít tan dớ Phồn lang thang trong SG?
  10. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Hê hê hê, em vẫn ở trong này. Nhưng mai nếu thu xếp được chắc em cũng bay ra ngoài đó với anh em cho vui.

Chia sẻ trang này