1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

All about "Áo Lụa Hà Đông" (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Hisashi, 12/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Quên mất một cái, khá nhiều đoạn nhạc trong phim sử dụng cello, phối rất giống Shigeru Umebayashi trong In the mood for love.
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Em cũng có viết một bài review nhảm nhí cho forum nhà
    http://traicasau.com/forum/index.php?showtopic=145&view=findpost&p=14781
    Xác nào là em tôi
    dưới hố hầm này
    trong những vùng lửa cháy
    bên những vồng ngô khoai
    Trong một lớp học của trường trung học Hội An, cô bé học sinh với chiếc áo dài trắng có một vết mực tím loang nhàn nhạt ở vạt đang đọc bài văn được điểm cao nhất lớp của chính em. Một tiếng nổ, rồi nhiều tiếng nổ vang dội, rồi im lặng. Rồi những lời hát, Bài ca dành cho những xác người của Trịnh Công Sơn, cất lên, như ai đó đang hát từ dưới mồ. Không nhạc đệm, tiếng hát chậm buồn như lời kinh cầu, những hình ảnh tang thương của chiến tranh trôi lướt qua. Đấy là một cảnh ấn tượng trong Áo lụa Hà Đông, bộ phim Việt Nam thứ hai mà em chủ động đi xem trong vòng gần 2 năm qua (bộ phim trước ở post trước - Mùa len trâu - tháng 7/2005).
    Những thông tin về nó trên báo, trên mạng không dồn dập sỗ sàng với những tuyên bố giật gân theo kiểu chọc ngoáy vào trí tò mò như những Chuông reo là bắn hay Trai nhảy, chỉ là một vài bài khen trên blog của những người mê phim và một vài tin nhanh trong mục văn hoá - giải trí thông báo về việc bộ phim đoạt giải Khán giả bình chọn trong Liên hoan phim Pusan. Chừng đó xem ra không đủ để một đứa lười xem phim và ít tò mò vớ vẩn như em phải động đậy thân mình ra rạp. Nhưng khởi chiếu vào thời điểm mà đa số khán giả còn chưa hoàn hồn sau khi dốc túi mua vé xem những bộ phim Tết nhố nhăng và dễ dãi không bàn phím nào tả xiết, phim này vô tình lâm vào thế bất lợi thiệt thòi, điều đó khiến em có cảm giác không đành lòng. Khi xem xong phim thì em thấy mình không đành lòng cũng đúng.
    Nếu xếp thể loại (genre) theo kiểu IMDB (Internet Movie Database), chắc Áo lụa Hà Đông sẽ hân hạnh mang dòng chữ drama vì nó có nghèo đói, chiến tranh, cái chết, đủ thành phần cho một bộ phim bi. Kịch bản cũng không có gì gay cấn lắm: Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) cùng thân phận ở đợ nên thương nhau. Hai người bỏ trốn vào Nam năm 1954, định cư ở Hội An, ngày ngày cào hến nuôi 4 con gái trong bối cảnh loạn lạc vì chiến tranh và thiên tai. Hai con gái lớn lên đi học, không có áo dài, Dần đem chiếc áo dài quà cưới ra sửa cho 2 đứa mặc luân phiên (từ này mới học được khi bị mất điện liên tục)... Nói chung, bộ phim giống một bài thơ buồn được trình bày đa phương tiện.
    Về hình ảnh, màu phim hơi tối và xỉn, hợp với câu chuyện buồn. Góc quay khá đẹp, có cả những pha quay từ trên cao tít tịt gây cảm giác nôn nao. Những cảnh huy động diễn viên quần chúng đông đảo (toàn người gầy) như cảnh đoàn nổi dậy đốt đuốc đi trên đê hay cảnh đoàn người di cư giữa đồng trông cũng sướng mắt. Đoạn cuối có cảnh chiếc thuyền nhỏ giữa dòng lũ và một slide show sử dụng những hình ảnh tư liệu về chiến tranh kiểu như ảnh em bé bỏng bom Napalm xen kẽ giữa những slice màn hình chỉ có một màu đỏ khá ấn tượng. Em thích những cảnh quay tối của phim, ánh sáng và bố cục rất đẹp, ánh đèn vàng trên làn da ướt mưa của Dần trong ngôi chùa hoang, ánh trăng bạc trên đầu bé Ngô khi có chiếc trực thăng bay qua... đẹp nên thơ, cứ như ảnh em chụp í. ph34r.gif
    Âm nhạc của phim được nhạc sĩ Đức Trí bao thầu, một hỗn hợp từ dân ca, Văn Cao đến Trịnh Công Sơn và giao hưởng. Ngoài phần nhạc xập xình mà Bò bảo nó bắt chước trắng trợn Tâm trạng khi yêu là có vẻ không ăn nhập lắm đến tiết tấu phim ra, các phần khác rất ổn. Tiếng nhị bài Buồn tàn thu của anh Gù rất da diết. Đoạn vọng cổ Lan Điệp của bé Ngô rất ngộ nghĩnh. Hay nhất là cái đoạn cho bè nữ hát Bài ca dành cho những xác người theo kiểu a cappella. Nó hợp với cảnh bới tìm xác học sinh sau khi trường học bị bom, hợp đến mức khóc được.
