1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

All about "Áo Lụa Hà Đông" (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Hisashi, 12/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoi_thachthanh

    nguoi_thachthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    [size=3] Mình thấy phim "Aó lụa hà đông"cũng hay đấy chứ ,so với phim việt nam thế là tốt rồi .Phim này nó còn thấy tính nhân văn,còn mấy cái phim chạy theo thị trường nó cũng chỉ được một thời gian là im luôn.[/size=3]
  2. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Vầng, đúng quá.
  3. Lioncouer

    Lioncouer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    63
    Đúng rồi, còn mấy phim cho thấy tính nhân văn thì chưa được một thời gian đã đi vào dĩ vãng
    Được Lioncouer sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 09/05/2007
  4. Balad

    Balad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Lượm lặt trên net:
    Trương Ngọc Ánh: "Nói về giải thì "tế nhị" lắm!"
    Thứ tư, 9/5/2007, 11:34 GMT+7
    Sau Lễ trao giải Cánh diều vàng, có một bất ngờ đối với nhiều khán giả, đó là Trương Ngọc Ánh không đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (với vai Dần trong phim ?oÁo Lụa Hà Đông?), còn Quốc Khánh đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim truyện nhựa.
    Trong khi trước đó, trong một vài lần trả lời phỏng vấn báo chí, Trương Ngọc Ánh đã tỏ ý băn khoăn về diễn xuất của Quốc Khánh...

    Trương Ngọc Ánh với vai Dần trong Áo lụa Hà Đông

    - Chị có cảm thấy bất ngờ không, khi giải ?oDiễn viên chính xuất sắc? không thuộc về chị, dù trước đó chị được khán giả và giới truyền thông xem là ứng cử viên sáng giá cho giải này?
    - Trước khi lễ trao giải diễn ra, cũng có nhiều người hỏi tôi là có nghĩ mình sẽ đoạt giải không. Thật sự mà nói thì tôi không hề kỳ vọng rằng mình sẽ đoạt giải, vì tôi không biết được tiêu chí xét giải của ban giám khảo thế nào. Vả lại, tôi không muốn đặt bản thân mình vào thế bị động nên cũng không suy nghĩ về điều này nhiều. Vì vậy mà khi biết mình không đoạt giải tôi cũng không có gì buồn hay bất ngờ cả.
    Tôi tôn trọng quyết định của ban giám khảo. Trước mắt, tôi còn nhiều dự án phim lắm nên cũng không có thời gian để bận tâm cho vấn đề này. Với tôi, được khán giả yêu mến như vậy là đã thắng rồi. Và tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình cho những phim sau này.
    - Nhiều người bảo rằng vì chị đã biết trước mình không đoạt giải nên hôm trao giải Cánh diều vàng chị không đến dự?
    - Tôi làm sao mà biết trước giải thưởng được? Hôm ấy tôi không ra dự được vì bận công việc, tôi phải tiếp một tập đoàn đối tác. Đến cả xem qua truyền hình tôi cũng không xem được. Và khi lễ trao giải kết thúc, nhiều người gọi cho tôi thì tôi mới biết ai đoạt giải và ai không đoạt giải.
    - Chị thấy giải Cánh diều vàng năm nay như thế nào?
    - Về giải thì mỗi cuộc thi có một tiêu chí xét giải khác nhau nên khó mà nói là đúng hay sai. Còn về tổ chức thì hôm ấy tôi không tham dự nên cũng không biết như thế nào, nhưng tôi có nghe dư luận cho rằng cũng nên tổ chức cho tốt hơn, vì đây là giải lớn của Việt Nam. Nói thật, ở vào ?othế? của tôi bây giờ mà bảo nhận xét về Cánh diều vàng thì ?otế nhị? lắm! Nhiều khán giả gọi cho tôi cả tiếng đồng hồ chỉ vì thấy bức xúc, tôi chỉ biết cười trừ thôi.
    - Có lần chị bảo băn khoăn về diễn xuất của anh Quốc Khánh thì phải? vậy chị thấy sao khi Quốc Khánh đã đoạt giải quan trọng nhất, dành cho nam diễn viên?
    - Tôi có băn khoăn, nhưng cái băn khoăn đó của tôi là trước khi quay ?oÁo lụa Hà Đông? kia! Vì truớc đó tôi chưa biết nhiều về anh lắm, chỉ biết đó là một diễn viên hài thôi. Nhưng sau khi nhập vai thì nói thật, [yellow]anh Khánh diễn quá tốt, anh diễn rất đời. Việc anh đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc là cực kỳ xứng đáng.[/yellow]
    Theo Thu Hường (Giadinh.net)

    Được Balad sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 10/05/2007
    Được Balad sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 10/05/2007
  5. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc được một blog rất thú vị về Áo Lụa Hà Đông. Tuy blog đã lâu rồi , từ đầu tháng 3 nhưng rất thú vị vì blog này có vẻ là của một người trong nghề và cũng chưa có trong topic này nên mạn phép bạn Rutto copy lên đây:
    Áo lụa Hà Đông....
    Ừ thì cũng vừa đi họp báo phim Áo lụa Hà Đông về, post ngay vài tản mạn nhận định cá nhân của mình cái. Xin nói lại đây là nhận định cá nhân qua 1 lần xem. Còn để viết nghiêm chỉnh chắc phải đợi sắp tới xem lại lần nữa trong dịp chiếu để thẩm định chấm giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh Việt Nam. He he, lúc đó mới dìm một vài thứ cần dìm để thẩm định 1 cách nghiêm túc....kkekekêk

    1. Chiêu bài....băng vệ sinh!

    Hê hê, nói tục tí xíu về chiêu bài của ông bầu Phước Sang, Hãng phim Ánh Việt and Hãng phim Việt...
