1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

All about "Áo Lụa Hà Đông" (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Hisashi, 12/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của độc giả Võ Đắc Danh về bài viết của T.T.Đ.Đ
    Đôi điều thưa lại với ông Trần Trọng Đăng Đàn về Áo lụa Hà Đông
    (Thứ ba , 03/04/2007, 10:44)
    (CATP) LTS. Trong hai số báo ra ngày 27 và 29-3-2007, Báo CATP đăng bài ?oLại nói về phim Áo lụa Hà Đông? của Trần Trọng Đăng Đàn. Từ một góc độ tiếp cận hoàn toàn mới, ông Trần Trọng Đăng Đàn phân tích những điểm sai trái nghiêm trọng về tư tưởng của bộ phim. Đây là ý kiến riêng của ông Đàn. Sau khi bài báo được đăng, tòa soạn nhận được nhiều bài viết trao đổi lại với tác giả. Trong đời sống văn học nghệ thuật, sự cảm nhận khác nhau về một tác phẩm là điều bình thường. Tòa soạn tôn trọng các ý kiến khác nhau đó và xin giới thiệu cùng bạn đọc để cùng nhau trao đổi, thảo luận, tiến tới một sự cảm nhận trung thực nhất.
    Sau khi xem Áo lụa Hà Đông, cảm xúc chưa kịp lắng thì bất ngờ tôi đọc được bài Lại nói về phim Áo lụa Hà Đông của giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn đăng hai kỳ trên Báo Công An thành phố (số 1529 - 1530). Xưa nay tôi vốn không quan tâm đến việc khen chê trước một tác phẩm nghệ thuật - dù là sự khen chê trên diễn đàn báo chí - bởi đó là quyền và khả năng cảm nhận của mỗi người. Nhưng với Áo lụa Hà Đông, tôi thấy có đôi điều cần thưa lại với giáo sư như sau:
    Sau khi mô tả lại trường đoạn ?otrường học bị đạn pháo tấp cập triệt hạ... bãi tử thi dài ngun ngút các cháu học sinh đắp chiếu chờ người thân nhận diện. Đặc biệt là cảnh Dần khóc rống lên như muốn đứt hơi khi nhận được xác chết của con?, giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn đã suy diễn: ?oTất cả sự uất nghẹn, sự oan nghiệt đó đương nhiên là nguồn gốc căn bản của oán thù và mũi dùi hướng sự oán thù đó chĩa vào đâu? - Vào phía cách mạng, vào phía quân giải phóng...!?. Xin thưa ngay với giáo sư rằng, trong cái ngổn ngang của hàng chục tử thi, hàng đống gạch vụn, khói lửa và máu ấy, có một cận cảnh đuôi pháo còn nguyên dòng chữ USA để khẳng định đây là pháo Mỹ. Xem chi tiết ấy, tôi cho rằng tác giả kịch bản và đạo diễn Lưu Huỳnh quá thận trọng đến mức không cần thiết vì đây không phải là bộ phim nói về chuyện ai thắng ai trong chiến tranh, chiến tranh chỉ là cái cớ để bộ phim tôn vinh một vấn đề văn hóa, một câu chuyện về chiếc áo dài. Đạo diễn Trần Mỹ Hà cũng kể rằng, khi xem bản nháp, anh có đề nghị Lưu Huỳnh cắt bỏ chi tiết không cần thiết ấy nhưng Lưu Huỳnh không chịu vì sợ bị hiểu lầm. Nhưng tội nghiệp thay, cuối cùng anh cũng bị giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn cho rằng đó là đạn pháo của quân giải phóng. Tôi nghĩ, giáo sư có thể xem lại Áo lụa Hà Đông một lần nữa để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc này chăng? Và nếu có xem, tôi cũng mạn phép lưu ý ông một chi tiết nữa, rằng trước khi pháo dập xuống sân trường, chính quyền Sài Gòn đã có thông báo đóng cửa tất cả các trường học ở Hội An để bảo đảm an toàn cho học sinh vì đạn pháo có thể phong tỏa bất cứ lúc nào. Thông báo ấy được phát trên loa truyền thanh cho thấy tình hình chiến sự đang nặng nề, khốc liệt. Tôi nghĩ đạo diễn Lưu Huỳnh đã khá thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, không tốn kém mà đạt hiệu quả cao.
    Giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn đã quy chụp rằng những người chế tác Áo lụa Hà Đông đã ?oGán sự dã man đó cho phía Cách mạng, phía những người giải phóng miền Nam là một hành động siêu dã man?. Tôi đã cố suy nghĩ nhưng không tìm ra bằng chứng đâu là đạn pháo của cách mạng, của quân giải phóng tấn công vào những người dân lương thiện như ông đã nói. Có chăng là cảnh chị Dần bị lính cộng hòa tra tấn dã man vì bị vu khống là *********, có chăng là cảnh trực thăng Mỹ đuổi theo, nã đạn pháo vào dòng người di tản.
    Trong bài của giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn có đoạn làm tôi rất khó hiểu: ?oCả tới khi trong đám người hoảng hốt ấy giương cao một ngọn cờ trắng - ngọn cờ làm bằng chiếc áo lụa Hà Đông - xin được đầu hàng... mà cũng không được?. Tôi không có ý kiến về cách hiểu chi tiết này của giáo sư, chỉ xin kể một câu chuyện nhỏ: khi xem xong phim, gia đình chúng tôi kéo vào một quán ăn tối, tôi hỏi các con tôi hiểu thế nào về chi tiết bé Ngô giương cao chiếc áo dài ấy, đứa con gái học lớp sáu của tôi nói: ?oVì chị Ngô sợ làm dơ chiếc áo dài một lần nữa, mẹ buồn?. Đứa con gái lớn của tôi, sinh viên năm thứ hai thì nói: ?oDù trong tận cùng của sự nghèo đói, thiên tai hay trong tận cùng nghiệt ngã của chiến tranh, chiếc áo dài Việt Nam vẫn được tôn vinh. Có lẽ chú Lưu Huỳnh muốn nói với chúng ta điều đó?.
    Như vậy, nghĩa là có ba ý kiến khác nhau về chi tiết bé Ngô giương cao chiếc áo dài trong đoạn kết Áo lụa Hà Đông. Và cũng có thể còn nhiều ý kiến khác nhau mà tôi chưa nghe được. Tôi chợt nhớ, nhà văn lão thành Trang Thế Hy từng dạy chúng tôi rằng: ?oNghệ thuật có đến sáu tầng nhận thức. Điều này phụ thuộc vào nhân sinh quan, vị trí xã hội và văn hóa của mỗi người, nhưng quan trọng hơn hết để nhận thức đến tầng thứ mấy là ở cái tâm?.
    VÕ ĐẮC DANH

  2. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Lam Khê''s Blog
    AboutÁo lụa Hà Đông
    Monday, 26. March 2007, 10:11:49
    Câu nói yêu thích nhất: chiến tranh và thiên tai để lại những nỗi buồn. Còn tình yêu em dành cho anh để lại những kỷ niệm đẹp.
    Chi tiết "đắt" nhất: không phải làm vú em cho trẻ con mà là cho ông Thòong
    Chi tiết gây tranh cãi: Khi Ngô nói: ok. Tôi tự hỏi trẻ em thời đó có nói ok không? Cho dù lính Ngụy hay Mỹ có đóng quân đầy phố cổ, nhưng có lẽ nào trẻ em nhà nghèo lại "nhập tâm" đến vậy?Ngày mai sẽ phải check với Mr Kinh Luân về vấn đề này mới được
    Đấy là những gì còn lại sau khi xem Áo lụa Hà Đông.
    Về diễn xuất:
    Hà Kiều Anh chỉ xuất hiện có hai "xen", nhưng pha đầu thì cực kỳ vô duyên và trơ tráo, không phải vì anh chị đưa nhau ra nhà hoang ôm hôn, mà vì ánh mắt"(dù nhắm, nhưng vẫn biểu lộ) và vẻ mặt của cô ta lúc ấy, đàng điếm và rất "phim cấp III". Tôi cho rằng, thời đó, cho dù có "me Tây", cho dù có buông thả đến cỡ nào thì hành động của người ta cũng không "có vẻ" như vậy, Vẻ mặt của người ta cũng không rẻ rúng như vậy.
