1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Alô, Một công ty chuyên kinh doanh thông tin !!!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi IYE, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Hi nhóm NCTT của ĐH NT, rất vui được trao đổi kinh nghiệm với các bạn. Mong sớm nhận được các bài phân tích từ các đề bài đã có của các bạn.
  2. Kowka

    Kowka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    37
    To IYE: Sắp tới mình sẽ mở một website về du lịch cho công ty.Website thì cũng giống như đa phần các website của các công ty du lịch khác thôi.Nhưng mình muốn có thêm một forum nhỏ để khách hàng trao đổi về kinh nghiệm, chất lượng ...
    Nhưng có một vấn đề ở đây mình thấy lo ngại là yêu cầu về tour,... trong forum có thể vượt quá khả năng phục vụ của công ty
    (lúc này forum và website khó mà đứng cạnh nhau)
    Bạn có thể tư vấn cho mình một chút về việc có hay không nên mở forum không?
  3. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Về mặt kỹ thuật, lập một website hay một forum không hề khó, khó nhất là điều hành nó thôi. Khi bạn lập 1 forum có nghĩa là bạn lập một kênh đối thoại với khách hàng, khác với việc đưa thông tin tĩnh (gần như 1 chiều) như web.
    Ưu điểm và nhược điểm của việc lập forum
    - Ưu điểm:
    + Thăm dò được nhu cầu, thị hiếu, mức độ thoả mãn ...của khách hàng về các tour của công ty mình từ đó hoàn thiện dịch vụ, những nhược điểm đồng thời đưa ra các tour và dịch vụ mới ....
    + Giới thiệu được các tour cụ thể hơn so với Web vì có thể trả lời các yêu cầu của khách hàng ngay lập tức.
    + Là nơi bản thân các khách hàng có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau.
    Nhược điểm :
    + Tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để quản lý : Quản lý không tốt sẽ trở thành một chiến trường ngay lập tức...và vô tình trở thành nơi "bôi xấu" hình ảnh công ty của bạn. Phải có người theo dõi điều hành, cập nhật thông tin, trả lời khách hàng thường xuyên, liên tục...(Chưa kể đến các hành động phá hoại như chửi bới, đề cập chính trị, ***....)
    Về căn bản, nếu bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng ngay lập tức, bạn có thể giới thiệu người ta đến các công ty dịch vụ khác hoặc từ chối một cách lịch sự. Tốt nhất là nên đưa ra các gợi ý để hướng họ vào các dịch vụ mình đã có, đồng thời suy nghĩ các tour mới từ nhu cầu đó .
    Việc tồn tại song song web và forum là rất bình thường, hãy để web là nơi cung cấp thông tin chính thức về dịch vụ của bạn. Còn forum là nơi trao đổi, thăm dò ý kiến của khách hàng về các thông tin cung cấp trên web.
    Chúc công ty bạn luôn phát triển nhé
  4. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010​
    Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực. Đó là mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010.
    Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho thu nhập kinh tế quốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), trong những năm tới, viễn cảnh của ngành Du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. WTO đã dự báo, đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần một tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% du lịch của toàn khu vực.
    Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành các cấp phối hợp, giúp đỡ, hoạt động Du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được những tiến bộ vững chắc. Từ năm 1991 đến 2001, lượng khách du lịch quốc tế tăng từ 300 ngàn lượt người lên 2,33 triệu lượt người, tăng 7,8 lần. Khách du lịch nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lên 11,7 triệu lượt người, tăng gần 8 lần. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2001 đạt 20.500 tỷ đồng, so với năm 1991, gấp gần 9,4 lần. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho khoảng 22 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp.
    Nhận thức được xu thế phát triển của ngành Du lịch trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách phù hợp. Ngày 11-11-1998, Bộ chính trị có Kết luận số 179/TB-TƯ về phát triển du lịch trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn?? Mới đây, ngày 22-7-2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010 về những nội dung chủ yếu sau đây:
    Về mục tiêu chiến lược, ngoài mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể là:
    Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/năm, với các chỉ tiêu cụ thể:
    Năm 2005: Khách quốc tế vào /iệt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD;
    Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD.
    Về phát triển một số lĩnh vực:
    Thị trường: Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trưởng ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Australia, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.
    Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
    Đầu tư phát triển du lịch: Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hóa phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề. Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.
    Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương và tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.
    Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.
    Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
    Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ:
    Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm:
    dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch: đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch? Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững?
    Xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:
    Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt: phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước...
    Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch:
    Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch? Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.
    Về phát triển các vùng du lịch:
    a. Vùng du lịch Bắc bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
    b. Vùng du lịch Bắc Trung bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam.
    c. Vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ. Trung tâm của vùng là TP. Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là: TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết. Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để phát triển du lịch.
    Về những giải pháp chủ yếu, quyết định nêu rõ:
    Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch: tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.
    Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa? trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch.
    Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hóa, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nước.
    Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
    - Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
    - Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp...
    - Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.
    - Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục
    vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch? Tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.
    - Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.
    - Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    - Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài.Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý?, vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
    - Nội dung Quyết định cũng nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện. Căn cứ các mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chiến lược này, Tổng cục Du lịch phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện ?oChiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010?, đề xuất và kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện những giải pháp cần thiết triển khai thực hiện Chiến lược này.
    Được IYE sửa chữa / chuyển vào 01:11 ngày 03/05/2006
  5. conhuighe9

    conhuighe9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng mong sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến trao đổi về vấn đề của XYZ nhưng nếu loại trừ khả năng đây là đề tài ko mấy người quan tâm thì tôi phải cảm ơn rất nhiều bản phân tích của IYE, rất sát thực và có ích đối với XYZ. Tôi đã e rằng để theo đuổi topic này IYE và nhóm của bạn sẽ bị lấy mất khá nhiều thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc khác của mình. Nhưng những lo ngại của tôi có lẽ hơi thừa, các bạn luôn nhanh chóng đưa ra những bài phân tích cụ thể dù đó ko phải là đòi hỏi của người đặt vấn đề.
    Tôi rất quan tâm đến cách làm việc của các bạn. Nếu có thể tham gia xây dựng một công ty theo ý tưởng của IYE tôi sẽ sẵn sàng, rất tiếc tôi ko đủ khả năng và chỉ vào đây để học hỏi.
    Chúc các bạn sẽ thành công!
    Ở đây có ai đang quan tâm đến thị trường nhập khẩu ô tô cũ vào VN?
  6. yeusom

    yeusom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    uhm trước khi gia nhập box ý tưởng sáng tạo,tôi có tranh luận otô cũ nhập khẩu bên box kinh tế-CHÁN NGẮT,BẢO THỦ,VÀ THỰC SỰ LÀ KHÔNG HIỂU RÕ CHÍNH TRỊ
    khá lâu rồi tôi đưọc biết oto cũ dù có được nhập vào thì cũng khó sống sót vì nhiều nguyên nhân
    _quyền lợi dn sx oto trong nước giảm mạnh
    -giá cả biến động tranh chấp giữa xe mới và cũ
    -xe trong nước xấu òm,giá cao ngất ngưởng
    -nói lung tung túm lại:THAM Ô KHÔNG CÓ CHỖ BON CHEN NÊN CÁC VỊ ẤY CÚ,mà muốn mang vào thì thuế cao cho chết luôn he he
    -uhm thế nên các vị buôn oto cũ chạy sang LÀO,CAMPUCHIA mang từng bộ phận rời về lắp ráp(khỏi thuế má nhé)
    khà khà
    khôn hơn là bê nguyên con về,đẫ ăn vụng lại còn la làng
    túm lại rồi cũng sẽ như PMU thôi nhưng mà sẽ dè chừng mà
    khà khầi còn thông tin j mới hơn không nhỉ?liên quan đế chính trị không hay đâu
  7. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Hihi, cám ơn conhuighe9 nhé, tớ chưa làm được jì nhiều cả, mong XYZ sẽ phát triển lại trong tương lai gần.
    To yeusom : Con gái nóng tính quá đúng là không tốt
    To MaiThanhvk : Bận quá nên chưa trao đổi gì thêm cùng bạn được
    Mình phải nghiên cứu thị trường ô tô cũ đã rồi sẽ trao đổi với mọi người sau .
    Được IYE sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 05/05/2006
  8. ntvonline

    ntvonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0


    Dạo này bận quá không chao đổi với các bạn được.
    Chúc các bạn hai ngay nghỉ cuối tuần vui vẻ..
    to IYE sao tôi không add đuơc nick của ban nhi?
  9. wanttoknowaboutu

    wanttoknowaboutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Đây là một trong những topic hay nhất trong Ý Tưởng Sáng Taọ mà tôi đã được đọc . Tất cả là nhờ kiến thức và sự nhiệt tình cuả IYE cũng như một số bạn rất tích cực khác .
