1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Aikikai, Shin shin Toitsu Aikido, Yoshinkan Aikido,...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 01/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Một người phát triển ra Aikido. Rất nhiều học trò của người truyền bá kiến thức về Aikido bằng cách mở ra những đạo đường của riêng mình. Mỗi người học trò đó lại chuyển tải Aikido của thày Morihei Ueshiba theo nhưng cách khác nhau. Và đó là lý do mà có những thể loại Aikido khác nhau được hình thành.

    Dù bạn có chọn thể loại Aikido nào, thì bạn cũng được dạy cách hiểu của chính người hướng dẫn ở đó. Mọi người đều khác nhau về kích thước, thể trạng, sức khoẻ và tính khí và điều này được thể hiện trong Aikido của họ. Tự bạn rồi cũng sẽ hình thành cách hiểu riêng của bạn về môn võ này dù cho là bạn có chọn môn Aikido nào.

    Aikikai

    Aikikai là tên gọi của kiểu Aikido do Kisshomaru Ueshiba, con trai của *****, lãnh đạo cho đến khi ông mất vào ngày 07/01/1999. Hiện nay kiểu nay đang có Moriteru Ueshiba làm đạo chủ. Đây là cháu trai của Morihei Ueshiba. Moriteru sinh năm 1951 ở Tokyo và lớn lên thì bắt đầu đi theo con đường của cha mình. Ông đã đi rất nhiều nơi để dạy và giảng giải về Aikido.
    Hầu hết mọi người đều coi đây là dòng chảy chính trong sự phát triển của Aikido.

    Tổ chức Aikikai là cha đẻ của các hoạt động dạy và phát triển Aikido theo ý tưởng của người sáng lập, O?Tsensei. Có hàng ngàn người thày dạy Aikido dưới sự tổ chức của Đạo chủ Moriteru và mỗi người lại có một kiểu Aikido khác biệt

    Yoshinkan

    Đây là môn phái được dạy bởi thầy Gozo Shioda quá cố. Thầy Shioda học với ***** từ giữa những năm 1930. Sau thế chiến, ông được mời đi dạy và cuối cùng thì ông lập lên tổ chức Yoshinkan. Yo có nghĩa là gieo trồng nuôi dưỡng, shin có nghĩa là tinh thần hoặc ý chí, kan có nghĩa là ngôi nhà; Yoshinkan nghĩa là ?ongôi nhà để rèn luyện ý chí?. Không giống như các tổ chức sau này, tổ chức Yoshinkan luôn có quan hệ mật thiết với Aikikai cả khi O?Tsensei còn sống hay khi người mất đi.

    Yoshinkan là một loại Aikido khắc nghiệt hơn, các phương pháp ở đây là kết quả của giai đoạn tập luyện khắc nghiệt thời gian mà thầy Shioda còn học với *****. Kĩ thuật của môn này thường quan tâm tới sự hiệu quả thực tiễn và các kĩ thuật thiên về sức mạnh cơ bắp và được Bộ Giáo Dục và Công An của Nhât dạy toàn quốc. Các tổ chức có liên hệ với kiểu Aikido
    Yoshinkai thường được gọi với cái tên là Yoshinkai, và họ có rất nhiều chi nhánh đang hoạt động trên toàn cầu. Trong những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển mới trong môn phái này, chủ yếu là do các lý do chính trị.

    Iwama

    Aikido này do thày Morihito Saito dạy, có bản doanh là tại đạo đường Iwama, thường có rất nhiều những khác biệt trong cách đánh so với dòng chảy chính của Aikikai mặc dù đây vẫn là một bộ phận của Aikikai.

    Thày Saito là một đệ tử nội trú (uchi-deshi) lâu năm của ***** bắt đầu từ năm 1946 và sống với người cho đến cuối đời. Thày Saito là người học trò được ***** hướng dẫn trực tiếp lâu nhất. Thày Saito luôn tuyên bố rằng ông cố gắng gìn giữ và dạy thứ võ chính xác như những gì ông được học từ *****. Về kĩ thuật, Iwama-ryu giống kĩ thuật Aikido mà ***** dạy trong đầu những năm 1950 ở đạo đường Iwama. Các đòn đánh, các kĩ thuật của trường phái này đa dạng hơn hầu hết các môn phái khác và tập trung rất nhiều vào việc luyện tập vũ khí.