    Vâng, Cốc sờ tai trước khi vào xem.....Sau đó, mỗi người được phát một poster phim+ 1 bao giấy (sờ thấy mềm mềm) khiến trí óc ta tò mò lắm, muốn mở ra xem ngay thì lại ngại. Ông bạn Phúc nghệ báo Văn hoá thì thầm: "Hình như là băng vệ sinh Sotina". Nói nhảm, thì hắn bảo: "Thường thì các hãng tư nhân hay đi kèm với một công ty tài trợ, chắc phim này do sotina tài trợ". Ke ke, hoá ra là gói giấy mềm, ngầm ý bắt tay với những lời quảng cáo trên poster phim là: "các bạn hãy dùng nó để lau nước mắt, vì đây là một bộ phim rất rất rất...cảm động". Khục khục, hay, xem thử....Nhưng từ đó tự nhiên khiến mình phải đề phòng: "à, thế thì mình cố nén cảm xúc xem sự thể như thế nào". Mình khôn hay ngu nhể? Phước Sang đúng hay sai nhể?
    Thì cũng như mọi lần, chui vào quãng giữa, tìm chỗ ngon lành nhất để xem, tiện thể xem phản ứng của một số đạo diễn, quay phim ta xem thế nào (nhất là các ông nhà nước, tuyên bố hùng hồn rằng tư nhân Việt ko làm được phim nghệ thuật. nên cũng muốn xem họ đau hay họ sướng khi kết quả được công bố). Gặp vài bác, gật đầu chào rồi chui tìm chỗ. (chắc cuối phim mới buôn được). Chưa được xem đã chứng kiến màn sân khấu của ban tổ chức. Giao lưu! Vâng, giao lưu là thế nào nhể? Theo ban tổ chức ở đây là tự giao lưu với nhau theo kịch bản (quá lộ hàng), còn khán giả ngồi nghía, rồi vỗ tay....
    Oạch, giao với chả lưu, mời một cô MC mặc một chiếc áo dài (quả thực là rất đẹp), nhưng cô này là manơcanh thì được, hoặc quay về Đài truyền hình Hà Nội làm nốt phận sự BTV cho chương trình Đuổi hình bắt chữ thì hợp hơn. Cứ à ừ mãi, cười vô duyên nhạt nhẽo mãi, nói một đằng thì sự kiện ra một nẻo, chả khuấy động được mọi người chút nào (Mà chắc là theo kịch bản của ban tổ chức thì phải khuấy động chương trình zui lên trước khi xem phim vì sẽ...buồn, sẽ khóc đấy). Diễn viên trả lời thì theo trình tự, khán giả chả buồn xem, nghe. Duy chỉ có lúc cô bé đóng vai Ngô khóc lóc tý là gây được chú ý....
    Hờ hờ, trước khi giao lưu lại có một màn phát biểu của Thứ trưởng bộ văn hoá thông tin này, của Cục trưởng Cục điện ảnh này, của bác Phước Sang và bà chị gì đại diện cho Hãng phim Việt...Ái chà chà, vụ này thì khôi hài, khổ cho ai lên phát biểu quá (kiểu gì cũng nghĩ và nói ko nhất quán) khi mà bà phiên dịch viên ko đợi nói xong mới dịch mà cứ bô bô song song với người nói. Híc híc, cuối cùng chả ai nghe thấy gì, người phát biểu cụt hứng 1 lúc rồi cố nói to hơn. Á hà, vậy thì phiên dịch viên ta thua kém à, không học thanh nhạc đâu, nhưng riêng tiếng của ông thì tôi át tốt nhá. Khà khà, mànhìn quanh thì chỉ thấy một mống 2-3 chú Tây mắt xanh xì xồ. Khán giả cức cười ồ, thêm vào đó nữa là vụ bà tác-ta của Trung tâm chiếu bóng áo dài tung tẩy trong dáng đi mẹ mìn quát tháo ầm ĩ nhân viên, đi qua mặt khán giả cứ như ko, mất cả hứng.....
    Nào thì chuẩn bị xem, ngó qua cái poster chút. Có vẻ ổn (tạm thời là thế nếu bỏ qua kiểu rao mõ như poster rất sến của Việt Nam), ghét nhất là cái mục diễn viên có ghi: Diễn viên Quang Thắng thì lại đệm thêm cái ngoặc đơn: Mũi to. Ặc ặc, đang từ nghệ thuật lại kéo tụt nó xuống. Chán!
    2. Đèn tắt rồi
    Đèn tắt rồi thì xem phim, còn buôn chuyện sao được nữa, phim rồi phải nghiêm túc. Ngay ngắn, thưởng thức tác phẩm!
