1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

All about "Áo Lụa Hà Đông" (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Hisashi, 12/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    All about "Áo Lụa Hà Đông" (*)

    Dạo này blog thịnh, forum suy! Thật lạ là khi những entry về "Áo Lụa Hà Đông" đang Hot và thậm chí là đã giảm nhiệt thì ở đây, vẫn chưa có topic nào về bộ phim.

    Cái tên "Áo Lụa Hà Đông" nghe quá quê mùa kệch cỡm không thể hấp dẫn được những 8X, 9X?

    Hay là mọi người đang chờ đợi "Ghost Rider", "Hoàng Kim Giáp" no nê kĩ xảo?

    Hay mọi người đã quá ngán ngẩm với những "Trai Nhảy", "Chuông Reo Là Bắn" cùng "Võ Lâm Truyền Kỳ" nên quên đi mất còn một phim Việt Nam khác ra rạp kì này?

    Chả biết nữa - thôi thì đi một vòng - lượm lặt các bài viết về "Áo Lụa Hà Đông". Các bài này được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mở đầu là bài của anh phanxine (ai vào yxine chắc sẽ biết) dịch lại từ Variety từ hồi cuối năm ngoái!

    Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-GxCyCZQhc6en1UAXp5Hr55y62zA-?cq=1&p=36

    ÁO LỤA HÀ ĐÔNG*

    [​IMG]

    Chiến thắng tại LHP quốc tế Pusan với giải thưởng Khán giả bình chọn, Áo lụa Hà Đông nhận được nhiều lời khen ngợi không chỉ từ phía khán giả mà còn từ phía các nhà phê bình quốc tế. Việt Nam Media Copr. đã nhanh chóng tiếp thị bộ phim này tại thị trường Hoa Kỳ và rất hứa hẹn bộ phim sẽ bán bản quyền phát hành tại nhiều nước trên thế giới. Ngay số báo Variety đầu tiên (tạp chí chuyên ngành điện ảnh của Mỹ) tại Chợ phim Mỹ (American Film Market, diễn ra tại Santa Monica từ ngày 1.11 đến 8.11), Áo lụa Hà Đông được nhà phê bình phim Richard Kuipers bình luận bộ phim ?~gợi nhớ Apocalypse Now?T (một phim nổi tiếng của đạo diễn Francis F. Coppola). Đây là bài viết giới thiệu về Áo lụa Hà Đông của Richard Kuipers.


    Chiếc áo dài truyền thống mong manh của phụ nữ Việt Nam là chất liệu mạnh mẽ kết dính câu chuyện trong Áo lụa Hà Đông. Bản trường ca kéo dài từ năm 1954 đến 1966, khởi đầu không rõ ràng nhưng kết thúc mạnh mẽ khi mô tả về tác động của cuộc chiến tranh thảm khốc lên một gia đình nông dân. Đạo diễn quảng cáo và video clip ca nhạc được đào tạo tại Mỹ Lưu Huỳnh đã có một tác phẩm hứa hẹn hơn cả trong liên hoan phim Pusan.

    Bối cảnh là ngôi làng đẹp như tranh ở Hà Đông ở miền Trung, ngay sau khi chế độ thực dân Pháp sụp đổ. Làm việc cho chính quyền bù nhìn đại phương, anh Gù (Quốc Khánh) để mắt đến cô hầu gái Dậu (Trương Ngọc Ánh). Chung mối đồng cảm, nhưng thiếu vắng ý nghĩa của một cuộc hôn nhân chấp nhận được, Gù đưa cho ?~cô dâu?T chiếc áo dài quý giá mà anh cất giữ từ tấm bé. Xem nhau như vợ chồng, cả hai cùng nhau ra đi khi ông chủ của Gù bị ám sát và những người làm tay sai cho chế độ thực dân Pháp bị trả thù.

    Chuyển cảnh hơi rối rắm qua một giai đoạn khác gần chục năm sau, lời kể cuối cùng dẫn dắn đến giai đoạn khoảng giữa thập niên 60, khi đôi vợ chồng đang lâm vào cuộc sống khó khăn của người bán hến. Đành lòng trao lại tấm áo dài cho những đứa con gái để chúng được đến trường, Dậu đi bán sữa của chính mình để có thêm tiền. Trong một cảnh không dễ gì quên được, bầu sữa của cô không dành cho em bé bú mà bởi một gã nhà giàu già bệnh hoạn trong căn phòng kỳ lạ quái đản của hắn.

    Câu chuyện tiếp diễn khi người chồng phát hiện ra bí mật của vợ mình là để kiếm thêm tiền. Xung đột trong nước và những cuộc chiến dần nổ ra trong vùng đan xen dẫn đến những sự ly tán. Nhịp độ dựng phim và sắp xếp cảnh của đoạn này gợi nhớ đến cảnh làng ven biển bị oanh tạc trong Apocalyse Now (một phim về chiến tranh Việt Nam rất nổi tiến của đạo diễn Francis F. Coppola, đoạt Oscar quay phim xuất săc nhất ?" ND), nhưng ở đây máy quay kéo dài xa hơn, và hiệu quả xúc động sâu sắc hơn khi khơi gợi lại sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Trong một khoảnh khắc cao trào, hầu hết khản giả đều rơi nước mắt.

    Với trung tâm là diễn xuất sáng chói của ngôi sao Trương Ngọc Ánh trong bộ phim Bride of silence (Hạt mưa rơi bao lâu, bộ phim của đạo diễn Đoàn Minh Phượng được LHP Pusan chính thức chọn là phim đại diện cho Việt Nam trong chương trình phim APEC 2005 ?" ND) trong vai cô Dậu tần tảo, và sự duyên dáng dễ thương cực kỳ của những diễn viên nhí trong vai các cô con gái đáng yêu, bộ phim thật sự vang lên lời tri âm đến sự chịu đựng và rộng lượng của người phụ nữ Việt Nam được hình tượng bởi chiếc áo dài Việt Nam, một biểu tượng văn hoá đặc trưng.

    Ngoài cảnh mở màn ở Hà Đông và đoạn về giấc mơ kỳ lạ, phần lớn đoạn còn lại được thể hiện bằng tông màu đơn sắc. Ý định hướng xa khỏi sự pha trộn màu sắc lộng lẫy quá đà của các phim Việt Nam đương đại của nhà làm phim là để giữ chủ đề phim xuyên suốt, mặc dù tông màu xanh xám lạnh lùng cũng làm hỏng một số cảm xúc của những nhân vật đầy tình cảm này.

    (dịch từ The White Silk Dress review của Richard Kuipers đăng trên Variety, số ra ngày 5.11.2006)