    Tất nhiên, Áo lụa Hà Đông có thể bị một số nhà phê bình khó tính chê ở điểm này điểm kia (như Bò phê bình gia thì không thích đoạn giữa vì nó dài dòng câu giờ còn Oăn phê bình gia không thích thoại, nhân vật lớn lên ở Hội An mà nói giọng Hà Nội chuẩn hơn cả mình) nhưng nó thực sự là một tác phẩm điện ảnh tốt. Nó có một kịch bản gây xúc động và một dàn diễn viên khá (nhất là vai Gù của Quốc Khánh), nó có những cảnh quay nên thơ và âm nhạc hay, nó nói về một thứ rất Việt Nam là áo dài, nó đã đoạt một giải tàm tạm ở một liên hoan phim tàm tạm, nó khiến chúng ta không xấu hổ khi nhận nó là phim nước mình. Ở một xứ sở mà phim nội địa làm ra, hoặc chỉ để đem đi dự thi mấy cái liên hoan phim hạng bét rồi không đoạt giải cũng ô a tung hê trên báo chí như oai lắm (nhưng chả có ma nào đi xem), hoặc phải dùng đến những ngón nghề câu khách phi nghệ thuật nhất như mời ca sĩ đổi giới tính làm diễn viên phụ với lại đạo diễn doạ tự tử mới đứng được ở rạp trong mấy ngày Tết, thì như thế cũng quý hoá lắm rồi.
    Phụ lục: Bài ca dành cho những xác người - Trịnh Công Sơn
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 03:55 ngày 22/03/2007
  3. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Yeah ! Em đồng ý với anh ! Em xem đoạn đó cũng thấy hơi khiên cưỡng !
  4. duri

    duri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì nếu xét ở khía cạnh thưởng và lãm thì ALHĐ rất đáng khen! Tớ gặp 2 cô bé đóng vai Hội An và Ngô ở ngoài đời rồi. Thu Trang vai Hội An và Thiên Tú vai Ngô.
  5. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nhà báo Lê Hồng Lâm vừa có một bài rất hay phản kích lại Nguyễn Thanh Sơn này:
    Áo lụa Hà Đông - một tham vọng đại tự sự
    Các nền điện ảnh lớn thế giới chưa bao giờ từ chối các đại tự sự. Và các đạo diễn lớn cũng thường muốn chứng tỏ đẳng cấp của họ qua các đại tự sự.

    Cái gọi là nghịch lý ?otiểu tự sự - đại tự sự? mà Nguyễn Thanh Sơn nhắc đến trong bài viết của anh: Áo lụa Hà Đông - Lại mặc cảm ?othiếu quê hương?! thực ra chưa bao giờ là ?onghịch lý? trong điện ảnh.
    Phải sống, Bá Vương biệt Ngư Cơ, Ngọn núi gãy? có thể gọi là ba ?ođại tự sự? hay nhất trong sự nghiệp của Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca và Lý An. Crash, đoạt giải Phim hay nhất của Oscar 2006 hay Babel, cũng là những ?ođại tự sự? mang thông điệp toàn cầu của điện ảnh thế giới gần đây.
    Các đạo diễn Việt Nam cũng không nhất thiết phải đi theo thế giới, nếu họ sáng tạo được một cách kể mới, và hấp dẫn. Khán giả lại càng không từ chối để thưởng thức những bộ phim đa phong cách, đa thể loại. Tất nhiên, điều quan trọng cuối cùng là hiệu quả mà bộ phim mang lại!
    Những lỗi ?olịch sử? mà Nguyễn Thanh Sơn chỉ ra trong Áo lụa Hà Đông là xác đáng, nếu đây là một bộ phim? tài liệu lịch sử về chiếc áo dài. Nhưng, đây là một bộ phim chính kịch mang tính hư cấu, tác giả chỉ mượn lịch sử làm cái nền cho câu chuyện chứ không ?okể? hay minh hoạ lại lịch sử, nên những cái lỗi ?ochết cười? hay ?ochết người? thực ra chả chết ai cả, bởi khán giả không phải là những nhà sử học, và họ cũng không có ý đồ xem phim để chăm chăm bắt lỗi lịch sử, nhất là những lỗi tiểu tiết.
    Với tôi, Áo lụa Hà Đông đã kể được một câu chuyện có kịch tính, lớp lang và xây dựng được biểu tượng bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tác giả đã dẫn dắt được người xem đi đến cùng bằng ngôn ngữ điện ảnh đó, chứ không hời hợt, nửa vời và vụn vặt như tình trạng chung của những bộ phim Việt Nam hiện nay.
