1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Album thư pháp với phái đẹp !

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi loa_ken_den_si, 28/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Tớ hỏi (đểu) cái này, đ/c nào tự thấy có thể trả lời được thì hãy nói nhé: Giả sử che đi mấy chữ xuân hạ thu đông, chỉ còn lại bốn em gái chân dài, thì các đ/c sẽ căn cứ vào cái gì để biết đâu là xuân, đâu là hạ, đâu là thu, đâu là đông?
  2. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên theo mình có thể nhìn vào màu sắc và kiểu dáng cũng như từng đường nét thiết kế , cộng thêm họa tiết của trang phục. và điều quan trọng nhất đó là trình độ thẩm mỹ của người xem.
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Cái chú này , đểu quá lại còn ....
    Chú hôm nào xuống anh cái nào , khiếp , chú chê trà hay chê gì mà bẵng đi bấy nay vậy ?
    Chuyện trò với chú ,anh cũng vui lạ , thế nhé hôm nào, chú xuống anh đút lót mấy cái kẹo nạc , để yên anh còn kiếm tí cho cháu nó có chút bằng chị bằng em ....
    Hê hê ! dạo này ngồi ở quán anh em cứ nhắc chú !
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Nghe cái khái niệm "trình độ thẩm mỹ của người xem" vui quá!
    Tớ lại hỏi (đểu) một câu thứ hai. Giả sử trình độ thẩm mỹ của tớ thấp đi, đằng ấy làm ơn giải thích cho tớ cụ thể, màu sắc nào, hoạ tiết nào, đường nét nào gợi cho người ta liên tưởng đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
    Nói nôm na, như kiểu bánh chưng bánh dày, vuông thì chỉ đất, tròn thì chỉ trời. Hay như trong tranh tứ bình chẳng hạn, mùa hạ có hoa sen, mùa thu có hoa cúc, vậy trong bốn bức hình đó đâu là những cái tương tự như hình tròn, hình vuông hay hoa sen và hoa cúc, mang tính biểu trưng và chỉ dấu cho tứ thời?
    Mong đằng ấy giải thích rõ ràng cho tớ, chứ đừng như mấy thằng phóng viên văn hoá quen thói tán láo theo kiểu "những đường nét chấm phá, những sắc màu dữ dội trong tác phẩm của anh đem đến cho người xem một cảm giác khắc khoải về thân phận con người", tớ nghe cứ ù ù cạc cạc chả hiểu gì cả.
    @Loa kèn: Em dạo này chết nghẹn với công việc, chẳng có mấy thời gian rỗi, lại còn ba bốn thứ đang viết dở chưa xong, nên tuy tự do mà chẳng khác gì thằng tù :))
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 12/10/2005
  5. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Vâng, vậy thì mình xin nói thế này nhé.
    đầu tiên nói về kiểu dáng và màu sắc trước đi.
    trong bốn màu : Đỏ, Xanh đọt chuối, Màu cam, và Xanh lơ.
    -Dĩ nhiên không bàn cải, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn và phước lành thường được ưa chuộng cho mùa xuân và trong kiểu áo hở nửa vai và ngược lại cánh tay trái thụng theo lối xưa tạo một phong cách cổ nhưng sang, thóang mát nhưng gợi cảm không lẽ lại là mùa nào khác ngòai mủa xuân?
    [​IMG]
    -thứ nhì chiếc áo dài hở nguyên một tấm lưng và rất thóang và màu Xanh đọt chuối rất tươi. Nếu bạn thiết kế thì sẽ dành cho mùa nào.
    [​IMG] [​IMG]
    -Và chiếc áo màu cam, gam màu lãng mạng đặc trương của mùa thu, với hai chiếc tay áo rũ như những chiếc lá chuẩn bị sang đông.
    [​IMG]
    - Cuối cùng không cần nhìn vào màu sắc .mà chỉ cần nhìn vào chiếc khăn chòang cổ được thiết kế khéo léo để lộ một bên vai không kém phần gợi cảm.