    * Áo lụa Hà Đông. Hãng phim Phước Sang, AVA Prod. và Hãng phim Việt đồng sản xuất. Lưu Huỳnh và Raymond Linn sản xuất. Đạo diễn và kịch bản: Lưu Huỳnh. Quay phim: Trinh Hoan. Dựng phim: Nguyễn Bảo Vi. Âm Nhạc: Đức Trí. Trợ lý đạo diễn: Lê Thanh Sơn. Diễn viên: Trương Ngọc Ánh, Nguyễn Quốc Khánh. Phim đoạt giải Khán giả bình chọn tại LHP Quốc tế Pusan 2006.
  2. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Tiếp theo là ý kiến của nhà báo Hoàng Nhật - ai hay mua Thể Thao Văn Hoá và quan tâm tới mục bóng đá Tây Ban Nha chắc chắn sẽ biết cái tên này
    [​IMG]
    Trailer: http://www.youtube.com/watch?v=zMRCcmKo8Xw
    Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-75OAgPM_c6e948ayfKD.rqPGt6P4iOo-?cq=1&p=553
    Nếu tôi từng khuyên các bạn đừng đi xem phim Tết thì giờ tôi lại khuyên các bạn nên đi xem phim "hậu Tết", cụ thể là phim Áo lụa Hà đông.
    Nhưng khổ nỗi là bác Phan Xinê nói quả chí lý. Làm phim ở VN phải khinh thường khán giả bằng mấy phim nhảm nhí thì họ mới đến rạp, còn không thì chắc chắn lỗ vốn. Phòng chiếu 7 trên Megastar 2 hôm ấy chỉ có đúng 10 người, gồm cả vợ chồng tôi, bất chấp việc báo chí đã có nhiều bài ca ngợi phim này suốt cả tuần qua.
    Bởi thế, hẳn là sẽ có người hỏi tôi, nếu khán giả không đến rạp, thì liệu ALHĐ có cái gì đáng xem ? Vẫn đề tài chiến tranh, vẫn mấy diễn viên hài, người mẫu đóng phim, đại khái là cũ mèm rồi.
    Vâng, đề tài đúng là cũ thật, nhưng chủ đề tư tưởng cũng như cách làm phim thì lại có nhiều nét mới, mà thiết nghĩ, nếu bạn không muốn tiếp tục bị khinh thường theo cách nói của bác Phan Xinê thì bạn nên đến rạp, nhất là khi phim ca ngợi những phẩm hạnh của người phụ nữ, lại chiếu đúng dịp 8-3.
    Này nhé, cảnh anh gù chị Dần make love bên hàng hiên của một ngôi chùa đổ trong đêm mưa, dưới nền nhạc Ngồi tựa mạn thuyền cũng lãng mạn và thi vị chẳng kém đoạn Patrick Swayze và Demi Moore công kênh nhau dưới nền bài hát Unchained Melody trong phim "Ghost". Phần âm nhạc của Đức Trí là một trong những điểm son của bộ phim này khi khai thác rất tốt cả vốn âm nhạc truyền thống (âm thanh chủ đạo là tiếng Vilolin Ta - đàn nhị ý trong phường bát âm), chắc lọc, tinh tế, hoà quyện với những góc quay đẹp của Trinh Hoan. Rồi cảnh anh Gù chị Dần vái lạy bức tượng Phật cụt đầu, không quên thắp hương nốt cho cả phần đầu lăn lông lốc dưới đất hay cảnh mảnh áo lụa bị gió cuốn đi, mắc vào hàng rào dây thép gai... đều rất ấn tượng.
    Trước khi đến rạp, bác Minh gọi điện nhắc tôi nên mang theo khăn tay. Dĩ nhiên là tôi không khóc. Nhưng nếu là phụ nữ, có lẽ mình sẽ không cố nín nhịn, bởi đàn ông ai lại chảy nước mắt bao giờ. Đoạn chị Dần đi bán sữa lấy tiền may cho con chiếc áo dài đi học lại cover hình ảnh chị Dậu ngày nào, nhưng theo mạch truyện khá tự nhiên, không có gì gượng ép. Tôi hơi bất ngờ với diễn xuất của Trương Ngọc Ánh, hoá ra cô không chỉ biết tung tẩy trên sân khấu hệt như những manekin vô hồn. Tôi đã lặng người trước cảnh chị Dần lật từng mảnh chiếu để tìm xác con, hay cảnh bé Lụt khóc cầu xin bố đứng chôn chị An... Không phải phim Việt Nam nào cũng có thể cướp nước mắt của khán giả "ngọt ngào" đến thế.
    Nhưng cái được hơn cả chính là chủ đề tư tưởng của bộ phim. Tang thương chiến tranh là thứ mà cả dân tộc Việt Nam phải gánh chịu, không chừa ai cả. Nếu nói đến mất mát, thì ở đâu người dân cũng phải chịu đau khổ như nhau. Họ cũng không giác ngộ một điều gì cả, trong nhà họ cũng không treo ảnh lãnh tụ mà là ảnh của một cô diễn viên Tây (chắc là Audrey Hepburn hay Greta Grabo gì đó). Họ chỉ mong ước thật bình dị là chiến tranh kết thúc, để họ được sống trong hoà bình, con cái họ được ăn học tử tế.
    Họ không được lý tưởng hoá như chị Sứ hay anh Trỗi, nhưng như thế lại tự nhiên và hợp với tâm thế của những người cùng khổ trong giai đoạn tang thương mất mát ấy. Và với những người phụ nữ Việt Nam, nét đẹp nhất trong con người họ là đức hy sinh, chịu thương chịu khó (đoạn này mình viết hơi sến một tí, nhưng hợp với ngày 8-3, he he). Đừng gắn lên người họ những điều gì to tát, mà hãy cứ để họ thật thuần khiết như tà áo lụa trắng. Vậy thôi.
    * Phim Áo lụa Hà Đông (http://www.thewhitesilkdress.com/. Đạo diễn Lưu Huỳnh. Diễn viên chính Quốc Khánh, Trương Ngọc Ánh...) do Hãng Phước Sang, Cty BHD, Cty Ánh Việt hợp tác sản xuất với kinh phí lên đến gần 1 triệu USD. Bộ phim đã giành giải do khán giả bình chọn tại LHP Quốc tế Pusan (Hàn Quốc) năm 2006., đồng thời cũng từng được giới thiệu trên New York Times hay trên trang web nổi tiếng về giải trí, Variety.com. Đĩa nhạc sound track của bộ phim gồm có bài hát chủ đề do bác Hà Quang Minh nhà ta đặt lời, Đức Tuấn trình bày, nhưng mà em éo nhớ tên, bác Minh mà có vào comment thì bổ sung dùm.
    Được Hisashi sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 12/03/2007
  3. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Sẽ thật là thiếu sót nếu như không post lên lá thư mà mình biết được qua blog anh Hà Quang Minh - một người khác của báo TTVH
    Link: http://360.yahoo.com/profile-ilzsqpY5erccUIUChcTnbDW9BF.w
    Đây là bức thư mà chú Vũ Công Lập nhờ mình chuyển cho anh Lưu Hùynh sau khi chú đi xem ra mắt ÁO LỤA HÀ ĐÔNG với mình. Thực ra, mình rất muốn viết gì đó về ÁO LỤA HÀ ĐÔNG nhưng vì quá thân với anh Lưu nên không muốn viết ra để mọi người nghĩ là bập bênh người quen. Nhưng mọi người hãy xem cái thư của chú Lập nhé (nó cũng được đăng 1 phần trên TTVH) và hãy đi xem ÁO LỤA HÀ ĐÔNG nếu như thực sự yêu VIỆT NAM. Xem đi để rồi thấy không thể vơ đũa cả nắm mà chửi phim Việt được. Vẫn có cái để tự hào đấy chứ.
    Quả đầu - thư của chú Lập gửi anh Ba Lưu (tức đạo diễn Lưu Hùynh):
    Áo Lụa Hà Đông
    [​IMG]
