1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Alfred Riedl trở lại lần thứ 3

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi TuanUSA, 06/01/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Dù sao đi nửa chúng ta vẩn hảy cùng chon một HLV cho tuyển VN

    Ai sẽ là HLV ĐTVN?

    Ngoài hai cựu HLV đội tuyển VN là Alfred Riedl và Henrique Calisto trong danh sách ứng cử viên, LĐBĐ VN còn có một danh sách gần chục ứng cử viên khác cho chức HLV trưởng đội tuyển VN.

    Walter Meews (Bỉ, cựu HLV trưởng ĐTQG Bỉ):

    Sinh ngày 11/7/1951, Walter Meews là một trong những cầu thủ và HLV thành công nhất trong làng bóng đá Bỉ. Meews bắt đầu sự nghiệp cầu thủ năm 1970 với CLB Gierle, sau đó lần lượt khoác áo các CLB mạnh của Bỉ như Brugge (78-81), Standard Liege (81-84), KV Mechelen (85-87) và CLB lừng danh Ajax Amsterdam (Hà Lan, 84-85). Đoạt chức VĐQG Bỉ và Hà Lan trong thời gian chơi cho Brugge (80), Standard (82 và 83) và Ajax (85). Từng khoác áo ĐTQG Bỉ 46 lần, Walter Meews đoạt ngôi á quân EURO 80 (thua Đức ở trận CK), có mặt trong ĐT Bỉ dự VCK World Cup 82 ở Tây Ban Nha.



    Riedl sẽ phải "cạnh tranh" với nhiều tên tuổi lớn.

    Đỉnh cao trong sự nghiệp HLV của Meews là dẫn dắt ĐTQG Bỉ ở vòng loại World Cup 90, sau khi huấn luyện ĐT U21 Bỉ trong 2 năm 88-89. Các đội bóng mà ông từng huấn luyện gồm: Saint Truiden (90-91), Royal Antwerp (91-93...), Gencelerbirgili (Thổ Nhĩ Kỳ, 2001), Raja Casablanca (Marốc, 2001-2003).

    Thành công gần đây nhất của Meews là dẫn dắt đội Raja Casablanca lọt vào trận CK Champions League châu Phi (thua Zamalek của Ai Cập).

    Walter Meews từng ứng cử vào ghế HLV trưởng ĐT Olympic Việt Nam đầu năm 2003, nhưng rớt đài vì mức lương đề nghị quá cao (20.000 USD/tháng). Điểm yếu của Walter Meews là quá ít kinh nghiệm với bóng đá châu Á (chỉ vài tháng dẫn dắt một đội bóng hạng Nhất của Qatar năm ngoái).

    Rene Desayeyere (Bỉ):

    Sinh ngày 14/9/1947, thông thạo 5 ngôn ngữ (Hà Lan, Anh, Pháp, Pháp, Đức, Tây Ban Nha). Bắt đầu thi đấu từ năm 1967 (CLB Beerschot), sau đó là Darling FC Brussels (1971), Royal Antwept (1971-1978), R.W.D.M (1978-1983) và Berchem (1984).

    Từng 1 lần khoác áo ĐTQG và dự 12 trận đấu trong khuôn khổ các Cúp châu Âu. Ngay sau khi nghỉ thi đấu, Desayeyere trở thành HLV tại CLB Dessel Sport (Bỉ-1984), Standard Liege (1987), Beveren (1988)...Mùa bóng 1997-1998 dẫn dắt Ihwa Chunma (Hàn Quốc), sau đó đoạt danh hiệu HLV nước ngoài hay nhất giải nhà nghề Nhật Bản năm 1999 với CLB Cerezo Osaka. Mùa bóng 2003-2004, dẫn dắt Royal Antwerp (Bỉ) và đưa đội này... xuống hạng Nhì.

    Bernhard Schum (Đức, cựu HLV trưởng ĐT Indonesia):

    Sinh ngày 21/10/1949, có bằng HLV cao cấp của Đức và vừa kết thúc hợp đồng với CLB Chengdu (Trung Quốc). Ông bắt đầu sự nghiệp huấn luyện từ năm 1977 với vai trò trợ lý HLV CLB TSV 1860 Munich, sau đó là HLV TSV 1860 Munich (81-82), GĐKT kiêm HLV đội 2 của CLB Bayer Munich (82-87), FC Selangor (93-94, VĐQG Malaysia), HLV trưởng kiêm GĐKT của LĐBĐ Indonesia (1996-2000), GĐ huấn luyện của LĐBĐ U.A.E (2000-2001).

    Guendouz (2 quốc tịch Pháp, Algerie):

    Khi còn thi đấu, từng có mặt trong ĐTQG Algeria tham dự 2 VCK World Cup 82 và 86. Năm 1986 là đội trưởng ĐTQG. Huấn luyện CLB Martigues (hạng Nhì của Pháp) từ 1998 đến 2002. Sau đó lần lượt dẫn dắt các CLB hạng Nhất của Algeria: Hussein Dey, MC Alger, Tlemcen. Chưa có kinh nghiệm với bóng đá châu Á.