    Ánh mắt của Trương Ngọc Ánh-cô Dần lần đầu tiên mặc áo lụa Hà Đông, lần đầu tiên bước ra cho anh Gù xem: cực kỳ dở. Có cảm giác ngay rằng cô ấy không biết diễn, không nắn tâm lý nhân vật và tình hình xã hội lúc đó. Ánh mắt trong hai pha ấy là ánh mắt rất hiện đại, đầy nghị lực và tự tin, pha lẫn vẻ kiêu sa của một cô gái giàu. Nó không phải là ánh mắt u uẩn của một cô gái quen chịu đựng như cô Dần, cũng không có cái lấp lánh vui mừng trong sự e dè của lần đầu mặc áo cưới. Tuy nhiên càng về sau càng thấy dần sự nhập vai, diễn khá
    Diễn xuất của Quốc Khánh: đúng chất đàn ông Việt nam ngày xưa: yêu thương nhưng cũng đầy thụ động. Thụ động đẻ ra sự cam chịu, trong đó pha thêm chút sĩ diện và khù khờ, thế nên để vợ phải khổ. Diễn rất tốt, tóat ra được tính cách nhân vật. Chỉ thắc mắc tại sao người ta PR cho TNA và Như Qùynh nhiều thế, trong khi NQ thì chỉ xuất hiện vài phút, TNA diễn bình thường mà QK hầu như không được nhắc đến
    Ngô và AN: Nhất là Ngô, con bé có tố chất diễn viên, diễn cực kỳ hay và nhập tâm, nhưng vẫn trong sáng và hết sức trẻ thơ. Thích cô bé này.
    Trang phục: Tốt, nhất là khi Helen Liễu lại tham gia vai cô thợ may(lâu không gặp chỉ nhớ mang máng hình như bà thợ may là cô Helen Liễu)
    Âm thanh, nhạc phim: tốt. Nhất là bài hát của TCS được hát mộc, như một dàn đồng ca của thiếu nhi "xác người nằm bơ vơ phơi trên ruộng đồng". Gây được cảm xúc và sự tang thương mênh mang, chỉ tiếc là diễn viên và đạo diễn không đẩy được cảm xúc lên tới cực điểm nên chưa tạo được sự cộng hưởng. Có lẽ do vấn đề kinh phí. Thông cảm
    Lời thọai: hổng một số chỗ như từ đấy thì lại nói là đó. Người Bắc có nói như thế đâu
    Dựng cảnh: phần đầu tốt, nhưng có vài cảnh bom đạn chiến tranh sau này dựng chưa tới tầm. Bom vừa rơi mà đất còn chắc và ngay ngắn quá(lúc tìm xác em An), hơi bị tiếc
    Tiếc nhất là cảnh áo lụa hà đông bay trên đầu đòan người di tản, mà thấy bao nhiêu là dây điện. Chả hiểu đạo diễn để tâm trí đi đâu mà sơ suất thế nhỉ? Hội An cũng giăng mắc tòan những dây diện mới chết, hic, thật là tội nghiệp
    Góc quay: trung bình khá
    Mạch phim:vẫn tham chi tiết nên mạch phim hơi dài, trầm, buồn nên gây không khí nặng nề, cảm xúc kéo dài và không có nút thắt, mở, không tạo được cao trào, không gây xúc động. Và cuối cùng thì khó mà đọng lại được chi tiết nào.
    Tiếc cái đọan Dần chạy đến trường tìm con, lẽ ra đọan này có thể đẩy lên cao trào, kèm với nhạc tuyệt hay và xúc động. Nhưng có vẻ như diễn viên không kiếm được cách nào khác để lột tả được sự đau buồn ngòai việc bổ nhào tới và khóc....Lẽ ra, có thể quay cảnh từ xa là cô ấy chạy tới, cận cảnh là đến cổng trường thì khựng lại hẳn giữa cảnh hoang tàn. Ánh mắt thất thần điên cuồng chạy tìm con trong đám đông trước, sau đó chậm chạp giở từng cái chiếu, và ôm con đi như người mất hồn trên con đường làng, ôm con mãi trong nhà cho đến lúc chôn con thì mới khóc lóc vật vã. Mình nghĩ như vậy thì hay hơn, vì tận dụng được hiệu ứng nhạc, mà cũng phù hợp với cái tính kiên cường chịu đựng của cô Dần
    Tinh thần của phim: chẳng hiểu phim làm ra để làm gì? Chiếu cho người VN xem hay cho người nước ngòai? Làm phim để dự thi hay chỉ để trình chiếu?