    Ngày tôi còn nhỏ, cả nhà tản cư về Thanh Hoá. Bố tôi là cán bộ nhà nước và chúng tôi thường ở nhờ nhà dân. Đấy là lúc tôi còn bé lắm, khoảng 4 đến 7 tuổi . Có một số chuyện sau này tôi quên, nhưng có nhiều chuyện tôi mãi mãi nhớ. Như chuyện tôi cứ mỗi chiều lại đứng ở đầu nhà ngóng mẹ về. Mẹ tôi dậy học ở thị trấn Voi, sáng đi, chiều về trên đoạn đường có chiều dài 7 cây số. Dĩ nhiên là đi bộ. Cứ mỗi buổi chiều, tôi lại ra đầu hồi ngôi nhà tranh đón chờ mẹ. Có những bữa mẹ về muộn, trời đã sập tối mà vẫn chưa thấy bóng mẹ, thế là tôi khóc. Nước mắt cứ tự thế mà chẩy ra, tiếng nấc âm thầm trong cổ họng, nghẹn ngào. Tôi thấy mình như mồ côi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thường nhớ đến những buổi chiều ngóng chờ ấy và đôi khi vẫn chẩy nước mắt. Tôi thương mẹ vô cùng, mà cũng tự thương mình vô cùng. Cái cảm giác đơn côi xót xa, thậm chí đôi khi hoảng sợ với ý nghĩ: ngộ nhỡ hôm nay mẹ không về ? Mẹ tôi đã mất rồi, trong rất nhiều hình ảnh mẹ trong lòng tôi, bóng dáng mẹ xiêu xiêu bước vội về với con là hình ảnh vừa vui vừa buồn, tha thiết lắm mà cũng day dứt lắm.
    Mẹ tôi là một phụ nữ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dẫu quê gốc là Vân Đình, Hà Đông. Theo chồng đi kháng chiến, mẹ sống giản dị, kham khổ một cách tự nhiên. Nhưng khi đi dạy học, bao giờ mẹ tôi cũng mặc áo dài. Vì thế, cái hình ảnh mẹ mà tôi đón chờ mỗi chiều là hình ảnh một người phụ nữ mảnh mai, tóc búi tó, mặc áo dài, và tà áo lúc nào cũng phất phơ trong gió. Chính cái tà áo dài phất phơ đó giúp tôi nhận ra mẹ từ rất xa, giúp tôi phân biệt hình bóng mẹ với những người phụ nữ khác trên đường, và chẳng bao giờ nhầm, chưa khi nào lẫn. Vào thời buổi ấy, phụ nữ Thanh Hoá, ở nông thôn, thường mặc váy ( tiếng địa phương gọi là ?omấn? ). Đây là thứ váy phía dưới xoè rộng, vải lại rất cứng, không bao giờ phất lên được.Trong tuổi thơ non nớt của tôi, mẹ mới chính là tà áo dài phất lên trong gió.
    Sau này lớn lên, tôi được tuyển sang CHDC Đức làm nghiên cứu sinh. Vào những năm 70, CHDC Đức là một trong những nhà nước anh em ủng hộ chúng ta mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Cho nên, bạn hiểu về ta khá kỹ, hiểu cả về phong tục và truyền thống Việt. Ngày ấy, có hai từ Việt Nam mà bạn không dịch sang tiếng Đức: NEM và AO DAI. Nem là món ăn. áo dài là đồ mặc. Thầy dậy tiếng Đức bảo chúng tôi: đơn giản chỉ vì đấy là những từ không thể dịch nổi. Không dịch nhưng rất hiểu. Thậm chí hiểu thấm thía hơn tất cả những gì đã được dịch và có thể dịch. Miếng nem ròn tan, thơm lừng trong những bữa liên hoan và bóng áo dài thon thả, tà áo dài phấp phới tung bay khoe vẻ đẹp khó có gì so sánh trong dịp lễ hội. Hội hè của Việt Nam, bạn bè được mời thường vui vẻ hỏi: có món nem không ? chị em có mặc áo dài không ?
    Đấy là những lúc đất nước còn nghèo. Chưa có các kiểu áo dài phong phú như hiện nay. Mỗi người chỉ có được một tấm áo dài đã là hạnh phúc lắm. Vải may áo dài cũng khiêm tốn , cũng giản dị. Vì thế, lưu học sinh Việt Nam chỉ mặc áo dài trong những buổi tiếp tân ngoại giao long trọng hay trong những lễ hội dân tộc lớn. Nhưng ấn tượng của áo dài thì rất mạnh. Khi tôi lớn lên, đi xa hơn và hiểu rộng hơn, tôi sớm hiểu áo dài là cái quý giá, là niềm tự hào, là cả phụ nữ Việt Nam, là cả dân tộc Việt Nam. áo dài, đó là một trong những cái giúp cho mình chính là mình.
    Với sự tôn trọng và với tình yêu thiêng liêng ấy, tôi đi xem phim ?oáo lụa hà đông?.
    x
    x x
    Ngay từ đầu phim, tôi đã cảm thấy tiếng sấm rền và tiếng mưa dội như một ám ảnh. Dân tộc mình có một cách diễn đạt: như sấm giữa trời quang. Những nỗi bất ngờ dữ dội đầy tai họa. Bất ngờ trong mỗi cuộc đời, trong mỗi gia đình, với cả dân tộc. Tai hoạ trải suốt dọc chiều dài thời gian, chiều dài không gian. Dữ dội với cả người trong cuộc và người chứng kiến. áo lụa Hà Đông là một cái tên mềm mại nhưng chứa đựng một nội dung cực kỳ dữ dội, được dồn nén từ đầu đến cuối. Đau thương lắm, mất mát nhiều, còn cơ cực thì đủ điều. Những cái chết vì bom đạn, trực tiếp hay gián tiếp. Những cái chết trong nước lũ cuồn cuộn, trong lửa thiêu rần rật.
    Cháu Hội An có cái tên rất đẹp , bị bom dội chết ngay khi đang đọc bài văn vô cùng cảm động trước cả lớp học, bài văn nói về cái áo dài được truyền lại trong 3 đời một gia đình rất nghèo, để rồi hai chị em chung nhau một áo, thay áo đổi cho nhau trong một cái miếu giữa đồng, và để cho khỏi muộn giờ học, chị em phải cầm dép lên tay tất tả mà chạy. Cũng vì muốn mua thêm một cái áo dài cho con mà chị Dần cố sức vớt củi trôi trên dòng nước lũ giữa trời dông gió, đến nỗi không may chết đuối trong tiếng sấm dữ dội và đen bạc. Cuối cùng, anh Gù lao vào căn nhà đang bùng bùng cháy do bom rơi để tìm lại chiếc áo dài của vợ, của con. Những cái chết chung quanh một chiếc áo dài. Chiếc áo dài của mẹ anh Gù chuyển sang cho chị Dần, rồi chị Dần cắt may lại cho hai con gái. Chiếc áo dài từ Bắc vào Nam. Chiếc áo dài chứa đựng biết bao thân phận, để rồi cuối cùng trở thành một lá cờ phất lên giữa dòng người, hoá thân thành bao nhiêu áo dài trắng trong tinh khiết khác khi kết phim.
    Nói đến áo dài là nói đến người phụ nữ Việt Nam. Trong ?oáo lụa Hà Đông? , có một chiếc áo mà che trở cho hình hài đến 4 người phụ nữ: mẹ anh Gù được nhắc tới như một kỷ niệm, chị Dần, và hai con gái. Nhiều thế hệ, nhưng có những tiêu chí chung cho phẩm giá. Khi trao áo cho con, trong những lời căn dặn của chị Dần, có từ ?ođoan trang?, một từ mà cháu Hội An chưa thể hiểu ngay. Về sau cháu rất sợ khi lỡ để dây mực trên áo, dù cháu không có lỗi. Vì làm bẩn áo có thể ghép vào ?otội? làm hoen hố cả sự trong trắng. Cảnh hai chị em hớt hải gột vết mực loang trên áo sao mà thương. Đấy không chỉ là chuyện giặt áo, mà còn là chuyện bảo vệ những phẩm giá của mình. Những phẩm giá của phụ nữ Việt Nam trong một tà áo dài.