    Francesco Scoglio (Italy, cựu HLV trưởng ĐTQG Tunisia và Libăng):

    Sinh ngày 2/5/1944, từng tham gia huấn luyện các CLB Messina, Napoli, Genoa, Udinese tại Serie B, và các CLB Serie A Bologna, Torino tại Italia. HLV trưởng của các ĐTQG Tunisia (1998-2001) và Lebanon (2002). Chỉ có 1 năm kinh nghiệm với bóng đá châu Á (đội tuyển Libăng).

    Mustafa Denizli (Thổ Nhĩ Kỳ, cựu HLV trưởng ĐTQG Thổ Nhĩ Kỳ):

    Sinh ngày 10/11/1949, là một nhân vật khá nổi tiếng trong làng bóng
    HLV Mustafa Denizli.
    đá Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn là cầu thủ, Denizli là một tiền đạo có kỹ thuật xuất sắc, rất giỏi trong các pha đá phạt và là tay săn bàn số 1 của các CLB Altay Izmir và Galatasaray trong nhiều năm. Sự nghiệp huấn luyện của Denizli nổi bật với 2 dấu ấn đầy ấn tượng: dẫn dắt ĐTQG Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu rất thành công ở vòng loại EURO 2000 (thắng cả ĐT Đức và Hà Lan), chỉ chịu thua Bồ Đào Nha ở tứ kết; rồi trong 2 năm (2000-2002) dẫn dắt Fenerbahce đoạt chức VĐQG và á quân Cúp QG Thổ Nhĩ Kỳ.

    Werner Lorant (Đức):

    Sinh ngày 21/11/1948, vừa kết thúc hợp đồng với Incheon United (CLB mới thành lập tại giải nhà nghề Hàn Quốc). Dẫn dắt CLB Ashaffenburg vô địch giải hạng Ba Đức (1992). Gắn bó với CLB 1860 Munich suốt 10 năm (1992-2002) và góp công đào tạo Jens Jeremies trở thành tuyển thủ nổi tiếng của Đức.

    Từ 2002-2003 đưa Fernerbahce (Thổ Nhĩ Kỳ) dự Champions League châu Âu, góp phần bồi dưỡng cầu thủ Tuncay trở thành tuyển thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2003 dẫn dắt CLB LR Ahlen (Đức) trụ hạng Hai thành công dù lực lượng nhiều sứt mẻ.

    Giuseppe Materazzi (Italy, Cựu HLV CLB Lazio):


    Giuseppe Materazzi.
    Sinh ngày 5/1/1946, có bằng HLV cao cấp của Ý. Từng dẫn dắt nhiều CLB tại các giải Serie A và Serie B của Ý như Lazio (88-90), Bari (95-96), Brescia (97-98), Cagliari (2000-2001), Cronote (2001-2002). Mùa giải 2002-2003, Materazzi là HLV trưởng của CLB Tianjin tại giải nhà nghề Trung Quốc (xếp thứ 10/15).

    Wojciech Lazarek (Ba Lan, Cựu HLV trưởng ĐT Ba Lan):

    Sinh ngày 4/10/1938, là một trong những HLV lão làng giàu kinh nghiệm nhất của bóng đá Ba Lan. Ông cũng là ứng cử viên cao tuổi nhất (gần 67 tuổi) cho chiếc ghế của ĐTVN. Đích thân Chủ tịch LĐBĐ Ba Lan Michal Listkiewisc đã viết thư tiến cử Lazarek cho LĐBĐVN.

    Lazarek từng là HLV trưởng ĐT Ba Lan từ 1986-1989. Đây là giai đoạn thoái trào của bóng đá Ba Lan, nhưng dưới sự dẫn dắt của Lazarek, ĐT nước này vẫn khá thành công trên đấu trường quốc tế (thắng 19, hoà 7 và thua 6).

    Ở cấp độ CLB, ông từng đưa Lech Poznan đoạt chức VĐQG Ba Lan các năm 1983-1984, đưa Hapoel Kvar-Saba đoạt Cúp Israel năm 1990 rồi sau đó dẫn dắt một số CLB tại Saudi Arabia. Từ 1996 đến 2000, dẫn dắt 2 CLB hàng đầu của Ba Lan là Widzew Lozd và Wisla Krakow (á quân quốc gia 1999-2000).

    Từ các bản lý lịch trên có thể thấy Alfred Riedl và Henrique Calisto đã có những đối thủ cạnh tranh khá nặng ký là Walter Meews (bỉ), Mustafa Denizli (Thổ Nhĩ Kỳ) và Wojciech Lazarek (Ba Lan).

    Hiện nay, theo Thể Thao, tất cả các hồ sơ đã được chuyển tới Thường vụ và Hội đồng HLV bóng đá QG để tiếp tục cân nhắc, lấy ý kiến (bằng văn bản) trước khi rút lại 2 đến 3 ứng cử viên ưu tiên thương thảo. Vấn đề đáng quan tâm ở chỗ: liệu các ứng cử viên có trình độ giỏi và phù hợp với bóng đá Việt Nam có đủ kiên nhẫn để chờ sự trả lời của LĐBĐVN hay không?

