1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

All about art & famous artists

Chủ đề trong 'Album' bởi pinacola, 16/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. truelie209

    truelie209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    GIẢI THƯỞNG NĂM 1989 - Charlie Cole
    Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989.
    Đó là hình chụp một người biểu tình đương đầu với một dãy xe tăng của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ.
    Không ai biết điều gì đã xảy ra đối với ?~người đàn ông xách túi đồ?T sau khi ông này bị cảnh sát mật Trung Quốc lôi đi, nhưng sự kiện đã dấy lên sự phản đối quốc tế mãnh liệt.
    Và dưới đây là câu chuyện kể của Charlie Cole.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều lên.
    Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước.
    Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn phòng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu.
    Newsweek bảo tôi cứ ở lại.
    Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn.
    Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình.

    Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực.
    Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe.
    Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét.
    Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47.
    Cảnh sát mật
    Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc Kinh.
    Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường.
    Mọi người hoảng loạn khi bị bắn.
    Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
    Tôi nhình quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó.


    Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc Phòng An ninh Công cộng Trung Quốc chặn lại.
    Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi.
    Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và tôi nói tôi sẽ đi lên phòng riêng.
    Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong.
    Bị thương
    Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp chí Time.
    Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64 người bị thương hoặc bị giết. Tôi va? Stuard cố gắng chụp thêm các bức hi?nh dựa va?o ánh sáng đe?n đươ?ng, nhưng không kết qua? lắm.
    Nơi trước đó tư?ng có ha?ng trăm ngươ?i tụ tập thi? nay chi? co?n nhưfng chiếc xe đạp bị quă?ng lại bên nhưfng chiếc xe buýt bị đốt cháy.
    Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, ha?ng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích.
    Nga?y hôm sau, nga?y 5 tháng Sáu, tôi va? Stuard lại ra ban công theo dofi ti?nh hi?nh.
    Khi trơ?i sáng, ha?ng trăm lính xếp ha?ng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chifa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét.
    Chúng tôi nhi?n thấy la? hâ?u như trên mái nha? na?o, kê? ca? toa? nha? chúng tôi đang đứng, cufng có ca?nh sát mật mang ống nho?m va? đa?i radio đang ti?m cách kiê?m soát ti?nh hi?nh.
    Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường. Để giải tán đám đông ơ? Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn.
    Người đàn ông với túi đô?
    Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp ha?ng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ.
    Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
    Thật la? chuyện không thể tin được, nhất la? sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vư?a tiếp tục chụp a?nh, vư?a dự đoán vê? số phận bất hạnh của anh.
    Va? tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đâ?u dư?ng lại rô?i ti?m cách đi vo?ng quanh ngươ?i thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đâ?u xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy ngươ?i thanh niên va? và lôi anh đi.
    Tôi va? Stuart nhi?n nhau, cu?ng kinh ngạc vê? nhưfng gi? mi?nh vư?a mới chứng kiến va? ghi lại được bă?ng hi?nh a?nh.
    Sau đó, Stuart đi đến trươ?ng Đại Học Tô?ng Hợp Bắc Kinh co?n tôi ơ? lại chơ? đón những gì sef tới. Ngay sau khi Stuart rơ?i kho?i, các ca?nh sát mật đaf bật tung pho?ng khách sạn cu?a chúng tôi. Bốn nhân viên tra?n va?o, đánh tôi trong lúc một số ngươ?i khác thi? giă?ng lấy chiếc máy a?nh.
    Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau đó, họ để một người canh gác tại cửa phòng.
    Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu.
    Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.

    Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York.
    Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau.
    Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh tên là là Vương Nguỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm.
    Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ trước sự giận dữ của thế giới.
    Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh.
    Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.
    Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó.
    [​IMG]
    GIẢI THƯỞNG NĂM 1983 - Mustafa Bozdemir
    [​IMG]
    GIẢI THƯỞNG NĂM 1984 - Pablo Bartholomew
    Được truelie209 sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 18/11/2005
  2. truelie209

    truelie209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Các bài viết về Thiên An Môn thì rất nhiều, nhiều bài viết rất trung thực và cực kỳ sống động nhưng post ở đây sẽ vi phạm nội quy nên những ai quan tâm đến vấn đề này có thể dùng Google search từ khoá "Thiên An Môn" để tham khảo thêm!
    Còn các bức ảnh to thì có ở đây, nhờ MOD rỗi rãi post hộ cái!
    http://www.outofrange.net/blogarchive/archives/003603.html
    http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/4313282.stm
    Được truelie209 sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 18/11/2005
  3. pinacola

