1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ấm lòng Bến Tre yêu thương!

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi Tinhnguyen08, 21/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ấm lòng Bến Tre yêu thương!

    ?oBà đỡ? của dân nghèo


    Cho mượn tiền, chỉ cách nuôi cua, thu hoạch xong bà còn hướng dẫn người dân cách cột cua, đóng hàng đưa lên TP.HCM bán - Ảnh: T.H.
    TT - 10 năm qua, bà cho trên 300 lượt người nghèo mượn hơn 2 tỉ đồng. Ai túng bấn cứ gõ cửa nhà bà. Bà bảo cảnh nghèo đã từng trải qua nên hiểu. Bà là bà Năm Ru - Nguyễn Thị Ru, ở ấp Giao Hòa B, xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú (Bến Tre).

    Rút ruột giúp người nghèo

    ?oHòa bình lập lại, tất cả tan hoang. Vợ chồng phải vô rừng đốn chà là về dựng nhà ở. Không vốn liếng, chỉ biết chằm lá kiếm ăn mỗi ngày?, bà Năm nhớ lại. Hơn 10 năm ròng, hai vợ chồng bà thức khuya dậy sớm làm đủ thứ nghề: đóng đáy, nấu rượu, nuôi heo, đào ao nuôi cua... Rồi gánh từng gánh cua lên phố bán... ?oNhưng vẫn cứ nghèo. Lấy chồng 15 năm mà không dám đi đâu hết vì chỉ có hai bộ đồ, bận hoài nên rách te tua. Sinh con ra nuôi không lớn nổi... Tui nghèo một cách kỳ cục?, bà nói.

    Vì thế bà không cam chịu. Năm 1990, khi phong trào nuôi cua ốp thành chắc (cua vỗ béo) rộ lên ở các tỉnh ĐBSCL, vợ chồng bà cơm đùm cơm nắm lần dò tới tận Hà Tiên học cách nuôi cua. Học về là bắt tay làm ngay. Bà trúng mấy vụ liên tục. Rồi cứ túc tắc vậy, vừa làm, vừa dành dụm, vừa mở rộng qui mô. Cuộc sống khá dần lên.

    Nhưng cả cái vùng quê nghèo này chỉ có mình nhà Năm Ru là khá, còn ai cũng nghèo rớt. Đêm nằm bà ngủ không yên: ?oBà con cực quá, y hệt mình hồi trước. Có ai muốn cực đâu, chỉ vì không có điều kiện cất đầu lên thôi?. Thế là bà bàn với ông xã: ?oTui muốn cho bà con mượn vốn làm ăn, ông thấy sao?? Ông gật. Bà phân trần: ?oHồi trước mang đôi bông tai đi cầm cả năm mà chuộc không nổi. Giờ thấy cảnh người nghèo phải vay tiền, chịu lãi cao, tui xót ruột...?.

    Ban đầu bà đi gõ cửa một số nhà: ?oCon cua nuôi dễ ẹt, có thử nuôi không??. Ai cũng lắc đầu vì ?otiền đâu mà làm cua!?. Vậy là bà mang tiền cho mượn, với điều kiện là phải làm ăn ngon lành. Rồi bà phát động cả ấp nuôi cua, thiếu tiền thì cho mượn, cần bao nhiêu lấy bấy nhiêu, chẳng cần lãi mà cũng chẳng cần ghi sổ. Đến nỗi sau này cán bộ xóa đói giảm nghèo về ấp cho vay, khi làm thủ tục, dân trách: ?oNhà nước thua bà Năm Ru, cho mượn có triệu rưỡi bắt làm giấy tùm lum. Bà Năm Ru đưa tụi tui cả chục triệu chẳng cần miếng giấy?.

    Ở ấp Giao Hòa B chỉ có vài người chưa mượn tiền bà Năm. Nhiều người mượn tiền cả chục lần. Như ông Tư được cho mượn 10 triệu đồng, anh Tèo 11 triệu đồng, chị Dưỡng 5 lượng vàng... Ông Nguyễn Khương (ấp 2) cười khà khà: ?oNhiều người khổ quá chị Năm xóa nợ luôn... Bả rút hết ruột mình để giúp bà con nông dân nghèo?.

    Bà Năm Ru phân trần: ?oThật ra hồi đầu đâu có nghĩ mình cho mượn bao la vầy, nhưng cứ thấy người nghèo lại ráng... Người hỏi mượn sau còn nghèo hơn người trước, làm sao cầm lòng!?. Cứ thế, đến nay, số người được bà Năm Ru cho mượn tiền lên đến vài trăm người. Hiện còn cả trăm người nợ bà số tiền gần 300 triệu đồng, 10 lượng vàng. Bà cũng chẳng nhớ đã cho bao nhiêu người mượn, chỉ biết hòm hòm 2 tỉ đồng.