    --------------------------------------------

    Dù là LĐBĐVN sẽ thay đổi ra sao, tuyển VN vẩn cần một HLV mới và mục tiêu vào đấu trường Châu Á, mà trước tiên là vô địch ĐNA vẫn sẽ không thay đổi. Do đó chúng ta cũng nên bình chọn xem ai là HLV tốt nhất của tuyển VN trong khả năng hiện nay. Riêng tôi chấm ông Wojciech Lazarek . Lý do ông này có một phẩm chất mà chúng ta cần...đó là HLV của những nhà vô địch. Tuyển chúng ta đủ thực lực để đòi hỏi vị trí vô địch ĐNA nhưng mà chưa lần nào thành công....chỉ vì thiếu mổi một HLV của nhửng nhà vô địch thôi. Nó cũng như là Bacra trước khi Johan Cruyff về....và China trước khi Milutinovic, Japan trước khi Troussier Philippe về vậy. Đó cũng là tiêu chí mà các CLB lớn hàng đầu thế giới cũng như những nước Á Châu thành công trong bóng đá chọn. Đó là chọn những HLV biết vô địch (tôi sẽ gởi bài tới để minh chứng điều này. Một HLV vô địch 1 lần...có thể hên. Nhưng một HLV vô địch nhiều lần với một đội, và với nhiều đội tử nhiều nền bóng đá khác nhau....đó là HLV tài...không thễ nào khác...và đó là người chúng ta cần chọn mặt gởi đội tuyển cho một mục tiêu lâu dài 2,3 năm. Có rất nhiều HLV giỏi nhưng không có nhiều HLV vô địch...và khi họ là HLV vô địch...thành tích họ...là những kỷ lục bất tận...cho dù ở nơi nào, thời điểm nào. Trong túi tiền chúng ta...đây là một ứng cử viên nên xem xét thận trọng.
  2. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Người China đã vào World Cup 2002 như thế nào?
    Bóng đá China không thiếu cầu thủ...nhưng thành tích vẩn không xứng tầm...họ chưa bao giờ lọt vào vòng chung kết thế giới....tóm lại họ không biết cánh chiến thắng...cho tới khi Bora tới. Kết quả China lọt vào vòng chung kết WC 2002 sau khi oanh liệt đứng đầu bảng vòng loại với 8 điễm đứng trên đội UEA thứ nhì. Ngày 07/10/2001 trở thành một ngày không thể quyên trong lòng các cổ dộng viên China. Với chiến thắng trước Oman...họ lần đầu tiên...đã lọt vào vòng chung kết WC thế giới 2002. Một giải bóng đá giá trị nhất hành tinh vẩn là niềm ước ao của triêu triệu cổ đông viên nhiều nước trên thế giới trong đó có 80 triệu người VN. Nhưng ngày hôm ấy với một tỷ người China...giấc đã trở thành hiện thực. Milutinovic trở thành người anh hùng của China...như đã trở thành người anh hùng của nhiều nước khác...mà ông đã dẩn dắt tuyển quốc gia của họ.
    Vậy Bora, ông là ai?
    Trước khi đến China...ông ta hoàn toàn xa lạ với bóng đá Á Châu...theo tiêu chí am hiểu bóng đá Á Châu và ĐNA của LĐBĐVN...50% cơ hội để trở thành HLV QG VN đả bị rớt. Nhưng người Trung Quốc có cái nhìn khác. Tiêu chí của họ là một HLV biết chiến thắng...hay nó đơn giản HLV của những đội đứng 1- đơn giản hơn nửa vô địch.
    Thế tại sao họ chọn Bora ?
    Lý do: Bora chẳng ai xa lạ là một HLV rất nổi tiếng của Nam Tư (hình như là HLV một CLB rất nhiều lần vô địch Nam tư)...nhưng HLV nổi tiếng tại một nước...chẳng nghĩa lý già cả khi làm việc tại nước khác. Nhưng tiếng tăm của ông vượt khỏi biên giới và người Mexico, tại WC 1986 trên quê hương mình, muốn có một đội tuyển đá cho ra trò một tý nhưng tiền thì hơi eo hẹp. Do đó họ đánh cược vào ông Bora...và cũng tại giải này Mễ đá khá tưng bừng, vượt qua nhiều anh hào khi oanh liệt đứng đầu bảng gồm Mexico, Paraquay, Bỉ và Iraq. Tiếp đến hạ Bungari 2-0 rồi chỉ dừng bước tại tứ kết khi chịu thua Đức sau khi hoà 90'' và giải quyết bằng phạt đền. Đức sau đó hạng 2 TG sau khi thua Argentina 3-2. Nhưng tất cả chỉ mới là bước bắt đầu trong sự nghiệp mang quân đi đánh xứ nguời của Bora mà thôi.
    Điểm đến kế tiếp, Costa Rica...và dấu ấn tiếp theo. Với cương vị HLV trưởng ông đả biến giấc mơ...tưởng chừng như không bao giờ có thể thành hiện thực...như lại có thể là sự thật dưới phép mầu phù thuỷ "Bohemian", mang Costa Rica lọt qua vòng bảng và dự WC 1990 tại Italy. Nhưng mà đâu đã là kết thúc một giấc mơ...ngược lại người Costa Ricans còn dược bay bổng khi tuyển QG họ oanh liệt lọt vào vòng sau khi đứng thứ 2 sau Brasil. trên Scotland và Sweden hai đối thủ rất khó nhá...nhưng mà đội tuyển bé hạt tiêu này vẩn gặm đẹp trong lúc ai củng tin đoán Costa Rica sẽ về sớm...ngoại trừ Bora.
