1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Alô, Một công ty chuyên kinh doanh thông tin !!!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi IYE, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Bạn cho hỏi TNS có phải là Taylor Nelson Sofres trước đây thuê địa điểm tại khách sạn Hoàn Kiếm (ko nhớ rõ lắm vì hơi lâu rùi), sau đó chuyển sang phố Thợ Nhuộm. TNS hay dùng sv để đi thực hiện các bản questionaire . Bây giờ họ vẫn làm NCTT nhưng rất kín tiếng.
    Doanh nghiệp Việt Nam ít nghiên cứu thị trường nhất thế giới
    Theo Công ty Nghiên cứu thị trường TNS - Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp. Không chỉ so sánh với các nước kinh tế phát triển, chi phí này của Việt Nam còn thua nhiều nước trong khu vực.
    Chi phí cho nghiên cứu thị trường quá ít
    Cụ thể, tổng chi nghiên cứu thị trường của Việt Nam tính trên đầu người chỉ đạt 0,12 USD; đây là mức thấp nhất trong 60 quốc gia được điều tra. Điều tra cũng cho thấy tổng chi quảng cáo trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 2,4 USD thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước. Tổng chi cho nghiên cứu thị trường của Việt Nam vào khoảng 10 triệu USD năm 2003 và tăng lên 14,3 triệu năm 2005.
    Dẫn đầu bảng điều tra vẫn là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ, Canada; Nhật Bản đứng thứ 7 và thứ nhất châu á. So với các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển thì Malaysia dẫn đầu với chi phí nghiên cứu thị trường bình quân đạt 1,25 USD/người/năm, Thái Lan 0,6 USD, Philippines 0,38 USD và Trung Quốc là 0,3 USD.
    Theo điều tra, tổng doanh số nghiên cứu thị trường riêng tại châu á đã lên tới khoảng 2,6 tỷ USD trong đó Nhật Bản đã chiếm tới 45%, Trung Quốc và úc chiếm 30%, 17 nước còn lại có cả Việt Nam tổng chi chưa đến 400 triệu USD; trong đó Việt Nam chiếm chưa đến 2,5% trong số đó. Mặc dù có mức chi cho nghiên cứu thị trường thấp, nhưng các chuyên gia cho biết, ngành nghiên cứu thị trường Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá cao lên đến 23,3% và chỉ đứng sau Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 28%. Đây là một con số ấn tượng so với mức trung bình của thế giới là 5,1%. Dự kiến mức chi phí dành cho nghiên cứu thị trường Việt Nam sẽ lên khoảng 16,5 triệu USD vào năm 2006.
    Theo các chuyên gia, thông thường những khu vực có kinh tế tăng trưởng cao thì tăng trưởng của ngành nghiên cứu thị trường cũng cao. Điều này phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam khi các doanh nghiệp ngày càng phát triển mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu kéo theo nhu cầu điều tra nghiên cứu thị trường cũng tăng lên. Đây là những cơ hội tốt cho ngành nghiên cứu thị trường phát triển tại Việt Nam.
    Nguồn : http://www.tcvn.gov.vn/web_pub_pri/magazine/index.php?p=show_page&cid=&parent=138&sid=140&iid=3064
  2. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Thiếu quan tâm nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp Việt Nam bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh



    ''''Điều cần học hỏi ở đây là cả công ty trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đã chi ít hơn mức họ cần chi để đảm bảo rằng, hàng hoá và dịch vụ họ cung cấp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và để các mẫu quảng cáo của họ thật sự gây ấn tượng'''', ông Ralf Matthaes, Tổng giám đốc TNS Việt Nam trả lời phỏng vấn.
    PV: Được biết qua cuộc điều tra gần đây của TNS cho thấy, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam ít nghiên cứu thị trường nhất trong số 60 quốc gia được điều tra, xin ông cho biết kết quả cụ thể? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy?