    Áo lụa Hà Đông là một bộ phim mang tính luận đề khá rõ, với biểu tượng xuyên suốt là hình ảnh chiếc áo dài. Đạo diễn đã xây dựng được một lớp da thịt đầy đặn với câu chuyện cảm động, giàu kịch tính và xuyên suốt nên biểu tượng đó không bị lên gân hay giáo điều.

    Chiếc áo dài, thứ giá trị nhất của mẹ anh Gù để lại, rồi anh giao nó cho Dần, như vật đính hôn khi họ còn là những kẻ đi ở nghèo hèn ở Hà Đông. Sau 1954, họ cùng nhau bỏ trốn vào Nam, dừng lại mưu sinh ở Hội An, sinh con đẻ cái. Và chiếc áo dài trở thành chiếc áo để hai chị em Hội An, Ngô thay nhau mặc để đến trường?
    Cùng với hình ảnh xuyên suốt đó, là câu chuyện tủi nhục, đau thương, mất mát của vợ chồng Dần ?" Gù, những con người bình thường trong thời buổi chiến tranh, loạn lạc và nghèo đói ở Việt Nam trong những năm 50 ?" 60 của thế kỷ 20 được tác giả xây dựng với khá nhiều chi tiết đắt.
    Như chi tiết quả cau gói trong chiếc áo dài rồi sau này trở thành cây cau trồng trước hiên nhà có thể xem như một hình ảnh được tác giả ẩn dụ khá tinh tế và có tính dự báo.
    Rõ ràng, đạo diễn đã thành công trong việc gửi gắm những chi tiết mang tính tâm linh phương Đông vào bộ phim này. Chi tiết đổi áo dài giữa Hội An và Ngô, dù gợi nhớ đến một chi tiết tương tự trong bộ phim The children of Heaven của điện ảnh Iran, nhưng vẫn là những khuôn hình đáng nhớ của Áo lụa Hà Đông?
    Cũng với tôi, Áo lụa Hà Đông vẫn còn những hạn chế. Sự tái hiện bằng hình ảnh thông qua bài văn của Hội An được cô giáo mời đọc trước lớp quá dài dòng và cắt mạch của bộ phim. Một vài chi tiết mang tính hài hước qua tưởng tượng của những đứa con về nguồn gốc của anh Gù, hay của anh Gù về chi tiết Dần đi bán sữa cho ông Thoòng? không ăn nhập vào mạch của bộ phim và thừa thãi.
    Nếu cái chết của Hội An gây xúc động mạnh thì cái chết của Dần ngay sau đó là một cách xử lý vụng về và thiếu thuyết phục của tác giả, dẫn đến một cái kết hơi lên gân và lộ ý tưởng. Những lối mòn về việc xây dựng các chi tiết đã quá kinh điển trong văn học cũng là điều đáng tiếc...
    Áo lụa Hà Đông cũng là một tham vọng ?ođại tự sự? của Lưu Huỳnh. Và anh đã ít nhiều làm được điều đó, nếu biết tiết chế hơn về cảm xúc, chắt lọc hơn về chi tiết và tránh những cliché (lối mòn) không cần thiết trong Áo lụa Hà Đông.
    Lê Hồng Lâm
  6. meo_sieu_ngoc

    meo_sieu_ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thế ..khi xem đến cảnh mấy chị áo zài đi đi thế, em cũng buột miệng " trông như hồn ma ý " em cũng ko thích cái đấy, cả cái loại cảnh nổ nổ trước đấy nữa, cảm xúc bị đứt T______T
    Mà tại sao người HQ lại khóc zưng zức và bầu nhiều cho film này ạ ? em k hiểu lắm.....chỗ nào buồn cười ạh ?
  7. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Xin post một bài "oánh" ALHĐ
    ÁO LỤA HÀ ĐÔNG:
    PHIM XÚC ĐỘNG CHƯA HẲN ĐÃ LÀ PHIM HAY
    Sau khi giành giải "Khán giả bình chọn" tại LHP Busan, ALHĐ trở thành một trong những bộ phim được khán giả trong nước chờ đón nhất. Khán giả VN nóng lòng muốn chứng tỏ mình cũng không thua kém gì khán giả xứ Hàn trong việc cảm thụ bộ phim được quảng cáo là "Tang thương hơn chiến tranh- Mãnh liệt hơn tình yêu". Và quả thực, sau khi được công chiếu trong nước, khán giả Việt đã dành cho phim lượng nước mắt không thua gì của người xem HQ( có khi còn nhiều hơn ^^). Thế mới biết dân ta thật giàu lòng thương cảm, dễ mủi lòng rơi lệ (hichic). Trước hết, phải công nhận rằng ALHĐ là một bộ phim gây xúc động, hay nói chính xác hơn là giỏi lấy nước mắt khán giả. Khán giả, nhất là những khán giả nữ mau nước mắt, khó mà cầm lòng trước những cảnh như người mẹ hi sinh thân mình để có tiền may cho con tấm áo dài, hay cảnh đứa con gái nghẹn ngào đọc thư rồi bị bom, và tiếp ngay đó là đoạn phim đỉnh điểm "lấy nước mắt": người mẹ đau khổ gào khóc khi ôm trong lòng đứa con gái đã chết, những đứa em gái nhỏ khóc ngặt nghẽo xin bố đừng chôn chị chúng... Và còn có thể kể nhiều nữa những đoạn gây xúc động trong bộ phim. Nếu xét về khoản này thì phải thừa nhận bộ phim đã quá thành công. Được giải bình chọn của những khán giả HQ- vốn nổi tiếng với những bộ phim uỷ mị sướt mướt, bộ phim đã khẳng định một cách hùng hồn sức mạnh "lấy nước mắt người xem " của mình. Nhưng, nếu ví bộ phim như một cô gái đẹp thì có lẽ, người ta khóc thương vì chính cô cũng gào khóc quá nhiều (người đẹp khóc ai mà chả thương ^^) chứ không hẳn vì thế mà có thể khẳng định cô là người con gái tuyệt vời được. Đó là hai phạm trù rất khác nhau.