    4 năm sau tại Mỹ khi mà WC lần đầu tiên được tổ chức tại đất nước giàu có nhất hành tinh như lại thích bóng bầu dục hơn bóng đá. Người ta sợ Mỹ sẽ là đội lần đầu tiên chủ nhà không lọt vào vòng kế tiếp (chẳng là gì bóng đá Mỹ cho tới lúc đó...nói tới dân VN còn khịt mũi). Người Mỹ củng lo ngại...họ đành phải nhờ thới phù thuỷ Bora...dĩ nhiên ông đã không làm họ phải thất vọng, tuyển Mỹ lọt vào vòng 2 bằng vé vớt cho đội đứng thứ 3 trong các bảng có thành tích khá nhất . Thua Brasil 0-1 trận tiếp theo...Mỹ bị loại trong danh dự lần đầu tiên xắp 14/24 đội.
    Rồi thành tích kế tiếp...cũng dài và đẹp đẽ như chuyện 1001 đêm. 1998 HLV trưởng Nigeria...vượt qua vòng loại...hội tụ với quần hùng tại France 1998....và lần này thế giới lần đầu tiên biết đến thế nào là sức mạnh của con Đại Bàng lục địa đen. Nigeria đã gây nên một trận cầu đầy chấn động khi vượt qua Spain để lọt vào vòng hai (Nigeria đứng đầu bảng).
    Tất cả tất cả những điều đó...đả đưa Bora đến với China cho mục tiêu WC2002...và họ đã đúng...khi chọn cho mình một HLV biết chiến thắng...chớ không phải là am hiểu bóng đá Á Châu. Bởi vì đả lâu tuyển China dù bằng cách gì...củng vẩn không biết chiến thắng. Bởi vì đơn giản, một người biết chiến thắng...sẽ biết làm cách nào để chiến thắng. Am hiểu một nền bóng đá...đó chỉ là vấn đề thời gian...với những người sinh ra để chiến thắng...không cần thời gian lâu họ sẽ biết phải là sau cho phù hợp với môi trường mới. Nhưng nếu một người không có được phẩm chất kẻ chiến thắng...1 năm...10 năm...họ vẩn sẽ mãi mãi là người đến sau.
    Nhưng câu chuyện thần tiên của Milutinovic vẩn chưa phải là kết thúc sau khi đưa đất nước một tỷ dân tới giấc mơ thành sự thật WC2202. Ông ra đi sau đó...để tiếp tục viết tiếp những dấu son đẹp đẽ cho bản lý lịch HLV của mình.
    01-07-2004 Bora từ chức HLV của tuyển QG Honduras sau đi đưa đội này lọt vào vòng 3 vòng loại WC2006 khu vực trung Mỹ (CONCACAF). Ông ra đi với tư cách một người chiến thắng...vì những va chạm với LĐBĐ xứ này...theo ý ông không tạo đủ điều kiện ông cho là cần để mang Honduras tới WC2006, và ông tới đây...không phải để nếm mùi thất bại trong công việc.
    Hiên nay theo Reuter ngày 7-8-2004 Bora đã ký hợp đồng 1 năm làm HLV CLB Al Sadd của Quarta.
    Nếu như Hondruras, Nigeria, Costa Rica...có được Bora....liệu VN có ngày nào sẽ chào đón ông chăng...đễ giấc mơ vàng của 80 triệu người VN được...thực hiện. Nhưng mà trước tiên có lẽ những tên tiến sĩ ôn vật của LĐBĐVN hãy cuốn xéo trước...cho sạch sẽ đã.
  3. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Người Japan đã đến với bóng đá đỉnh cao Á Châu như thế nào?
    Người Japan đến với bóng đá theo phương cách riêng của họ. Nếu như China muốn có đội bóng của mình là một ông anh cả của Á Châu..phải vào WC Cup phải thống trị Châu Á bằng bóng đá...Người Japan không hồ hởi lắm với bóng đá..họ chưa bao giờ có thành tích tốt...và cổ động viên củng chẳng đòi hỏi họ phải là vô địch Á Châu gì ráo...nếu được thì tốt...không được thì...tới đâu hay tới đó. Nhưng bóng đá...là một nghành công nghệ...mang lại rất nhiều tiền. Người Japan giỏi kinh doanh và họ dĩ nhiên đánh hơi được điều này. Như thế tuyển Nhật phải đá tốt...và bước đầu tiên là mang bóng đá trở thành niềm đam mê cho dân Nhật...khi họ thích...sẽ lấy tiền từ túi họ.
    Người Nhật khi bỏ tiền ra...sẽ mang nhiều nhiều tiền hơn trở về. Họ biết thật khó cho WC tổ chức tại Nhật nếu họ không dùng tiền để mua nó về...mà phải rất nhiều nhiều tiền nửa...nhưng không sao vì sau này tiền sẽ trở lại còn nhiều nhiều và nhiều hơn. Nhưng người Nhật lại rất khôn ngoan khi xài những đồng tiền của họ...nghệ thuật xài tiền của người Nhật là mua đồ bèo...và biến nó thành vàng...như thế mới kiếm tiền nhiều chớ. Thương hiêu WC không phải là bèo...cho nên không dùng nhiều tiền không được. Nhưng chọn HLV nào cho tuyển Nhật...vừa tốt vừa rẽ...như kiểu mua sắt phế liệu làm ra xe hơi bán hay mua cát làm chip bán...đây là nghề của họ...thấy vàng trong sỏi. Cục sỏi đó là ai? Xin thưa cục sỏi này tên là Troussier Philippe.