    Nếu đối tượng xem mà là lớp trẻ như mình thì phim nửa phần thất bại. Có cảm nghĩ rằng phim làm để tranh các giải nước ngòai thì tốt hơn, sẽ được giải khuyến khích vì dám làm phim(chứ còn giải nào hơn nữa, nội dung thì thường, không có nét mới, góc nhìn không mới nên nhân vật cũng chả khác gì so với những phim khác, không có cao trào, cảnh quay thì thường).
    Mình không thích cái cách để cao sự cam chịu, sự nhẫn nhục của người phụ nữ. Dù biết rằng cô Dần thuộc thời xưa đó, dù biết rằng chính nhờ những hy sinh và cam chịu của phụ nữ ngày xưa thì mới có những thắng lợi của ngày hôm nay. Nhưng hai tính cách đó không phải là tất cả, không phải là tốt nhất. Tốt hơn hết họ nên đề cao sự dịu dàng, tính kiên nhẫn nhưng mạnh mẽ và quyết liệt(thầm lặng cũng được, ba tính cách này người xưa có cả mà) của người phụ nữ thời đó, ba cái đó cộng lại mạnh hơn gấp ngàn lần sự nhẫn nhục cam chịu. Mình ghét cái tính nhẫn nhục, cam chịu này vì nó không hề có mặt tích cực, kiểu như khó mà vươn lên cho cao
    Ngày xưa có bao nhiêu là phụ nữ mạnh mẽ và đầy nghị lực nhưng cũng dịu dàng và kiên nhẫn. Vậy mà sao phim về VN bao giờ số phận của họ cũng buồn thế, khổ thế và bèo dạt mây trôi thế. Khi nào cũng là một mo-tip nhân vật quen thuộc đến nhàm chán. Sao không nhìn họ dưới những góc nhìn khác, chọn cho họ những tính cách khác(không phải hiếm) mà cứ hể nhắc tới phụ nữ VN thì lại là khổ, là nhẫn nhục, là cam chịu, là hy sinh?
    Không bao giờ mình muốn đàn ông nước ngòai nhìn phụ nữ Việt với góc nhìn ấy, và đề cao cái đức tính ấy.
  3. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Published on 03/26,2007
    Bộ phim ?oÁo lụa Hà Đông? là một vết cắt mỏng nhưng sắc vào lịch sử, một mũi khoan xoáy vào giá trị gia đình. Phim không bình luận, giải thích về chiến tranh mà chỉ cất công đi tìm những thứ chiến tranh không thể hủy hoại. Người ta đi xem Áo Lụa Hà Đông không phải để khóc, mà để tìm ra mình trong đó, để thấy phẩm cách con người Việt Nam không phải là một thứ trừu tượng.
    Bộ phim hé lộ những bí quyết tạo ra sức liên kết mạnh của văn hóa gia đình người Việt. Cuộc sống của hai con người, rồi một đôi vợ chồng, và cuối cùng là một gia đình quyết liệt bước đi trong cuộc đời buộc người xem phải ?ođộng não? về giá trị của gia đình Việt Nam. Với rất nhiều người thì cái gia đình ấy có thể là chính mình, nếu không thì là cha mẹ, hoặc ông bà của mình. Hành trình xây dựng và mở đường để có một gia đình là vô cùng khó khăn, và trong thời chiến tranh, loạn ly lại càng khó giữ gìn tròn vẹn. Tất cả mọi thành viên đều cật lực chống đỡ để còn có được cái gọi là gia đình. Chi tiết đó cảm động chẳng khác nào những người lính trung thành quyết giữ một pháo đài sinh tử. Mà gia đình Việt Nam là cái gì? Không giống như gia đình phương Tây, trong tình yêu của người Việt Nam luôn cồn lên một thứ tình thương, một nỗi xót xa nhau, một ước muốn được gánh thay cho nhau nỗi nhục nhằn cay đắng giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái. Gia đình Việt Nam là những người đàn ông đã làm hết sức mình mà vẫn tự dằn vặt để vợ con khổ, là những người đàn bà xiêu vẹo đầu bờ cuối bãi để chồng có bữa ăn, con được đến trường, là đàn con sớm hiểu được những chân lý về đạo đức không thể bàn cãi của con người: dù bố mẹ tôi có nghèo hèn, cơ cực đến thế nào, tôi vẫn tự hào được là con của bố mẹ (lời bé Hội An).