    Tôi cũng muốn tham gia với bạn IYE về dự án mà bạn đang tiến hành , tôi cũng có một ít kinh nghiệm và tiếng Anh cũng ... tạm .
    Hy vọng được đóng góp với IYE chút gì đó !
  10. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là bài phân tích về thị trường xe ô tô cũ của VN, xin lỗi các bạn vì sự chậm trễ nhưng hy vọng các bạn hài lòng khi đọc những gì tôi viết :
    A. Các quy định về pháp luật :
    Ngày 31-3-2006, các bộ: Thương mại, Giao thông Vận tải, Tài chính, Công an ban hành Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn việ nhập khẩu ô-tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng theo Nghị định số 12/2006 ngày 23-12006 của Chính phủ trong đó có các nội dung dưới đây:
    Quy định chung
    1. Ô-tô đã qua sử dụng là ô-tô đã được sử dụng, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km tính đến thời điểm ô-tô về đến cảng Việt Nam.
    2. Ô-tô đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam phải thỏa mãn quy đinh của Nghi định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 của Chính phủ các quy định của Thông tư này và quy định trong Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT ngày 21-7-2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
    3. Ô-tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải nộp thuế theo quy định tại Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế GTGT và các văn bản pháp luật hiện hành.
    Điều kiện nhập khẩu ô-tô đã qua sử dụng
    1. Ô-tô đã qua sử dụng được nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện: Không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ô-tô về đến cảng Việt Nam, cụ thể là năm 2006 chỉ được nhập ô-tô loại sản xuất từ năm 2001 trở lại đây. Năm sản xuất của ô-tô được xác định theo thứ tự ưu tiên sau đây:
    a. Theo số nhận dạng của ô-tô;
    b. Theo số khung của ô-tô;
    c. Theo các tài liệu kỹ thuật: Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật phần mềm nhận dạng, ê tơ kết gắn trên xe hoặc các thông tin của nhà sản xuất;
    d. Theo năm sản xuất được ghi nhận trong bản chính của giấy chửng nhận đăng ký xe hoặc giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành tại nước ngoài;
    đ. Đối với các trường hợp đặc biệt khác thì cơ quan kiểm tra chất lượng thành lập hội đồng giám định trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành để quyết định;
    e. Trường hợp cơ quan kiểm tra chất lượng có nghi vấn về số khung và/hoặc số máy của chiếc xe nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan công an. Kết luận của cơ quan công an về số khung và/hoặc số máy là cơ sở để giãi quyết các thủ tục kiểm tra chất lượng nhập khẩu theo quy định.
    2. Cấm nhập khẩu ô-tô các loại có tay lái bên phải (tay lái nghịch) kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: Xe gắn cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường xe chở rác và chất thải sinh hoạt: xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên.
    3. Cấm nhập khẩu ô-tô cứu thương đã qua sử dụng.
    4. Cấm tháo rời ô-tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu.
    5. Cấm nhập khẩu ô-tô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, kể cả ô-tô có công năng không phù hợp với số nhận dạng của ô-tô hoặc số khung của nhà sản xuất đã công bố bị đục sửa số khung, số máy trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.
    Thủ tục nhập khẩu và đăng ký lưu hành
    1. Ô-tô đã qua sử dụng nhập khẩu, ngoài các hồ sơ hải quan theo quy định. người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hãi quan một bản chính và một bản sao (có xác nhận do giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu) của một trong các loại giấy tờ sau:
    a. Giấy chứng nhận đăng ký;
    b. Giấy chứng nhận lưu hành;
    c. Giấy hủy giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy hủy giấy chứng nhận lưu hành.
    Giấy chứng nhận quy định tại điểm a, b, c nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô-tô được đăng ký lưu hành cấp.
    2. Ô-tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân - Quảng Ninh, Hải Phòng Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Thủ tục hải quan được thực hiện lại cửa khẩu nhập.
    3. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bộ hồ sơ xin đăng kiểm và thông báo địa điểm để cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
    4. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ xin đăng kiểm hợp lệ, cơ quan đăng kiểm phải thông báo kết quả đăng kiểm cho người nhập khẩu.
    5. Cơ quan hải quan chỉ được phép giải phóng, thông quan hàng hóa khi có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng của cơ quan đăng kiểm xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định. Trường hợp quá 33 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa mà người nhập khẩu không xuất trình được kết quả kiểm tra chất lượng hoặc kết quả kiểm tra chất lượng không đủ điều kiện nhập khẩu thì phải xử lý theo quy định của pháp luật.