    Troussier Philippe là ai.
    Cho đến trước khi kết thúc giải WC 2002 người ta nghĩ rằng Troussier chỉ là một gã HLV hạng bét...không sống nổi tại Âu Châu nên phải vác bị đi kiếm sống bên...Châu Phi...trúng số được làm HLV Japan...với mức lương khá tốt (400-500k/năm gì đó nếu tôi không lầm...rẽ mạt so với Milutinovic Bora của China hay Guus Hiddink của Korea.
    Nhưng mà người Nhật họ không phải keo kiệt cò kè...mà là những kẽ biết mua đồ tốt nhất với giá rẽ nhất mà thôi. Họ bỏ ra ít tiền nhưng không có nghĩa là ném tiền vứt đi rước về thứ ôn vật như Letard hay Tavares giống các ngài TS liên đoàn nhà ta.
    Họ có thừa tiền để mang WC về Nhật, thì cũng thừa tiền mua một HLV giỏi tầm MU Châu Âu....Nhưng tại sau chỉ bỏ ít tiền tậu cục sỏi này về...có lý do của nó.
    Philippe Troussier là người Pháp sinh ngày 21-3-1955.
    Chưa bao giờ được ai biết đến như là một cầu thủ dù khi còn trẻ từng là một cầu thủ, củng chẳng phải là một HLV được đào tạo bài bản trường lớp (Unconventional Coach). Ông ta chưa bao giờ được ai chú ý trọng dụng tại Pháp cả cho dù với tư cách cầu thủ hay HLV tại đây. Nhưng khi khăn gói quả mướp rời khỏi Châu Âu...tên tuổi của ông bắt đầu được biết tới như là một HLV người Pháp thành công tại nước ngoài.
    Không tiếng tăm, không bằng cấp...ông ta đến một nơi được kể như là xó xỉnh hóc bò tó nhất Châu Phi đó là Ivory Coast. Nhưng giống như các chuyện phim về một gã nghèo tài năng muốn vươn lên...cho dù bao sóng gió cuối cùng hắn ta củng được cho một cơ hôi tự khẳng định giá trị của mình...và kể từ đó cuộc đời cứ gọi là phơi phới mầu hồng. Làm HLV CLB ASEC Abidjan của nước này...đã biến nó thành những nhà vô địch quốc gia 3 lần liên tiếp chỉ trong gần 4 năm sống tại đây 1989-1994.
    Thành tích này làm tên tuổi ông lan nhanh như những đám cháy rừng Phi Châu. 1995 ông tới Morocco...nhưng không hài lòng, nhanh chóng tới Nigeria, và 7 tháng trên cương vị HLV của Nigeria là đủ để ông giúp tuyển nước này dành một chổ đi WC1998 tại France.
    Nhưng thành công ngoạn mục nhất phải kể là trên cương vị HLV của tuyển Burkina Faso. Đã đưa một đội thường bị coi là chiếc thúng đựng bóng cho các đội Châu Phi khác (kiểu như VN nhà ta) tới thứ hạng 4 trong cúp Châu Phi.
    Như thế đủ cho người Nhật thấy viên sỏi này là một cục vàng đáng giá. Họ không lầm. Với cương vị HLV trưởng U21 và Quốc gia xứ mặt trời mọc. Nhật lọt vào giải chung kết bóng đá trẻ thế giới tại Nigeria của FIFA 1999, sau đó Olympic Team của Nhật đứng thứ 5 tại Olympics Sydney 2000 và vô địch Asian Champions 2000.
    Tại WC 2002 Japan oanh liệt đứng đầu bảng H gồm Nhật, Bỉ, Nga và Tunisia. Vòng 2 Nhật dừng trước đệ tam anh hào Thổ 1:0.
    Tin mới nhất thì sau gần một năm làm HLV cho Qatar, Troussier vừa bị sa thải vào tháng 7/2004 sau khi tuyển Qatar thất bại tại Asian Cup 2004 vừa rồi, và giấc mơ dự WC của Qatar...củng tiêu tùng...đại khái đang on sale.
  4. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Xin lổi theo thông tin mới nhất ngày 4-12-2004 thì Troussier đã vừa bắt đầu làm HLV cho Olympique Marseille''s rồi. Không biết lần này hồi hương sẽ may mắn hay không.
  5. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    SGGP>Thê? thao
    Chọn HLV đội tuyển quốc gia
    Đừng mong điều kỳ diệu ngoài tầm tay
    10:7'', 5/1/ 2005 (GMT+7)
    Sau thất bại của bóng đá Việt Nam tại Tiger Cup 2004, VFF lại gấp rút tìm thầy ngoại. Ngoài 2 ứng viên sáng giá là Alfred Riedl và Henrique Calisto, VFF cũng đang hướng đến các nhà môi giới tìm các HLV châu Âu với điều kiện am hiểu bóng đá châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Có những điều được và chưa được trong những tiêu chuẩn đưa ra.
    Bóng đá Đông Nam Á là gì ?