    Trước đó cũng nghe nhiều thông tin về bộ phim, cũng nghe nội bộ nhiều, cách đây vài ngày thì mụ Gà đi xem về cũng post một bài lên Bờ nốc, cũng đọc chăm chú, thẩm thấu một vài chi tiết của mụ để mình xem rồi thẩm định. Cho nên việc đầu tiên là xem Trương Ngọc Ánh như thế nào. Quả thực đoạn đầu thất vọng, khuôn mặt Ánh không phải để dành cho người phụ nữ nông thôn miền Bắc, nó sắc sảo quá, hơi Tây. Nhất là cái dáng đi lúc bước lên bờ ruộng mò ốc. Ái cha, cô Hà Kiều Anh đóng vai một me tây "đài các" thì cũng phải học dáng đi này: Thẳng, hơi ưỡn và lắc nhẹ khi bước lên bờ ruộng, rất kiêu sa. Mà phụ nữ Bắc việt xưa thì khổ lắm, cái xã hội tạo cho họ 1 dáng đi cam chịu (nhất là những người hầu hạ): Chân bước ngắn, đầu cúi nghiêng, tồi tội. (Cái này khiến tôi liên tưởng tới Chương Tử Di trong phim Đường về nhà của đạo diễn họ Trương: Cái dáng chạy lắc lắc ko thể lẫn đi đâu được. Đặc trưng của dân nông thôn Cao Mật.) Nói năng thì không thoải mái như "cảm giác" của tôi khi nghe Trương Ngọc Ánh nói. Nhưng phải công nhận là Ánh đóng đạt, càng xem, càng thấy cô bù đắp được những cái đó (giá mà một diễn viên nào đó hoàn mỹ hết cả thì tốt). Nhât là đoạn khóc bé Hội An (diễn viên+ đạo diễn+quay phim giỏi). Tôi nghĩ không thể làm tốt hơn.
    Quốc Khánh? Khuôn mặt tồi tội của anh rất hợp với vai anh Gù. Anh đã làm tốt vai này dù "giá có thêm một vài trường đoạn cho anh diễn" (cái này nói sau). Chỉ hơi gờn gợn một vài chỗ khuôn mặt anh hơi sân khấu. Nhưng rất yêu cái nụ cười của anh, nó quá hợp với vai Gù này.
    Ba đứa trẻ, thích nhất vai diễn của bé Ngô. Cô bé này quả là một diễn viên tài ba, đóng như cuộc đời thật. Diễn viên Trương Ngọc Ánh trước đó có nói: "3 diễn viên nhí này là những diễn viên nhí giỏi nhất sau bộ phim Mẹ vắng nhà". Tôi cho nó là hợp lý khi nói về riêng vai diễn của bé Ngô.
    Diễn viên quần chúng! Tuyệt! Lâu lắm mới thấy một đoàn làm phim ko bòn riêng để chăm chút cho quần chúng đến thế. Không có sự giả tạo, đóng đạt thực sự (nhất là bà phán - mẹ Hà Kiều Anh trong phim- vừa nhai trầu vừa nói, chà chà...).

    Về hình ảnh..quả thực Trinh Hoan - Nguyễn Tranh xứng đáng là 2 trong số những quay phim xuất sắc nhất. Không chê được mà phải xứng đáng được vỗ tay vài lần nữa.
    Một người nói: một vài chỗ hơi sến! He he, đừng lôi ông quay phim vào đây, cái đó của đạo diễn, phải rạch ròi chứ.
    Ầy dà, cái cô gái ngồi cạnh tôi cứ khóc lúc có vài cảnh cảm động (tôi thì cảnh giác rồi) làm tôi cứ chia hai nửa (thấy đàn bà khóc là cứ cuống lên).
    Âm nhạc và tiếng động: Tốt quá, như một tác phẩm chơi âm nhạc và tiếng động. Đan xen rất khá, không thừa, không thiếu, những bước ngoặt âm thanh rất tốt. Có đầu tư có khác!
    Mỹ thuật: Thua Nguyễn Quang Vĩnh! Nếu nhặt sạn thì chắc cũng được ít đủ cho chim cu gáy ăn lẫn thóc. Thấp thoáng cần ăng ten, con đường trải nhựa, bối cảnh không gây phản ứng mạnh...một vài thứ nữa, miễn kể (bởi tôi xem ko phải để nhặt sạn, trừ những cái thái quá đập vào mắt). Vả lại, với sự thiếu trường quay như nước ta thì cái sự nhặt sạn đó có nhiều nhiều....
    Nào thì chào bác Lưu Huỳnh cái! Nếu có mũ ở đây em cũng xin ngả mũ 1 cái. Đúng! em thích. Em chả biết bác Lưu Huỳnh là ai nếu bác không làm Áo lụa Hà Đông. Cũng chưa cafe hay phỏng vấn qua mail với bác lần nào nên cũng coi như vô danh trong em. Xem phim của một người vô danh đâm lại hay, cứ nhìn phim mà xem tài.
    Bỏ qua cái "công nghệ 30 ngàn đô" trên vách núi. Em thích cái cách dựng song song hồi tưởng rất tốt của phim: Cảnh mũi kéo cắt áo lụa + cảnh ******** của bác Khánh và chị Ánh; Cảnh bài văn Ngô đọc xen kẽ với cuộc sống của vợ chồng anh Gù; Cảnh đám cưới tưởng tượng của bác Khánh với tiếng rao: Ai mua hến không? (!)...Em thích cách bác chơi âm thanh, chơi bối cảnh....Những cảnh quay khó (nước và mấp mé nước). Nhưng hoàn toàn ko thích cảnh "điên" cuối phim: Vẫn mắc phải một cách làm lý giải của phim Việt là sợ người ta không hiểu về chiếc áo lụa. Thích nhất trường đoàn từ chỗ bài văn của bé Ngô đến lúc anh Gù đi chôn xác con. Rất ấn tượng, gây xúc cảm bằng đúng chất điện ảnh.
    Và một số thứ nữa. Nhưng ôi thôi, tại sao bác không làm trường đoạn anh Gù và Dần (Trương Ngọc Ánh) tâm sự với nhau trong đêm bằng ngôn ngữ điện ảnh mà vẫn truyền hình đến thế. Nói nhan nhản, cải lương (bé Ngô) dài lê thê. Phản cảm thật, đang chăm chú mà người xem cứ xì xào chê bai đoạn này. Thế là hỏng!
