1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AK47 huyền thoại và hiện thực

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi taysungbavang, 13/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SU47

    SU47 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Vậy cho hỏi bác R.W là khi AK47 bắn đạn 5.56 thì độ sát thương của nó có bằng M-16 nữa không nhỉ?
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Tớ thấy bắn đọp một phát , đạn bay đi đâu không rõ, sau đó lấy dao hì hục cậy quy lát để lấy cát tút ra, cũng không biết là mạnh hay không.
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Gắn đạn 5.56 vào nòng AK vừa hại súng vừa kém hiệu quả mà bắn cũng kô chính xác , cái này thì chỉ có kẹt quá không còn viên đạn nào thì lắp đại vào bắn đở 1 viên rồi vọt thôi .
  4. l9

    l9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu RPK chỉ bắn được 200 phát / phút, sau người ta mới tăng tốc độ bắn lên. Nói chung, trung liên chỉ bắn 200-400 phát /phút., khi bắn tốc độ cao thì hơn.
    PKMS (đại liên) có tốc độ bắn 1200 phát/phút (dùng đạn 7.62mm dài) nhưng phải định kỳ thay nòng (tổ súng có hai nòn, tay cầm thay nòng trong như M249). Các súng có tốc độ bắn 1000 phát / phút thì chỉ trên xe hay cố định, nó tốn đạn khủng khiếp luôn (môt phát xài cả chục cân đạn), vác vai thì cả đại đội vác đạn cho nó.
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Tốc độ bắn 1200 phát trên phút đó là tốc độ bắn lý thuyết . Nghĩa là người ta cho tính toán thời gian bệ khoá nòng và khoá nòng giựt ngược về sau khi khai hoả và chạy trở về trước lên đạn và sẳn sàng khai hoả tiếp . Lấy 60s trong 1 phút chia cho nó ra được 1200 nhưng đó là lý thuyết . Trong thực tiển các loại súng trên chỉ bắn theo loạt 5-7 viên loạt dài từ 15-30 viên ngoài ra còn nạp đạn ........ nên tốc độ bắn thực tế rất thấp khẩu nào lên đến 300-400 viên/phút là khá lắm rồi .
  6. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Trong huấn luyện, những chiến binh đã qua chiến đấu đều nói, bắn đại liên PKMS phải bắn từng nhịp ngắn. Chỉ bắn cấp tập khi hiệu quả bắn cao (mục tiêu tập trung đông, hay chống xung phong).
    Thật ra thì, tốc độ bắn quyết định chủ yếu bởi nòng súng, là hợp kim rất khó luyện. Nó gồm nhiểu lớp hợp kim, Cr, Ba, Mo, Vp....các lớp hợp kim này lại được nhiệt luyện (kết tinh và thẩm thấu) thành nhiều lớp vật liệu khác nhau. Sau đó, khác với chi tiết kim loại thường (gia công xong mới nhiệt luyện), nó được gia công cơ khí. Rồi cuối cùng (phần chịu lực) là lớp mạ trong, bí mật quân sự. Sau khi hoàn thành gia công tinh lại, mới nhuộm phủ phốt phát và Mo bảo vệ. Tuy vậy, nòng đại liên vẫn rất kém bền (với yêu cầu bắn chính xác). Tổ đại liên PKMS có hai nòng thay thế, thường bắn xong một hộp băng thường (trên 1000 viên) thì thay nòng (nòng dự phòng, nguội lại xài tiếp). Trên xe thì nòng và đạn xông xênh hơn.