    Ngoại trừ những vị từng làm bóng đá tại Đông Nam Á trước đây như Barry Withbread, Jan Poulsen (cựu HLV Singapore), Ivan Kolev (cựu HLV Indonesia và hiện nay đang làm cho Myanmar), Colin Murphy, Karl Weigang (cựu HLV Việt Nam), Allan Harris (cựu làm HLV trưởng Malaysia), David Boothe (cựu HLV trưởng Myanmar), vài vị HLV người CH Czech từng nắm U-23 Thái Lan và Peter Withe thì ai có thể biết rõ bóng đá Đông Nam Á?
    Bóng đá Đông Nam Á vốn là một nơi trũng nhất của bóng đá thế giới, lối chơi cũng không có cá tính mạnh thì làm sao ấn tượng với các chuyên gia bóng đá châu Âu, vậy ngoài những vị trên sẽ không thể tìm ra một vị nào nữa am hiểu bóng đá Đông Nam Á. Và nếu có vị HLV châu Âu nào đó chưa làm bóng đá Đông Nam Á mà nói hiểu rất rõ bóng đá của khu vực này là nói? khoác! Như vậy nếu như VFF không mời lại những vị trên thì sẽ không có chuyện các HLV châu Âu nào khác hiểu bóng đá Đông Nam Á. Như thế tiêu chuẩn phải am hiểu bóng đá Đông Nam Á không có một cơ sở thực tế nào nếu tìm những vị khác với những vị trên.
    Nếu như không loại trừ khả năng VFF mời lại những HLV từng làm tại nước nào đó ở Đông Nam Á như đã kể trên thì liệu trình độ của họ có ngang bằng hoặc hơn so với Calisto và Riedl hay không? Cũng cần nhớ một điều rằng tất cả các HLV liệt kê trên đều bị LĐBĐ các nước cho thôi việc hoặc kết thúc hợp đồng sớm, kể cả HLV cao giá Peter Withe, do không đạt được mục tiêu đề ra.
    Ngoài Thái Lan nuôi mục tiêu quá cao là có mặt tại VCK World Cup 2006 thì còn mặt bằng các nền bóng đá của các nước Đông Nam Á còn lại ngang ngửa nhau, nhưng các vị HLV châu Âu này bị sa thải thì liệu VFF có cần mời họ làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam? Rõ ràng là không cần thiết.
    Đừng quá trông chờ điều kỳ diệu từ HLV ngoại !
    Cái chính là kế hoạch lâu dài của cả một nền bóng đá. Nhớ lại những vị HLV trưởng đội tuyển quốc gia gần đây của Việt nam kể cả HLV Nguyễn Thành Vinh, thật khủng khiếp khi họ phải đau đầu cho việc tìm kiếm một cầu thủ chơi ở một vị trí nào đó. Nghĩa là một nền bóng đá với khâu đào tạo thế hệ kế thừa quá què cụt dẫn đến nhiều vị trí tìm không ra cầu thủ. Cụ thể tại Tiger Cup 2004 là hậu vệ cánh trái và tiền vệ trụ. Quá ít ?ohàng hóa? để HLV trưởng tìm chọn, vậy lỗi do HLV trưởng hay do chiến lược đào tạo của cả một nền bóng đá?
    Cứ mỗi mùa giải về kiểu như Tiger Cup hay SEA Games lại là nỗi lo không tìm ra cầu thủ chơi đúng vài vị trí chủ chốt trên sân. Giải quyết tốt khâu cầu thủ, nghĩa là bóng đá Việt Nam cung cấp nguồn cầu thủ thật phong phú và đa dạng cho HLV trưởng thì lúc đó tập trung 100% sức lực và tiền của cho việc chọn HLV giỏi. Tình hình khan hiếm cầu thủ giỏi như hiện nay của bóng đá Việt Nam thì dù có HLV giỏi cỡ như Rehagel của Hy Lạp hay Trapattoni của Italia cũng không thể nhào nặn nên một đội tuyển mạnh.
    Về hai người quen H.Calisto và A.Riedl
    Với Tiger Cup, A.Riedl đã mang về cho Việt Nam một chiếc HCB Tiger Cup năm 1998, một HCB SEA Games năm 1999 và hạng? tư năm 2000. Gần đây nhất là chiếc HCB ở SEA Games 22 trên sân nhà. Cũng cần nhắc lại là ở hai thời điểm đoạt HCB năm 1998 đến 2003 là những thời điểm bóng đá Việt Nam có được lực lượng mạnh và dồi dào đồng thời được chơi trên sân nhà có những lợi thế rất lớn.
    Bóng đá Việt nam trắng tay ở Tiger Cup 2000 với một lực lượng mà nếu đem ra để so sánh vẫn còn đủ mạnh hơn so với lực lượng mà thầy trò Calisto đem về chiếc HCĐ năm 2002 mà sau đó những tên tuổi như Trường Giang, Tài Em, Xuân Thành và cả Văn Quyến đã trưởng thành lên rất nhiều.
    Không thể so sánh khả năng của Riedl và Calisto nhưng với 3 năm làm bóng đá Việt Nam, Calisto có một sự hiểu biết sâu sắc bóng Việt Nam và khu vực. Điều quan trọng hơn là Calisto biết dạy học trò, biết trò chuyện và nắm rõ tâm tư tình cảm của từng cầu thủ. Nhất là khả năng đọc và điều chỉnh trận đấu tốt.