    Trong những phẩm giá ấy, đức hy sinh có giá trị đặc biệt, trước hết là hy sinh cho chồng-con. Kể cả hy sinh cái ?ođoan trang?. Cảnh chị Dần đi bán sữa là một cao trào của phim. Bán sữa khi con đang khát sữa. Rất đau đớn, nhưng đã từng thấy ở đâu đó. Như một kiểu chị Dậu của ?oTắt đèn?. Nhưng đây không phải là bán sữa mình để nuôi con người ta, mà là nuôi ?ocụ? người ta. Ghê gớm hơn cả là cái cách bán sữa: sau một hồi chuông rung, chị Dần đưa vú qua một ô cửa tròn có hình rồng hình phượng gì đó, còn ?ocụ? Thòn thì trực tiếp ?obú tí? chị qua cái ô oan nghiệt ấy. Khi ?ocho bú?, chị Dần áp chặt mình vào cánh cửa, hai tay bám lấy tấm gỗ: một hình ảnh gợi ta nhớ tới cảnh Chúa Giê-xu bị đóng đinh lên cây thập tự.
    Chính đức hy sinh tạo ra sự bất tử. Phần cuối phim, khi bố con anh Gù trở lại ngôi nhà đang cháy để tìm lại chiếc áo dài bỏ quên, sau khi anh Gù lao vào đám cháy như con thiêu thân, chị Dần bỗng xuất hiện trở lại. Chị bò ra từ đám cháy, trong chiếc áo dài mầu trắng. Thậm chí trắng hơn chính chiếc áo dài ấy trong những lúc bình thường. Phải chăng đây chính là đức Chúa phục sinh, tái hiện hình ? Chắc chắn đấy chính là biểu tượng cho sự bất tử của chiếc áo dài Việt Nam, khi nó vượt qua khuôn khổ hình hài của một chiếc áo, để có đời sống riêng của một linh hồn. Chiếc áo dài hiển linh. Và đấy chính là lý do vì sao phim được kết lại trong bóng dáng gần như bất tận của những chiếc áo dài Việt Nam vừa đẹp đẽ lại vừa trắng trong.
    x
    x x
    Trong cái gia đình Việt Nam anh Gù- chị Dần vất vả đến mức điêu linh vì cuộc trường chinh mưu sinh ấy, chỉ có mỗi mình anh Gù là nam giới, là đàn ông, bởi cả 4 đức con sinh ra đều là gái. Anh sinh ra có tật gù lưng và bị bỏ rơi trong chiến áo dài bên gốc đa làng. Theo mô tip thông thường, khán giả chờ đợi việc chính nhờ chiếc áo ấy mà anh tìm lại được gốc gác và thân phận của mình. Nhưng chuyện đó không hề có: tác giả không đi theo những ngả đường mòn.
    Tất cả bắt đầu từ sự lựa chọn: tự lựa chọn và quyết tâm theo đuổi sự lựa chọn của chính mình. Anh Gù được nuôi dậy và hầu hạ trong gia đình ông bà Phán. Một lần anh ăn cắp thóc, nhưng một bạn áo ngắn đã che dấu cho anh. Tới khi thấy người bạn ấy phải chịu tội thay thì anh Gù không cam lòng: anh nhận lỗi, có nghĩa là nhận sự đoạ đầy. 100 roi phạt trên tấm lưng toé máu. Chi Dần nhận lời chạy theo anh sau khi sờ tay lên tấm lưng toé máu ấy. Sau này chị có nói: Em theo anh chính vì anh luôn biết sống cho người khác. Cũng là đức hy sinh. Mỗi người có một cách hy sinh khác nhau, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của riêng mình.
    Mặc dù phải cùng nhau chịu đựng rất nhiều nỗi thống khổ, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao của anh Gù- chị Dần khi có được nhau để cùng chung sống. Trường đoạn đêm trăng hai anh chị ngồi tâm sự bên gốc cau là một trường đoạn đẹp. Cảnh quê đơn giản, những lời nói mộc mạc, nhưng nghĩa tình thì sao mà sâu nặng. Đấy cũng là Việt Nam chăng ?
    Anh Gù có một cái nhị. Giai điệu quen thuộc ?ongồi tựa mạn thuyền? được tấu lên nhiều lần trong phim. Đi đâu anh Gù cũng mang theo cái nhị thân yêu ấy như kiểu một tấm bùa hộ mệnh. Khi chị Dần chết mất xác trên sông, anh Gù đã lấy chính cái nhị ấy làm bình nhang thắp lên những nén hương tiễn biệt chị Dần. Một dòng sông, vừa nổi bão tố gió sóng cuồn cuộn, lại rất mênh mang vô định khi tiễn biệt hồn người. Cái nhị lênh đênh, nén hương lạnh lẽo. Nhưng lòng người xem thì thắt lại vì đau đớn, bỏng cháy lên vì xót thương.
    Nuôi con vốn là thiên chức của người mẹ. Nhưng anh Gù có cái cách riêng của mình để dậy con. Anh ngồi bàn học cùng với con, tập toẹ từ trình độ vỡ lòng, để cho con làm cô giáo của chính mình. Bàn tay vụng về cầm viên phấn, nét chữ c hơi thừa một chút phải xoá bớt, nhưng cặp mắt anh Gù buổi tối ấy vừa tươi vui lại vừa quyết tâm. Ôi , hạnh phúc sao mà giản dị .
    Tác giả để cho gia đình anh Gù- chị Dần không hề có lấy một đám cưới, dù có với nhau 4 mặt con và sống với nhau bằng cả máu và nước mắt. Thầy bói bảo: Phải cứơi nhau đi thì mới có thể tránh khỏi tai vạ. Anh Gù xé lịch từng ngày để chờ cái ngày đẹp có thể làm đám cưới. Nhưng có ngày thì chẳng còn người. Cái đám cưới hò hẹn, thề thốt kia chỉ có thể là một giấc mơ: chị và các con anh mặc áo dài trắng đi trong xác pháo thắm đỏ, còn anh vẫn gánh hến trên vai: ai mua hến đi. Con hến vớt cực nhọn trên dòng sông, nấu cực nhọn trên bếp củi, rồi tãi lấy nhân cũng cực nhọc, bán từng bát? từng bát với giá rất rẻ. Những cảnh này trong phim đều rất đạt.
    Thường thì người ta nói rằng: trong mỗi thành công của người đàn ông đều có bóng dáng của một người phụ nữ. áo lụa Hà Đồng như thêm vào một vế khác: bên cạnh mỗi người phụ nữ bao giờ cũng có một người đàn ông. Chiếc áo có xuất sứ trong phim là để bao bọc cho bé Gù. Cuộc ra đi làm nên câu chuyện chiếc áo cũng chính bắt đầu từ sáng kiến và quyết tâm của anh Gù. Anh tồn tại mà không cần tên, chỉ cần một biệt danh dù không đẹp cho lắm. Chiếc áo dài không còn là chuyện của một người, một giới, mà trở thành câu chuyện chung của tất cả.
    x
    x x
    áo lụa Hà Đông được khán giả bình chọn ưa thích nhất trong một Liên hoan phim tổ chức ở Hàn Quốc. Đấy là điều đáng để ý, vì thông thường, sẽ là việc khán giả Việt Nam bình chọn cho phim Hàn Quốc chiếu trên VTV hay HTV hoặc x TV gì đó! Phim có phụ đề tiếng Anh hoàn chỉnh. Xem phim, tôi thấy tiếc cho các bạn nước ngoài. Giá các bạn là người Việt Nam thì có lẽ tỷ lệ bình chọn cho phim còn cao hơn nữa.