    Trường đoạn cuối: Hỏng! Có lẽ nếu tớ làm phim mà ai chê như thế cũng cay cú lắm. Nhưng kệ, tớ ko làm phim mà làm khán giả cơ mà. Diễn giải quá, chùng quá. Đoạn cuối nên làm cái gì mà người xem ấn tượng: 1. hài lòng, 2. Phải suy nghĩ. Nó chả có cái gì cả, tự dưng cứ phải gồng mình lên, mất hứng quá....
    "Mông sờ ta" nữa. Nhìn chung cả một bộ phim, thấy cách "mông sờ ta" của bác ngắt đoạn quá, không thấy một chuỗi liên hoàn cuốn người xem. Nhièu đoạn ko logic, không được chú tâm. Người viết kịch bản và tự làm phim bao giờ cũng là con dao hai lưỡi: 1. Hiểu rõ nó nên làm phim bắt được cái hồn. 2. Chính vì thế nên bị cuốn vào cảm xúc của mình, chi tiết của mình, chiều hướng của mình nên ko "tỉnh". Mà đạo diễn phải "tỉnh" để điều tiết.
    Hình ảnh cây cau ko nổi bật, hơi giả khi mở tấm áo lụa thì thấy nó nảy mầm (Rõ ràng Dần trao cho Gù quả cau, Gù trao cho Dần áo lụa, thế mà Cau lại nẩy mầm trong áo) oài oài. Tấm áo cũng không ăn nhập với tiêu đề phim.
    ờ, mưa nữa nhể! Mình thích mưa, mà cảnh mưa trong này nhìn thích thật. Nhưng cảnh mưa bão trên sông (lúc Dần chết)lại bị loãng khi cao trào đó lại xử lý không tốt. Như em nói lúc trước, giá mà lúc này Quốc Khánh thêm đất diễn thì cao trào đó ko bị loãng khi tiếp nối cảnh sau. Cái chết của Dần ko nặng! Qúa trình chuẩn bị cho một nhân vật chết rất tốt, nhưng khi khán giả yêu nhân vật rồi thì "hình như" ko đồng cảm với "cách yêu" của đạo diễn. Chết lãng xẹt! Chính cũng vì thế mà Ánh mất điểm.
    Chà chà, nói đi nói lại thì thấy 1 điểm thế này: Một bộ phim rất Việt Nam nhưng chưa nặng ở phần hồn. Nhưng là một bộ phim làm tốt, xem được, nên xem. Khá hơn hẳn một số bộ phim gần đây. Đúng là có tiếp xúc, có cơ chế thoáng, ko bó hẹp nhà nước nó cũng khác. Em xem đến hết phim, đến khi hết dòng dài dằng dặc thành phần đoàn làm phim cũng như lời cảm ơn. Đến khi óc em bảo: Này, được thế còn gì, vỗ tay đi. Em vỗ bôm bốp và nghĩ: " Nhìn cái dòng chữ kia cũng thấy sự kỳ công của đoàn làm phim".
    3. Những khuôn mặt!
    À há! Cha bố đứa nào bảo là tư nhân Việt Nam ko làm được phim nghệ thuật. Nếu Phước Sang có lên sân khấu đóng vai một bà mẹ ngoa ngoắt phong kiến vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa phác tay chửi thì cũng thế. Nhưng em thấy bác tặng khăn cũng chả đúng mấy. Đã làm phim nghệ thuật mà lại đánh giá khán giả theo kiểu xem cải lương sướt mướt là không đúng. Em ra ngó mặt bác và một số người bên Ánh việt, Hãng phim Việt cái. Bác vẫn mang khuôn mặt tồi tội mà lần nào em cũng gặp. Hê, nhưng chắc trong bụng thì thích lắm. Riêng lần này, bỏ một phiếu cho bác vì mạo hiểm bỏ tiền ra mặc dù biết là dân ta hiện nay đang chuộng những gì giải trí sau một ngày mệt nhọc, hay những khó khăn chung của điện ảnh. Bà chị bên hãng phim Việt thì cười phớ lớ.
    Khán giả? Người thích, người không thích. Không thể đo thị hiếu qua một buổi chiếu vé mời. Xem sau.
    Một vài đạo diễn và người làm nghề? Khó dò lắm, cứ lạnh tanh, mấy hôm nữa cà fê cà fáo chắc mới nói chuyện được.
    Hù, mỏi cả tay, vừa nhậu say về, hứng chí post cái. Bác nào bắt lỗi chính tả hộ em nhé, 1 chầu cafe cho người nào bắt được chính xác nhất.
    Sau khi bắt được lỗi, bạn hãy gửi tin nhắn theo mã: LCT (lỗi chính tả) X Y và gửi về số 8555
    Trong đó: X là số lỗi, Y là số người dự đoán giống bạn. Chúc bạn may mắn!
    he he he he he he he he he
    Wednesday March 14, 2007 - 07:50pm (ICT)
    Rutto?Ts blog
    Được NMCuong08 sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 11/05/2007
  6. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    (VietNamNet) - Trước những dư luận phức tạp, thậm chí trái chiều về giải Cánh diều Vàng 2006, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Việc trao giải Vàng cho cả hai phim Hà Nội-Hà Nội và Áo lụa Hà Đông đã tác động như thế nào đến sự phát triển của điện ảnh Việt nam nói riêng và sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung? Ban giám khảo (BGK) có được tôn trọng không và có khách quan không?
