1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc cổ điển - Các thời kỳ - Tác giả và tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Jennie, 01/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc cổ điển - Các thời kỳ - Tác giả và tác phẩm

    Jennie định làm 1 mục giới thiệu về nhạc cổ điển. Sẽ chia ra làm từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trong mỗi thời kỳ giới thiệu về các nhạc sĩ tiêu biểu và các sáng tác nổi tiếng nhất của họ. Mình cũng có thể đưa thêm những câu chuyện về cuộc đời của các nhạc sĩ, hoặc những mẩu chuyện nhỏ xoay quanh các sáng tác của họ. Nhưng thời gian hạn hẹp, số lượng công việc lại không phải ít. Các bạn trong box nhạc cổ điển như pimpim, desert rose, ricci, classic_lover... và nhiều bạn nữa không thể nhớ hết tên, đều là những người am hiểu về cổ điển, các bạn mỗi người giúp một tay nhé!

    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
  2. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc mà ta vẫn thường gọi là nhạc cổ điển đã trải qua quá trình phát triển gần 10 thế kỷ. Cùng với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhạc cổ điển phát triển phong phú và đa dạng với nhiều thể loại, hình thức, ý nghĩa và mục đích.
    Trước hết, nhạc cổ điển được chia ra làm 7 giai đoạn, thời kỳ lớn.
    I.Thời kỳ Trung cổ (Từ năm 1450 trở về trước)
    1.Vài nét chung
    Đây là thời kỳ đầu tiên của nhạc cổ điển. Âm nhạc được phát triển, chọn lọc và trau chuốt trong suốt thời kỳ Gothic và Trung cố. Trong đó có cả thể loại Gregorian Chant (là một loại nhạc được đặt theo tên của Giáo hoàng Gregory I (540 - 604) ). Thời kỳ này kéo dài từ khoảng năm 1000 đến nắm 1450. Âm nhạc thời kỳ này có thiên hướng về thánh thần, thần linh nên nó mang tính chất thiêng liêng nhiều hơn là giải trí. Đặc điểm của nền âm nhạc thời kỳ này là sự độc lập giữa kết cấu về âm điệu và phức điệu, các phần phát triển chậm.
    VÌ thấy sức mạnh tinh thần lớn lao của âm nhạc, nên tôn giáo, nhất là đạo Thiên chúa, và các giai cấp thống trị đã triệt để sử dụng nó vào mục đích tuyên truyền cũng như để thỏa mãn cuộc sống hưởng lạc của mình và nô dịch ý thức quần chúng, đó là nền âm nhạc nhà thờ và âm nhạc quý tộc. Trong khi đó, nhân dân lao động vẫn tiếp tục sự dụng âm nhạc là vũ khí tinh thần cho đời sống và nhiệm vụ đấu tranh chống lực lượng *********, đó là nền âm nhạc dân gian. Ta tìm thấy ở đây những bài ca tình tứ duyên dáng nhất, những lời chế giễu sâu cay nhất chĩa vào bọn thầy tu, quan lại và những nhịp hành khúc hùng tráng nhất vang lên trong các cuộc khởi nghĩa nổi dậy của người nghèo chống lại ách áp bức bóc lột. Nói một cách chung nhất về lịch sử âm nhạc trong hơn một nghìn năm thời trung cổ, đó là lịch sử đấu tranh giữa nhạc dân gian, nhạc bình dân với nhạc nhà thờ và nhạc quý tộc.
    Một thành tựu nổi bật của thời kỳ Trung cổ là sự sáng chế ra lối ghi khuông nhạc gồm năm đường kẻ, ghi được bẩy âm thanh có tên gọi theo thứ tự từ thấp lên cao: đô, rê, mi, fa, son, la, si. Người sáng chế ra lối ghi khuông nhạc này là ông Guydo, ở Ý, sống vào thế kỷ thứ 10.
    Các nhạc sĩ cổ đại thường không đề tên họ vào dưới mỗi tác phẩm nên có rất nhiều nhạc sĩ mà chúng ta không biết tới nhưng có thể họ lại nổi tiếng lúc đương thời. Chúng ta chỉ biết đến cuộc đời và sang tác của một số nhạc sĩ tiêu biểu như Abbes Hildegard, Perotin Magnus và Guillaume de Machaut.
    2.Các tác giả và tác phẩm lớn
    2.1 Alfonso X ?oel Sabio? (1221 - 1284):
    Được trao ngôi vua của Castille và Leon vào năm 1252 và trở thành 1 trong những người lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Mọi người kính phục ông bởi sử hiểu biết, thông minh và tấm lòng khoan dung độ lượng. Lớn lên giữa môi trường của người thiên chúa giáo, người do thái và người hồi giáo, ông thừa hưởng những gì tinh túy nhất của 3 giáo phái này. Alfonso tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của loài người, từ xã hội, khoa học cho đến chính trị, trong đó có cả âm nhạc. Nhiều tác phẩm của ông bị thất lạc hoặc không được chúng ta biết đến. Tuy nhiên, thật may mắn, đến nay nền âm nhạc vẫn còn lưu lại vài tác phẩm của ông. Một số bản nhạc mô tả lại những khúc hát của người hát rong, một số mang tính chất giáo dục và người ta cũng tìm thấy những giai điệu dân gian trong tác phẩm của ông. Nhìn chung tác phẩm của Alfonso mang tính giáo dục và đạo đức, mô tả cuộc sống hang ngày nhiều hơn là thiên về thần linh, khác với thời kỳ mà ông sống.
    Nói về Alfonso, người ta không thể không nói đến Cantigas de Santa Maria. Đây là một loạt cantigas (*) sang tác bằng tiếng Bồ Đào Nha. Chúng dẫn dắt người nghe vào thế giới trung cổ, miêu tả chân thực cuộc sống và văn hóa lúc bấy giờ. Qua những tác phẩm này, người ta thấy được tấm lòng tận tụy của Alfonso đối với cộng đồng ông đang sống.
    * Cantiga: Đơn giản chỉ là những bài thơ trữ tình thuộc thời kỳ trung cổ ở Tây Ban Nha, được biết đến bởi sự phong phú về thể loại, dồi dào về khối lượng và được phân biệt bởi các đoạn thơ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cantiga đều không chỉ tồn tại dưới hình thức thơ văn, kể chuyện mà còn được phổ thành nhạc.
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
    Được sửa chữa bởi - jennie vào 05/06/2002 05:53
  3. n/a

