1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc cổ điển - Các thời kỳ - Tác giả và tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Jennie, 01/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Vì âm nhạc thời kỳ Phục hưng phát triển sớm nhất ở Ý nên hãy tìm hiểu vài nét về đất nước tươi đẹp này và những thành tựu âm nhạc mà người dân Ý đã đạt được.
    Có lẽ thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu ôn hoà đã tạo cho người dân Ý một giọng hát du dương, bóng bẩy. Những bài hát dân ca nổi tiếng nhất thế giới cũng là của Ý. Vì sao Ý lại trở thành chiếc nôi của nghệ thuật Phục hưng nói chung, và của nền âm nhạc nói riêng? Có lẽ cũng 1 phần do vị trí địa lý và xã hội. Ý giáp với 3 châu: á, âu và phi nên buôn bán hết sức phát triển, các thành phố mọc lên đông đúc. Một khi đời sống kinh tế nâng cao thì văn hoá, nghệ thuật sẽ trở thành 1 nhu cầu bức thiết, đấy là quy luật của cuộc sống. Hơn nữa, Ý lại là nước kế thừa trực tiếp nền văn minh cổ đại Hy Lạp. Đó là lý do khiến nước Ý trở thành cái nôi của âm nhạc thời kỳ Phục hưng.
    Thể loại đầu tiên xuất hiện vào thời kỳ này là nhạc kịch. Thực ra nhạc kịch manh nha từ thế kỷ thứ 14, đến năm 1600 thì Ý dựng được vở nhạc kịch đầu tiên (vở nhạc kịch đầu tiên: http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=84066). Nội dung chính của những vở nhạc kịch này thường dựa vào thần thoại Hy Lạp, về sau có dựa thêm vào một số câu chuyện lịch sử.
    Nói về bố cục sân khấu thì nhạc kịch nghiêm chỉnh cũng chia thành các màn, cảnh và lớp như ở kịch nói. Nhưng về bố cục âm nhạc thì nhạc kịch nghiêm chỉnh chia thành những mục nói lối (dành cho những đoạn tiến triển nhanh về sự kiện của hành động sân khấu) và hát chen lẫn nhau, trong những đoạn hát lại có nhiều loại: aria (đơn ca, dành cho những đoạn đi sâu vào nội tâm, tình cảm của nhân vật), tốp ca và đồng ca. Sâu khấu được bài trí rất công phu, vì thế trong lúc chờ đợi đổi màn, người Ý có sáng kiến cho một vài vai hề ra diễn mua vui.
    Muốn tìm hiểu thêm về nhạc kịch, xem topic "Chuyên đề: Opera": http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=84066
    Ngoài ra các nhạc sĩ Ý còn viết cả thể loại cantataoratorio. Bố cục của oratorio tương tự như nhạc kịch: cũng dựa trên một cốt truyện nào đó, nhưng không biểu diễn trên sân khấu kịch mà chỉ trình bày trên sâu khấu hoà nhạc. Cantata còn đơn giản hơn nữa, với nội dung chỉ có tính ngợi ca chung chung chứ không dựa vào 1 cốt truyện nào, hình thức âm nhạc chỉ có dàn đồng ca, đôi khi mới có đơn ca hoặc song ca.
    (còn nữa)
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
    Được sửa chữa bởi - jennie vào 06/06/2002 06:23
  2. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn minhflamenco và Ya nhé!
    Đợi bài của Ya đấy
    minhflamenco, Jennie cũng muốn đưa thêm một số nét về thơ ca và hội hoạ nhưng thời gian thì chẳng có nhiều, với lại kiến thức về hội hoạ của Jennie gần như = 0 minhflamenco giúp Jennie với
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
  3. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo, thời kỳ Phục hưng)
    - Nền âm nhạc phục hưng pháp bắt đầu gần như cùng lúc với Ý, nhưng mái tới cuối thế kỷ 17, đầu 18, khi mà chủ nghĩa cổ điển xuất hiện, âm nhạc phục hưng pháp mới đạt tới mức hưng thịnh.