    Bởi vì trong phim có vô số tình tiết hết sức Việt Nam. Như những cảnh liên quan đến con hến trong đời sống bình dân. Như giai điệu và âm hưởng ?ongồi tựa mạn thuyền?. Như cảnh quả cau nẩy mầm trong chiếc áo dài và rụng đi một quả đơn côi khi có chuyện buồn. Rồi những lời thoại khi chuyển sang tiếng Anh chỉ còn có thể bảo đảm được phần ngữ nghĩa chứ khó mà giữ trọn được cung bậc phong phú của sắc thái tình cảm? Có lẽ những cảnh phim đủ độc đáo để khác giả nước ngoài vẫn có thể hình dung để cảm thụ phần căn bản về bản sắc Việt Nam ? Giống như chúng ta dẫu chưa bao giờ ?olàm một bi? nhưng cũng vẫn hiểu cảnh anh Gù vê thuốc, tiêm thuốc, châm thuốc cho ông Phán !
    Ngoài phần hình ảnh đã nhắc tới nhiều, ngoài tiếng sấm đầy tính dự cảm và giai điệu ngồi tựa mạn thuyền da diết nhắc đi nhắc lại, phần âm nhạc trong phim cũng là một thành công lớn. Rất dân tộc những cũng rất hiện đại, đôi lúc đến mức cao sang, đủ sức tạo nên một cái nền âm thanh cho hình ảnh và các sự kiện.
    Không hiểu các chuyên gia đánh giá thế nào là một phim hay ? Không hiểu khi tổng kết về doanh thu, ?oáo lụa Hà Đông? sẽ đứng ở vị trí thứ mấy ? Tôi chỉ là một người xem phim bình thường. Tôi xem phim chỉ vì những tiêu chí của riêng tôi mà thôi. Xem ?oáo lụa Hà Đông? tôi vừa được sống lại chính cuộc đời tôi với người mẹ không còn nữa, với những năm được vinh dự làm người Việt Nam học tập ở nước ngoài, tôi lại vừa được sống thêm biết bao số phận con người khác, để trân trọng, để xẻ chia, để khóc hay cười, để qua đó nghĩ và cảm nhiều hơn về chính mình.
    Khi bé Hội An đọc bài văn, phim cho thấy lại nhiều cảnh sống liên quan đến bài văn đó. Ngày ở Thanh Hoá khi tôi còn nhỏ, vì sợ máy bay Pháp oanh tạc, áo dài của mẹ tôi phải nhuộm nâu chứ không còn sắc trắng. Sau đó mẹ sinh em bé, mẹ lại cắt áo dài ra nhiều mảnh để làm tã, may áo cho em. áo lụa Hà Đông là một bộ phim rất gần gũi, thân thuộc, và tôi ngồi trong rạp thoắt cái đã hết hai giờ đồng hồ. Được sống với những cảm xúc đỉnh điểm như vậy thật không dễ chút nào. Phải chăng đó cũng là một thành tích cơ bản của bộ phim ?
    Cho nên, xin được nói một câu thôi: Xin cảm ơn tất cả những ai đã làm ra bộ phim ?oáo lụa Hà Đông?.
    Ngày 01 tháng 03 năm 2007.
  4. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Một bài review ngắn của mình sau khi xem phim
    Link: http://360.yahoo.com/whitecondor88
    [​IMG]
    Tình hình là bận học hành quá nên cũng chả có thời gian update blog thường xuyên như trong 2-3 tháng qua được. Tuy nhiên hôm qua vẫn thu xếp được thời gian để đi xem "Áo Lụa Hà Đông". Mình khá chú ý tới phim này từ tháng 11 năm ngoái khi nó được giải do khán giả LHP Pusan Hàn Quốc bầu chọn.
    Nhìn chung chỉ cần đọc qua nội dung là đã thấy phim này khá hơn hẳn mấy phim thị trường mì ăn liền công chiếu đợt Tết vừa rồi. Hà Đông những năm 50 của thế kỷ 20, Dần (Trương Ngọc Ánh) là người ở trong một gia đình địa chủ tàn ác. Còn Gù (Quốc Khánh) thì đi ở cho một tay cường hào tại địa phương nằm dưới sự giật dây của thực dân Pháp. Hiện thực đau khổ không ngăn được việc Dần và Gù bí mật hẹn hò với nhau. Rồi lợi dụng việc tay cường hào bị ám sát cùng cuộc nổi dậy của người nông dân dưới sự lãnh đạo của *********, hai người bỏ trốn. Thứ duy nhất mà Dần mang theo, cũng là thứ duy nhất có giá trị với cô là chiếc áo dài bằng lụa trắng mà Gù tặng cô như một món quà đính hôn.
    Trải qua biết bao bể dâu, khi cuộc sống bán hến của hai vợ chồng ngày càng khốn khó, Dần buộc phải đi bán nguồn sữa của mình để kiếm thêm tiền nuôi con. Nhưng kẻ mua nguồn sữa của cô không phải để dành cho những đứa trẻ khát sữa, mà là một lão già bệnh hoạn.
    Bi kịch gia đình xảy ra khi Gù phát hiện ra việc làm của Dần, dẫu vô cùng thương vợ nhưng anh vẫn không thể chấp nhận hành động đó. Chiếc áo lụa giờ được Dần trao lại cho đứa con gái để tiếp tục đến trường. Rồi chiến tranh lại nổ ra và sự ly tán ắt hẳn sẽ đến?
    Toàn bộ ?oÁo Lụa Hà Đông? như một bản trường ca kéo dài từ năm 1954 tới năm 1966 khi bộ phim xoay quanh những bi kịch của một gia đình nông dân nghèo lúc loạn lạc và chiến tranh ập tới. Đồng thời, hình ảnh chịu thương chịu khó của nhân vật Dần là một điển hình cho người phụ nữ Việt Nam, tượng trưng cho đức hạnh và sự dịu dàng.
    Sẽ có những cảnh trong phim gây shock và khiến bạn phải rơi nước mắt. Ví dụ như cảnh Dần đi bán sữa cho lão già người Tàu khựa bệnh hoạn hay đám cưới trong tưởng tượng giữa một bầu trời những xác pháo hồng bay lả tả rất dễ gây liên tưởng đến tác phẩm "Oasis" của đạo diễn Lee Chang-Dong.
    Với trung tâm là diễn xuất sáng chói của nữ diễn viên Trương Ngọc Ánh trong vai cô Dần tần tảo và sự duyên dáng dễ thương của những diễn viên nhí trong vai các cô con gái đáng yêu, bộ phim thật sự vang lên lời tri âm đến sự chịu đựng và rộng lượng của người phụ nữ Việt Nam được hình tượng bởi chiếc áo dài Việt Nam, một biểu tượng văn hoá đặc trưng.
    Ngoài ra, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới phần quay phim, hiệu ứng ánh sáng, âm thanh và đặc biệt là soundtrack cực kỳ ấn tượng do nhạc sỹ Đức Trí đảm trách của bộ phim. Chính những điều này sẽ khiến cho bạn còn bị ám ảnh về câu chuyện của Gù và Dần sau khi rời rạp. Tôi không dưới một lần bị giật mình vì những tiếng bom nổ. Còn lúc ngồi xem với lũ bạn mà bọn nó cứ liên miệng kêu Việt Nam mà quay phim với làm nhạc kinh thế - cứ như Hàn Quốc (nhưng mà đính chính là những nhát quay phim từ trên cao là do mấy ông Tây làm hộ nha - hehe).
    "Áo Lụa Hà Đông" không hẳn là hoàn hảo khi hơi ôm đồm nhiều chi tiết khiến phim khá dài và dễ gây mệt mỏi cho người xem. Tuy nhiên, điều quan trọng là tư tưởng khá hay của các nhà làm phim khi họ không cố anh hùng hóa, lý tưởng hóa những Gù và Dần lên như nhiều bộ phim khác có chủ đề chiến tranh. Ở đầu phim họ là những con người bình thường và tới cuối phim họ vẫn chỉ là như vậy. Họ chỉ mong ước biết được hòa bình là thế nào, mong những đứa con gái của mình có đủ miếng cơm, manh áo, thành người, đói cho sạch mà rách cho thơm.