    Ông Ralf Matthaes (Ông R.M):
    Tôi gia nhập nền công nghiệp nghiên cứu thị trường tại Việt Nam từ năm 1994, và điều này không có gì là đáng ngạc nhiên cả. Tuy công nghiệp nghiên cứu thị trường đang gia tăng mỗi năm xấp xỉ 15% nhưng nó còn quá mới mẻ tại Việt Nam, chỉ 14 năm. Bời vậy, kinh phí Việt Nam dành cho nghiên cứu thị trường này có một khởi đầu khiêm tốn là vậy.
    Châu Âu (42%) và Bắc Mỹ (36%) đã chiếm hơn ¾ tổng chi phí của toàn cầu. Hoa Kỳ, tiếp theo đó là Đức, Anh và Pháp nằm trong danh sách các nước hàng đầu về nghiên cứu thị trường. Tuy nhiện tại những nước này mức tăng của nghiên cứu thị trường rất chậm, bình quân mỗi năm chỉ đạt khoảng 5%. Nghiên cứu thị trường tăng trưởng chủ yếu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ Latin, khu vực đang chiếm phần lớn về tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Tại Châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản chiếm khoảng 45% tổng chi phí cho nghiên cứu thị trường. Trung Quốc và Úc chiếm 30% trong tổng số 2,6 tỷ USD trong năm 2005. Điều đáng ngạch nhiên là các nước còn lại trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lại bỏ ra số tiền thấp đến mức không thể tin được cho các dịch vụ vố giá (400 triệu USD), đặc biệt ở các nước có dân số đông và tiềm năng kinh tế rất cao như Ấn Độ, Inđônêsia và Việt Nam. Mức chi ở Inđônêsia và Ấn Độ (17%) có được là do có nền tảng cơ bản và sức chi này đang tăng đều đặn, nhưng ở Việt Nam, mức chi cho nghiên cứu thị trường chủ yếu là do các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, còn DN Việt Nam thực sự ở ngoài cuộc chơi khi họ chỉ chiếm 5% trong tổng chi mối năm.
    PV: Thiếu sự quan tâm nghiên cứu thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh của các DN, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam có thể sẽ gia nhập WTO trong năm 2006?
    Ông R.M: Để đánh giá đúng hơn cho Việt Nam khi bị nằm cuối bảng tổng sắp của thế giới về phát triển sản phẩm và dịch vụ so với các nước khác, ta cần nhìn lại các con số chi ở lĩnh vực quảng cáo và nghiên cứu thị trường tính theo đầu người. Trên thế giới, Anh là nước đã chi 340 USD bình quân đầu người cho quảng cáo vào năm 2003. Số tiền chi cho nghiên cứu thị trường khoảng 34 USD trên đầu người hay nói cách khác, chiếm xấp xỉ 10% tổng chi phí quảng cáo. Tương tự, Đức, Úc và Canađa đã chi từ 200 đến 220 USD trên đầu người cho quảng cáo, trong khi chi tiêu khoảng 15-22 USD trên đầu người cho nghiên cứu thị trường, tức là khoảng 7,5 ?" 10 % chi phí quảng cáo. Như vậy, đã khá rõ rằng, ở các nền kinh tế mạnh của những nước công nghiệp phát triển, chi phí cho nghiên cứu thị trường chiếm xấp xỉ 1/10 chi phí quảng cáo, điều này giống như một công thức để có thể áp dụng thành công cho các DN Việt Nam. Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người và tổng số chi phí quảng cáo 400 triệu USD, chi phí cho nghiên cứu thị trường 15 triệu USD tương đương với 5 USD trên đầu người cho quảng cáo và 0,18 USD trên đầu người cho nghiên cứu thị trường, nghĩa là 3,6% trong tổng số chi phí quảng cáo. Sự mất cân đối trong tỷ lệ kinh phí dành cho quảng cáo với nghiên cứu thị trường có thể dẫn đến kết quả là các nhà đầu tư và các DN Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội quý giá cạnh tranh ngoài giá cả, vì họ không hiểu rõ về thị trường và bị lãng phí trong việc sử dụng tiền quảng cáo.