    Ngày trước đã có lần Riedl ra đi sau những thành tích yếu kém. Ở đây không phải chúng ta bới lông tìm vết với Riedl và cảm tình với Calisto. Nhưng qua hai lần ra đi vì thành tích không như mong đợt thì tất cả chúng ta đều biết khả năng cao nhất về tài cầm quân của Riedl. Trong khi đó, trong một ?ođống tro tàn?, Calisto đã xây lại một lực lượng chơi ra hồn và đem về chiếc HCĐ quý báu. Sau đó vì những lý do này khác ông không được tái ký. Trong khi khả năng của ông vẫn còn có thể đem đến những điều tốt đẹp hơn cho bóng đá Việt Nam.
    Có điều vết hằn giữa Calisto với VFF hay nói đúng hơn là VFF với Gạch Đồng Tâm quá lớn.
    Nhưng chúng ta chọn thầy ngoại cho bóng đá Việt Nam, làm đúng việc và đúng chức năng chứ có chọn thầy phải ?olễ phép? với Liên đoàn đâu !...
    DUY ÂN
    --------------------------------------------------
    Quá là đúng. Nếu không muốn thử nghiệm người mới. Không ai hơn Calisto. Trong tất cả các HLV giỏi...họ đều có phẩm chất...biến đội bóng tầm thường thành đội mạnh...rồi sau đó khi có cơ hội được nắm trong tay đội mạnh...họ sẽ biến nó thành vô địch...Ông Calisto đã chứng minh được phần đầu khi biến tuyển VN 2002 rất tầm thường thành đội mạnh, và GDT củng thế. Và với lực lựng đầy đủ hơn GĐT vô địch cúp Bình Dương oanh liệt hạ gục các đội khách từ các nước....như thể Porto vô địch năm rồi. Ông Reidl từng nắm trong tay thế hệ vàng...nhiều mùa giải...làm được gì đâu....ngay cái Sea Games 22 được coi là bùng nổ của U23 VN...thì củng thắng Lào nhọc nhằng 1-0, Indo 1-0...và trận với Mã ghi vào Guiness, nếu không có cái đầu cầu âu của TB với quả lắc bóng mà...cho đến hết nghiệp cầu thủ có lẽ số phân của VN trong trận này chưa biết sẽ thế nào. Rồi trận chung kết nửa...kể như thua từ tỷ số cho tới thế trận đá vô vọng bế tắc cho tới...phút 89''...nếu không có cú vô lê xuất xắc từ 16m của VQ (nó kẹp cho chú Quyến phải dạt ra)...qua một rừng chân (hên chưa)...thủ môn không thấy bóng được...thì coi như là thua đẳng cấp nửa. Trong khi Tiger 2002, lực lượng thì biết cả rồi...ông già bà cả Huỳnh Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Văn Hạnh + thiếu niên chưa trưởng thành Huy Hoàng, Văn Quyến + Vô danh vô tánh: Trường Giang, Minh Phương, Tài Em...oanh liệt đứng đầu bảng ra sao...thua mổi tên Thái 0-4...nhưng mà lực lượng phòng thủ ra sao...lúc đó không có trung vệ (khi Đỗ Khải ra đi)...đến nổi phải trông cậy vào bác chân gổ Quốc Trung và nhi đồng nhí mới ra lò Huy Hoàng....phần còn lại có ngán tên nào.
  6. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Tui từ đầu vẫn luôn ủng hộ Calisto, thật ra tuy hiểu về bóng đá VN nhưng chưa chắc Rield có cơ hội thâm nhập sâu và tường tận như Calisto. MÀ tại sao không mơi luôn hai ông nhỉ.
  7. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Mời cả hai, ý kiến hay tuyệt. Mổi ông 9k/tháng thêm ăn ở phụ cấp 2 ông vừa tới 25k...là số tiền mà LĐBĐ nói sẽ trả nổi.
    khi triệu tập trong năm 2005, triệu tập U23 cho Reidle nắm 1 tháng, song song triệu tập tuyển QG cho Calisto nắm 1 tháng. Một trong nam một tập ngoài bắc. Luyện quân song...cho chơi thử 2 trân giửa U23 và tuyển QG xem kết quả sao...rồi sau đó đổi HLV người này nắm U Team người kia nắm Tuyển tập thêm 1 tháng nửa...lại đấu 2 trận...xem ai xứng đáng nắm U team cho Sea Games...ai nắm tuyển. Như thế với 4 trận này...U Team và tuyển đều có đối thủ thi đấu không tệ. Khán giả sẽ đi ủng hộ đông vì muốn xem 2 ông so tài...như thế có lợi cho tuyển về lối chơi học được từ 2 thầy...nhận thức kỷ thuật chiến thuật nhiều hơn rất giúp ích cho nghề nghiệp họ. ...tiền bán vé 4 trận này thôi...đủ trả cho 2 ông cả năm. Sang năm 2006...là phải chuẩn bị cho Asian Cup 2007...như thế 2 người 1 lo tuyển + U23, một lo phần còn lại của U23+18,19, 20...sẳn sàng đôn quân...Thực tế 2 năm vừa rồi U17-20 tập trung cho có HLV tầm thường nên thành tích bết bát xấu hổ...muốn tuyển VN tương lai đá tốt...bây giờ là lúc cần chấn hưng lớp này bằng 1 HLV ngoại chuyên trách...luyện tập thường xuyên hơn....như vậy khi đôn vào tuyển cầu thủ trẻ mới đá có cơ bản chiến thuật và bản lỉnh tốt được.
  8. dreamdestroyer

    dreamdestroyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    1
    Nhưng mà theo như phong cách làm việc xưa nay, cộng với chi phí trả lương HLV thì chắc sẽ không có chuyện thuê cả 2 cùng lúc đâu. LĐ nói phét là chi $25000/tháng nhưng chắc chả có. Còn nếu 1HLV lại bắt nắm ĐTQG, với mấy đội U nữa thì ông ấy tắt luôn chứ làm ăn gì được.
    HLV tương lai của ĐTVN chắc chỉ một trong 2 ông Calisto với Riedl, nhưng mà đúng cái ông Riedl này không thể vô địch. Mãi vẫn thứ 2. Là vì có thể làm tuyển VN đá tốt ngang bằng hoặc hơn 1 chút với các đội mạnh trong khu vực, nhưng không thể nâng tầm đội tuyển lên hơn được, bao giờ cũng kém Thái 1 bậc về đẳng cấp=>chẳng thể nào vươn ra châu lục được. Ông này còn cái nữa là có vẻ khôn ngoan, biết làm vừa lòng lãnh đạo VFF=>có lợi cho ông ta và các quan chức LĐ nhưng không có lợi gì cho BĐVN. Nhưng mà chính thế nên rất có khả năng Riedl được chọn. Mà tôi thì lại đánh giá Calisto cao hơn. Thật là chán
  9. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    tui thì bỏ qua việc chọn HLV đi. dùng Mr Vinh vừa đỡ tốn tiền vừa lấy được lòng mấy em gái mới nhớn xứ Nghệ. 25,000 đô ấy thuê mấy chú lính đánh thuê về đá vài giải xem có tiến bộ hơn không.
  10. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Em xin bác,
    Mr Vinh theo em thì không tệ. HLV nội thì cở có thế. Được biết mình biết người ăn chắc mặc bền ki cót ....thì đá với bất kỳ ai từ mạnh tới yếu...đều thủ tối đa chờ thời...có hơi nghèo nàn về tỷ số củng như thành tích thật...nhưng cũng là khúc xương khó nhá với các đội khác...tuy rằng ta cũng chẳng đi được tới đâu. Đó là bóng đá không phát triển...nhưng củng không tụt hậu...theo con đường này 20 năm nửa vô địch ĐNA...rồi mới tính xa hơn...nhưng mà ngoài bác Vinh có lẽ...không HLV nội nào làm hơn được.
    Nhưng bác Vinh có một đặc điễm...pro gốc Nghệ và đì Thể Công hay gốc Thể Công. Bác nhìn NHĐA giờ nội lực có phải như em nói không. Nếu thế tuyển VN sẽ không có Bảo Khanh và Mạnh Dũng là chắc. Có Văn Quyến và Quốc Vượng...thêm vào thì củng chẳng nói làm gì. Nhưng Huy Hoàng đá trung vệ với Duy Hoàng hay Hùng Dũng hay ai nửa (chắn chắn cũng không là Như Thành)...thì thưa bác...em rất đau tim...và không tin tưởng. Từ rất lâu rồi em có từng phân tích về chú Huy Hoàng có tài...đá có nhiệt huyết...nhưng mõng cơm và yếu lại dùng nhiều sức...không thể là một trung vệ trụ cột hiện đại được...nếu kẹt là chú trung vệ thứ 2 thì còn tạm chấp nhận. Thật ra khả năng của cầu thủ...trong một hai trận có thể đánh giá khá hoàn chỉnh khi họ đá hết sức. Trận Lebanon...đả là hoàn chỉnh khả năng tối đa của Huy Hoàng rồi....nhưng với người Nghệ...không có Huy Hoàng đá trung vệ...thì cũng như không có Văn Quyến đá tiền đạo vậy...Nhưng mà bóng đá thì không ghi được bàn chưa chắc thua...nhưng để thủng lưới...khó mà thắng ai. Do đó có bác Vinh...ngoại binh cũng chết...Chấp cả công lẩn thủ đá 10 người...thắng ai ????
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này