    6. Trường hợp phải kéo dài thời hạn kiểm tra để trưng cầu giám định theo quy định tại điểm đ, e mục I Phần II của Thông tư này. Cơ quan đăng kiểm thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan và người nhập khẩu biết.
    7. Cơ quan cảnh sát giao thông thực hiện kiểm tra hồ sơ của ô-tô nhập khẩu trước khi tàm thủ tục đăng ký. Trường hợp phát hiện xe không đủ điều kiện nhập khẩu thì không làm thủ tục đăng ký và thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết để xử lý theo quy định.
    B. Cách tính thuế :
    Hiện nay ô tô cũ phải chịu «tối thiểu » 3 mức thuế bao gồm thuế tuyệt đối, thuế TTĐB và thuế GTGT do Bộ TC ban hành. Cụ thể các bạn có thể xem ở bảng sau :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chẳng hạn, xe ô tô 7 chỗ có dung tích xy-lanh 2.0 - 3.0, mức thuế tuyệt đối là 14.000 USD, cộng thêm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế VAT và nhiều chi phí khác (vận chuyển, đăng kiểm, giao dịch, tiếp thị...) thì mức giá 15.000 USD - mua từ nước ngoài - sẽ bị đội lên đến 40.000 USD. Cộng hết ba khoản thuế này, giá thành một chiếc xe nhập khai báo 2.000 USD có thể sẽ vọt lên gần 14.800 USD (Chưa kể các chi phí vận chuyển, giao dịch, tiếp thị?nói trên)
    Với việc áp thuế như trên chiếc Camry 3.0 của Hãng Toyota đã qua sử dụng còn rất đẹp tại Campuchia chỉ có giá khoảng 8.000 USD, tính các loại thuế về VN khoảng 40.000 USD, trong khi giá bán mới tại VN là hơn 50.000 USD. Chiếc Daewoo Matiz 700cc dùng qua một năm nhập CIF về cảng Hải Phòng tính cả thuế cũng chưa đến 9.000 USD, trong khi giá bán tại thị trường VN là gần 13.000 USD.
    C. Tình hình trong nước :
    Trước khi có thông tư 03 :
    Giá xe trong nước so với giá xe cùng loại bán tại nước ngoài tại thời điểm 10/2005 :​
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau khi xe cũ nhập về (1/5/2006)
    + Mercedes-Benz Việt Nam đang có chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm nay dành cho tất cả các khách hàng mua xe du lịch. Từ nay đến 31/5, giá C180 Classic giảm 10.000 USD còn 53.400 USD, C180 Elegance từ 75.900 xuống 66.200 USD, C240 Advantage giảm xuống còn 64.000 USD.
    + Các showroom của Toyota cho biết, để bán được hàng họ phải bớt, ít nhất 1.500 USD/xe. Chẳng hạn Zace GL được niêm yết 27.000 USD/xe, nhưng giá bán cho khách hàng chỉ là 25.000 USD/xe. Corrolla Altis 2.0 chỉ có giá 32.500 USD giao ngay. Ngay loại hàng "nóng" của Toyota là Innova niêm yết giá 29.900 USD, nhưng đến tay người sử dụng chỉ còn 28.000 USD.
    + Dòng xe Grandis của Mitsubishi hiện có thể mua với giá 38.000 USD, thay vì giá niêm yết 45.000 USD Mazda Premacy của VMC giá bán là 26.000 USD, rẻ hơn 6.000 USD so với niêm yết. Mazda 6 loại 2.0 cũng chỉ còn 34.000 USD/xe, giảm tới 8.500 USD
    + Ford cũng giảm giá bán một số mẫu xe như: giá xe Focus, Mondeo và Escape giảm từ 1.000 đến 3.500 USD, C240 Avantage giảm từ 81.000 USD xuống 64.999 USD, mẫu Gentra mới ra mắt trong tháng 1 cũng được bán thấp hơn giá công bố 1.500-1.700 USD...
    Ngoài ra các hãng đang tích cực các chương trình quảng cáo, khuyến mãi như Toyota Việt Nam bắt đầu chương trình ?oƯu đãi mùa hè 2006?, DN Ngôi sao giảm giá cho các sản phẩm ôtô mới dòng Mitsubishi, "Hành trình xuyên Việt cùng Gentra" của VIDAMCO?.