    Chỉ mỗi một điều khó hiểu là Megastar có vẻ như không hứng thú với việc chiếu phim này lắm thì phải? Trong khi phim khởi chiếu từ ngày thứ 2 thì cho đến trưa hôm qua vẫn không hề treo poster quảng cáo. Còn poster các phim đã ngừng chiếu từ hôm Chủ Nhật như "Chuông Reo Là Bắn" hay "Võ Lâm Truyền Kỳ" thì vẫn treo lên như... trêu ngươi khán giả.
    Mong rằng "Áo Lụa Hà Đông" sẽ không phải là một "Sống Trong Sợ Hãi" thứ hai... Và như lời khuyên của anh Hoàng Nhật thì "Áo Lụa Hà Đông" đúng là phim nên xem dịp mùng 8-3... Coi như một lời chúc sớm tới chị em phụ nữ nhân ngày lễ đặc biệt này!
    8/10
  5. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Hay một review cực kì công phu của một fan điện ảnh thứ thiệt Minh Thi
    Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-MRCsWwg8YraRtLI5iIDPzg--?cq=1&p=953
    Lời mở đầu:
    Tuy tớ là người rất yêu điện ảnh, thậm chí nhiều khi phát khùng vì điện ảnh - bùng học trễ hẹn lơ là bài tập cãi nhau gây gổ vì phim, nhưng tớ không phải là người luôn luôn ủng hộ điện ảnh Việt Nam. Lí do? Tớ chẳng nói chắc các bạn cũng hiểu cả. Phim Việt Nam dở nhiều hơn hay, mà đã dở thì dở quá trời quá đất, dở tới mức xem chưa tới nửa phim đã thấy lộn ruột điên tiết quyết tâm rũ áo rời rạp một đi không trở lại. Dở đến mức có cho vé cũng chẳng thèm đi xem, thậm chí có cho tiền chưa chắc đã đi (trên 50k thì đi, không thì miễn - thời gian là vàng bạc). Phim giải trí chẳng ra giải trí (xem mà tức anh ách vì các tình tiết thậm vô lý mà nội dung thì nhảm nhí vô cùng), phim nghệ thuật cũng chẳng ra nghệ thuật (chỉ được cái giáo huấn, ý đồ thì lộ liễu mà diễn xuất thì giả tạo). Tóm lại là tớ đã từng ghét phim Việt Nam, ghét lắm.
    Nhưng mà đấy là?hồi xưa thôi. Hê hê. Ngày nay thái độ của tớ tích cực hơn nhiều rồi các bạn ạ. Và cái thái độ ấy của tớ thay đổi 150 độ chỉ sau khi xem ba bộ phim điện ảnh rất khá khẩm: Sống trong sợ hãi, Mùa len trâu, và Áo lụa Hà Đông. Hai phim Sống trong sợ hãi và Mùa len trâu thì tớ xem lâu rồi, mà trí nhớ của tớ rất kém nên không thể viết bài giới thiệu cho các bạn biết được (mà giới thiệu cũng chẳng để làm gì vì phim có chiếu ngoài rạp đâu). Nhưng theo ý kiến của tớ thì hai bộ phim này đều có cái hay riêng (dù tất nhiên chưa thật hoàn hảo). Phim Mùa len trâu kể về cuộc sống ba chìm bẩy nổi của người dân nghèo vùng sông nước Nam Bộ. Điểm mạnh của bộ phim là diễn xuất chân thực của dàn diễn viên và những thước phim sống động, rất có hồn và rất Việt Nam. Phim Sống trong sợ hãi thì tớ thích hơn vì có những nét mới lạ và độc đáo (phim Việt Nam mà mới lạ và độc đáo, khó tin không?). Phim dựa trên một câu chuyện có thật, kể về một ông làm công việc gỡ mìn nuôi cùng lúc hai bà vợ. Là một drama nhưng Sống trong sợ hãi cũng là một thriller luôn, vì phim có tiết tấu nhanh, nhiều khi hơi dồn dập, nhưng xen lẫn những đoạn phim hồi hộp căng thẳng là những tình tiết rất hài hước, vui nhộn, mà cũng rất Việt Nam. Tóm lại tớ khá thích hai phim này. Dù cả hai bộ phim đều không hoàn hảo nhưng khi xem xong thì một người thờ ơ với điện ảnh nước nhà như tớ cũng bắt đầu ?oôm ấp? trong lòng hi vọng về một tương lai tươi sáng cho điện ảnh Việt Nam (viết như trả bài tập làm văn).
    Thôi chết, đọc Chuyện dài bất tận nhiều quá nên tớ đâm ra lẫn rồi. Ý định của tớ là giới thiệu về phim Áo lụa Hà Đông, mà bây giờ lại còn nói lan man sang hai phim kia. Bây giờ tớ vào chủ đề chính luôn nhé.
    Là thế này. Hôm nọ tớ đang bận túi bụi để chuẩn bị hoàn tất cái bài research dở hơi dở hầm của tớ thì Hisashi bảo tớ đi xem Áo lụa Hà Đông. Đầu tiên tớ cũng nghi ngờ lắm lắm. Dù Hisashi có khen phim này thì tớ vẫn rất nghi ngờ, vì nghĩ chắc là phim chỉ hay so với phim Việt Nam thôi. Sau đó tớ đi tìm hiểu về phim này trên mạng thì mò ra cái tên lạ hoắc của ông đạo diễn (có biết gì đâu mà không lạ), rồi vào website của phim thì thấy nghèo nàn buồn tẻ hết biết. Đã định không xem, nhưng hôm sau học hành mệt mỏi chán ngán quá nên cuối cùng tớ cũng mò lên tầng 6 Vincom. Ý định của tớ là?xem lại Dreamgirls vì tớ đã sẵn mê nhạc nhẽo phim này lắm rồi. Nhưng thế nào mà Dreamgirls lại chiếu vào lúc 4h15, mà lúc tớ lên thì đã 5h15 rồi. Nên cuối cùng tớ bấm bụng ?oliều? mua vé xem AOHĐ xem điện ảnh Việt Nam bây giờ khá khẩm tới độ nào rồi.
    Xem xong thì?ôi thôi. Bất ngờ. Bất ngờ.
    Bất ngờ thế nào thì xem mời các bạn đọc tiếp review dưới đây của tớ rồi sẽ rõ.
    [​IMG]
    Thể loại: Chiến tranh, lịch sử
    Thời lượng: 135 phút
    Kinh phí: 1 triệu USD
    Đạo diễn: Lưu Huỳnh
    Quay phim: Trinh Hoan
    Âm nhạc: Đức Trí
    Kịch bản: Lưu Huỳnh
    Diễn viên: Trương Ngọc Ánh, Quốc Khánh, Kim Thư, Hồng Vân, Hà Kiều Anh,?
    Giải thưởng: Giải ?oKhán giả bình chọn? tại LHP Quốc tế Pusan 2006.
    Áo lụa Hà Đông là câu chuyện xoay quanh cuộc đời một đôi vợ chồng nghèo trong chiến tranh. Hai nhân vật chính Dần (Trương Ngọc Ánh đóng) và Gù (Quốc Khánh) đều đi làm người ở cho những gia đình giàu có ở tỉnh Hà Đông. Cùng chịu chung số phận vất vả, tủi nhục của những kẻ làm thuê, họ đem lòng yêu nhau rồi bí mật hẹn hò, đính ước. Khi những cuộc nổi dậy do ********* lãnh đạo nổ ra, hai người dắt díu nhau vào miền Trung sinh sống với hi vọng xây dựng một gia đình hạnh phúc, sướng khổ no đói cùng có nhau.
    Nhưng số phận không chiều lòng người hiền. Hai vợ chồng ăn ở lương thiện, nai lưng ra làm ăn không quản khó nhọc mà vẫn không đủ ăn. Đứa con này chưa kịp lớn, đứa con khác đã lại ra đời, cuộc sống ngày càng vất vả bấp bênh. Họ sống lay lắt qua ngày với những bữa cơm đạm bạc, nhiều khi chỉ biết húp cháo cầm hơi. Tới khi hai đứa con lớn đi học, cô giáo yêu cầu hai em mặc áo dài đến trường, hai vợ chồng phải tìm cách xoay xở may cho được hai tấm áo dài trắng. Sợ các con nghỉ học vì xấu hổ với bạn bè, Dần tìm cách làm vú nuôi cho một gia đình giàu có. Nhưng kẻ mua nguồn sữa của cô trớ trêu thay không phải là một đứa trẻ sơ sinh, mà là một lão già bệnh hoạn. Từ đó Dần đã vất vả cùng cực lại phải hứng chịu cảnh làm thuê tủi nhục ê chề?Rồi chiến tranh nổ ra, hiểm họa đêm ngày rình rập, biết bao tai ương giáng xuống đầu những mái ấm gia đình hạnh phúc?