    Bộ phim cũng tôn vinh chiếc áo dài và vẻ đẹp phụ nữ VN. Người con gái bị đánh đập, bị vùi đầu vào nồi cám lợn khê vẫn khao khát đi tìm tình yêu của mình, tận lực xây dựng một gia đình của mình, khi sống thì sống cho người thân, lúc chết cũng chết chỉ vì tham nhặt nhạnh thêm một chút cho chồng, cho con. Người phụ nữ Việt Nam đẹp vì họ không sợ nhiều thứ. Họ không sợ bị đánh đập, không sợ nguy hiểm, không sợ nghèo khó, không sợ sinh đẻ, không sợ chết chỉ để giành giật với tạo hóa cơ hội được làm những điều bình thường nhất là có được người đàn ông của mình để yêu, những đứa con của mình để thương. Chỉ riêng điều này thôi những người đàn ông trong các nền văn hóa gia trưởng như của chúng ta đã phải biết ơn họ nhiều lắm rồi.
    Tôi đi xem một bộ phim Việt không phải để tìm ra những cái lỗi. Nhưng tôi cũng dễ dàng nhận ra nếu đó là một đoàn làm phim ?olười? . Từ đạo diễn, diễn viên, tới nghệ sĩ quay phim. Với Áo Lụa Hà Đông, tôi bị thuyết phục bởi những chi tiết dàn dựng cẩn thận, những khi diễn viên không quản ?onhọc mình?, những cảnh quay sáng tạo và chau truốt. Vì tất cả những nỗ lực ấy, rất nhiều đoạn phim làm khán giả cảm thấy quả tim mình bị những vết cắn nhưng nhức. Có nhiều hình ảnh đẹp: cái lưng gù của người chồng ngày một còng xuống, cái ghen rất Việt Nam của ông chồng, hai chị em đổi áo cho nhau rồi em xách dép chạy thục mạng đến trường cho kịp giờ học? Đặc biệt, cảnh quay quần chúng rất chân thực và diễn xuất của các em nhỏ rất tốt. Có những lúc, các em diễn quá tập trung và xuất thần, nhất là bé Ngô.
    Áo Lụa Hà Đông có thể ?obùng nổ? được trên đất Hàn Quốc là điều có thể giải thích được. Bộ phim mang được thông điệp về Việt Nam ra thế giới. Giống như một con người, một dân tộc cũng bị trùm trong cái lưới của hoàn cảnh lịch sử, và có những cách khác nhau để gỡ lưới mà thoát ra ngoài. Sự lựa chọn ấy tạo ra tính cách một dân tộc. Bộ phim giúp ta hiểu thiện cảm của nhiều dân tộc khác trên thế giới dành cho Việt Nam không phải là điều ngẫu nhiên.
    Tôi sẽ không nói trước Áo Lụa Hà Đông là một bộ phim hay, mà chỉ nói đó là một bộ phim xem rất có lợi, dù bạn là ai. Dù bạn đang bế tắc, tuyệt vọng hay đơn giản là bị stress trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực, bạn đều có thể đến để xả đi nhưng điều bất lợi mà thu nạp thêm những điều lớn lao hơn rất nhiều. Xem phim không phải để ?oăn mày dĩ vãng?, mà là để khám phá những sức mạnh văn hóa vốn còn lẩn khuất đâu đó trong con người mình mà chưa đánh thức được. Để nhớ rằng mình là người Việt Nam và sẽ không bao giờ đơn độc trong một cộng đồng 85 triệu dân này.

    Đào Phong Lan
  4. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 05/04/2007, 11:09
    Quốc Khánh: ''Chỉ biết sống hết mình với vai diễn''
    Với vai anh Gù trong "Áo lụa Hà Đông", Quốc Khánh đã thêm một lần nữa khẳng định sự đa dạng trong diễn xuất của mình. Thoát khỏi những vai hài hước, Quốc Khánh đã lột tả một cách chân thật sự cực khổ đến tận cùng trong cuộc đời con người.

    - Cơ duyên nào đưa anh đến với nhân vật Gù?
    - Cách đây khoảng 5 năm, khi đạo diễn Lưu Huỳnh có ý định làm bộ phim này đã ra Hà Nội để tìm tư liệu và gặp tôi. Anh đã ngay lập tức "chấm" tôi vào vai anh Gù và không có sự lựa chọn nào khác.