    Shin Shin Toitsu

    Thày Tohei được ***** chỉ định làm trưởng giáo của đạo đường Hombu Aikikai từ đầu những năm 1950 cho đến năm 1974. Năm 1871, thày Tohei lập hội Ki No Kenkyukai (hội nghiên cứu Khí). Năm 1974 sau khi rời Aikikai thì thày lập hội Shin shin Toitsu Aikido có nghĩa là ?oAikido của tâm thân hoà hợp?. Cụm Ki Aikido là cách dịch ra tiếng Anh của Shin shin Toitsu. Ki Aikido dạy nhiều về các ?ophát triển ki? là cách để tăng cường sự thả lỏng và sự tỉnh giác toàn thân trong đời sống hàng ngày cũng như là trên đạo đường.

    Kể từ năm 1974, Ki No Kenkyukai bao gồm cả Shin shin toitsu Do (Luyện tập Ki), Shin shin Toitsu Aikido (Ki Aikido) và Kiatsu Tyoho (trường Kiatsu).

    Thầy Koichi Tohei là con rể của của thày Morihei Ueshiba và là sensei duy nhất được ***** trao mười đẳng.

    Tomiki/Shodokan

    Được sáng lập bởi Kenji Tomiki, là một trong những đệ tử đầu tiên của *****. Ông được người sáng lập ra judo, Jigoro Kano giới thiệu cho *****. Thầy Tomiki đã là võ sĩ Judo năm đẳng chỉ hai năm sau khi luyện tập với thày Ueshiba, năm 1940 ông đã được trao 8 đẳng trong Aikido.

    Thầy Tomiki tin rằng Aikido có thể được dạy theo hình thức giống như là Judo của thời bấy giờ và điều ấy sẽ giúp việc dạy Aikido được dễ dàng hơn. Ông cũng tin rằng việc có thi đấu trong Aikido sẽ giúp Aikido phát triển mạnh hơn.

    Thày Tomiki thường gọi Aikido của mình là Hamare Judo như là một hình thức khác của Kumi Judo truyền thống (Judo cầm nã). Đến năm 1958, thày Tomiki đã tập được với thầy Ueshiba được hơn 30 năm, đi qua cả bốn giai đoạn phát triển của Aikido. Trong đầu những năm 1960s thày Kenji Tomiki vẫn là một thành viên giảng dạy tại đạo đường Hombu của Aikikai.
    Đỉnh cao của thầy Tomiki là thành lập Shodokan Aikido với Tổng đàn ở Osaka. Shodokan được thành lập năm 1967. Ý nghĩa của Shodokan là ?onơi để tìm ra con đường. Trọng tâm chính của hệ thống này là việc luyện tập kata với cơ hội được thử sức với những đối phương chống lại đòn đánh của bạn và thậm chí là có cả thi đấu nếu như bạn muốn

  2. Don_Narcissus

    Don_Narcissus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2005
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bài này được. Vote cho bạn 5* nhé.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    --------------------------------------------------------------
    Cho tôi hỏi chút.
    Tôi đọc một số tài liệu thấy có nói đến Yoshinkan Aikido là sự kết hợp của Yosheikan (một trường phái Không Thủ Đạo rất nổi tiếng của Nhật Bản) và Aikido cổ điển thời kỳ trước thế chiến thứ 2 mà tạo nên Yoshinkan Aikido như ngày nay không ?
    Trong Yoshinkan hình như có các đòn thế cận chiến rất hung bạo, và môn này chỉ truyền dạy cho lực lượng Công An và Quân đội Nhật Bản ?
    Tại Việt Nam có những nơi nào dạy Yoshinkan Aikido không ? nếu có làm ơn cho biết địa chỉ và số điện thoại liên hệ?
    Rất cám ơn các thông tin mà các bạn cung cấp.
  4. songhongvnde