    Nhạc kịch là một trong những thể loại đạt được nhiều thành công nhất trong thời kỳ này. Người Pháp tuy chịu ảnh hưởng của Ý, nhưng họ đã tạo được phong cách độc đáo riêng cho mình do biết dựa vào truyền thống dân tộc và những thành tựu của văn học cổ điển đương thời.
    - Âm nhạc phục hưng Anh bắt đầu muộn hơn ở Ý và Pháp nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu.
    Người Anh rất thích những bản nhạc sáng tác cho Viêcjinan (*) . Họ đã sáng tạo ra nhiều bản nhạc và biến tấu cho loại nhạc cụ này. Về nhạc hát thì Anh cũng có đủ mọi thể loại, nhưng không có nhiều trường phái. Riêng về nhạc kịch thì rất ít ỏi, hiếm có bản nhạc kịch nào hay.
    ----------------------
    Nói về thời kỳ phục hưng, tớ thích nhất là âm nhạc Pháp. Có thể vì do xuất hiện muộn hơn, pháp vừa kế thừa những thành tựu của Ý, nhưng mặt khác lại biết sáng tạo và đưa nền âm nhạc tới thời kỳ phát triển rực rỡ. Thời kỳ phục hưng Pháp, không thể không nhắc tới những nhạc sĩ như Lully, Ruxo...không chỉ là nhạc sĩ mà còn là violist, nghệ sĩ múa....nhà triết học. Những người này đã có những đóng góp vô cùng lớn lao cho nền âm nhạc Pháp nói riêng cũng như nền âm nhạc thế giới nói chung.
    ------------
    * Nhạc cụ Viêcjinan: Tớ không nhớ cách viết chính xác của nó, chỉ nhớ mang máng nó được phiên âm là Viêcjinan thôi. Viêcjinan là loại nhạc cụ phím, thuộc bộ keyboard. Nó là tổ tiên của piano ngày nay. Giống như chiếc hộp hình vuông, không có chân giống như piano nên khi biểu diễn phải đặt trên một cái bàn. Âm vực của nó tới 4 quáng tám, tiếng đàn thanh mảnh, mềm mại. Tuy nhiên nó lại không có khả năng thay đổi độ vang to nhỏ. Người ta thường phải kiến trúc nó theo kiểu kép, tức là nửa bên này chuyên dùng cho các độ vang to, nửa bên kia dùng cho các độ vang nhỏ.
    Được jennie sửa chữa vào 10/06/2002 21:49
  4. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo, thời kỳ Phục hưng)
    2. Các tác giả và tác phẩm lớn
    2.1 Jean-Baptiste Lully (1632 - 1687)
    Nước Pháp chỉ có duy nhất 1 trường phái nhạc kịch ở Paris, và người đứng đầu trường phái này là Jean-Baptiste Lully, một thiên tài lỗi lạc. Ông vừa là nhạc sĩ sáng tác, chỉ huy, biểu diễn clavecin và violin, nghệ sĩ múa, đạo diễn... Điều đặc biệt là trong tất cả các lĩnh vực đó, ông đều tỏ ra am hiểu một cách tường tận như nhau.
    Xuất thân trong một gia đình nông dần nghèo ở Florence, Ý, nhưng sang Pháp từ khi còn rất nhỏ. Ban đầu ông là người nấu bếp cho Hoàng gia, nhưng với năng khiếu âm nhạc đặc biệt, ông nhanh chóng trở thành nhạc công trong dàn nhạc. Đề tại nhạc kịch của Lully thường lấy từ trong các câu chuyện thần thoại hay bi kịch Hy Lạp cổ đại. Vì thế, người Pháp gọi nhạc kịch của ông là nhạc kịch bi hùng. Ông cong biên kịch, biết nhạc và đạo diễn cho kịch múa. Có thể nói ông đã cống hiến rất nhiều cho nền kịch múa Pháp vốn đã có từ lâu, nâng nó lên, trở thành kịch múa kinh điển mẫu mực cho toàn thế giới.
    Các tác phẩm nổi bật:
    - Opera: Alceste ou le triomphe d'Alcide, Isis, Armide...
    - Ballet: Alcidiade, Le Triomphe de l'amour , ....
    .....
