1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Aimatop_co ai quan tam khong?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lifeisbluela, 18/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lifeisbluela

    lifeisbluela Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá
    Lâu lắm mới ghé đây thấy mọi người có nhiều ý kiến hay quá1
    Trước hét tôi thành thật xin lỗi mọi người nhé vì tôi đã nhầm lẫn một cáhs nghiêm trọng về tác giả này.Tôi từ xưa tới nay cú nghĩ ông thuộc về nước Nga cơ đấy1Thật là xấu hổ!
    Nhưng có ai ma cũng thích câu chuyện "cây phobng non trùm khăn đr như tôi thế?Thật thú vị khi biết có người cùng yêu thích một tác phẩm như mình,tôi cung rất thích truyện này dấy!Tắt cả các nhân vật đều cao thượng tuyệt vời và đấng để học ttạp,phải vậy không?câu chuyện kết thiúc trong tiếc nuối nhưng hoan ftoàn không phải là bi luỵ buồn thương...
    thê co ai đọc con tàu trnăgs chua?Cảnh Mẹ Huywơu Sừng bị giết ấy./Kinh khủng!Tôi không thể tưởng tượng là mình đẫ có thể đọc qua được những dong ấy!Nó qua sức chịu đựng của tôi,chẳng phải nó đủ tàn nhẫn để giết chết một cậu bé như thế!
  2. dacnhiem_kudo

    dacnhiem_kudo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    trang web nào nói thông tin về tác phẩm "người thầy đầu tiên " của aimatốp
  3. 2006

    2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    2006 nghĩ "Núi đồi và thảo nguyên" là tập truyện gối đầu giường của hầu hết những ai yêu văn học, đặc biệt là những người mê văn học Nga, dù rằng tác giả không phải người Nga. Thực ra, nếu 2006 nhớ không nhầm thì trong thời kỳ Xô Viết, tác giả cũng từng là Đại Sứ của Liên Xô ở Luxemburg (nếu nhầm thì xin tha thứ - nhưng chắc chắn tác giả làm trong ngành ngoại giao đấy! ).
    Không biết trong ngôn ngữ gốc (tiếng Kyrgyz và tiếng Nga), tên tác giả viết như thế nào. Nhưng theo 2006 biết thì bên tiếng Anh, tên tác giả là Chingiz Aitmatov.
    Tên tác phẩm nổi tiếng: Djamilia (1957)
    Tuyển tập tác phẩm: Stories (tales) of mountains and steppes.
    Ngày vừa học hết cấp II, mới vào cấp III, với 2006, "Núi đồi và thảo nguyên" là cả một thế giới vừa gần gũi vừa mới lạ. Ngày ấy còn nhỏ quá, chẳng hiểu gì về tình yêu, chẳng hiểu gì về khao khát, đọc "Núi đồi và thảo nguyên" tự nhiên thấy lạc vào không gian sâu thẳm của tình yêu, của sự hy sinh và lòng nhân ái. Thấy rất là ... thích
    Có nhiều tác phẩm cũng viết về nội dung đó, nhưng cách viết của Aitmatov rất dung dị và thật. Tất cả các nhân vật đều như mặt hồ phẳng lặng nhưng phía dưới và sóng cuộn ầm ầm! Đọc thích không thể chịu được.
    Ngày xưa 2006 định thi vào Kiến trúc, nên suốt ngày tập vẽ. Mơ ước "to đùng" là vẽ được bức tranh trong truyện "Giamilia". Tại vì bức tranh đó quá ám ảnh 2006. Sau khi thất bại thảm hại, 2006 mới hiểu ra rằng ... mình không nên theo đường hội hoạ. Dù không vẽ được bằng sơn dầu, nhưng lúc nào 2006 cũng có thể mường tượng ra những đường nét trong bức tranh đó (chắc tại tác giả tả kỹ quá! ). Bức tranh vừa buồn, vừa xơ xác lại vừa đầy hy vọng. Tất cả cái khô cằn như là sắp sửa "nứt" ra một mạch nước ngầm tươi mát và vô tận. Bức tranh ấy cũng như tất cả các nhân vật trong "Núi đồi và thảo nguyên", âm thầm và bão tố.
    "Ở lớp sâu trong cùng vủa bức tranh là một mảng trời thu nhạt nhòa. Gió lùa những đám mây đen nhỏ bé đốm trắng ruổi nhan trên dãy núi xa xa. Ở cận cảnh của bức tranh là thảo nguyên ngải cữu mầu nâu đỏ. Một dải những đường đen đen chưa kịp khô sau mấy trận mưa vừa qua. Mấy bụi cây khô gãy rụi chen chúc bên vệ đường. Dọc theo vệt bánh xe nham nhỏ có vết chân hai người đi bộ in dấu liền liền. Càng ra xa, vết chân càng mờ dần trên đường, còn hai người dường như chỉ bước thêm một bước nữa là ra khỏi tấm khung của bức tranh..."
    Lớn lên, đọc nhiều truyện "quái dị", nào là siêu thực, nào là hiện sinh, nào là hậu hiện đại. Đọc nhiều thành quen nên những lúc đọc lại các tác phẩm cổ điển, thấy hơi bị "obvious" quá. Nhưng với "Núi đồi và thảo nguyên" và nhiều tác phẩm Xô Viết khác, quả thật đọc lần nào cũng thấy xúc động và rung cảm.
    Riêng về những tác phẩm trong Núi đồi và thảo nguyên, 2006 thấy truyện làm người đọc day dứt và ám ảnh nhất có lẽ vẫn là "Người thầy đầu tiên" - một trong những tác phẩm hay nhất trong sách giáo khoa văn học.

Chia sẻ trang này