    ALHĐ quả là một "cô gái đẹp" được trang điểm phục sức kĩ càng: từ những cảnh quay với ánh sáng đẹp như tranh, đủ cả quay từ trực thăng cho đến quay dưới nước, rồi âm nhạc chau chuốt như ru lòng người, rồi dàn diễn viên đẹp( trừ vài người như Quốc Khánh hay lão cụ cố) , diễn xuất khá ngọt...Nói tóm lại là một êkip chỉnh tề, thừa yếu tố để có thể làm nên một bộ phim hay. Nhưng đáng tiếc là những yếu tố đó mới chỉ đủ để tạo nên cái vẻ ngoài lộng lẫy của "nàng" ALHĐ thôi. Còn cái hồn của "nàng" thì có vấn đề. Vấn đề ở chỗ "nàng" đẹp, hát hay múa dẻo nhưng đó chỉ là để trình diễn mà thôi. "Nàng" rất khéo đánh lừa con mắt và đôi tai những kẻ si mê, nhưng những người tỉnh táo chẳng khó khăn gì để nhận ra: nàng chỉ là một mỹ nhân không có tư tưởng (bắt chước cách nói của cụ Khái Hưng trong 1 tác phẩm nào đấy: "Nàng chỉ là một con lợn không có tư tưởng" ^^) Những mảng miếng "nàng" ra sức phô diễn nhiều khi chẳng nói lên điều gì: cảnh quay từ trực thăng khi Dần và Gù bỏ trốn, trèo lên núi có phục vụ gì cho sự phát triển câu chuyện không hay chỉ để "làm điệu"?(xem giông giống mấy cảnh leo núi trong các phim Hollywood- dù công nhận nó khiến người xem trầm trồ vì cảnh đẹp); rồi cảnh quay dưới nước khi Gù mò ngao sò cũng vậy, phải chăng các nhà làm phim muốn cho khán giả biết người ta mò ngao như thế nào??? Nếu so với một bộ phim VN khác là "Mùa len trâu" có nhiều cảnh quay dưới nước để làm nổi bật cuộc sống trôi nổi vùng sông nước miền Tây Nam Bộ thì rõ ràng cảnh quay trong ALHĐ là quá thừa và vô vị... Một vấn đề nữa là "nàng" ALHĐ có một "bộ xương" vừa lỏng lẻo lại vừa thừa đốt- đó là kết cấu kịch bản không chặt chẽ và quá dài dòng. Chuyện phim trải dài cả về không gian và thời gian, từ trước cách mạng cho đến chiến tranh chống Mĩ. Nhưng cái nền không gian -thời gian ấy cũng chẳng tác động gì nhiều đến câu chuyện xoay quanh gia đình 2 nhân vật Dần và Gù. Với những diễn biến của cốt truyện này thì gần như có thể đặt nó vào thời đại khác cũng không vấn đề gì, thậm chí nếu cho lùi câu chuyện về cái thời của chị Dậu trong chuyện "Tắt đèn" của cụ Ngô Tất Tố thì có lẽ hợp lí hơn cho việc Dần làm vú cho lão già người Hoa( không biết những người làm phim ALHĐ đã trả tiền bản quyền cho con cháu cụ NTT vì lấy hình ảnh chị Dậu bán sữa để chuyển sang chị...Dần chưa???) Do đó, rõ ràng bối cảnh chiến tranh chỉ là cái cớ nhiều khi mờ nhạt để những tình tiết trong phim diễn ra. Có lẽ điều được các tác giả phim tập trung thể hiện nhiều nhất không phải là câu chuyện rời rạc của phim mà lại là những tâm sự được phát biểu rất...dõng dạc của các nhân vật. Từ nhân vật Gù tự xỉ vả mình "Anh thật là khốn nạn" cho đến bức thư dài của đứa con gái đầu của Dần và Gù...Thật là những xử lí...không thể "tinh tế" hơn( chỉ có thể hơn rất nhiều ^^). Những đoạn được nhiều khán giả khen, tiếc thay lại là những thứ "nàng" ALHĐ học mót của người khác. Riêng trong ALHĐ mà những người mê ĐA đã có dịp gặp lại biết bao "người quen": từ chị Dậu("Tắt đèn") trong bản sao chị Dần cho đến anh Quasimodo("Thằng Gù nhà thờ Đức Bà) trong anh em sinh đôi người Việt là anh Gù, rồi cả hai "đứa trẻ thiên đường" hoá thân trong hai chị em Ngô và Hội An( chỉ khác một bên đổi giày, một đàng đổi áo)...