    [​IMG]
    Bàn đến phần họa tiết trên áo.
    tranh tứ bình theo mình được biết là
    MAI , LAN, CÚC, TRÚC
    Nhưng mình thì không theo thứ tự đó, mình xử dụng họa tiết
    MAI, LAN, SEN, CÚC.
    Bởi vì mình không muốn sáng tạo mà phải rập khuôn. những họa tiết khác thì chắc bạn không phản đối nhưng nếu nhìn kỹ, Hoa sen trong tà áo mùa thu được vẽ là một lá sen úa tàn, nhưng không vì lẽ đó mà hoa sen tàn lụi. cho dù thời tiết khắc nghiệt, không thuận lợi nhưng mình vẫn muốn đóa hoa sen luôn vươn cao và nở rộ. Đóa hoa cuối mùa.
    [​IMG]
    Riêng cành trúc với những cụm tuyết bám đầy thì tranh Tàu có rất nhìều.
    không biết có đủ ý mà bạn thắc mắc chưa?
  6. always_say_love

    always_say_love Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2005
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Bốn mùa XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG
    Mùa nào trên áo, mùa nào không
    Cởi tất, cởi giày đi tìm hiểu
    Mệt lả cả người, mệt mà mong
  7. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mà cho tớ hỏi đểu lại câu này luôn nghen.
    Cậu hỏi thế là do thiệt sự không hiểu ý đồ, hay muốn làm khó thử xem tớ làm mà có hiểu gì không? hay là tớ không truyền tải được ý nghĩa qua tác phẩm?
  8. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên, VNT hỏi có ý đúng
    Về màu sắc: bốn bộ áo dài này, lấy màu chủ đạo là màu đen (toàn bộ phần thân áo), các mầu khác nhau chỉ xuất hiện ở quần, tay áo, khăn ....... Nếu đã có ý đồ nghệ thuật về Bốn mùa thì màu tiêu biểu của mùa ấy phải là mùa chủ đạo, chứ không phải màu đen. Vì cách chọn như danghoc mà bộ nào cũng ảm đạm.
    Về hoạ tiết: người xưa chọn tứ bình: Mai, Lan, Cúc, Trúc tiêu biểu cho 4 mùa. Lại có rất nhiều bài thơ, ví dụ: "Sen tàn cúc lại nở hoa" (hè ---> thu), hay "Bây giờ mùa hạ sen nở nốt"..... Xin hỏi, hoa sen có tượng trưng cho mùa thu không? Tất nhiên là không, hoa sen chỉ tượng trưng cho mùa hè mà thôi. Chọn bốn loại cây tiêu biểu nhưng, màu nõn chuối của mùa hè lại vẽ nhành lan, màu vàng mùa thu lại vẽ sen trắng. Hoạ tiết và màu sắc chẳng có gì ăn nhập với nhau. Tác giả lại cố tình đưa thư pháp Quốc ngữ vào thân áo, chữ rất to. Như vậy, hoạ tiết nào là chủ đạo? Chữ hay tranh? Chính vì không có chính phụ nên đem lại cảm giác rất lộn xộn.
  9. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói vậy thì thường quá.
    [​IMG]
    ?????
    tặng thêm tấm này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được danghoc sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 12/10/2005
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he đằng ấy đã hỏi đểu thì tớ cũng chiều ý mà trả lời đểu cái chơi.
    Giả sử những trang phục này là thời trang thuần túy, tớ không bàn đến, vì nghệ thuật đôi khi là "độc sáng", và nếu nhà thiết kế đã đạt tới cảnh giới biệt thị nhất gia thì sự khác biệt tuyệt đối chính là sự khẳng định phong cách, tớ xin thành thật chúc mừng. Chỉ e là chưa được như vậy.
    Đã nói đến thư pháp thì người ta không khỏi liên tưởng đến yếu tố cổ điển, văn chương và ước lệ.