    Được jennie sửa chữa vào 10/06/2002 21:50
  5. Desert_Rose_new

    Desert_Rose_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo của Jennie)
    2.2 Guillaume Dufay (1400 - 1474)
    Dufay là một trong những nhạc sĩ được đánh giá cao trong thế hệ mình, và là một trong những người tiên phong đã mở ra thời kì Phục hưng trong âm nhạc. Dufay sinh ra ở Cambrai, hiện nay là Pháp, và sau đó ở Công quốc Burgundy - một trong những trung tâm âm nhạc lớn ở thời kì này. Ông đã dành một phần lớn cuộc đời trong rât nhiều thành phố ở Italy, vì vậy ông đã không những góp phần vào việc cải tổ đời sống âm nhạc sôi nổi ở Italy mà còn mang những ý tưởng về kết cấu âm nhạc sinh đọng của Ý vào những trung tâm tri thức ở Bắc Âu. Dufay là một trong những nhà soạn nhạc thế giới chủ nghĩa nhất trong mọi thời kì, và tuyển tập tác phẩm âm nhạc rộng lớn của ông bao gồm những kiệt tác về đủ mọi thể loại.
    Âm nhạc của Dufay êm dịu hơn những kết cấu nhịp nhàng phức tạp đặc trưng cuối thời kì Trung cổ, và được đánh dâu bằng những giai điệu duyên dáng và những cảm xúc định hướng có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Khi sự nghiệp tiến triển và bắt đầu có danh tiếng, Dufay dần dần phát triển cấu trúc bốn giọng cho thanh nhạc là đặc trưng của thời kì đầu Phục hưng.
    Ngày nay chúng ta trân trọng âm nhạc của Dufay không chỉ vì sự duyên dáng và sáng tạo mà còn bởi vị trí lịch sử quan trọng của nó trong phong cách âm nhạc thời kì đầu Phục hưng. Các tài liệu lưu giữ cẩn thận về cuộc sống của một nhân vật thế giới chủ nghĩ như vậy trong thời kì này đã góp một cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của âm nhạc.
    Các tác phẩm chính: "Se la face ay pale", "L'homme arme", "Ecce ancilla domini", "Ave regina caelorum"...
    (còn nữa)
    P.S: nhạc cụ "viêcginan" mà Jennie đã nói được viết là "virginar"
    Được Desert Rose sửa chữa vào 13/06/2002 20:44
  6. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn em Desert Rose nhé!
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng! <img src=images/emotion/peace.gif border=0 align=middle>
  7. Desert_Rose_new

    Desert_Rose_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    2.3 Antoine Brumel (1460 - 1520)
    Brumel là nhà soạn nhạc truyền thống hàng đầu trong thời kì của Josquin và Obretch. Brumel là học trò của Josquin, và được coi là nhà soạn nhạc người Pháp thực sự đầu tiên được liên hệ với triều đình Burgundy. Danh tiếng của ông phần lớn có được nhờ bản "Missa Et ecce terrae motus" 12 giọng vẫn còn được hoan nghênh đến tận cuối thế kỉ 16, và mang đến nhiều tiếc nuối về sự qua đời của ông hơn những người cùng thời là Obretch, Mouton và Agricola cộng lại.
    Phong cách của Brumel trong thể loại mass* này (và trong phần lớn các tác phẩm của ông) đầu tiên là sự hài hoà âm thanh, tránh các sự đối âm phức tạp và rất ít sử dụng sự mô phỏng. Như vậy, phong cách của ông có nhiều điểm chung với thời kì cuối Phục hưng (ví dụ như Palestrina) hơn là với phong cách của Ockeghem hay Josquin. Bản "Missa Et ecce terrae motus" ("Earthquake Missa") được nhận xét là đã đi trước những phát triển sau này và vì cách soạn 12 giọng xuyên suốt của nó, đã sản sinh ra cấu trúc hoà âm khuôn mẫu nghiêm ngặt.
    Xét toàn diện thì âm nhạc của Brumel có sức lôi cuốn với những người thích phong cách thời kì cuối Phục hưng, và họ sẽ tìm thấy ở đây một điển hình thú vị về sự hài hoà âm thanh đầy đủ trong âm nhạc thời kì đầu được dàn trải trong những ý tưởng đối âm.