    songhongvnde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    1
    Tôi học Tendoryu Aikido , không biết có phải một trường phái riêng không, sao trong này không thấy nói đến nhỉ.
    Tôi có được xem qua VCD một buổi biểu diễn Aikido ở TPHCM , tôi thấy họ quăng người qua rất nhiều người rồi mới cuộn người nhào lộn qua, bên tôi học không thấy có dạy kỹ thuật như vậy.
    Cũng có người ở trường Aikido khác đến chỗ tôi tập, nói học trường phái khác mạnh mẽ hơn, không chỉ học tự vệ mà cả tấn công nữa, tôi cũng quên không hỏi là học trường phái gì.
  5. gasu

    gasu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã từng đựơc tiếp xúc với 1 đại sư dạy Yoshinkan Aikido và được ông chỉ giáo đôi điều.Huynh Tristian_the_fall có nói là kĩ thuật của Yoshinkan thiên về sức mạnh cơ bắp,tôi thấy ko đúng đâu!có thể do cách huấn luyện của họ có phần khắc nghiệt,nhưng khả năng dùng KI của họ tuyệt vời lắm,môn sinh nhập môn ngay ngày đầu đã phải tập để tìm cho mình 1 thế tấn phù hợp với thể trạng nhất,để ko gì có thể lay chuyển nổi.Cái này rất khó,ko dễ gì cảm nhận ngay được.Tôi ko học Yoshinkan, nhưng có cái may mắn được tập KI với đại sư,nói thật là tôi thấy nhẹ nhàng lắm,có những bài có hình thức giống như niêm thủ trong Thái cực quyền.Tôi nghĩ nếu ai mà nhìn thấy thì cũng phải thốt lên kinh ngạc,vì Yoshinkan vốn được mệnh danh là Aikido của Cảnh Sát,các đòn đánh ko dùng nhiều sức(vốn là đặc điểm nổi bật của AIKIDO),nhưng hiệu quả đạt tới mang tính sát thương rất cao!Có rất nhiều đòn thế chỉ được dạy trong Yoshinkan!
    Đôi điều mong được chia sẻ với Huynh Tristian_the_fall .
  6. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tái xuất giang hồ sau một thời gian vắng bóng hả Tris?
    Sao không thấy nhắc đến Tomato-ryu Aikido ở TP. HCM vậy?
  7. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    @ gasu:Thật ra đây chỉ là một phép so sánh mang tính tương đối giữa các trường phái thôi. Nhìn chung các kĩ thuật, cách kết thúc đòn của Yoshinkan so với các trường phái khác thì mạnh mẽ và dữ dằn hơn nên theo nhiều người đánh giá gọi đó là "hard Aikido" thôi. Nếu như bạn xem thử đĩa của thầy Gozo Shioda, người sáng lập ra Yoshinkan, thì bạn cũng thấy chất "hard" ở đó biểu hiện rất rõ. Gasu rất may mắn là đã được tiếp xúc với một đại sư tập luyện chuyên sâu về KI. Rất nhiều người ở đây tập Aikido nhưng cũng chưa có may mắn đó để có thể tìm hiểu sâu thêm về khái niệm KI (một khái niệm rất trừu tượng và luôn gây tranh cãi trong những người tập Aikido). Mình tin phần lớn những người tập thành thục Ki rồi thì luôn đạt được trạng thái thả lỏng và thư giãn tuyệt đối.
    @caimatkhongchoiduoc: Chủ đề này em đã viết từ rất lâu rồi mà anh.
  8. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Theo tui biết thì Vietnam chưa có Yoshinkan Aikido. Mà thật ra muốn xác định Aikido Vietnam hiện nay thuộc trường phái nào cũng đã khó rồi.
    Ở miền Nam thì đến trước 1975 Aikido theo đúng như những gì thầy Đặng Thông Trị đem về. Từ năm 75 đến năm 86 không có gì thay đổi nhiều vì phong trào lúc ấy chìm nghỉm. Từ năm 86 đến nay thì bắt đầu có phong trào mạnh trở lại, và có sự giao lưu với Aikikai - các võ sư 5, 7 đẳng sang tập huấn hàng năm.