    Điều cần học hỏi ở đây là cả công ty trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đã chi ít hơn mức họ cần chi để đảm bảo rằng, hàng hoá và dịch vụ họ cung cấp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và các mẫu quảng cáo cuả họ thật sự gây ấn tượng. Đây là lỗi thường mắc phải của những người chập chững bước vào ngành quảng cáo, thường là tại một nước như Việt Nam khi sự nhạy bén trong kinh doanh và sự hiểu biết về nghiên cứu thị trường vẫn còn non trẻ.
    PV: Đối với các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, khả năng tài chính và nhân lực hạn chế, ông có lời khuyên nào để các DN này có thể có được những nghiên cứu chính xác và phù hợp với họ?
    Ông R.M: Về sức chi thấp của những công ty Việt Nam, điều này thực ra dễ hiểu hơn về câu hỏi tại sao và như thế nào. Công ty Việt Nam đã có một số điều kiện thuận lợi, ví dụ như giá cả cạnh tranh, thuế khích lệ, được bao cấp và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Hơn nữa, các công ty này được lợi rất lớn từ nguồn lao động rẻ, mặt bằng giá nhân công và sản xuất thấp. Nhờ vào nhưng yêú tố và yêú tố các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đều là vật dụng cần thiết, các công ty Việt Nam đã không cần đến nghiên cứu thị trường hay quảng cáo cho vấn đề này để xây dựng một thế cạnh tranh. Với việc gia nhập WTO, những lợi thế này hầu hết sẽ không còn, điều này buộc Việt Nam phải đầu tư hơn vào quảng cáo và nghiên cứu thị trường.
    Thêm một vấn đề nữa là nhiều công ty Việt Nam sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa cho rằng, họ không cần đến dịch vụ nghiên cứu thị trường vì họ là người Việt Nam, và hiểu được người tiêu dùng cần gì. Đây là sai lầm nghiêm trọng phán đoán, vì hầu hết thị phần các thương hiệu hàng tiêu dùng đều do các công ty nước ngoài thống trị, và các công ty này đã sử dụng nghiên cứu thị trường để giữ lợi thế cho mình.
    Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cần phải có khả năng cạnh tranh ở thế cân bằng hơn, phải nghiêm chỉnh cải tổ sắp xếp lại để có thể tồn tại và phát triển hơn. Tôi nghĩ thử thách lớn nhất cho DN Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, là phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài ở một sân chơi cân bằng. Điều này đòi hỏi công ty Việt Nam phải học hỏi các chiến lược tiếp thị và các phương thức quảng cáo của các công ty nước ngoài thành công trên thế giới. Khi bạn xem xét con số 160.000 công ty Việt Nam và chỉ khoảng 5.000 công ty nước ngoài, bạn sẽ thấy ?osốc? khi biết rằng các DN Việt Nam chỉ chi ít hơn 5% trong tổng chi cho nghiên cứu thị trường ở trong và ngoài nước. Tôi cho rằng, thực hiện nhiều dịch vụ nghiên cứu và làm các chương trình quảng cáo hiệu quả rất cần thiết cho thành công của các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, vì đây là con đường duy nhất cho các công ty này có được vị trí tốt hơn để chắc chắn rằng, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
    PV: Trong trường hợp cần chọn một công ty chuyên nghiên cứu thị trường, các DN lấy thông tin ở đâu và cách thức chọn lựa như thế nào để bảo đảm tính chuyên nghiệp và chất lượng của nghiên cứu?