    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Đỗ Minh Tuấn - một thành viên BGK phim truyện nhựa - về các vấn đề liên quan.
    Thưa đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, xin anh cho biết vì sao BGK phim truyện nhựa không cho điểm từng phim mà chỉ cho Vàng hoặc Bạc? Điều đó có sai với quy chế chấm giải không?
    - Lúc đầu Ban giám khảo bàn nhau chỉ chọn bốn phim khá nhất đề cử vào giải, sau đó bỏ phiếu chọn Vàng và Bạc. Trước khi bỏ phiếu, tôi cũng băn khoăn đặt lại vấn đề với Ban giám khảo là quy chế đã quy định chấm theo thang điểm 10 để cộng điểm lấy ra Vàng và Bạc, vì thế mình nên cho theo điểm. Nhưng anh Phú Quang nói: Cho điểm thì cũng vậy thôi, tất cả chúng tôi cho Hà Nội- Hà Nội 10 điểm thì cộng lại vẫn hơn điểm Áo lụa Hà Đông (vì khi thảo luận số người ủng hộ Hà Nội?"Hà Nội nhỉnh hơn một phiếu). Thế là mọi người ào ào nhất trí ghi Vàng hoặc Bạc chứ không cho điểm, Trưởng ban Giám khảo cũng không kịp có ý kiến gì.
    Sau khi xảy ra chuyện một số thành viên Ban giám khảo phản ứng dữ dội về kết quả, tôi mới thấy cho điểm là khoa học hơn. Vì quy chế quy định nếu điểm của 2 giám khảo cho cùng một phim mà cách nhau 3 điểm thì phải làm việc lại để tránh sự trù úm hay thiên vị. Nếu Ban giám khảo cho điểm như quy định thì Chủ tịch Hội đồng Giám khảo và Ban thường vụ Hội có thêm thông số phụ để xem xét, đỡ phải lằng nhằng chuyện 4 phiếu hay 5 phiếu.
    Như vậy, nếu bỏ phiếu bằng điểm thì kết quả có thể khác ?
    - Đúng vậy. Nếu chấm bằng điểm thì tôi có thể cho Áo lụa Hà đông 9,6 điểm trở lên, nhưng anh Hồ Quang Minh có thể sẽ chỉ cho 6,5 điểm chẳng hạn, vì trên thực tế anh kiên quyết không cho phim Áo Lụa Hà Đông bất cứ giải nào, kể cả giải Bạc. Và như vậy sẽ có sự chênh lệch tới 3 điểm giữa điểm của 2 giám khảo cho cùng một bộ phim.
    Điều này vi phạm quy chế chấm giải, Ban giám khảo bắt buộc phải làm việc lại. Còn nếu anh Minh và những người ủng hộ Hà Nội?"Hà Nội không cho điểm Áo lụa Hà đông quá thấp, thì tổng số điểm cho hai phim có thể xấp xỉ bằng nhau. Khi Ban thường vụ cần cân nhắc điều chỉnh, họ có thể căn cứ vào việc tổng số điểm của phim này và phim kia chênh nhau không đáng kể để quyết định điều chỉnh cơ cấu giải. Khi Ban giám khảo chỉ ghi Vàng hay Bạc là đã làm tròn số quá mạnh tay, khiến cho việc hơn kém một phiếu là chênh nhau tới mấy điểm. Điều đó không chính xác, không công bằng và sai quy chế.
    Không có thỏa thuận chính thức nào trong BGK
    Anh có nghĩ rằng có thể có người khi bàn bạc công khai thì ủng hộ Hà Nội- Hà Nội, nhưng khi bỏ phiếu kín thì lại bỏ cho phim khác không?
    - Sự thay đổi ở phút chót hoàn toàn có thể xảy ra. Chẳng hạn, anh Hồ Quang Minh lúc đầu đề nghị cho Chuông reo là bắn giải Vàng, Hà Nội?"Hà Nội giải Bạc. Nhưng sau khi nghe ngóng xu thế, anh đổi lại ý kiến, cho Hà Nội?"Hà Nội giải Vàng. Anh Phú Quang cũng vậy, lúc đầu anh thể hiện thiện cảm với cả hai phim Hà Nội?"Hà Nội và Áo lụa Hà đông nhưng chưa chọn phim nào Vàng mà chờ nghe ý kiến mọi người. Đến vòng hai anh ấy mới quyết định bỏ cho Hà Nội-Hà Nội.
    Tôi không biết trong Ban giám khảo có hình thành một nhóm riêng cam kết với nhau sẽ bỏ cho Hà Nội-Hà Nội hay không, chứ Ban giám khảo không có sự thỏa thuận miệng nào vào phút chót. Thậm chí khi phát biểu vòng hai tôi vẫn cố thuyết phục mọi người là Áo lụa Hà đông hay hơn, nhưng anh Phạm Thùy Nhân vì đang vội để ra sân bay đã nói: ?oThôi, không vận động nữa, bỏ phiếu thôi, ai suy nghĩ lại thì cứ viết ra trên giấy?.
    Thế nhưng một vài giám khảo vẫn cứ căn cứ vào thỏa thuận ở vòng thảo luận đầu tiên để coi đó là một cái gì mang tính pháp lý. Vì các anh đều bận việc không thể ở lại chờ kết quả kiểm phiếu để xử lý các yêu cầu phát sinh trong tình huống, nên Ban giám khảo thống nhất là cứ viết phiếu gửi cho Ban tổ chức (BTC) rồi họ sẽ cộng điểm và công bố, không cần yêu cầu BTC làm việc lại với Ban giám khảo nữa.