Đúng là anh hùng hội ngộ ^^ Than ôi, "nàng" ALHĐ người Việt mà sao " lây Tai" à quên "lai Tây" nhiều zậy ta??? Thế nên dù "nàng" quả thực sắc nước hương trời, nàng kêu khóc làm ta động lòng rơi lệ thật, nhưng thú thực là ta không thể yêu "nàng" nổi, vì sao thì trên đây kể cũng đã khá nhiều lí do rồi. Nhưng không sao, "nàng" đâu có thiếu gì fan hâm mộ không tiếc lời ca ngợi. Cũng là lẽ yêu ghét thường tình thôi. Ta cũng chả trách gì nàng, có trách thì trách bố Lưu Huỳnh đã đẻ ra nàng với dung mạo tót vời mà quên(chả biết vô tình hay hữu ý?) thổi hồn cho "nàng". Thế nên nàng như bức tượng mỹ nữ bằng ngà voi trong thần thoại Hi Lạp vậy: đẹp mê đắm lòng người mà thiếu mất linh hồn(của mình chứ không phải như "ốc mượn hồn"). Thật đáng tiếc, đáng tiếc...
  8. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Và lời phản pháo lại bài viết đó !
    Một bài viết rất khắt khe....tưởng chừng như thật sắc sảo nhưng thật ra lại khá là....chụp mũ !
    Thứ 1 là : Nếu nói HQ chỉ quen với những bộ phim ủy mị và ngập tràn nước mắt thì nhầm to (nên xem lại Park Chan Wook''s Series,Kim Ki Duk''s Series,Boon Joon Ho''s series,Crying Fist,The Road Home,Oasis,Silmido,Tae Guk Gi,My Brother,King and Clown....rất rất nhiều các film khác nữa. Tình cảm ko có nghĩa là ủy mị ngập tràn nước mắt)--> đây là một kết luận ko chính xác !
    Cảnh quay dưới nước : Nhà Phê bình quên mất bối cảnh film là vùng Thu Bồn quanh năm ngập nước sao, Chả thế mà con gái của Gù và Dần còn tên là Lụt ! Và với một cú máy để làm đẹp hơn cảnh film thì ko có gì là sai cả. (xem Children of men,The Black Dahlia của Mĩ, Pan''s Labyrinth để thấy rõ hơn điều này
    Thứ 3 : Sao nhỉ ? Đến Hero của TNM còn chọn cách kể chuyện của Rashomon, thì tại sao ALHĐ lại ko thể ảnh hưởng từ TĐ. Còn anh Gù và câu chuyện của anh ta chả liên quan gì đến Quasimodo cả, tại sao ko thể nói đến 1 người Gù chỉ vì 1 tác phẩm quá nổi tiếng nào đó đã dùng hình ảnh đó rồi. Cả chi tiết hai chị em đổi áo nữa, không có gì là học mót ở đây cả, đạo cụ khác,bối cảnh khác, tính chất của đạo cụ cũng khác, câu chuyện khác --> không thể kết luận là học mót được. Và lại chuyện ảnh hưởng, hay giống nhau vẫn thường xuyên diễn ra trên thế giới (cứ đọc lại các chuyện cổ tích, hay cái truyền thuyết về Chử Đồng Tử thì biết...)
    Để Ví dụ cụ thể : Nhà PB lấy trích lời cụ Khái Hưng vậy nhà PB tìm đọc "Lan và Điệp" (cũng của Tự Lực Văn Đòan đấy) xem nó na ná Romeo và Juliet ko, hay chuyện về Tristian và Idơ..."
    Tóm lại, ko thể kết luận tác giả học mót khi trong truyện film có 1 vài chi tiết giống ở đâu đó được.