    Nội dung của Áo lụa Hà Đông hoàn toàn không mới, nếu không nói là khá cũ khi các đề tài về chiến tranh, tình cảm gia đình trong hoàn cảnh nghèo khó, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã được khai thác quá nhiều. Thế nhưng bộ phim vẫn thu hút khán giả (ý tôi là cuốn hút khán giả khi xem phim, chứ chưa dám nói đến lượng khán giả đến rạp vì phim lúc này vẫn đang đuợc trình chiếu), thậm chí còn lấy được nước mắt của người xem nước ngoài, thì quả thật là một thành công lớn. Riêng tôi khi xem phim này đã hai lần không cầm được nước mắt vì bộ phim quá cảm động và chân thực.
    Từ đầu đến cuối phim, người xem được sống cùng với nhân vật như thể họ là người thật ngoài đời. Khán giả cười khi họ vui, khóc khi họ buồn, nơm nớp lo sợ cho số phận của hai vợ chồng và con cái họ mỗi lần bom nổ đạn rơi. Họ như sống thật bên mình, và họ thật đến vậy không chỉ nhờ nỗ lực diễn xuất của các diễn viên trong phim, mà thật ra, còn là vì họ có thật. Có thể ngoài đời không có một anh Gù vừa già vừa thấp lấy được cô vợ hiền ngoan, hay không có một cô Dần phải bán sữa mình cho một lão già bệnh hoạn để nuôi con, nhưng đã có biết bao gia đình, biết bao đứa trẻ ngây thơ vô tội đã phải sống trong cảnh thương đau như gia đình Gù-Dần ngày ấy. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho một gia đình Việt Nam thời chiến. Và hình ảnh đẹp nhất, sáng chói nhất chính là Dần, người vợ, người mẹ đã hi sinh tất cả vì chồng, vì con.
    Thành công lớn nhất của Áo lụa Hà Đông, theo tôi, không phải là ở những thước quay đẹp và nghệ thuật, cũng chẳng phải là ở phần âm nhạc xuất sắc ngốn hàng triệu đồng VN, mà chính là hình ảnh áo dài Việt Nam đã được xây dựng hết sức thành công. Áo lụa Hà Đông tuy dàn trải, dài dòng, ôm đồm nhiều chi tiết, nhưng không bao giờ đi lệch chủ đề chính. Xuyên suốt bộ phim là hình ảnh tấm áo dài gợi cảm và duyên dáng, biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tấm áo dài được chuyền tay qua nhiều thế hệ. Nó ấp ủ, chở che Gù những ngày anh còn đỏ hỏn, rồi được Gù trao cho Dần làm quà cưới, và sau đó trở thành tấm áo học trò của hai cô con gái. Dù được sử dụng vào mục đích nào, tấm áo cũng được nâng niu, trân trọng như một vật báu trong gia đình. Thế nhưng có biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ để có được tấm áo dài tinh khôi, duyên dáng ấy.
    Theo ý kiến của tôi, Áo lụa Hà Đông thực sự đã khắc phục được một nhược điểm lớn của phim Việt Nam (nói chung). Đó là tính giả tạo, giáo huấn. Dù chủ đề của bộ phim rẩt đơn giản và dễ hiểu, nhưng nó lại được chuyển tải một cách rất khéo léo, chân thực và cảm động. Trong phim có đoạn Dần dạy con gái phải đứng đắn, đoan trang, nhưng đoạn phim không hề có vẻ giáo huấn đạo đức giả, mà chỉ giống như một lời khuyên nhủ chân tình của người mẹ với con gái. Và mặc dù khá dàn trải, phim không hề lợi dụng quá đáng lời thoại để chuyển tải nội dung. Nhiều đoạn thậm chí không có một lời nào được thốt ra, hoặc không có tiếng động, vừa để gây cảm xúc nơi người xem, vừa để tạo ra những khoảng lặng hợp lí cho bộ phim.
    Phim có nhiều cảnh quay đáng nhớ. Ngoài những đoạn flying-cam lạ mắt lần đầu tiên xuất hiện trong phim Việt Nam, còn có những thước phim được quay rất nghệ thuật cho thấy sự dàn dựng công phu và đầu tư ?ochất xám? rất đáng trân trọng của đoàn làm phim (đặc biệt là quay phim Trinh Hoan). Tôi thực sự bất ngờ khi lần đầu tiên được xem một cảnh ?onóng bỏng? vô cùng nghệ thuật trong bộ phim này. Đó là khi hai thân thể người đàn ông và người đàn bà quyện vào nhau trong giây phút thăng hoa của tình yêu dưới dưới làn mưa như trút nước. Cảnh phòng the (thực ra làm gì có phòng, chỉ có mái tranh thôi) trong phim thực sự đã gây được một ấn tượng vô cùng đậm nét trong lòng tôi, một người đã xem quá nhiều phim (?kiểm duyệt) tới mức ngán ngẩm cả thể loại phim tình cảm Mỹ (trừ một số phim hay thì không nói làm gì, hehe). Ngoài ra trong phim còn có một cảnh đám cưới trong tưởng tượng của Gù cũng hết sức ấn tượng. Đám cưới trong mơ có xác pháo bay ngập trời, năm mẹ con đều mặc áo dài trắng muốt, mà nổi bật nhất, đẹp nhất chính là Dần trong hình thể người mẫu Trương Ngọc Ánh (!).
    Nhưng có lẽ đoạn ấn tượng nhất trong phim chính là cảnh Dần bán sữa. Cô áp ngực mình vào tường, để một bên bầu vú lọt qua một lỗ nhỏ của một bức tường mỏng. Bức tường ngăn cách cô và ?okhách hàng? - lão già bệnh hoạn ngấu nghiến bú sữa từ ngực cô. Không một tiếng động phát ra, không một tiếng kêu than nào thốt lên, nhưng khi ấy nước mắt Dần ròng ròng chảy xuống đôi gò mà. Biết bao nhiêu là tủi nhục, đau đớn trong trong lòng người mẹ bùng lên trong giây phút ấy, mà cô vẫn phải nín nhịn để lấy tiền mua áo cho con. Cảm động nhường ấy, làm sao ta có thể không rơi nước mắt?
    Sau khi xem Áo lụa Hà Đông, thực sự tôi bị ám ảnh nhiều vì những chi tiết cảm động trong phim. Thậm chí tôi viết bài này sau khi đã xem American History X chiều nay, một bộ phim cực kì thú vị và ấn tượng của điện ảnh Mỹ, đúng thể loại thriller bạo lực máu me mà tôi vẫn thích. Cứ ngỡ rằng mình không còn đủ cảm xúc để viết review cho một bộ phim (dĩ nhiên là) không hay bằng một phim đặc biệt như AHX, nhưng thực sự khi viết bài này tôi bị cuốn theo mạch cảm xúc dào dạt không thể nào dừng lại được. Cảm xúc dành cho một bộ phim hay, cảm động, (dài dòng nhưng) đầy lôi cuốn.
    My rating: 8/10.