    Nghĩa là Ban giám khảo không biết cuối cùng ai bỏ cho ai. Nếu anh Nhân không phải về gấp và Ban giám khảo nhất trí theo đuổi kết quả đến cùng, không phó thác mọi việc cho BTC thì chắc là không đến nỗi xảy ra những phản ứng như vừa rồi. Tôi nghĩ Chủ tịch Hội đồng giám khảo cũng là một kiểu giám khảo đặc biệt trùm lên các thành viên Ban giám khảo, có quyền xin ý kiến của Thường vụ Hội để điều chỉnh cơ cấu giải trên cơ sở kết quả của Ban giám khảo chuyên ngành. Hơn nữa, Ban giám khảo chấm sai quy chế, Ban thường Vụ có quyền căn cứ trên kết quả đó để diều chỉnh cơ cấu giải cho các phim tham dự đỡ thiệt thòi vì sự làm tròn điểm quá mạnh tay. Không thể nói là BTC qua mặt Ban giám khảo được.
    Đã có ý kiến nghi ngờ anh Nguyễn Huy Căn kỹ sư thu thanh là người thay đổi ý kiến phút chót?
    - Nếu anh Căn có thay đổi ý kiến thật, thì cũng giống như anh Hồ Quang Minh thôi. Sau khi đọc báo thấy nói về việc nghi ngờ anh Căn, tôi có điện hỏi anh thực hư câu chuyện thì được anh cho biết là một số ủy viên Ban giám khảo và các phóng viên báo chí có gọi điện hỏi anh, nhưng cho đến hôm nay anh cũng không cho biết anh bỏ phiếu cho phim nào. Vì anh cho rằng anh có quyền không trả lời những người không có trách nhiệm, kể cả các thành viên Ban giám khảo khác như tôi. Anh Căn cho rằng việc hai phim cùng được giải Vàng là một kết quả rất đẹp, công bằng vì thực ra chất lượng của hai phim chỉ hơn kém nhau chút xíu. Anh cho rằng một số vị giám khảo đã đã quá lời trong vụ này với động cơ ?ođánh bóng tên tuổi của mình?. ?oÔng Phú Quang làm gì có quyền lên ti vi nói về giải âm nhạc hay nhất cho nhạc sĩ Trung Quốc trong khi Ban giám khảo chưa bỏ phiếu??.
    Áo lụa Hà Đông vượt lên khỏi dòng phim chiến tranh lạnh
    Tiêu chí chấm giải của Ban giám khảo là gì? Vì sao anh đánh giá Áo lụa Hà đông cao hơn Hà Nội- Hà Nội ?
    - Tiêu chí của bọn tôi nêu ra là khẳng định phim hay, khẳng định cái mới, không phân biệt tư nhân hay nhà nước, trong nước hay ngoài nước. Trước khi vào chấm giải, tôi hy vọng rằng Áo lụa Hà đông sẽ độc tôn giải Vàng nhưng cuối cùng khi cả hai phim đều được Vàng, Áo lụa Hà đông lại bị đứng sau, tôi thấy cũng chấp nhận được, dù sòng phẳng ra từ góc độ nghề nghiệp thì Áo lụa Hà đông hay hơn, có đẳng cấp nghệ thuật cao hơn.
    Tôi ủng hộ Áo lụa Hà đông vì cách kể chuyện mới, giàu bản lĩnh nghệ thuật, tính chuyên nghiệp của các bộ môn đều rất cao, toàn phim hướng đến sự truyền cảm về văn hóa tâm linh thay vì truyền những thông điệp theo kiểu phim chiến tranh lạnh như một số phim do các đạo diễn Việt Kiều đã làm trước đây. Kể chuyện theo lối không có chuyện, với một tiết tấu rất chậm theo kiểu Ozu, đạo diễn Áo lụa Hà đông phải rất cao tay, dùng nhiều ngón nghề để gây kịch tính trong từng khuôn hình, từng cụm cảnh thì mới có thể lôi khán giả đi theo phim suốt hai tiếng rưỡi đồng hồ. Nhược điểm lớn nhất của phim là dài, đoạn sau cố gò vào chiếc áo. Nhưng so với Hà Nội-Hà Nội thì Áo lụa Hà Đông ít nhược điểm hơn.
    Tôi đánh giá không cao Hà Nội- Hà Nội vì cách kể chuyện cũ đã có cách đây gần một thế kỷ, kịch bản nhiều cái ngẫu nhiên dễ dãi, bối cảnh ăn sẵn đơn giản, thoại của các nhân vật thu âm đồng thời nên nặng tính sân khấu, âm nhạc quá ồn, tham, thể hiện sự thiếu bản lĩnh của đạo diễn, luôn phải để âm nhạc a tòng minh họa cho hình ảnh, chất nhạc cũng phảng phất không khí các phim dã sử của Tàu, về thể loại cũng lổn nhổn-đang là phim tâm lý xã hội, đến phần cuối lại chuyển sang phim hành động để cố nuôi sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, vì diễn xuất của Can Đình Đình và Hoàng Hải rất tốt, tạo cho tôi xúc động, mặt khác cũng tôn trọng ý kiến của các giám khảo khác, muốn phiếu tập trung và cũng muốn ủng hộ Hãng phim Hội Nhà văn là hãng phim tôi góp phần thành lập nên tôi vẫn bỏ phiếu cho phim này giải Bạc.
    Được biết anh cho rằng Hà Nội-Hà Nội cũng ?ocó vấn đề?, ?o thâm lắm?. Anh có thể nói rõ hơn ý kiến của mình ?