    Khi đọc kịch bản phim này, tôi thấy thích ngay nhân vật anh Gù, một nhân vật có tâm lý cũng như đời sống phức tạp, nhiều đất diễn và cũng đã nhận lời với anh Huỳnh luôn. Từ đó đến nay, bộ phim hoãn đi hoãn lại đến 3 - 4 lần mới hoàn tất được.
    - Giờ đây, khi bộ phim đã ra mắt được với khán giả, cảm giác của anh ra sao?-
    Trong suốt mấy năm trời chuẩn bị cho phim này, tôi có hoãn vai diễn lại thì vẫn đi làm được những việc khác nhưng Lưu Huỳnh thì đã bỏ đúng từng ấy năm để đầu tư và chăm chút cho bộ phim.
    Anh vừa viết kịch bản, vừa là đạo diễn của phim, bao nhiêu tâm huyết, Lưu Huỳnh dồn hết vào bộ phim này. Chúng tôi cũng đã có nhiều lần đi chơi, tâm sự với nhau nên tôi cũng hiểu được phần nào những gì mà anh muốn gửi gắm vào Áo lụa Hà Đông.
    Có thể nói, bộ phim đã ra mắt khán giả và tạo được ấn tượng tốt là phần đền bù xứng đáng cho đạo diễn Lưu Huỳnh.
    - Sau một thời gian chuyên những vai hài hước, anh gặp những khó khăn gì khi phải thể hiện một nhân vật bi kịch có nhiều nội tâm giằng xé như Gù?
    - Làm phim thì có muôn vàn khó khăn chứ không chỉ ở mặt diễn xuất. Bản thân việc đóng hài cũng chẳng hề đơn giản chút nào, nhân vật bi kịch có chiều sâu tâm lý và hoàn cảnh, nếu mình chịu khó tập trung làm thậm chí còn cảm thấy dễ hơn là đóng hài.
    Cái hài mà để cho người xem cười đấy, vui đấy nhưng vẫn thấy thấm thía. Còn bản thân tôi, đã làm nghề thì vai nào cũng rất yêu, đã nhận kịch bản thì luôn tập trung nghiên cứu để làm, cho dù nó ở dạng nào.
    - Vào vai chồng một người đẹp như Trương Ngọc Ánh, cảm giác của anh thế nào?
    - Đóng cùng người đẹp, tôi cũng đóng nhiều rồi mà (cười) nên tôi cũng không có gì ngỡ ngàng hay luống cuống cả. Tôi chỉ nghĩ là mình đóng với nhân vật ấy thôi.
    Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nói, người ta thường quan niệm người đẹp người mẫu chỉ biết tận dụng lợi thế vẻ đẹp bề ngoài, nhưng tôi thấy Ánh là một diễn viên có những cảm xúc về vai diễn tốt. Đó là điều cơ bản quan trọng cần phải có với mỗi diễn viên. Người diễn viên diễn với cảm xúc chân thật là quan trọng nhất kể cả có những sai sót cũng dễ được bỏ qua.
    - Trong suốt quá trình làm phim "Áo lụa Hà Đông", điều gì đã để lại dấu ấn trong anh?
    - Tôi nhớ nhất là lúc đang quay ở Hội An thì mẹ tôi ở Hà Nội bị bệnh phải mổ, mà đúng ngày đấy tôi có cảnh phải quay, cả 500-700 diễn viên quần chúng đều đang chờ tôi. Tôi đã phải gọi điện ra Hà Nội để xin bác sĩ mổ lùi lại 1 ngày. Hôm sau tôi bay ra rồi lại bay vào quay tiếp.
    Trong phim cũng có nhiều cảnh đóng rất vất vả, leo núi, đá nhọn, Trương Ngọc Ánh bị rộp hết cả nhân vì đi chân không. Khi hai đứa dắt nhau lội xuống biển thì bị mảnh sành cắm vào chân... Đúng là để hoàn tất một bộ phim, người diễn viên phải đổ cả máu.
    - Anh hy vọng gì ở vai diễn anh Gù?

    - Tôi chỉ biết làm, còn cái gì đến sẽ đến. Tất cả những cái đó với tôi không quan trọng, tôi chỉ biết sống hết mình với vai diễn. Tôi làm việc với suy nghĩ, với tâm huyết của tôi, chứ để được cái gì thì tôi không để ý.