    Ông R.M: Dù còn non trẻ, ngành công nghiệp nghiên cứu thị trường ở Việt Nam được đại diện bởi 3 công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới, AC Neilsen, TNS và IMS Health, và ít nhất là 4 công ty quốc tế và 10 công ty trong nước khác. Bí quyết chọn ra một công ty thích hợp tuỳ thuộc vào bản chất của thông tin cần có. Ví dụ, nếu tất cả DN Việt Nam đều muốn bán hàng ra nước ngoài, bắt buộc họ phải tìm đến công ty nghiên cứu thị trường lớn có tầm hoạt động toàn cầu để đảm bảo rằng các công ty này hiểu được các thị trường nước ngoài. Về việc thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam, hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc với công ty có bề dày hoạt động lâu dài tại Việt Nam và yêu cầu được xem danh sách khách hàng của họ. Điều này sẽ giúp bạn chọn được công ty chuyên nghiệp, thành công và đảm bảo cung cấp dịch vụ tổ, chính xác, và hơn hết sẽ giúp bạn có được hướng giải quyết đúng cho mỗi vấn đề thị trường riêng biệt.
    Dù vẫn chưa nằm trong tầm quốc tế về đầu tư cho nghiên cứu thị trường, nhưng đã đến lúc Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ này để đảm bảo rằng, DN Việt Nam cũng như nước ngoài đều có thể cạnh tranh trong môi trường kinh tế mới sẽ có ở Việt Nam khi gia nhập WTO. Nếu không, một cơ hội bằng vàng sẽ vuột mất.
    PV: Xin cảm ơn ông!
    (Nguồn: NQL)

  3. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Lắng nghe người tiêu dùng

    TT - Ông cựu chủ tịch Tập đoàn Unilever tại VN nói: ?oChúng tôi thành công vì biết nghĩ theo cách nghĩ của người Việt?. Thật ra ông không tự nghĩ..
    Hàng triệu người tiêu dùng Việt mỗi năm đều ?onói? cho ông biết họ muốn gì từ những sản phẩm của công ty ông thông qua những cuộc nghiên cứu thị trường.
    Đi tìm người tiêu dùng ?omẫu?
    Chị là một trong những người khách được Công ty nghiên cứu thị trường (NCTT) Taylor Nelson Sofres (TNS) mời đến phỏng vấn trong một buổi sáng đầu tuần. Dự án NCTT sữa tươi mà TNS đang thực hiện nhắm vào những bà mẹ luôn lo nghĩ đến việc đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày cho những đứa con của mình.
    Cô phỏng vấn viên của TNS có giọng nói thật mềm mại, dẫn dắt câu chuyện giúp chị hình dung ngay đến một loại sữa tươi lý tưởng cho con trong tương lai, các loại hương vị và khoáng chất chị muốn có và con chị cũng yêu thích...
    Sự ấm cúng của căn phòng khiến chị có cảm giác đó là một cuộc nói chuyện bình thường giữa những người bạn hơn là một cuộc phỏng vấn, kết thúc chị còn được tặng quà và đưa về tận nhà.
    Theo các công ty NCTT, một bảng tổng hợp ý kiến của những người tiêu dùng mục tiêu là nền tảng không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng có thể trở thành người được phỏng vấn. T
    ùy từng dự án, các công ty sẽ đưa ra các tiêu chí về số lượng người tham gia, độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân... Dựa trên bảng gạn lọc, nhân viên công ty sẽ đi tuyển theo địa bàn với một công thức nhất định về khoảng cách, hướng đi...
    Những người được chọn phải là người trong sáu tháng qua không tham gia cuộc điều tra NCTT nào cho một mặt hàng tương tự.
    Đến ngày phỏng vấn, các công ty sẽ cho người đến tận nhà đón người được phỏng vấn. Thế nhưng có những người đến giờ phỏng vấn bỗng nhiên ?obiến mất? vì đổi ý không muốn đi nữa, buộc các công ty phải đi tuyển thêm cho đủ số lượng.
    Một khó khăn khác là mặc dù đã được công ty chọn lựa kỹ càng, trong một số trường hợp chất lượng trả lời phỏng vấn của người được phỏng vấn không đạt yêu cầu. Chính vì thế, các công ty NCTT phải luôn trong tình trạng sẵn sàng đưa người thay thế có khả năng cung cấp nguồn thông tin dồi dào nhất và sát thực tế nhất.