    Do nòng súng khó đảm bảo yêu cầu như vậy, cộng thêm việc hết sức tốn đạn khi bắn hết tốc độ, nên trước đây, 12.7mm (Trung Quốc còn gọi là trọng liên hay cao xạ), được dùng thay cho đại liên. Ngoài tốc độ bắn rất cao, thứ đồ nóng hạng nặng này còn có tầm bắn rất xa (8km tâm đạn rơi, sát thương gần bằng, khoảng 6-7km) và tốc độ bắn cao, thích hợp với việc hỗ trợ bộ binh. Nhưng khẩu đội 12.7mm rất nặng, chỉ thích hợp trên xe-kiêm chức phòng không, mà ngày nay, các máy bay trực thăng và phản lực chống xe-tấn công đều có giáp chống được 12.7mm nên chức năng phòng không do 30mm tăng tốc tên lửa và tên lửa có điều khiển thực hiện, vậy việc lắp thêm 12.7 chóng bộ binh trên xe là quá thừa.
    Hiện tại, các khối quân sự lớn đang tìm phương thức thay thế cho đại liên. Như, việc làm nhiều tốc độ bắn cho trung liên để khi cần thay thế cho đại liên của bộ binh. Nga sử dụng súng phóng tên lửa 30mm đạn nổ (phóng lựu liên thanh). Trên xe AV hỗ trợ bộ binh, Nga dùng cối 80mm nòng trơn liên thanh bắn góc thấp, đạn có tên lửa tăng tốc. Nga cũng duy trì sản xuất đạn trái phá (nặng, đường đạn cong hơn sabot, mảnh sát thương nhiều) chống bộ binh cho xe tank. Israel không nhiều bước đột phá vũ khí (do công nghiệp vũ khí tuy phát triển rất cao nhưng không thể lớn mạnh bằng các khối khác), thì sử dụng nhiều đại liên trên xe, nhưng đại liên điều khiển từ xa, do đó, xạ thủ cùng lúc điều khiển được nhiều khẩu. Như thế, họ sử dụng đại liên 7.62mm đạn dài như PKMS mà vẫn có hoả lực mạnh. Ý tưởng này cũng được Nhật phát triển trên xe tank (nhiều phần share kỹ thuật với T-95 Nga). Mỹ hi vọng vào thiết bị dẫn đường tên lửa cầm tay (lazer-radio) của bộ binh, cho phép bộ binh tiền tuyến sử dụng giàn phóng tên lửa hay pháo tầm xa từ tuyến sau(cấp quân đoàn). Mỹ cũng hi vọng vào trung liên bắn nhanh (cải tiến từ CTVN), một người sử dụng, hỗ trợ bộ binh tiền tuến và cảnh giới, chống xung phong. Hai ba khẩu như thế tóc độ bắn bằng một khẩu đội đại liên mà độ ổn định hoả lực hơn nhiều lần (do có nhiều ổ bắn, súng bền nên khó xảy ra tình huống tịt tất cả, do trúng đạn hay hóc súng). Nhưng điều đó, lại làm giảm sức tấn công chung do tốn nhiều binh sĩ bắn và phục vụ bắn (một trung đội tiền tuyến mất đứt một tiểu đội chuyên dùng trung liên). Việc này, tuy không hợp chiến tranh tổng lực nhưng rất hợp chiến tranh hiện tại (rất mạnh đánh yếu). Mỹ cúng dùng các thiết kế súng nhiều nòng (trên cơ sở súng một nòng), chúng có tốc độ bắn rất cao, do các nòng thay thế nhau bắn-không hại nhiều mà các thao tác nạp đạn, kéo băng, nổ đạn, tháo vỏ được thực hiện song song. Các súng này, có nhược điểm là rất nạng nên chỉ được dùng trên xe, máy bay hay tầu chiến (phòng không).
    Nói chung, yêu cầu súng bắn nhanh, cho bộ binh tiền tuyến hiện tại chỉ còn hy vọng vào súng bắn đạn không vỏ, có thể có tên lửa tăng tốc, do ít hại nòng, tốc độ bắn rất cao (bớt hẳn thao tác tháo vỏ), và khối lượng đạn rất nhỏ. Kỹ thuật súng này phụ thuộc chủ yếu vào thuốc phóng, vẫn là một thách đố kỹ thuật.