    P/S: Bộ phim còn có nhiều cái hay nữa, nhưng đã 1 giờ 20 phút và tớ mệt hết hơi rồi, nên các bạn có ý kiến gì tớ sẽ nói thêm trong phần comments. Tất nhiên, bên cạnh cái hay thì còn có những cái chưa-hay-cho-lắm, nhưng tớ?không nói đâu. Vì bạn nào đi xem cũng sẽ biết, chẳng cần phải nói. Tớ chỉ muốn rút lại đúng một câu cuối cùng thế này: phim này đáng xem lắm. Ah, các bạn đi xem phim nhớ mang theo khăn tay nhé, đề phòng nước mắt nước mũi chảy ròng ròng không có gì mà lau. Đối với những bạn nào chê vé phim đắt, tớ chỉ biết trả lời thế này thôi: Art is not supposed to be that cheap.
  6. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Các bạn đã mệt chưa? Vừa rồi là hàng loạt các positive review. Còn sau đây là một negative review! Enjoy it!
    From KétLaLa: http://blog.360.yahoo.com/blog-wGQF_S0_a66CBgjntVF9LJ8-?cq=1&p=573
    [​IMG]
    Ai cũng dùng những từ mỹ miều nhất cho Áo Lụa Hà Đông, nào là chưa bao h xem một phim vn hay như vậy, nào là góc quay đẹp, dàn dựng công phu, chuyển tải màu sắc xuyên suốt phim..vv...nghe mà bùng cả taiuh thì hay. bản thân tớ xem cũng chảy nước mắt 2 lần (chắc chắn là đoạn An mất và 1 đoạn tớ quên béng) nhưng tớ thấy chẳng đến mức gọi là xuất sắc
    phong cảnh đẹp? chắc rồi. phong cảnh miền Bắc qua cách quay của Trinh Hoan đẹp ko thể tả. nhưng bao nhiêu ng đã xem Les filles du Botaniste? nếu xem bạn sẽ thấy cảnh Dần và Gù leo núi nhìn xuống đồng ruộng vàng đẹp như tranh, hay cả một cảnh ngắn họ đi dưới động..là rất quen thuộc. tớ k nói ai plagiarise ai, dù xét về lý thuyết phim Pháp ra trước. nhưng khi tớ đã có thể xem một đạo diễn nước ngoài quay những cảnh đó thì những cảnh của Trinh Hoan cũng chỉ là một cố gắng.
    quần áo 300 bộ đc thiết kế bởi Helen Liễu. so what? có bộ nào đẹp sao? tớ nghĩ ng ăn mặc đẹp nhất phim là cái chị thân cận với chú Thoòng, vì chị ấy ăn mặc và trang điểm rất là lòe loẹt. Còn lại chỉ là áo nâu sồng thì việc quái j phải cần đến ntk rồi khoe là đến 300 bộ? uh thì ntk có nhiệm vụ làm cho trang phục chính xác với bối cảnh phim. nhưng điều đó chẳng làm phim stand out thêm một chút nào, cũng có một kiểu áo thôi mà. một chiêu PR nhàm!
    cốt truyện bi thương và cảm động? nhưng rồi cũng chỉ là chiến tranh thôi mà. phim đi dự lhp có khác. chẳng bao h thoát khỏi cái motif của mấy chục năm trời là: chiến tranh. tại sao cứ phải kể khổ? tại sao cứ phác họa với dân tình nước ngoài ng Việt Nam đức tính hy sinh cao và quật cường nhưng..nghèo? có ng nói ALHĐ khác vì 2 nhân vật chính k theo Cách Mạng. nhưng chắc chắn, bao h đi nữa, quân địch vẫn luôn ác. hình ảnh 2 ng lính Pháp bước xuống xe nhìn bao nhiêu xác ng với ánh mắt dửng dưng đến nhẫn tâm. trong chiến tranh thì luôn luôn là như thế. và phim nào về chiến tranh cũng chỉ có thể là bao nhiêu đó.
    có thể nói bi kịch của Dần cao trào nhất là Hội An mất. nhưng chi tiết làm khán giả chú ý và trầm trồ nhất chắc chắn là cảnh bán sữa. mà tớ không hiểu có cái cảnh này để làm j. một chiêu giật gân thấy rõ. hình ảnh cái vòng tròn như gông cùng tội lỗi trói buộc cuộc đời Dần, nhưng liệu chi tiết này có hơi quá không? bi kịch này của Dần có phải là hơi kiên cưỡng k? đạo diễn có vẻ làm quá khi đẩy bi kịch của Dần dồn dập và đầy ám ảnh.
    có rất nhiều ng khen bé Ngô. nhưng tớ lại thấy cô bé này rất là...phiền! cô bé giải thich là máy bay bay qua làm cho cô bé hoảng nên mới làm đổ bình mực, nhưng thực tế là cô giáo đã kêu trật tự và cô bé ngồi xuống thì mới quơ tay làm đổ. như vậy là vô ý tứ. cảnh cuối đc xem là rất cảm động, nhiều ng khen bé Ngô thật dũng cảm và biết yêu thương mẹ. nhưng nếu tớ thật sự yêu thương mẹ mình, tớ sẽ lấy cái áo đầu tiên chứ k phải cầm theo một bọc đồ và cái..radio! giải thích là vì đó là món vật quý giá cũng vô lí. vì trong bài viết văn chẳng phải đã nói chiếc áo mẹ mang từ Hà Đông là giá trị nhất đó sao? rõ ràng nhà làm phim có thể để bé Ngô chạy với cái áo ngay từ lúc đầu, chẳng qua là phải quay về nhìn nhà cháy, nhìn ng cha xả thân để lấy cái áo và họ chết khi họ có thể may mắn sống thì sẽ bi kịch hơn!
    Đạo diễn có vẻ có quá nhiều ý tưởng đề truyền tải. chiến tranh là tang thương, đức hy sinh ở ng phụ nữ Vn là bất diệt, chiếc áo dài là hình tượng của đất nước Vn, tình yêu của Dần - Gù..thế cho nên đoạn kết, biết là chết nhưng có nhiều cảnh xen qua lại k liên can. lại còn lấy hình ảnh tư liệu chắp ghép vào. vì kinh phí k đủ hay vì muốn nhồi nhét? bé Ngô chết và tất cả mọi ng chết, sau cảnh đấy là cảnh áo dài của một số nữ sinh (?) thướt tha bay trong gió. liên can chút nào k?
    vài điểm vô lí nho nhỏ là vì sao thời chiến đi học mà cứ phải mặc áo dài trắng nếu k k đc vô lớp? hay đoàn ng đi sơ tán trong chiến tranh mà rất bình thản và thong dong? hay Dần lượm đc bức truyền đơn và cô không biết đọc nhưng lại bỏ vào giỏ để phải mang vạ?
    Thế thôi tớ thích nhạc phim hehe.
    Được Hisashi sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 12/03/2007
  7. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Trên đây là những gì lượm lặt được khi đi qua các blog có nói tới "Áo Lụa Hà Đông". Mong là các bạn bỏ chút thời gian chừng 20 phút là sẽ đọc được hết thôi.
    Mà những ai muốn xem nhưng chưa xem được thì cũng nên nhanh chân. Hiện Megastar đã rút xuống chỉ còn 2 giờ chiếu là 11h và 20h (thay vì 11h,14h, 17h và 20h như tuần trước)
    Have fun!
    Được Hisashi sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 12/03/2007
  8. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
  9. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
  10. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    3.900
    Đã được thích:
    1.957
    google "the white silk dress" ra thì được đúng cái blog của Hishashi, còn thì toàn trang nước ngoài, phải dùng babel fish may ra mới đọc được.
    Phải công nhân là quảng bá phim kém thật.

Chia sẻ trang này