    n/a Guest

    sao rùi Jennie, cố lên

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  4. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Jennie cố gắng post vào topic tác giả tác phẩm nhá, ko thì để nó trôi xuống phí lắm

    Nqh_bonbon

  5. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Hic, mấy hôm nay Jennie đang bận quá, không có thời gian nào mà ngồi viết cả. Qua đợt thi này Jennie sẽ viết tiếp. Bạn nào có thông tin gì hay thì post tiếp vào đây đi.
    To Trizzero: Cám ơn bạn đã động viên nhé! Hihi, title của bạn dài và nhộn quá
    To pimpim: Jennie cũng có 1 số mẩu chuyện hay hay về các nhạc sĩ. Để hôm nào rỗi ngồi gõ rồi post lên 1 thể nhé. Còn cái chuyên đề opera của em desert rose cũng sắp bị chìm xuống rồi, pimpim xem có bài nào post tiếp vào đó đi.
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
    Được sửa chữa bởi - jennie vào 03/06/2002 06:56
  6. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo, thời kỳ Trung cổ)
    2.2 Guillaume de Machaut (1300 - 1377) Được đánh giá là một thiên tài của nền âm nhạc cổ điển, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất thời kỳ Trung cổ. Tác phẩm của ông có chiều hướng sâu xa và bao quát. Những bài hát và bài thơ được sáng tác bằng tiếng pháp của ông được phổ biến rất rộng rãi và có ảnh hưởng lớn váo thế kỳ thứ 14. Những bản thảo sang tác của ông được giữ gìn hết sức cẩn thận và lưu truyền từ đời này sang đời khác bởi những nhà quý tộc Pháp, chính vì vậy ngày nay chúng ta được biết đến một cách tương đối đầy đủ các tác phẩm của ông. Machaut theo như sử sách thì sinh ra ở 1 vùng lân cạnh Rheims ở Champagne, vào khoảng những năm 1300. Bản ??oMass of Notre Dame??? viết cho bốn giọng đến nay vẫn là một ví dụ tiêu chuẩn cho nghệ thuật đối âm thời kỳ trung cố. Ông được biết đến với tư cách là thư ký của John ở Luxembourg, năm 1323. Đến khoảng năm 1340, ông trở về Rheims để nhận chức giáo sĩ. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục phục vụ John cho đến khi John chết ở Crecy năm 1346, sau đó tiếp tục phụng sự con gái của John là Bonne, người sau này xuất hiện trong tác phẩm Reme`de de Fortune. Những năm cuối của thế kỷ 14, châu âu gần như kiệt quệ bởi chiến tranh liên mien và bệnh dịch hoành hành. Dân số châu âu có thời ỳ giảm đi đáng kể. Trước tình hình ấy, Machaut quyết định phụng sự 2 đời vua pháp vì ông luôn mong muốn sẽ đóng góp được điều gì đó cho cộng đồng. Ngày nay, Machaut, dưới con mắt những nhà phê bình, được miêu tả là 1 nhà sang tác tiên phong trong các thể loại, đặc biệt vì công lao của ông vì đã đặt nền móng cho Ars Nova (Bên cạnh những phương pháp sang tác và thể loại truyền thống, ông đã tiên phong trong việc thay đổi tiết tấu, nhịp điệu.) Các tác phẩm tiêu biểu: - Mass of Notre Dame (nổi tiếng nhất), được viết để tưởng nhớ và ca ngợi Đức Mẹ Đồng Trinh. - The Mirror of Narcissus (Gothic Voices) - Remede de Fortune (As Nova)