    Các bác cũng nói nhiều đến giá thành đạn AK-47, theo em được bít, việc sản xuất đạn trực tiếp không phải là vấn đề. Vì AK-47 được thiết kế sao cho, trong tình huống chiến tranh tổng lực, nguyên liệu sản xuất súng đạn không phải là khó kiếm. Đạn AK được cải tiến với băng nhựa (composite sợi_carbon-epoxy hay sợi carbon-chất dẻo, sợ carbon có thể được thay bằng bông thuỷ tinh có sắp xếp) và vỏ đạn thép thay cho đồng (vỏ đạn phủ lớp bảo vệ đặc biệt teflon, chịu nhiệt, mài mòn và chống gỉ). Người ta không chú ý sản xuất đạn trực tiếp, vì đạn định kỳ phải huỷ, mà dự trữ nguyên liệu thô và các dây chuyền tự động sản xuất đạn tốc độ rất cao-gọn nhẹ, khi có chiến tranh bất ngờ, chỉ vài ngày là có các nhà máy khổng lồ nhưng phân tán, chống phá hoại. Do đó, các bác thấy ít thông tin về buôn bán đạn, việc buôn bán đạn thực hiện gián tiếp qua các trao đổi dây chuyền sản xuất.
    Việc chống xung phong còn được thực hiện bằng giàn bắn loạt lựu, phản lực hay bán phản lực (súng không giật). Em bít một vụ kỳ quặc, một gã ở trường em(em dân Nam Cực), tuy dốt kỹ thuật (dốt đến mức trẻ con), nhưng giỏi luồn lách, bắt các sinh viên thực hiện bài toán thuật phóng cho giàn này trên máy tính. Em đã thực hiện hoàn hảo, bắt đầu là việc dùng các phương trình cháy tính lại tính chất cháy của thuốc nổ từ kết quả thí nghiệm (số liệu của cha kia sai toét, do hắn không biết lập trình máy tính, chỉ áng chừng từ kết quả thí nghiệm trong bom thí nghiệm). Rồi hình dáng và phương trình phóng của nòng súng. Hài hước, một bài tập như thế cha chả đem xuống xưởng chế tạo thử, hi vọng trở thành một thứ vũ khí khủng khiếp mang cái tên dở hơi của hắn. Các bắc bít kết quả bắn thử thế nào không??????
    Giàn phóng khí động (một phương pháp bắn từ nòng súng không giật, rất hiệu quả, nếu tính hiệu quả đẩy đạn), có nhiều nòng văng ra khỏi giá ngay từ phát đầu tiên (không thể làm một giàn như thế mà không có giá lớn và nặng, còn gì là vũ khí bộ binh). Đó là chưa kể, có một thứ hắn bắt em xoá đi trong đồ án, để loè cấp trên: một phát bắn như thế, các lựu đạn mỏ vịt đặt nối tiếp nhau trong một nòng (giàn gồm nhiều nòng), theo tính toán của em thì viên đầu tiên chỉ có tầm hơn 10 mét tối đa, trong khi viên cuối hơn 300 mét.
    Em là một chiến sĩ dũng cảm các bác à, không bao giờ em tốt nghiệp cái môn đó.
    He he he he he he he he he. Bi giờ ở đây nói chuyện chơi, và nhậu thoải mái
  7. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.426
    [​IMG]
    d2trung thích bài này.
  8. HaTam_VN

    HaTam_VN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    118
    Còn thiếu mấy thứ chưa kể tới, như:
    - Hộp phụ tùng nhét vào lỗ ở đuôi báng súng (như hình trên cùng), gồm mấy món như chổi lông gắn vào thông nòng để vệ sinh bảo quản cọ muội thuốc súng, chùi nòng súng sau khi bắn, cle vạn năng thao lắp vit và chốt, miếng giẻ lau nhỏ dùng tẩm dầu bôi trơn, chống rỉ...
    - Que thông nòng, kẹp bên ngòai dọc nòng súng, chỗ chốt lắp lưỡi lê

Chia sẻ trang này