    Mà thật ra, không tâm đắc, không tâm huyết với anh Gù thì tôi đã không làm. Tôi và đạo diễn Lưu Huỳnh đã nhiều lần cùng đi chọn cảnh, chọn diễn viên cho phim, cùng nhau trò chuyện về phim nhiều lần nên giữa chúng tôi có sự đồng cảm rất lớn, trở thành những người bạn của nhau. Đó là cái mà tôi thấy mình "được" nhất trong bộ phim này.
    Theo Thế Giới Nghệ Sĩ
  5. sonnippon

    sonnippon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Mình nói một chút về sạn được không nhỉ? Có mộ cái sạn to mà mình phải ăn cả bữa cơm ngon. Đấy là mấy đứa trẻ tuy có bố mẹ là người Bắc nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Trung, nói tiếng Bắc là vô lý. Trừ phi nó ở trong nhà suốt và chỉ nghe bố mẹ nó nói thôi
  6. Balad

    Balad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Điều này có liên quan đến kỹ thuật làm phim. Phim Việt từ trước đến nay xong phần hình ảnh đến phần lông tiếng cho phim, người ta không dùng tiếng thật của diễn viên đóng trong phim mà những người khác ***g tiếng. Một kiểu giống như cascadeu đóng thế về lời thoại. Phim vùng nào thì ***g tiếng vùng ấy. Xem ra tương đối ổn. Nhưng những phim không đâu tư nghiêm túc thì bộc lộ yếu kém ngay. Như phim đồng bào dân tộc chiếu trên truyền hình nói tiếng Kinh còn chuẩn hơn khối người Hà nội dù đã cố pha tiếng địa phương vào. Bộc lộ thứ hai là khi "sao" trên phim giao lưu với khán giả thì nhiều khi rất thất vọng vì giọng của diễn viên khác xa trong phim. Tóm lại điện ảnh xứ ta không quen với giọng thật của diễn viên.
    Phim Âu-Mỹ thì khác, không có chuyện hình một người tiếng một nẻo, luôn luôn dùng giọng thật của mình trong phim. Diễn viên nào chỉ đạt về hình thể mà giọng không đạt thì tiêu luôn sự nghiệp. Điều dễ thấy trong các phim hoạt hình của Hollywood ***g tiếng cho các nhân vật hoạt hình cũng toàn các diễn viên tên tuổi.
    Các phim có yếu tố nước ngoài làm ở Việt nam hoặc phim của Việt kiều làm cũng theo cách làm Âu-Mỹ tức là diễn viên phải dùng giọng thật của mình cho lời thoại trên phim. Như phim của đạo diễn Trần Anh Hùng làm, Yên Khê phải nói tiếng Việt, dù nó không còn chuẩn không còn mềm như dân Việt thuần chủng. Lời thoại tiếng Việt trong những phim này thương rất cứng không đạt hiểu quả cao.
    Trở lại với "Áo lụa Hà Đông", các diễn viên trong phim phải dùng giọng thật của mình và không diễn viên nào giọng gốc Hội An cả
  7. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lại nghĩ khác, việc để bé Ngô và Hội An nói tiếng Bắc là chủ trương / ý đồ của Đạo diễn, nên đã tìm chọn 2 học sinh phía Bắc vào vai này. Nếu định để 2 bé này nói giọng Quảng thì việc chọn 2 học sinh xứ Quảng thiết nghĩ cũng không khó khăn
    gì .
    Việc sinh ra ở Miền Trung hay Miền Nam nhưng vẫn nói tiếng Bắc không phải là điều gì quá phi lý, trong thực tế vẫn có những trường hợp như vậy. Tôi có mấy người quen theo bố mẹ vào Nam năm 1975, lúc họ khoảng chừng 7 hay 8 tuổi gì đó, cho đến giờ vẫn giữ giọng Bắc .
    Hơn nữa, nhà Dần Gù rất nghèo, sống lại quá cô lập (có vẻ như là giữa đồng không mông quạnh) lúc nhỏ (tức là trước khi đi học) bọn trẻ hoàn toàn không có cơ hội giao tiếp với trẻ địa phương, hầu như chỉ nói chuyện với bố mẹ nên việc để chúng nói giọng Bắc mới là hợp lý.