    Thứ 4 : ALHĐ là bi kịch của 1 gia đình trong chiến tranh. Ồ cuộc chiến tranh đó có thể được viết lại theo ý hiểu và cảm nhận của tác giả chứ ? Trong sáng tạo người ta cho phép anh dựa vào những mốc có thật để hư cấu theo ý cá nhân. Mà ko chắc nhà PB đã đủ tuổi, hay đã đọc đủ để hiểu về thời gian đó diễn ra như thế nào ? -->chỉ nói khi đã biết thấu đáo,các cụ đã dạy "nói có sách, mách có chứng"
    Tóm lại, phim nào cũng có điểm hay điểm dở, ko cái gì là toàn vẹn (đến Titanic còn có 100 lỗi) tuy nhiên bài viết này ko nêu được những điểm dở một cách chính xác, mà chủ yếu dựa vào cảm giác của tác giả. Rất nhiều lỗi của film ko nếu được, thưởng chỉ nhấn vào những cái đã có người nói rồi, hoặc cảm giác thấy vậy. Như thế e là ko thích hợp.....(ko hiểu ai mới là người học mót ở đây)
    Một bộ phim, cái cần là khán giả. Và ALHĐ đã có điều đó (12 ngày doanh thu 12 tỉ ở TPHCM). Đó là thành công ko thể phủ nhận. Thử hỏi có film VN nào làm tốt hơn.Mà chung qui film là dành cho khán giả,chứ ko dành cho các nhà Phê Bình.Nên phê cái gì bình cái gì cũng phải đứng ở cương vị đông đảo khán giả mà nói.Mà những người làm film làm ra film cũng chỉ cần khán giả đến rạp đông,người của công chúng mà, chứ nói thật cũng ko cần các vị LLPB thích bới lông tìm vết kiểu này nghía đến đâu ! Xem phim chỉ biết chê xuông, chả ở đâu LLPB lạ như ở VN !Hehehe
    Đã không chỉ ra được điểu yếu, điểm mạnh của film theo chiều hướng kĩ thuật, chỉ nói chung chung về mặt nội dung --> đây là yếu điểm của ngành Lí Luận PB VN mãi mà ko sửa được.(người ta bảo LLPB VN lí luận chay là thế, có muốn nói cũng điếc)
    Cuối cùng,tất nhiên ai cũng fải hướng cái gì đó theo chiếu hướng đi lên, nhưng cũng xin các bác LLPB nhìn lại xuống chân xem đang đứng ở đâu, đừng có đang đứng ở Châu Phi mà tưởng ta đang ở Hoa Kì, sống ở đời phải biết mình là ai chứ ?
    Chê để tốt lên điều đó ko phủ nhận, nhưng chê kiểu này, e là nản quá. Công nhận các bác LLPB rất giỏi đì đọt anh em làm phim, hay cho các bác ý cầm máy quay làm film cái nhỉ ? Biết đâu VN ta lại chả có vài Rashomon , huênh hoang với thế giới !
    Một chút gọi là vài lời trao đổi.....
  9. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Một bài khác khá funny về ALHĐ ! Tôi rất thích bài này !
    Ngày nãy ngày nay, có một làng ở phía Đông. Làng này trước kia đã làm ra nhiều búp bê gỗ xinh đẹp, tình cảm, sâu sắc như con người. Nhưng cái ngày ấy xa rồi. Gần đây, mọi người trong làng trông chờ mãi mà không có một búp bê nào như vậy. Trong làng có một hãng chuyên làm búp bê gỗ tên là Phước Sang. Thấy được sự mong ngóng của mọi người, ông chủ quyết định làm một búp bê mới thật xinh đẹp và sâu sắc . Ông chủ mời ông tiên Lưu Huỳnh ban cho cô búp bê của mình trí tuệ, sự sâu sắc, sự xúc động. Ông mời tiếp ông Tiên Trinh Hoan và nhiều ông tiên mỹ thuật, ánh sáng, kỹ xảo khác để mang lại cho cô búp bê vẻ ngoài thật xinh đẹp. ông mời tiếp ông tiên Đức Trí dạy cho búp bê biết những khúc nhạc thật hay. Rồi ông mời các cô tiên cậu tiên Truơng Ngọc Ánh, Quốc Khánh,... để dạy cô búp bê biểu hiện những tình cảm, cảm xúc của mình. Và cuối cùng hãng Phước Sang đặt tên búp bê là Áo lụa Hà Đông (ALHĐ).