    - Báo Tiền Phong trích không đầy đủ ý kiến của tôi nên dễ làm cho người đọc nghĩ rằng tôi cũng giống như ông Trần Trọng Đăng Đàn. Nếu tôi có tư duy giống như ông Trần Trọng Đăng Đàn thì tôi phải có ý kiến với BTC hay viết trên báo đề nghị loại phim này ra chứ sao tôi lại cho nó giải Bạc. Còn ý kiến cho rằng phim này ?othâm lắm? nằm trong văn cảnh kể lại với báo giới những ý kiến đối thoại với anh Phạm Thùy Nhân. Khi anh Nhân nói rằng bỏ cho Hà Nội-Hà Nội là yên tâm, tôi phản bác lại rằng: Chưa chắc đâu, phim Hà Nội ?"Hà Nội nói về việc nếu không có người Trung Quốc đến kịp thời, mang chiếc xà tích như là chìa khóa của một ngôi đền thiêng giữa lòng Hà Nội, thì ngôi đền đó đã bị xe ủi san bằng. Vậy người ta có thể hiểu rằng thông điệp của phim này là: Người Trung Quốc giữ chìa khóa tâm linh của dân tộc Việt Nam, nếu không có người Trung Quốc thì Việt Nam đền thờ cũng không còn nữa. Điều đó có cơ sở trong cấu trúc phim, nếu ai đó xem phim theo lối coi tất cả là ẩn dụ họ có thể suy diễn ra như thế.
    Tôi lường trước được sự suy diễn đó, nhưng bản thân tôi cảm thụ phim theo hướng khác. Tôi đưa ra một cách hiểu về Hà Nội-Hà Nội như vậy để xóa bỏ những lấn cấn về chính trị với Áo lụa ?"Hà đông, xóa bỏ ấn tượng rằng Hà Nội ?" Hà Nội là chính thống, hơn điểm. Điều đó là cần thiết để tạo sân chơi bình đẳng về chuyên môn cho cả hai phim. Vì thế cho rằng ý kiến của tôi cũng tương tự như ý kiến của ông Trần Trọng Đăng Đàn là sai.
    Ông Trần Trọng Đăng Đàn không xem kỹ các chi tiết của phim Áo lụa Hà đông, còn tôi lại nhớ hết các chi tiết của Hà Nội-Hà Nội để ráp nối thành thôn g điệp; ông Trần Trọng Đăng Đàn quy kết Áo lụa Hà đông và đòi cấm chiếu, còn tôi lại bỏ phiếu cho Hà Nội Hà Nội giải Bạc và đề cử giải nam phụ xuất sắc cho anh Hoàng Hải đóng vai lái xe trong bộ phim này.
    Nếu chỉ có một giải Vàng cho Hà Nội-Hà Nội thì sẽ ra sao?

    - Nếu như vậy sẽ là không công bằng vì Ban giám khảo đã trao giải Vàng cho một bộ phim kém hơn, huống chi có thể xảy ra tình trạng hai phim ngang phiếu vì có một GK bỏ cho phim thứ ba.
    Tôi nghĩ rằng khi điều chỉnh giải, Chủ tịch Hội đồng giám khảo và Ban thường vụ Hội điện ảnh không chỉ xuất phát từ cái tâm với điện ảnh dân tộc mà còn phải tính đến cả những vấn đề rộng lớn hơn điện ảnh như thế. Trên thực tế họ có quyền và có trách nhiệm trước những vấn đề vĩ mô liên quan đến sự nghiệp chung. Nhưng khi nói với báo giới ông Trần Luân Kim lại có vẻ muốn tỏ ra mình quyết định hai giải Vàng dựa vào số phiếu của Ban giám khảo, mà số phiếu đó lại chưa thể công khai khiến sự việc rối bời thêm do một số ủy viên Ban giám khảo căn cứ vào thỏa thuận miệng trong nhóm của họ để hồ nghi và chất vấn.
    Cách ứng xử của Chủ tịch Trần Luân Kim đã tỏ ra dân chủ theo lối mỵ dân, quá tôn trọng Ban giám khảo, chưa thật tự tin ở quyền hạn và trách nhiệm của mình. Thực ra, Ban giám khảo cũng không tôn trọng quy chế mà Ban tổ chức giải đề ra khi đã không cho điểm như quy định mà cho thẳng giải Vàng hay Bạc.
    Nghi ngờ phải có óc xét đoán
    Anh nghĩ thế nào khi nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng ông có quyền nghi ngờ có sự mua bán giải?
    - Ai cũng có quyền nghi ngờ, nhưng nghi ngờ mà thiếu óc xét đoán thì không phải nghi ngờ của người trí thức. Nếu ông Trần Luân Kim mua bán giải thì ông phải chọn những người ủng hộ ý đồ của ông vào Ban giám khảo chứ sao lại chọn quá nửa số người khác ý ông để rồi ông phải đối phó với sự dữ dằn của họ? Nếu nghi ngờ như ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thì tôi cũng có quyền nghi ngờ rằng có sự mua bán trong việc Hội đồng tư vấn và thẩm định kịch bản làm phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thông qua một cách quá dễ dàng 10 tập phim Trần Thủ Độ và người tình của ông Nguyễn Mạnh Tuấn, lại còn đặt tiếp 20 tập nữa để làm 30 tập phim trị giá vài chục tỷ đồng. Nếu sử dụng quyền nghi ngờ thiếu óc xét đoán thì người ta cũng có thể tung sự nghi ngờ đó lên báo chí từ hàng năm trước rồi.
