1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Airforce One của Bush khi tới Vietnam có các chiến đấu cơ bay theo không ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi sonyclie, 15/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Thằng tiếp dầu theo em nghĩ nó sẽ bay từ 1 trong rất nhiều căn cứ quân sự của US rãi khắp thế giới, hoặc nếu cần nó sẽ cho máy bay tiếp dầu loại nhỏ cất cánh từ tàu sân bay lên tiếp dầu cho mấy thằng F-1x thôi. Còn không nữa thì mấy ku F-1x sẽ bay tiếp sức
  2. minhbt2001

    minhbt2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    tớ thì nghĩ sẽ có nhiều Fxxx bay theo dạng tiếp sức (có thể tiếp sức 2-3 chặng gì đó, có tiếp dầu giữa chừng), chứ không ai bay theo AF1 suốt đâu. Bay gần 24h như vậy thì thằng nào còn tỉnh táo mà chiến đấu. Trên AF1 thì phi công còn có đứa bay phụ để nghỉ ngơi (đủ tiện nghi nữa chứ :D) chứ trên Fxxx thì làm gì có chuyện đó.
  3. Kien2K

    Kien2K Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Bác nào biết mà phun ra thì đáng bị trảm. Về an ninh cho B cũng như nguyên thủ các nước khác thì chắc phải đặc biệt quan tâm tới mấy bác "thánh chiến" và "dân chủ hải ngoại" thôi, dân Việt thì chẳng phải lo.
    Được kien2k sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 17/07/2006
  4. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    http://www.easy-sharing.com/569377/Planes of the Presidents.pdf.html
    Không biết quyển giới thiệu này có hay không ?
  5. chutieucodon

    chutieucodon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo bác, bản lộ trình bay của AF1 em nắm trong tay đây rồi. Dự định chuyển qua cho anh Đen râu em kiếm chút xèng nuôi mấy cháu nhỏ ở nhà. Nhưng tình hình là anh Đen râu dạo này chưa biết tăm hơi đâu không liên lạc được. Nếu bác quan tâm mấy ngày nữa quay lại topic này em up dần lên cho. Tam tộc nhà em quan trọng gì, quan trọng là mấy bác vui. Hờ hờ ..
  6. mayor

    mayor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Trích từ http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hautruong/2006/7/57646.cand
    " Một trong những chuyến công du ngoại quốc đắt giá nhất của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ là chuyến thăm châu Á của vị Tổng thống Mỹ thứ 41 Bill Clinton năm 2000. Khi đó, Washington đã phải huy động tới hàng chục máy bay chiến đấu và cả một chiếc Boeing phụ để làm mục tiêu giả, đánh lạc hướng bọn khủng bố. "
  7. ICEM

    ICEM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thật ra hành lang bay cho AF1 ko có gì phải dấu giếm cả, lúc nào cũng được vạch ra 2 hành lang bay. Những hành lang bay này bao giờ cũng đi qua (hoặc gần) những căn cứ US rải khắp TG. Discovery Channel rêu rao thế, ko biết có phải là tung hoả mù ko Chỉ có điều thời gian bay chính xác và phương án chọn đường bay nào thì ... có giời mới biết được. Mỗi khi AF1 bay qua khu vực nào thì khu vực đấy "cơ bản" được "dọn dẹp sạch sẽ" trước rồi
    Tôi xem 1 đoạn video lúc trước có thấy cảnh 2 chiếc F (hình như F18) thay nhau tiếp dầu trên không. Có dính một tí cái mũi của AF1 nên mới biết là mấy chiếc F này đang hộ tống AF1 đi "công tác". Nhưng nếu thời gian bay quá lâu thì bắt buộc phải có kế hoạch thay máy bay hộ tống, chuyện này là đương nhiên rồi
  8. simcaaz

    simcaaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Bí mật quân sự à nhe !
    Hồi lão Chirac ghé SG, xe NG cờ Pháp dành riêng cho lão, chở...người khác. Còn lão ý, thì chui vô cái Toyota Bus 30 chỗ, ngồi lẫn với đám tùy tùng ! Vụ này, sau đó, khi lão an toàn rời khỏi VN, báo đài mới biết
    Trở lại vụ AF 1 :
    - nếu vượt Thái Bình Dương, có khả năng ghé Nhật. Vì đây là Đồng minh thân cận của Mỹ, lại giàu nhất Châu Á, thành viên G8.
    - hoặc ghé Úc.
    - sẽ mời người giống y lão Bụi Rậm, hóa trang thêm chút,, tùy lúc mà xuất hiện.
    Để đoán tiếp coi sao...
  9. sheva551984