    Người thân lo, hỏi bà có sợ mất nợ không, bà cười: ?oNgười mắc nợ mới lo chớ!?. Nhưng có lẽ ít ai biết có khi bà Năm Ru cũng phải vay tiền... cho người nghèo mượn. Đó là khi người nghèo gõ cửa mà bà lại hết tiền. ?oTui vay ngân hàng dễ hơn người ta?, cái lý của bà đơn giản.

    Nhà mình sáng thì không để ai tối

    Ông Lê Văn Tiến, chủ tịch xã Giao Thạnh, cho biết: ?oNăm 1996, tỉ lệ hộ nghèo ở Giao Thạnh 50%, nay còn dưới 13% (1.420 hộ). Quĩ xóa đói giảm nghèo ở địa phương có phần đóng góp lớn của dì Năm Ru. Không chỉ giúp vốn cho người nghèo làm ăn, tạo việc làm cho nhiều thanh niên nghèo ở địa phương, mấy năm qua dì Năm còn tặng ba nhà tình thương, một cầu bêtông (trị giá 70 triệu đồng) ở ấp Giao Tân để học sinh đi học, tặng trẻ em nghèo hiếu học mỗi năm 8-10 triệu đồng. Ai bệnh, thiếu năm ba triệu chạy tới dì Năm mượn hồi nào cũng có?.

    Hôm tôi ghé nhà bà Năm Ru, một phụ nữ dáng người khắc khổ đến trả nợ, nói nửa đùa nửa thật: ?oTui trả cô Năm chỉ rưỡi, còn năm phân khi nào có trả tiếp...?. Bà Năm cười: ?oAi cũng như bà lấy đâu tui cho người khác mượn nữa. Mà thôi, đừng lo...?. Người phụ nữ này được bà Năm cho mượn hai chỉ vàng từ năm 1997, nay mới gom 1,5 chỉ trả nợ. Bà Năm chia sẻ: ?oTội nghiệp, chịu khó làm ăn mà không thoát nghèo...?.

    Chị Nguyễn Thị Dưỡng (ấp 4) kể: ?oThấy người ta làm vuông cua ham quá. Nghe đồn, tui thử tới bà Năm mượn đại. Liền bữa sau có người mang xuống nhà tui 5 lượng vàng... Mèn ơi!?. Năm sau căn nhà lá rách bươm ngay đầu ấp của chị Dưỡng biến thành căn nhà lầu đúc khang trang. ?oMới cất năm rồi đó, cũng nhờ tiền mượn chị Năm. Nuôi tôm, cua trúng mấy mùa, đúng năm sau trả hết nợ?- chị Dưỡng khoe.

    Chỉ về phía mấy vuông tôm, cua rộng lớn, ông Nguyễn Khương xúc động: ?oNhờ bốn chỉ vàng Năm Ru cho mượn bảy năm trước. Nếu chị Năm không giúp thì tui không có được miếng đất làm vuông này?. Hay như bà Nguyễn Thị Dứt, cách đây vài năm lầm lũi đi làm mướn, ?ocứ tưởng phải chịu nghèo khổ suốt đời?. Một lần bà Năm thăm nhà biết hoàn cảnh, gọi xuống bảo: ?oTui cho mượn 1 lượng vàng về làm vuông, chừng nào có dư thì trả?. Bà Dứt giờ đã có nhà lầu.

    Hầu hết những người được bà Năm Ru cho mượn vốn làm ăn thì 70% vươn lên thoát nghèo. Chị Dưỡng nói: ?oChị Năm có lòng cho mượn tiền làm ăn, mình phải ráng vượt lên, lo trả nợ chứ để chị buồn...?.

    Cách đây mấy năm Nhà nước đưa điện về xã, nhưng bà con ấp Giao Hòa B quá nghèo không kéo điện vô nhà được. Vậy là bà Năm Ru móc hầu bao chi ngay 135 triệu đồng kéo điện vô từng hộ. Bà khẳng khái: ?oNhà mình sáng đèn mà hàng xóm tối om coi không được?. Nhờ vậy, đêm ở ấp Giao Hòa B nhà ai cũng sáng choang đèn điện.

    TRẦN HUỲNH
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=191731&ChannelID=89

Chia sẻ trang này