    Chỗ để bám khi nhảy dù
    Tổng doanh thu NCTT của VN đạt hơn 10 triệu USD mỗi năm, gần như thấp nhất so với các quốc gia khác ở châu Á. Trong đó, TNS và AC Nielsen là hai công ty NCTT chiếm thị phần lớn nhất, tổng cộng 60-70%.
    Theo ông Đoàn Thanh Tuấn, giám đốc Công ty Trương Đoàn - một trong số ít những công ty VN chuyên cung cấp dịch vụ NCTT, chi phí một cuộc NCTT có thể dao động từ 3.000 USD đến vài chục nghìn hoặc vài trăm nghìn USD. Ở các công ty NCTT nước ngoài, chi phí trung bình 20.000 USD, thấp nhất cũng 4.000-5.000 USD. Một công ty cho biết nhiều DN VN đã ?orút lui? êm thấm sau khi nghe chào giá.
    Ông Tuấn cho rằng các DN VN thường chọn phương pháp ?othử và sai? khi tung ra một sản phẩm mới, trong khi đa số DN nước ngoài chỉ vào cuộc sau khi đã nắm kỹ xu hướng tiêu dùng và quĩ đạo thị trường qua các cuộc NCTT định tính và định lượng.
    Nghiên cứu định lượng nhằm cung cấp các số liệu thống kê thị trường cho DN, trong khi nghiên cứu định tính đi sâu vào những cảm xúc, mơ ước, kỳ vọng... của người tiêu dùng. Các cuộc nghiên cứu định lượng thường được thực hiện trực tiếp ở nhà người dân, chợ, siêu thị, công sở..., trong khi các cuộc định tính thường phải mời người tiêu dùng đến những căn phòng chuyên nghiệp của công ty.
    Bạch Ngọc Hiếu An, một chuyên gia phỏng vấn cho các cuộc NCTT, cho biết một ngày cô chỉ thực hiện 2-3 cuộc phỏng vấn vì mỗi cuộc kéo dài đến hơn tiếng đồng hồ mới mong có thể đi trọn vào tất cả ngóc ngách suy nghĩ của người tiêu dùng.
    Các mặt hàng được nghiên cứu cũng khá đa dạng, từ những mặt hàng cao cấp như xe hơi, đồ điện tử đến các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, thậm chí cả... bao cao su lẫn thuốc Viagra. Một cuộc NCTT thường kéo dài 4-8 tuần, lâu nhất khoảng hơn 12 tuần.
    ?oNCTT nếu được thực hiện sẽ giúp việc tung sản phẩm mới nằm trong vành đai an toàn và tăng khả năng thắng lợi, giảm thiểu rủi ro thất bại từ những sai lầm chủ quan trong các quyết định kinh doanh. Cũng như khi bạn nhảy dù vậy, phải có một cái gì đấy để bám chứ!? - giám đốc một công ty NCTT nhấn mạnh.
    NHƯ HẰNG

    Ông Ralf Matthaes - giám đốc điều hành Công ty Taylor Nelson Sofres: Đầu tư cho ?ogiác quan thứ sáu?
    Chúng tôi gọi NCTT là giác quan thứ sáu của DN bởi nó vượt trên năm giác quan đơn lẻ và là sự tổng hợp của năm giác quan này. Một công ty NCTT chuyên nghiệp không chỉ cung cấp cho các DN các số liệu thu thập được từ việc sử dụng năm giác quan trên rồi để DN tự vật lộn với những con số đó.
    Chúng tôi phải đi cùng với DN, giải thích cho họ hiểu bên dưới các con số thống kê nói lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh của họ.
    Chúng tôi đã nhận được lời mời từ Bộ Kế hoạch - đầu tư để làm một cuộc nghiên cứu ở những quốc gia đầu tư trọng điểm vào VN nhằm hỗ trợ một chiến dịch đánh bóng hình ảnh VN ở nước ngoài.