  8. salamiN

    salamiN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mày đã lôi bài viết của tao lên trên này. Tao đỡ phải viết. Nhưng cái entry này chưa phải là tất cả những gì tao nghĩ về ALHĐ. Đặc biệt là về đạo diễn Lưu Huỳnh. Một bộ phim có quá nhiều điều để nói thì có lẽ thời gian sẽ là câu trả lời. Liệu 1 năm sau, 3 năm, 5 năm sau, có ai đấy nói rằng "ALHĐ là bộ phim hay nhất tôi đã xem" hay "ALHĐ là bộ phim tệ nhất tôi đã xem"
  9. NMCuong08

    NMCuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    ấy chết, nếu coi Áo Lụa Hà Đông là bộ phim tệ nhất thì không biết còn chỗ nào để mà xếp các bộ phim "nghệ thuật nửa mùa" khác của VN nhỉ . Nào là Hoa Ban đỏ, Ngã Ba đồng Lộc, Ký ức Điện Biên, Của rơi (hay Của Để dành gì đấy của Vương Đức) rồi cả Chí Phèo, Số Đỏ, Tắt đèn trước đó, những bộ phim nếu không đem chiếu miễn phí trên truyền hình thì chỉ nắm đắp chiếu trong kho , chẳng có ma nào định bỏ tiền mua vé đi coi, nhỉ ?
    à quên, nếu người ta không thèm xem mấy bộ phim đó thì đâu có thể liệt chúng vào danh sách "bộ phim tệ nhất đã xem" , nhỉ ?
    Đọc những lời phán xét cực đoan của bạn SalamiN tự dưng lại muốn trích dẫn lại lời của nhà phê bình Võ Đắc Danh:
    "Tôi chợt nhớ, nhà văn lão thành Trang Thế Hy từng dạy chúng tôi rằng: ?oNghệ thuật có đến sáu tầng nhận thức. Điều này phụ thuộc vào nhân sinh quan, vị trí xã hội và văn hóa của mỗi người, nhưng quan trọng hơn hết để nhận thức đến tầng thứ mấy là ở cái tâm?."
    và đây, của một khán giả bình thường:
    "Góp ý cho 1 bộ phim, chỉ ra cái hay và cái dở, để êkíp thực hiện rút kinh nghiệm, đó là điều cần thiết. Nhưng góp ý khác xa với sự đạp đổ.
    Nếu nói rằng những khung hình trau chuốt trong phim Áo lụa Hà Đông là không cần thiết thì tôi nghĩ, ai đó có phần sai lầm. Nếu cứ giữ quan điểm này thì đến bao giờ điện ảnh VN mới khởi sắc và vai trò người quay phim mới được chứng nhận? Và còn nữa, nếu lật ngược lại vấn đề, khán giả đến với bộ phim chỉ vì muốn thưởng thức những khung hình đẹp thì sao? Điều đó đâu có gì là quá đáng!
    Tạm kết: Xin hãy đặt mình vào vị trí của những người làm điện ảnh. Đừng quá khắt khe đến mức cực đoan để rồi, liệu có được mấy bộ phim hơn Áo lụa Hà Đông để nhà nhà, người người kéo nhau mua vé rạp để thưởng thức phim Việt!(Phương châm của tôi: Đừng nghe những gì người ta nói (kể cả tôi), hãy thử đi xem Áo lụa Hà Đông và tự mình đi đến kết luận!)"
    Được NMCuong08 sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 17/04/2007
  10. salamiN

    salamiN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    NMcuong: bạn đọc kỹ lại ý kiến của tớ đi. Nó có hai vế cơ mà: "hay nhất" và "tệ nhất". Có nghĩa là mọi điều sẽ được đánh giá trong thời gian tới. Có thể với 1 người ALHĐ là bộ phim dở, nhưng đối với người khác nó là 1 bộ phim hay. Còn đôi điều suy nghĩ về ALHĐ thì nó ở trên cái entry của tớ mà bloodhunter đã post lên đây ấy.
    Tớ cũng nói luôn là tớ thấy bạn hơi "chụp giật" trong việc nhận xét người khác. Bạn chỉ tóm lấy mỗi câu "phim tệ nhất" trong comment của tớ để nói, mà ko để ý đến những câu khác.
    Còn riêng những bộ phim mà bạn nêu tên ra, đối với tớ chúng gần như là rác trong điện ảnh.

Chia sẻ trang này