    sheva551984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Cái này em biết à nha! Ko nhớ đọc ở đâu nhưng đại khái như sau. CP Mỹ ký kết với các nước trên thế giới là khi AF1 bay đến vùng trời nước nào là nước đó có trách nhiệm cử fighter lên bay hộ tống ( trừ các trường hợp cho phép fighter của Mỹ bay vào không phận). Còn khi nó bay ở vùng bay quốc tế sẽ được các hạm đội, căn cứ của Mỹ theo dõi suốt dọc đường đi. Cử Air fighter bay theo hộ tống chứ sao nữa. AF1 Bay thẳng, chỉ tiếp dầu trên không ( cái này đối với thằng Mẽo quá đơn giản). Nên tháng 11 này ta có trách nhiệm ra biên giới mà đón nó. Nó vào hạ cánh ở Nội Bài còn fighter chúng ta hết nhiệm vụ muốn đi đâu thì đi. Đơn giản vậy thui.
    Được sheva551984 sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 17/07/2006
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tui đọc bài này trên báo QDND pót lên cho các bác xem:
    ===
    Trong các chuyến viếng thăm ngoài biên giới Mỹ, việc bảo đảm an toàn cho Tổng thống Mỹ luôn được tăng cường ở mức tối đa. Vì thế, chi phí cho việc này luôn rất tốn kém và đã xảy ra không ít lần cơ quan an ninh Mỹ bị từ chối bởi cơ quan an ninh nước chủ nhà.
    Chuyến thăm hữu nghị một số nước châu Á vào năm 2000 của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn là chuyến thăm tốn kém nhất trong số các chuyến thăm nước ngoài của các đời Tổng thống Mỹ. Khi đó cơ quan an ninh mật của Mỹ đã phải huy động hàng chục máy bay chiến đấu bay hộ tống và một chiếc máy bay Bô-ing dự phòng bay cùng để nghi binh các phần tử khủng bố quốc tế.
    Chuyến thăm hữu nghị Vương quốc Anh của Tổng thống Mỹ Bu-sơ tháng 11-2003 cũng là chuyến thăm nước ngoài khá tốn kém, mặc dù cơ quan an ninh Vương quốc Anh đã bác bỏ những đề nghị của Mỹ yêu cầu thay thế các cửa kính thường bằng các cửa kính chống đạn và gia cố thêm các bức tường trong cung điện Bu-kin-gem, nơi Tổng thống Bu-sơ lưu trú.
    Tháng 7-2003, trong chuyến thăm hữu nghị một số nước châu Phi, mặc dù an ninh ở các nước sở tại đã được thắt chặt nhưng sơ suất vẫn xảy ra. Một sát thủ Nam Phi đã bí mật đột nhập vào trong khoang máy bay phản lực bay hộ tống máy bay Tổng thống Mỹ. Thật may mắn, các nhân viên an ninh đã kịp thời tóm gọn tên này khi hắn định đột nhập vào khách sạn ở U-gan-đa nơi Tổng thống Bu-sơ sẽ dừng chân ở đó.
    Gần đây, trong chuyến thăm hữu nghị Pa-ki-xtan, lực lượng an ninh hai nước đã tăng cường an ninh ở sân bay gần thủ đô I-xla-ma-bát. Thế nhưng, trong đêm tối, máy bay của Tổng thống Bu-sơ lại không hạ cánh xuống đó mà đã bí mật hạ cánh xuống một sân bay khác ở Ấn Độ để bảo đảm an ninh cho Tổng thống Mỹ.
    Theo quy định từ trước đến nay, dù Tổng thống Mỹ ở đâu thì các nhân viên an ninh Mỹ cũng không được phép xa nửa bước. Riêng chuyến thăm hữu nghị Chi-lê tháng 11-2004, Tổng thống Bu-sơ buộc phải chấp nhận không có an ninh của mình đi kèm trong buổi dự tiệc với Tổng thống nước chủ nhà. Nguyên nhân, theo quy định của cơ quan an ninh Chi-lê, không có một nhân viên an ninh nước ngoài nào mang vũ khí lại được quyền đến gần Tổng thống Chi-lê.
    Ngày nay các phần tử khủng bố quốc tế không chỉ sử dụng lựu đạn, súng ngắn, tiểu liên hay súng trường tự động bắn tỉa mà chúng còn sử dụng cả tên lửa, súng phóng lựu, thậm chí còn cướp cả máy bay để lao vào bất cứ mục tiêu nào đang nằm trong tầm ngắm của chúng. Vì thế, lực lượng an ninh của các nước, đặc biệt là Mỹ, luôn phải sẵn sàng đối phó với các thảm họa có thể xảy ra.

    Nguyễn Ngọc Hoan (Theo báo Nga)

Chia sẻ trang này