    Tại sao nói vậy. Thứ nhất, thư pháp là một viên ngọc của quá khứ, nói đến thư pháp là nói đến hoài cổ, la nostalgia - hãy nhớ Vũ Đình Liên. Thứ hai, thư pháp thực sự không thể tách rời khỏi văn chương, bởi thư pháp là cái đẹp của hình, còn văn chương là cái đẹp của ý, chúng nương tựa lẫn nhau và tôn vinh lẫn nhau. Thứ ba, thư pháp có những nguyên tắc ngặt nghèo của nó, cho dù là ngay ngắn nghiêm cẩn như khải thư, hay phóng túng vô ngại như cuồng thảo. Có lẽ tớ không cần nói nhiều về điều này, vì ở đây vinhaihong hay Rosered có thể nói tốt hơn tớ nhiều - dù sao tớ cũng là một người ngoại đạo.
    Bằng vào quan điểm đó, tớ nhìn vào bốn bộ trang phục xuân hạ thu đông, tất nhiên vẫn trên tinh thần hoan nghênh sự sáng tạo và phá cách.
    Như tớ đã nói, đụng đến Thư pháp là đụng đến văn chương, tớ sẽ dùng văn chương để phân tích. Đằng ấy cho rằng màu đỏ là màu của mùa Xuân. Tớ không nghĩ vậy. Mùa xuân, nên là màu xanh. "Tha niên ngã nhược vi Thanh đế, báo dữ đào hoa nhất xứ khai". Chúa Xuân, Thanh đế, Đông quân đều là một, và là màu xanh. Màu đỏ tượng trưng cho hỏa khí phương Nam, chính là mùa hạ. Tớ ví dụ thế. Nhưng tớ cũng không quá cứng nhắc trong vấn đề này, nên tớ chấp nhận cách lựa chọn này của tác giả, tất nhiên là với một chút giải thích (cười).
    Nói đến hoa thì khó hơn, vì hoa không trừu tượng như màu sắc. Giống tooi nói, sen là biểu trưng mùa hạ "hạ thưởng lục hà trì, thu ẩm hoàng hoa tửu" mà. Chuyển sen sang thu, okay, có điều chuyển cúc sang đông thì hơi gượng. Nhưng tớ cũng không quá cứng nhắc, và tớ tiếp tục chấp nhận cách lựa chọn này của tác giả. Tớ đồng ý là màu đỏ cam cũng là màu mùa thu - rừng phong thu đã nhuộm màu quan san. Nhưng màu đỏ lá phong là màu mùa thu phương Bắc, còn hoa sen tàn là mùa thu phương Nam, kết hợp trên cùng một nền vô tình đã gây ra sự lạc lõng.
    Giờ nói đến chữ. Tớ không bình về bút pháp (biết gì đâu mà bình). Tớ chỉ bình về nội dung. Câu gốc của nó là "Xuân đa cát khánh, hạ bảo bình an, thu tống tam tai, đông nghinh bách phúc". Mùa thu khí tượng sâm nghiêm, như Trương Trào viết "răn mình thì nên như cái khí mùa thu, xử thế thì nên như cái khí mùa xuân". Một khi đã sử dụng tứ quý, nghĩa là ẩn dụ về phẩm cách cao quý của con người, là quân tử, cao sĩ, ẩn giả. Bản thân nội dung bức chữ ghép lại là một câu khấn của nhà Phật rất điển hình: không mưu cầu địa vị, tiền tài, danh vọng, mà chỉ mong bình an, vô sự, như thế đã là đủ cho niềm vui của nhân sinh.
    Tớ không rõ vì lý do gì mà câu thứ ba tác giả lại đổi thành "Thu tấn vinh hoa", phá vỡ cái kết cấu đối rất chỉnh của xuân - hạ và thu - đông. Hơn thế nữa, cái tham vọng "tấn vinh hoa" này đã tầm thường hóa bản thân tác phẩm và ảnh hưởng tới kết cấu về ý tưởng với cả ba bức còn lại.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 12/10/2005

Chia sẻ trang này