    pinacola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    2.621
    Đã được thích:
    0
    Tớ bổ xung tí thông tin cho hai bức ảnh đoạt giải putziler cao quý năm 83 và 84 do truelie209 post ở trên :
    Phóng viên ảnh Bozdemir đã chứng kiến cảnh "tóc bạc lại tiễn tóc đen" : tất cả 5 người con của cô Kezban -zer đều bị chôn sống sau một trận động đất lớn ở phía đông của thổ nhĩ kì tại koyunoren , vào ngày 30 thang 10 năm 1983.
    "Bozdemir witnessed this woman embracing her dead children, while her screams pierced his heart, and said it seemed like she thought her love could will them back to life. His photojournalism career was short-lived, due to Turkey''''''''''''''''s economy and monopolized media, but he works as a union Press Advisor, and acts as jury member in Turkish Photo contests."
    source : world press photo
    http://www.worldpressphoto.com/index.php?option=com_photogallery&task=view&id=181&Itemid=115&bandwidth=low
    Bhopal, Ấn độ, Tháng 12 năm 1984.
    Rò rỉ khí ga độc hại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa bé. Bức tranh thể hiện mặt trái của công nghiệp hóa ( industrial disaster )

    " About the image
    Following the vehicles that were taking the dead to be cremated and buried, Bartholomew saw the body of a child, with eyes glazed, milky-white and staring up at him. He says winning put him on the map in the photojournalism world, while his image became an icon of grief and greed in the face of industrial disaster."
    source : world press photo
    http://www.worldpressphoto.com/index.php?option=com_photogallery&task=view&id=180&Itemid=115&bandwidth=low

    PS : tất cả những bài dịch + một chút biên soạn ở đây , topic 605200 của ttvnol của bác truelie209 và một số thành viên khác , nếu bạn nào copy thì cho em xin cái link bản quyền !
    regards,
    PCL
    Được pinacola sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 18/11/2005
  4. pinacola

    pinacola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    2.621
    Đã được thích:
    0
    Picture power: Tragedy of Omayra Sanchez
    [​IMG]
    .Bức ảnh bạn xem : bi kịch của cô bé 12 tuổi Omayra Sanchez. Em bị kẹt trong một vụ lở đất do núi lửa ở Colombia phun trào , 1985.
    Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của những người thuộc hội chữ thập đỏ và người dân , nhưng tất cả đều trở nên vô vọng .Những thành viên của hội Chữ Thập Đỏ đã yêu cầu chính phủ giúp đỡ nhưng ?
    Cả thế giới đều chứng kiến được những giây phút cuối cùng trước khi cô bé này ra đi nhưng lại không thể làm gì để có thể giữ em lại .
    Dưới đây là một vài lời tâm sự của tác giả: Tôi từ New York đến Bogota sau hay ngày núi lửa hoạt động. Nơi tôi đến là một vùng rất hẻo lành và tôi đã mất gần 8h mới tới nơi.
    Tình hình chính trị ở đây rất hỗn loạn ?" chỉ ngay trước khi núi lửa họat động , ở Bogota đã có sự đấu đá quyền lực giữa cánh tả và hữu , và quyền lực đã thuộc về những người du kích phái tả M19. Rất nhiều người đã bị thiệt mạng . Sự nhá nhem về chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến việc cứu giúp những người ở thị trấn Armero
    Gần 3 ngày sau vụ núi lửa họat động trở lại ,tôi đã đến được thị trấn này và phải chứng kiến cảnh tượng thật kinh hoàng : Có rất rất nhiều người vẫn còn đang bị mắc trong đống đổ nát .Một người nông dân nói với tôi có một đứa bé cần được giúp đỡ đã đưa tôi đến chỗ cô bé ( trong bức ảnh ) . Em đang tuyệt vọng một mình mặc dù xung quanh có vài người cứu nạn nhưng họ cũng đang phải cứu những người khác .
    ''Sự im lặng khủng khiếp'' Em bé đang trong một vũng lầy lớn và bị mắc kẹt từ ngang hông trở xuống bởi đống bê tông và gạch của những ngôi nhà . Em đã bị kẹt ở đó gần ba ngày ! Khi trời gần tối , đứa nhỏ tội nghiệp rât đau đớn và không còn tỉnh táo .
    Cô bé trong lúc lịm dần ,lúc tỉnh lúc mê , hỏi tôi , ?o liệu chú có thể đưa cháu đến trướng vì cháu sắp muộn học? !!! .
    Và đã có rất nhiều cuộc tranh cãi gay gắt ?o liệu nhiếp ảnh gia có phải con kền kền thối tha? hay ?oliệu ông ta có phải kẻ quá cơ hội không? hay không . Dù gì thì tôi cũng hạnh phúc vì ít ra người ta cũng đã quan tâm .Tôi biết rõ mình đang làm gì và tôi cố gắng làm tốt công việc của mình một cách thật khách quan và trung thực. Tôi tin rằng , tấm ảnh sẽ giúp thức tỉnh lương tri và trách nhiệm của những người lãnh đạo các quốc gia và tôi tin , bức ảnh của tôi sẽ giúp cho việc quyên góp và viện trợ.
    Rõ ràng là những người lãnh đạo ở nước này bất tài khi họ không hề có một kế hoạch tản cư nào mặc dù đã có những dự báo về sự hoạt động của núi lửa !Ở trên thế giới , còn biết bao nhiêu những em bé như Omayras , những câu chuyện về những con người tội nghiệp và những phóng viên ảnh đóng vai trò như những chiếc cầu nối !
    The question of the power of the press is more important today that it ever has been because it is so much under pressure from the business side of things.
    source: http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/4231020.stm
    Images.
    Armero, Colombia, 16 November 1985. Twelve-year-old Omayra Sanchez trapped
    in the debris caused by the eruption of Nevado del Ruíz volcano. After sixty hours
    she eventually lost consciousness and died.
    About the image
    It was hard for Fournier to describe how he felt when he encountered this little girl, and how he kept talking to her, to try and keep her alive. He felt devastated when he found out she had died. Thanks to pictures like this one, the intensity and the violence of the situation could be felt far outside Colombia.
    source : http://www.worldpressphoto.com/index.php?option=com_photogallery&task=view&id=179&Itemid=115&bandwidth=low
    PS : tôi dịch amateur nên không tránh khỏi sai sót, nên các bạn có thể coi qua bản original http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/4231020.stm
  5. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi bạn nhé, fải search bằng từ khoá Tiananmen, ko fải Thiên An Môn. Search Thiên An Môn chỉ ra các trang VN thôi
    Trong Box Lịch Sử Văn Hoá cũng có một topic hơn 30 trang bàn về sự kiện này Link đây:
    http://www.ttvnol.com/f_533/127436.ttvn
    Vào box đó bạn fải log in
  6. Rommy

    Rommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Thanks ban Truelie nha'' , ảnh đẹp lắm, mỗi tội các em gái nào mà yếu tim chắc cũng gần xỉu mất hehe
  7. truelie209

    truelie209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Giải thưởng năm 1980 - Michael Wells
  8. emnam

    emnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ảnh này bối cảnh thế nào đấy bác, xem sợ quá. Chú thích tý đi.
  9. pinacola

    pinacola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    2.621
    Đã được thích:
    0
    Bức tranh do Michael Wells ,UK chụp tại quận Karamoja ,ở Uganda , tháng 4 năm 1980: Bàn tay gầy giơ xương của một cậu bé đang đặt lên lòng bàn tay của người truyền giáo . Bức ảnh , mặc dù đã được giao cho tòa báo , phải đợi đến 5 tháng mới được công bố .
    source :http://www.worldpressphoto.com/index.php?option=com_photogallery&task=view&id=184&Itemid=115&bandwidth=low
    Comment : Uganda, Kenya hay Tanzania ( các nước đông phi )đều nghèo xơ xác và được liệt vào các nước under development ( hình như Việtnam ( rừng váng biển cạn ?đất phì ? nhiễu ?:D ) vẫn còn khá hơn nhiều, ) . Đặc biệt là Uganda , vừa đói kém, vừa hạn hán , chính trị thì bất ổn , suốt ngày quân nổi loạn bay nhẩy tưng bừng .
    Về chính trị năm 1980 tại Uganda : vừa mới kết thúc năm cầm quyền của tên độc tài Idi Amin ( hay là Idi Amin Dada ) năm 79 . ( tên này hình như là bạn của con của Binladen thì phải , cầm quyền được 8 năm ( 71-79) mà coi trời bằng vung , hung bạo phải gọi bằng cụ , sử dụng quyền lực của mình để vơ vét và thống trị và giết sơ sơ chục nghìn nhân ! 8 năm cầm quyền làm cho toàn bộ nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng , đặc biệt là tình trạng hỗn loạn và chết đói la liệt .
    Năm 1980 , dứt điểm sự thống trị của tên độc tài DADA , nhưng nạn đói thì ?
    Và khỏanh khắc này đã được Michael Wells ghi lại ?nhưng hơn 5 tháng sau kể từ khi ghi lại khỏanh khắc này , thì bức ảnh mới được Public . Trong khi đó , chết đói , bất ổn định về an ninh và chính trị vẫn diễn ra !!! Bức ảnh phần nào giúp đất nước này khấm khá hơn vì đã được sự chú ý của UN , IDP , OHCA ...
    PS : Các bạn có thể xem thêm tình trạng của các nước đông phi nếu quan tâm :
    http://www.africa.upenn.edu/Hornet/irin_112399.html
  10. pikami

    pikami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào giải thích cho em biết vì sao bức ảnh ấy lại có ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại không vậy?

Chia sẻ trang này