    Đến 17h ngày 3/5, mới có 6 chiếc ôtô cũ loại dưới 16 chỗ về đến cảng TP HCM để chờ thông quan. Tình hình hoàn toàn yên ắng tại ba khu vực còn lại là Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Ninh, không có doanh nghiệp nào mở tờ khai hải quan và cũng chưa có chiếc xe cũ nào về đến cảng.
    Lý do :
    + Hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn đang nghe ngóng thị trường và phản ứng của người tiêu dùng vì theo tính toán của họ, so với xe mới sản xuất trong nước, xe cũ chỉ thấp hơn khoảng 10-15% (như cách tính trên). Trong khi đó, các liên doanh trong nước vừa tuyên bố đồng loạt giảm giá các loại xe và với mức giảm này, giá xe mới lắp ráp trong nước rẻ chẳng kém xe cũ cập cảng.
    + Trong số 51 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô, phần lớn đã bị liệt vào danh sách trốn thuế của hải quan. Hạn chót doanh nghiệp phải nộp thuế sắp tới, hải quan vẫn chưa có thông tin gì và doanh nghiệp không biết có được gia hạn tiếp hay không, chính vì thế, hầu hết đều không dám nhập về.
    + Các nhà NK ô tô cũ muốn thăm dò thị trường người tiêu dùng. Giá bán một chiếc xe cũ chỉ còn chênh lệch không nhỏ so với giá xe mới, trong khi các điều kiện về bảo hành, an tòan, chất lượng?là điều không phải người tiêu dùng nào cũng dũng cảm bỏ một số tiền lớn ra để mạo hiểm .
    + Các nhà sản xuất trong nước (thuộc VAMA) tuyên bố họ có thể thu gom xe trong nước để bán lại hoặc thu gom các xe cũ mang mác của họ (vd : Toyota, Mitsubisi?) tại nước ngoài (nhờ vào hệ thống của chính họ) để bán tại thị trường VN trong trường hợp không thể áp dụng bài toán giảm giá sản phẩm tiếp nữa.
    Tại thời điểm hiện nay đang diễn ra một cuộc chiến thầm lặng thi gan giữa nhà sản xuất (VAMA) và người tiêu dùng. Người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu vẫn yêu cầu Bộ TC xem lại việc áp thuế tuyệt đối tuy nhiên vấn đề này khó mà được giải quyết trong thời gian gần. Nhà sản xuất trong nước thì tương đối vui vẻ với quyết định trên, vì ít nhất thị trường mà họ còn có thể móc túi người tiêu dùng thêm một thời gian nữa.
    Với nhận xét của cá nhân tôi, tôi cho rằng trong thời gian từ nay đến cuối năm 2006 :
    + Việc nhập xe cũ sẽ là động thái để các nhà sản xuất trong nước giảm giá bán, do đó người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm trong nước với giá rẻ hơn, hơn là việc như chúng ta vẫn nghĩ : Xe cũ với các nhãn hiệu nổi tiếng giá rẻ sẽ tràn ngập đường phố .
    + Thị trường xe cũ sẽ không nóng bỏng như người ta tưởng, nếu có thì chỉ là sự xuất hiện của các loại xe thể thao đắt tiền, sành điệu của các cô cậu nhà bố mẹ có tiền.
    + Chúng ta phải đợi thêm một hai năm, để sau lộ trình AFTA, xe ô tô sản xuất từ các nước ASEAN thì mới hy vọng có thị trường ô tô giá rẻ dưới 10.000 USD ở VN.
    D.Thị trường nhập xe :
    Theo các nhà nhập khẩu, hiện có các thị trường nhập khẩu xe đã qua sử dụng lý tưởng. Bao gồm: thị trường Mỹ, nơi xe có chất lượng tốt và giá rẻ. Tiếp theo là thị trường Úc, thị trường Đức. Tại các "láng giềng" của VN là Trung Quốc, Lào và Campuchia, giá xe cũ tương đối rẻ và đã sẵn sàng «đổ bộ» vào thị trường VN.
    Người nhập khẩu VN có thể trực tiếp xem hàng và liên hệ qua website :
    http://www.autotrader.com/

    Đây là một bài phân tích được tôi tổng hợp bởi rất nhiều nguồn : Vietnamnet, VNexpress, Dantri, Laodong online, Thanhnien online, VNmedia, www.mof.com.vn (Bộ Tài chính), Báo DDDN, Báo Thái Nguyên, 24h.com.vn, Cổng thông tin điện tử chính phủ egov.gov.vn..? Xin nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn

Chia sẻ trang này