    Xin cám ơn đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.? PV
  7. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Cũng khá bất ngờ khi thấy ông Đỗ Minh Tuấn lại ủng hộ phim Áo Lụa Hà Đông. Hơn nữa ông ta còn có những nhận xét rất sắc sảo, rất thấu đáo của một người trong nghề . Đọc những nhận xét của ông ta thấy ông ta có cái nhìn của một đạo diễn bản lĩnh , có nghề . Tôi bắt đầu thay đổi cái nhìn về ông ta rồi đây ... he he :
    " ... sòng phẳng ra từ góc độ nghề nghiệp thì Áo lụa Hà đông hay hơn, có đẳng cấp nghệ thuật cao hơn. ..."
    "... Tôi ủng hộ Áo lụa Hà đông vì cách kể chuyện mới, giàu bản lĩnh nghệ thuật, tính chuyên nghiệp của các bộ môn đều rất cao, toàn phim hướng đến sự truyền cảm về văn hóa tâm linh thay vì truyền những thông điệp theo kiểu phim chiến tranh lạnh như một số phim do các đạo diễn Việt Kiều đã làm trước đây. Kể chuyện theo lối không có chuyện, với một tiết tấu rất chậm theo kiểu Ozu, đạo diễn Áo lụa Hà đông phải rất cao tay, dùng nhiều ngón nghề để gây kịch tính trong từng khuôn hình, từng cụm cảnh thì mới có thể lôi khán giả đi theo phim suốt hai tiếng rưỡi đồng hồ. Nhược điểm lớn nhất của phim là dài, đoạn sau cố gò vào chiếc áo. Nhưng so với Hà Nội-Hà Nội thì Áo lụa Hà Đông ít nhược điểm hơn. "
    Theo NMC, Ông ta đã nói rất chính xác nhưng lý do vì sao Áo Lụa Hà Đông có sức hút với công chúng. Không chỉ cứ phim bi là làm được điều đó, đây phải nói là chiêu của Đạo diễn. Trong tình hình khán giả quay lưng với điện ảnh Việt nam như hiện nay thì một bộ phim dài lê thê như vậy mà giữ chân khán giả được đến phút cuối cùng là một chuyện lạ .
    NMC nhớ lại hồi đi xem Người Mỹ Trầm Lặng ở rạp tháng tám, suất chiếu có khoảng 30 khán giả, được chừng 20 phút thì khán giả bắt đầu rải rác bỏ về, không quên kèm theo câu "phim gì mà chán òm" . Đến phút cuối cùng chỉ còn NMC và ... 4 khách nữa .
    Được NMCuong08 sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 14/05/2007
  8. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Hình như "ALHĐ" tiếp tục chiếu ở rạp Khăn Quàng Đỏ trong Cung Thiếu Nhi Hà Nội thì phải... Chậc - các cháu xem thích nhá. Hì hì
  9. Balad

    Balad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Thêm chuyện hậu trường của phim này:
    Bộ phim Áo lụa Hà Đông có sự góp mặt của ba diễn viên nhí Thu Trang, Thiên Tú và Thu Hằng khởi quay vào đầu tháng 4 - gần đến kỳ thi học kỳ 1 của học sinh phổ thông. Đoàn phim phải gửi công văn đến các trường để các em được đóng phim dài ngày. Đoàn làm phim phải liên hệ với một ngôi trường ở Hội An để các em sẽ vừa học vừa đóng phim. Kết quả thi học kỳ ở Hội An sẽ được chuyển ra trường các em ở Hà Nội. Riêng môn Tiếng Trung, trường trong Hội An không có, nên đến ngày thi, mẹ của một diễn viên phải bay vào Hội An đón con ra thi rồi lại quay lại đoàn phim.
    Trong 4 tháng quay phim, phụ huynh của ba diễn viên nhí luôn phải có mặt ở đoàn phim để chăm sóc con. Bố mẹ của Thu Hằng phải nghỉ việc cơ quan để đi theo.
    Chị Thương, mẹ Thiên Tú (vai Ngô trong Áo lụa Hà Đông) đi theo con cùng đoàn phim đã cảm nhận được sự vất vả của việc làm phim. Vì Tú ham mê và có năng khiếu nên chị chiều con. Với suy nghĩ của một người mẹ, chị không thích con lớn lên sẽ theo nghề này.
    ( theo vnexpress.net)
  10. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Coi phim Áo Lụa Hà Đông tại Saigon với giá vé 6.000VNĐ
    19g00 11-09-2007
    14g30 15-09-2007
    Phòng chiếu phim Idécaf
    28 Lê Thánh Tôn, Q.1
    Giá vé: 6.000 VNĐ
    Áo lụa Hà Đông
    Đạo diễn : Lưu Huỳnh
    Diễn viên : Trương Ngọc Ánh, Nguyễn Quốc Khánh...
    2h2/ phụ đề tiếng Pháp
    Hà Đông những năm 50 dưới sự cai trị của thực dân Pháp, Dậu giúp việc trong một gia đình địa chủ và bị họ đối xử tệ bạc. Gù làm đầy tớ cho tổng đốc của vùng, người rất căm ghét phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Hai người vẫn hay gặp nhau vụng trộm. Sau sự kiện tổng đốc bị giết và nông dân trong vùng nổi dậy dưới sự chỉ đạo của *********, Dậu và Gù cùng nhau bỏ trốn. Họ chỉ mang theo duy nhất một vật có giá trị mà họ có được, đó là chiếc áo lụa trắng mà Gù đã tặng Dậu vào đám cưới của họ...
    http://www.idecaf.gov.vn/detail.php?lang=vi&id=4&p=lf&conid=lf&date=1189443600

Chia sẻ trang này