    Được jennie sửa chữa vào 10/06/2002 21:48
  7. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    2.3 Pérotin Magister (1160 - 1240)
    Là người đồng hương của Machaut, Pérotin Magister là một nhạc sĩ thuộc dòng sáng tác nhạc nhà thờ. Ngày nay người ta biết rất ít về tiểu sử của ông, các tác phẩm của ông hầu hết cũng bị thất truyền.
    Tác phẩm tiêu biểu:
    Beata viscera, Sederunt principe
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
  8. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    II. Thời kỳ Phục hưng (1450 - 1600)
    1. Vài nét chung
    Âm nhạc thời kỳ phục hưng bắt đầu sớm nhất ở Ý, và đối với từng nước cụ thể có thể kéo dài lâu nhất như ở Nga.
    Cũng như tất cả các loại hình văn hóa khác, âm nhạc thời kỳ phục hưng đánh dấu sự trở lại của chủ nghĩa nhân văn. Với chức năng dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm và phục vụ lao động, hỗ trợ cuộc đấu tranh chống thiên nhiên hung hãn, chống cường quyền áp bức, sự đổi mới trong âm nhạc diễn ra nhanh chóng và rộng khắp. Các bản nhạc được in ấn một cách nghiêm túc, những lý thuyết trong âm nhạc phát triển mạnh chưa từng thấy, biểu diễn âm nhạc cũng nhờ đó mà được quan tâm hơn.
    Vào thời kỳ này, âm nhạc trở nên hài hòa du dương hơn, các tiết tấu và hòa âm cũng phức tạp hơn. Âm điệu trầm bổng của tiếng nói và tiết tấu trong lao động là hai nhân tố khởi đầu của âm nhạc, thêm vào đó, sự sáng tác hỗ trợ với thơ ca, nhẩy múa và hí kịch làm cho hai nhân tố trên ngày càng được hoàn thiện dần để dẫn tới sự hình thành những giai điệu khá hoàn chỉnh và hấp dẫn.
    Có thể nói, âm nhạc thời kỳ Phục hưng có tiếp thu di sản thời kỳ Trung cổ, nhưng về nội dung tư tưởng nó chống đối lại hệ tư tưởng phong kiến và nhà thờ thống trị trong cả nghìn năm đen tối của thời kỳ trung cổ ấy. Nghệ thuật Phục hưng biểu hiện tư tưởng tiến bộ của tầng lớp tư tưởng thành thị đang thời son trẻ, đề cao chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi lòng hy sinh vì nghĩa cả. Để diễn đạt được nội dung tư tưởng ấy, nghệ thuật phục hưng phục hồi lại cái đẹp toàn mỹ của thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ cổ đại, mà chủ yếu là Hy Lạp cổ đại, đương nhiên nó vẫn mang nội dung thời đại sản sinh ra nền nghệ thuật Phục hưng này.
    (còn nữa)
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
  9. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Cô bé này viết rất hay và lạc quan, VOTE cho cô tất cả ông sao trên bầu trời.
    Âm nhạc thời phục hưng rất đa dạng và phát triển.Để phản ánh lên nhiều nét hoàn mỹ thời này. Bạn hãy dẫn ra cả nhiều công trình nghệ thuật khác nữa, chẳng hạn như kiến trúc, hội hoạ.............
    a ka rui
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Cái này để tớ . Được không nhỉ ?
    Sau 12 / 6 là tớ rỗi rồi .
    Jennie viết về âm nhạc hay nhỉ ! Ya vote cho Jennie .

    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .

Chia sẻ trang này