    DN rất cần có những bước tiến nhanh hơn trong việc sử dụng dịch vụ NCTT để tăng sức cạnh tranh trong hội nhập, bởi làm sao có thể thiết kế những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng nếu anh chưa lắng nghe và thấu hiểu về họ.

    Nguồn : Tuổi trẻ online (14/11/2005)
  4. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết ở VN có bao nhiêu công ty làm về tư vấn & chuyển giao công nghệ không ? Bạn có biết nói đến từ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ nó sẽ "đụng chạm" đến bao nhiêu ngành nghề không ? Và bạn có biết có bao nhiêu công ty VN có cái bộ phận gọi là tư vấn và cạnh tranh công nghệ không ?
    Có bao giờ bạn tự hỏi mình, tại sao có những công ty to lớn như thế như bạn nêu mà các DN VN vẫn lúng túng khi muốn tìm hiểu công nghệ không ?
    Có thể bạn biết trong ngành của bạn, bạn có thông tin về những lĩnh vực của bạn, nếu bạn biết, hãy chia sẻ cùng mọi người, chúng ta gặp nhau ở đây để chia sẻ và bàn luận những điều chúng ta chưa biết. Trong chúng ta, chẳng ai là người biết hết thông tin, cũng chẳng ai dám nói rằng cách làm của mình là hoàn hảo 100%, right ?
    Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ thông tin thực sự từ bạn vì có vẻ bạn là người nắm rất nhiều thông tin. Chúc bạn một tuần làm việc tốt lành
  5. Nguyen_Thu

    Nguyen_Thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay không online nên không trả lời ngay được Thấy bạ post nhiều thông tin wa''. Xin đưa ra mấy ý nhé:
    1.Thị trường mua bán thông tin ở Việt Nam giống như câu chuyện bán giày cho châu Phi:nghĩ là không có ai đi giày nên ko ai mua hoặc nghĩ là chưa ai có giày nên ai cung cần mua. Theo những gì tôi được biết thì nếu chất lượng dịch vụ của bạn tốt thì công ty kinh doanh thông tin của bạn sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam.
    2.Những điều bạn phân tích và hỏi ở topic này hầu hết đều thuộc operations manual (có bao nhiêu công ty? có bao nhiêu công đoạn? dùng biện pháp nghiên cứu thị trường gì? ...) Cái đó ở Việt Nam không thiếu đâu. Điểm quyết định là idea, nghĩa là sử dụng operations manual thế nào: liều lượng từng biện pháp, kết hợp thế nào, thời điểm ...
    3.Với các công ty lớn Việt Nam bây giờ, nỗi lo lớn nhất của họ là tái cơ cấu nội bộ để tăng sức cạnh tranh. Ưu tiên trước mắt 2-3 năm không phải là lợi nhuận nên việc mua phân tích thông tin cạnh tranh nhiều khi bị coi nhẹ. Lợi nhuận hiện tại của họ quá nhiều và chưa bị thay đổi trong 2-3 năm tới.
    Thực sự là tôi không quan tâm đến topic này nữa nên đây sẽ là post cuối cùng của tôi. Chúc mọi người vui vẻ.
  6. Nguyen_Thu

    Nguyen_Thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    IYE hỏi nsxThuyDuong mà lại thấy tôi trả lời Cùng là 1 người thôi mà.
  7. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Hi bạn,
    Chúng ta có tranh luận cũng chỉ để hiểu rõ hơn vấn đề thôi mà, đang muốn nghe ý kiến của bạn mà bạn lại bỏ đi nên buồn quá . Bạn nói đúng ở phần thứ 2 bạn đã nêu & bản thân công việc tôi đang làm cũng hướng vào phần đó, hãy quay trở lại với vd của ntvonline về sữa đậu nành, ở một tình huống giả định có thật và phải đưa ra các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn đồng thời phát huy được các thế mạnh tiềm năng của công ty tại một thời điểm quyết định. Việc thu thập dữ liệu chỉ là một vấn đề rất đơn giản nhưng sử dụng các thông tin thu thập được để phân tích mới là thực sự phải suy nghĩ & đầu tư thời gian.