    Bằng tất cả tài năng của mình ông tiên Trinh Hoan và các ông tiên ánh sáng, mỹ thuật, kỹ xảo dã làm cho ALHĐ có một vẻ ngoài thật xinh đẹp. Đã lâu lắm, dân làng mới được chiêm nghưỡng một búp bê gỗ đẹp như thế. cái vẻ đẹp ấy có thể so với những búp bê ngoại , hay một búp bê khác mấy năm trước tên là Thời Xa vắng. Cảm phục tài năng của ông tiên TRinh Hoan , dân làng ca ngợi hết lời. Nhưng cũng mong sao các ông tiên khác sẽ làm tốt như thế
    Đặc biệt là ông tiên Lưu Huỳnh vì ông là nguời sẽ ban cho ALHĐ tất cả tình cảm, tri giác, sự sâu sắc như một con nguời. Ông tiên Lưu Huỳnh trước đây đã nổi tiếng với búp bê Em và Michael jackson . Ông đã ban cho ALHĐ một chút thương đau để dân làng thương cảm, ban cho cô 1 sự kiên cường và vững tin để vượt qua sóng gió cuộc đời. Thậm chí, ông tiên Lưu Huỳnh còn ban cho cô cả những cái chết. vì thế mà dân làng dã có những lúc khóc ròng thương cho búp bê ALHĐ. Nhưng không hiểu phép thần thông dã cạn hay không có đủ sự sâu sắc của 1 ông tiên giỏi mà ông tiên Lưu Huỳnh lại bắt chước ông tiên nổi tiếng Majid Majidi (làm búp bê The children of Heaven). Chỉ khác Luư Huỳnh cho ALHĐ đổi áo còn M. Majidi cho The children of heaven đổi giày. Rồi có lúc, dân làng lại nhớ đến ông tiên Xô Viết Pudovkin với búp bê Mother, khi ALHĐ ngã xuống liền đứng lên giơ cao chiếc áo dài (còn Mother là giơ cao ngọn cờ). Người ta cũng nhớ đến ông tiên quá cố Ngô Tất Tố với búp bê nhựa xuất sắc Tắt đèn khi ALHĐ cũng đi làm vú nuôi. Nhiều lắm, dân làng đôi nguời đã xem nhiều cứ ngờ ngợ. Mà không hiểu sao ông tiên Lưu Huỳnh còn ban cho ALHĐ cả sự "khoe" rất thừa. Nhất là khi ALHĐ đi làm vú. Rồi vì ông tiên Lưu Huỳnh mà ALHĐ lại còn mắc bệnh dài dòng, nói chuyện hết cả đoạn hay rồi mà vẫn cứ nói.
    Nhưng may mà có ông tiên Đức Trí dạy cho ALHĐ biết đàn hay, hát giỏi, nên dân làng cũng yêu thương lắm. Rồi cậu tiên Quốc Khánh biết dạy ALHĐ biểu lộ rất giỏi những cảm xúc , tình cảm của con nguời. Mấy cô tiên nhỏ cũng khiến ALHĐ đáng yêu dễ thuơng hơn.
    Nhưng những nhà thông thái già trong làng vẫn mong chờ những búp bê gỗ thật sự tốt. Mong mãi, chờ mãi không biết đến bao giờ
  10. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Mình thì lại rất thích bài viết này:
    Và lời phản pháo lại bài viết đó !
    Một bài viết rất khắt khe....tưởng chừng như thật sắc sảo nhưng thật ra lại khá là....chụp mũ !
    Thứ 1 là : Nếu nói HQ chỉ quen với những bộ phim ủy mị và ngập tràn nước mắt thì nhầm to (nên xem lại Park Chan Wook''''s Series,Kim Ki Duk''''s Series,Boon Joon Ho''''s series,Crying Fist,The Road Home,Oasis,Silmido,Tae Guk Gi,My Brother,King and Clown....rất rất nhiều các film khác nữa. Tình cảm ko có nghĩa là ủy mị ngập tràn nước mắt)--> đây là một kết luận ko chính xác !
    Cảnh quay dưới nước : Nhà Phê bình quên mất bối cảnh film là vùng Thu Bồn quanh năm ngập nước sao, Chả thế mà con gái của Gù và Dần còn tên là Lụt ! Và với một cú máy để làm đẹp hơn cảnh film thì ko có gì là sai cả. (xem Children of men,The Black Dahlia của Mĩ, Pan''''s Labyrinth để thấy rõ hơn điều này
    Thứ 3 : Sao nhỉ ? Đến Hero của TNM còn chọn cách kể chuyện của Rashomon, thì tại sao ALHĐ lại ko thể ảnh hưởng từ TĐ. Còn anh Gù và câu chuyện của anh ta chả liên quan gì đến Quasimodo cả, tại sao ko thể nói đến 1 người Gù chỉ vì 1 tác phẩm quá nổi tiếng nào đó đã dùng hình ảnh đó rồi. Cả chi tiết hai chị em đổi áo nữa, không có gì là học mót ở đây cả, đạo cụ khác,bối cảnh khác, tính chất của đạo cụ cũng khác, câu chuyện khác --> không thể kết luận là học mót được. Và lại chuyện ảnh hưởng, hay giống nhau vẫn thường xuyên diễn ra trên thế giới (cứ đọc lại các chuyện cổ tích, hay cái truyền thuyết về Chử Đồng Tử thì biết...)
    Để Ví dụ cụ thể : Nhà PB lấy trích lời cụ Khái Hưng vậy nhà PB tìm đọc "Lan và Điệp" (cũng của Tự Lực Văn Đòan đấy) xem nó na ná Romeo và Juliet ko, hay chuyện về Tristian và Idơ..."
    Tóm lại, ko thể kết luận tác giả học mót khi trong truyện film có 1 vài chi tiết giống ở đâu đó được.