    Thầy Đặng Thông Phong di tản sang Mỹ, và hiện nay là sensei phái Tenshinkai. Lần thầy Phong về VIỆT NAM đã tổ chức thi phong đẳng Tenshinkai cho một số người tập Aikido ở Vietnam. Vậy là những người này mang đẳng Tenshinkai trong một môi trường đa số là mang ảnh hưởng Aikikai.
    Ở Saigon cho đến năm 1999 cón có Aikijujitsu, nhưng theo tui biết năm 2000 HLV Aikijujitsu duy nhất ở saigon đã bỏ nghề, dẹp luôn môn phái. Thế nên những loại Aikido cổ điển mang đậm dấu ấn Aikijujitsu cũng không có đất phát triển.
    Ở miền Bắc tình hình cũng phức tạp không kém. Duy chỉ có VJCC có thầy Nhật mang đẳng Aikikai đứng dạy và chấm thi, cho nên có thể coi thuộc phái Aikikai. Các sân còn lại có một số HLV có liên hệ với Aikido phía Nam, nên cũng chưa biết xếp vào phái nào.
    Phải chi mà nước mình có hẳn các võ đường của các phái chính thống thì hay quá!!!! Phái nào cũng được, tui chỉ mong học cho chính quy, đầy đủ ngọn ngành thôi!!!!
  9. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo anh hiện tại có phái tomato-ryu vừa mới được thành lập với founder là THN. Anh có thể liên lạc THN theo số điện thoại 091****444 để liên lạc tập luyện. Hi vọng với Tomato-ryu thì ước muốn "chính quy, đầy đủ ngọn ngành" của anh sẽ được toại nguyện.
  10. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tôi tập Aikido được vài năm. Tôi có biết 1 số chổ dạy Aikijujitsu. Hiện giờ ở Sài Gòn tôi biết chính xác CLB dạy Aikijujitsu là CLB Nguyễn Tri Phương ( đối diện nhà thờ Đồng Tiến ).
    Tôi có lên phòng tập và thấy ghi là HIỆP KHÍ NHU THUẬT và có chú thích là YOSHEIKAN AIKIDO. Về hình thức các đòn thế tôi nhìn từ bên ngoài là đánh rất ác kô mang tinh thần hoà bình như O?Tsensei. Nó chỉ giống Aikido ở chổ hoá giải đòn đánh của đối phương do đó bài tập ki mà bạn Gasu đề cập đến là nhẹ nhàng thì bình thường thôi. Các đòn thế đều đi kèm các cú Atêmi chết người và các cú Atêmi này ( nếu luyện đúng tinh thần ) là đánh thẳng ( bắt buộc ) vào những chỗ nhược trên thân thể đối phương chứ kô đánh nhá như Aikido . Buổi tập khởi động rất nặng so với Aikido vì ngoài các động tác của Aikido còn có các đòn đấm đá như Karate. Ngoài ra khi tập được kha khá ( khoảng trên 1 năm ) bạn sẽ tập với trình độ như thật tức là khi đòn khoá và ném sẽ đánh có sức mạnh nếu bạn té nổ không kịp thì sẽ bị trật khớp liền. Có 1 anh ở gần nhà tôi tập đến đai đen ( mới lên đai ) trong một lần tập chung với 1 người cấp nâu, do kô tập trung đã bị dãn dây chằn đầu gối. Các đòn thế bên môn này chú trọng về thực chiến nên họ tập cách bắt các đòn đá nhiều lắm và trước khi tấn công họ đều hét Ki...ai như Karate.
    Đây chỉ là những gì tôi thấy được sau 1 tuần đứng bên ngoài quan sát . Nếu bạn nào thích tìm hiểu có thể đến CLB Nguyễn Tri Phương , p14 , q10 , TPHCM ( đối diện nhà thờ Đồng Tiến vì tôi quên địa chỉ cụ thể rồi ) hỏi phòng ghi danh . Môn này tập nặng và rất dễ bị chấn thương do đó hiện giờ môn sinh kô còn đông như trước. Lớp tập vào buổi chiều ( từ 17h trở đi ) các ngày 246 và 357 đều có.

Chia sẻ trang này