    Vào thời điểm bây giờ, tôi đồng ý với ý kiến thứ 3 của bạn nhưng nếu nhìn vào tương lai gần, khi càng ngày các doanh nghiệp VN càng bị cạnh tranh mạnh hơn bởi các công ty nước ngoài (vd như việc có thể gia nhập WTO, lộ trình giảm thuế AFTA ...), không ít các DN sẽ không còn được ôm trong tay mức lợi nhuận như đã có nữa. Khi đó các công ty kinh doanh giải pháp thị trường sẽ thực sự có chỗ đứng của mình.
    Dù sao thì cũng mong bạn bớt chút thời gian đóng góp và chia sẻ cùng chủ đề.
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Có lẻ bạn thuyduongnsx chỉ quan tâm đến những gì có liên quan đến lợi ích của bạn và nhóm của bạn thôi !
    @IYE : tôi thấy bạn vào cuộc với số vốn kiến thức khá phong phú ! Đây là diển đàn phi chính trị và phi lợi nhuận...do đó thật lý tưởng để bạn thao dợt trước khi ra trường để bước vào thương trường...
    Tôi luôn ủng hộ các bạn.
  9. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ mất kiểm soát thị trường


    Metro Cash&Carry đã "tấn công" mạnh mẽ thị trường Việt Nam thời gian qua.
    (Dân trí) - Cùng với những thành công trên bàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam cam kết mở cửa nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhưng nguy cơ mất kiểm soát thị trường đang tác động trực tiếp tới lĩnh vực dịch vụ phân phối và bán lẻ...
    Từ bài học của Thái Lan...
    Thập kỷ 80 ghi nhận sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của Thái Lan nhờ những chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào lĩnh vực này.
    Trong suốt nhiều năm, đầu tư vào thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ bán lẻ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng: 19,8%, chỉ đứng sau mức tăng trưởng của hai ngành công nghiệp mũi nhọn - điện tử và trang thiết bị - của quốc gia này.
    Kết quả từ việc mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ là sự nở rộ về số lượng các hệ thống cửa hàng tiện lợi (Convenience Stores) trên đất Thái, nhưng cũng làm thay đổi sâu sắc mối tương quan giữa 2 thị trường mang yếu tố "ngoại" và "nội", dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng thị trường phân phối nội địa theo hướng ?ongoại hoá?.
    Khi hệ thống cửa hàng hiện đại có yếu tố nước ngoài phát triển nhanh thì các hệ thống phân phối truyền thống lâm vào tình trạng ế ẩm, thậm chí sụp đổ, kéo theo sự sụt giảm thị phần của hệ thống phân phối truyền thống.
    Nếu năm 1997, thị phần của các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Thái Lan chiếm khoảng 74%, thì đến cuối năm 2001 chỉ còn 60%, trong khi thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại tăng trưởng tương ứng từ 26% năm 1997 lên 40% năm 2001.
    Theo các chuyên gia kinh tế, thì tỷ trọng 60/40 này sẽ còn tiếp tục thay đổi trong những năm tới theo hướng giảm dần thị phần của các cửa hàng truyền thống.
    Đây được coi là ?odi chứng? để lại từ sự tăng tốc mở cửa thị trường quá nhanh khi hệ thống phân phối trong nước chưa sẵn sàng ứng phó. Và lúc này, việc điều tiết, thâu tóm thị trường, hạn chế áp lực lấn át của hệ thống phân phối ?ongoại? lên hệ thống phân phối ?onội? đã trở thành bài toán nan giải đối với chính phủ Thái Lan.
    ... đến thực tế ở Việt Nam
    Những năm gần đây, nước ta xuất hiện khá nhiều các siêu thị, trung tâm mua sắm (ST-TTMS) có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ của họ mới chỉ đạt 10% tổng doanh thu bán lẻ của cả nước, cho dù tốc độ tăng trưởng của hệ thống này đạt bình quân trên 20%/năm.