    Thứ 4 : ALHĐ là bi kịch của 1 gia đình trong chiến tranh. Ồ cuộc chiến tranh đó có thể được viết lại theo ý hiểu và cảm nhận của tác giả chứ ? Trong sáng tạo người ta cho phép anh dựa vào những mốc có thật để hư cấu theo ý cá nhân. Mà ko chắc nhà PB đã đủ tuổi, hay đã đọc đủ để hiểu về thời gian đó diễn ra như thế nào ? -->chỉ nói khi đã biết thấu đáo,các cụ đã dạy "nói có sách, mách có chứng"
    Tóm lại, phim nào cũng có điểm hay điểm dở, ko cái gì là toàn vẹn (đến Titanic còn có 100 lỗi) tuy nhiên bài viết này ko nêu được những điểm dở một cách chính xác, mà chủ yếu dựa vào cảm giác của tác giả. Rất nhiều lỗi của film ko nếu được, thưởng chỉ nhấn vào những cái đã có người nói rồi, hoặc cảm giác thấy vậy. Như thế e là ko thích hợp.....(ko hiểu ai mới là người học mót ở đây)
    Một bộ phim, cái cần là khán giả. Và ALHĐ đã có điều đó (12 ngày doanh thu 12 tỉ ở TPHCM). Đó là thành công ko thể phủ nhận. Thử hỏi có film VN nào làm tốt hơn.Mà chung qui film là dành cho khán giả,chứ ko dành cho các nhà Phê Bình.Nên phê cái gì bình cái gì cũng phải đứng ở cương vị đông đảo khán giả mà nói.Mà những người làm film làm ra film cũng chỉ cần khán giả đến rạp đông,người của công chúng mà, chứ nói thật cũng ko cần các vị LLPB thích bới lông tìm vết kiểu này nghía đến đâu ! Xem phim chỉ biết chê xuông, chả ở đâu LLPB lạ như ở VN !Hehehe
    Đã không chỉ ra được điểu yếu, điểm mạnh của film theo chiều hướng kĩ thuật, chỉ nói chung chung về mặt nội dung --> đây là yếu điểm của ngành Lí Luận PB VN mãi mà ko sửa được.(người ta bảo LLPB VN lí luận chay là thế, có muốn nói cũng điếc)
    Cuối cùng,tất nhiên ai cũng fải hướng cái gì đó theo chiếu hướng đi lên, nhưng cũng xin các bác LLPB nhìn lại xuống chân xem đang đứng ở đâu, đừng có đang đứng ở Châu Phi mà tưởng ta đang ở Hoa Kì, sống ở đời phải biết mình là ai chứ ?
    Chê để tốt lên điều đó ko phủ nhận, nhưng chê kiểu này, e là nản quá. Công nhận các bác LLPB rất giỏi đì đọt anh em làm phim, hay cho các bác ý cầm máy quay làm film cái nhỉ ? Biết đâu VN ta lại chả có vài Rashomon , huênh hoang với thế giới !
    Một chút gọi là vài lời trao đổi.....

    Mình thấybạn này đã chẩn rất đúng căn bệnh trầm kha của mấy nhà lý luận phê bình phim VN. Phê bình như thế thì ĐA VN đang đứng ở Châu Phi cũng phải . Đã đến lúc các nhà phê bình phim VN không nên lý sự nhiều về nội dung hay chi tiết lịch sử - vì nếu cứ bắt bẻ như vậy thì e rằng ngay cả bộ phim xuất sắc nhất thế giới cũng bị bắt lỗi . Phê bình nên tập trung vào kỹ thuật nhiều hơn, ví dụ : quay phim, âm nhạc, dựng phim, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, độ chân thực trong diễn xuất , sự trau chuốt trong từng chi tiết, sự nghiêm túc hết mình của ekíp làm phim... và nếu xét theo những tiêu chí này thì ALHĐ xứng đáng được khen ngợi vì đó là những điều mà tphim điện ảnh VN đang thiếu thốn trầm kha, từ trước đến giờ chỉ có vài phim VN đạt được . Và đó cũng là những lý do mà mình đi xem bộ phim này ., cũng như đã đi xem Đời cát, Mùa len Trâu, Chuyện của Pao.. . Tuy nhiên trong những bộ phim đó thì vẫn ấn tượng và cảm xúc với ALHĐ nhất . Vì nó đã chạm đến nỗi đau của rất nhiều thân phận con người , những số phận bi thảm trong chiến tranh. Thích cái cách xây dựng nhân vật, không phải địch cũng chẳng phải ta, chỉ là số phận những người dân lam lũ bình thường nạn nhân của bất kỳ cuộc chiến nào dù chính nghĩa hay phi nghĩa . Mà những số phận đó thì rất nhiều . Tiếc là phim ALHĐ không được quảng bá cho những người dân bình thường, nếu được mình tin rằng sẽ còn nhiều người yêu thích bộ phim này hơn

Chia sẻ trang này