    Số liệu này có thể làm nhiều người an tâm trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, cho rằng ta vẫn đang làm chủ thị trường với thế "thượng phong? của 90% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Song, nếu nhìn toàn cảnh lĩnh vực này của Việt Nam và đặt nó trong bối cảnh hội nhập, mở cửa nền kinh tế nhanh chóng hiện nay, thì sự ?oan tâm? cao sẽ là ?onguy cơ? lớn.
    Quả thực, lưu chuyển hàng hoá của việt Nam cơ bản vẫn do hệ thống phân phối trong nước đảm nhiệm thông qua gần 9 nghìn khu chợ ngoài trời và khoảng trên 150 nghìn cửa hàng bán lẻ.
    Nhưng cơ cấu ngành dịch vụ phân phối Việt Nam còn rất lạc hậu, mang nặng tính tự phát, phân tán. Thị trường chưa xuất hiện những nhà phân phối bán buôn và tập đoàn bán lẻ ?onội? hùng mạnh?
    Trong khi nền tảng của ngành dịch vụ phân phối Việt Nam còn nhiều bất cập thì nước ta lại được xếp ở vị trí thứ 8 trong 30 thị trường bán lẻ nhanh nhất toàn cầu, đồng thời là 1 trong 7 quốc gia được đánh giá là có sức hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại.
    Như thế, rõ ràng ngành dịch vụ phân phối trong nước đang đứng trước nguy cơ ?obị tấn công? từ bên ngoài.
    Thực tế, ?ocuộc chiến? này đã manh nha ?okhai hoả? bằng sự tăng vọt về số lượng các ST-TTMS trong 9 năm trở lại đây. Từ 12 ST-TTMS năm 1997 đã tăng lên con số 160 siêu thị và 32 trung tâm mua sắm hiện nay. Ngoài ra còn có 20 siêu thị và 35 trung tâm mua sắm đang trong giai đoạn xây dựng.
    Sự thâm nhập nhanh chóng của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Metro Cash & Carry hay Bourbon với những chiến lược thu hút khách hàng thể hiện tiềm lực tài chính, năng lực quản lý điều hành và trình độ phân tích thị trường hơn hẳn chúng ta đã ít nhiều gây ?ochấn động? trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
    Tuy nhiên, do số lượng các tập đoàn phân phối cũng như hệ thống các ST-TTMS có yếu tố nước ngoài chưa nhiều, nên áp lực cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Hiện nay, họ thực thi chiến lược định vị thị trường khá cao nhờ lợi thế hình ảnh hiện đại, sự vệ sinh, lịch sự...
    Nhưng chắc chắn trong vài năm tới, đặc biệt khi Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập quốc tế và khu vực, thì chiến lược cạnh tranh bằng hình ảnh sẽ được thay thế bằng cạnh tranh giá cả.
    Khi đó, nếu hệ thống phân phối trong nước không nhanh chóng thay đổi, thì khả năng họ sẽ lấn át các nhà bán lẻ của Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng tiến bộ, chất lượng ?ocầu? ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam sẽ dẫn tới sự lựa chọn hình thức dịch vụ phân phối bán lẻ nào nhanh, tiện lợi, hiện đại hơn?
    Tất cả tạo nên một áp lực rất lớn đối với hệ thống dịch vụ phân phối của Việt Nam và tiềm ẩn khả năng mất kiểm soát thị trường đối với các nhà quản lý.
    Thái Anh
    Đọc bài này xong mọi người có ý nghĩ gì không ???

    @lyenson: Cám ơn bạn đã ủng hộ
  10. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    1. Đề nghị bạn phân biệt giữa thuyduongnsx và NsxThuyDuong
    2. Đề nghị bạn định nghĩa rõ lại lợi ích của bạn và nhóm bạn là gì? Ý của bạn là gì vậy

Chia sẻ trang này