    Những tác phẩm chủ yếu: Mass "Et ecce terra motus" ("Earthquake Mass"), Mass "Berzerette savoyenne"...
    (còn nữa)
    --------------------------------------------------------------------------------------------
    Mass*: một thể loại nhạc dành cho lễ Missa (lễ Missa là một lễ của Thiên Chúa Giáo)
    Được Desert Rose sửa chữa vào 15/06/2002 17:04
  8. Desert_Rose_new

    Desert_Rose_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    2.4 Johannes Ockeghem (1410 - 1497)
    Ockeghem là một trong những nhà soạn nhạc được ngưỡng mộ nhất thế kỉ 15 và, cùng với Guillaume Dufay và Josquin Des Prez, là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng nhất thời kì đầu Phục hưng. Ockeghem sinh ra ở Công quốc Burgundy, mà hiện nay là nước Bỉ. Những phỏng đoán về năm sinh của ông xê dịch từ năm 1440 đến 1430. Ông đã là cha tuyên uý cho ba đời vua Pháp, cũng như giwú vị trí thủ quỹ tại nhà thời lớn và tu viện St.Martin de Tours. Sau khi ông qua đời, Guilaumme Cretin đã sáng tác một bài thơ nổi tiếng (được Josquin Des Prez phổ nhạc) ca ngợi tính cách, sự khéo léo và ảnh hưởng của ông. Trong một hời gian dài, ông được coi là một trong những người sản sinh ra âm nhạc Phục hưng. Sự ảnh hưởng của ông chỉ phai nhạt đi nhiều năm sau khi ông qua đời.
    Những tác phẩm âm nhạc còn sót lại của Ockeghem khá ít, chỉ bao gồm một vài bài thánh ca ngắn, một số bản mass và vài chục bài hát cổ. Phong cách âm nhạc của ông được đánh dầu bằng sự trình bày cẩn thận các giọng chủ yếu trong cấu trúc 4 giọng, và nhấn mạnh vào những đoạn giọng trầm phức tạp và diễn cảm. Sự nhấn mạnh vào những cấu trúc thấp hơn đã mở ra một thế giới mới về những khả năng cấu trúc cho các nhà soạn nhạc thời Phục hưng, và tác phẩm của Ockeghem khai thác những tiềm năng này theo rất nhiều cách. Ngày nay ông được biết đến nhờ những bản mass của mình, và nhờ khả năng hợp nhất những hình thức thang âm lớn theo những cách chưa từng có từ trước đến nay. Ở thế kỉ 16, Ockeghem được biết đến chủ yếu như một bậc thầy chuyên môn tài năng hoàn hảo, nổi tiếng về những khuôn mẫu phức tạp và những cấu trúc đối âm, cũng như kết cấu độc nhất vô nhị trong những tác phẩm của ông. Những nghiên cứu đối âm khá phức tạp của ông được sưe dụng như một nguồn sách giáo khao cũng mang lại cho ông danh tiếng. Đó bao gồm bản "Missa Prolationum" có một không hai của ông, hoàn toàn được soạn trong luân khúc; bản "Missa Cuiusvis toni" được soạn để chơi theo bất cứ điệu thức nào, và bài hát "Prenez sur moi" là một luân khúc nghiêm ngặt. Dù sao, âm nhạc của Ockeghem không có cách nào bị vượt qua bởi những đặc điểm kĩ thuật này; ngôn ngữ đối âm vô cùng phong phú và phức tạp, từ bỏ phong cách giản đơn của Dufay, nhưng không hoàn toàn theo đặc điểm mô phỏng toả khắp của Josquin và những bậc thầy thành công khác. Ngày nay, Ockeghem được công nhận không những là một người tiên phong về đối âm phương Tây, mà còn là một trong những bậc thầy lớn nhất của cả sự sáng tạo đối âm và trữ tình.
    (còn nữa)
  9. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Em nên phân chia tách bạch ra thành các trường âm nhạc rõ rệt

    a ka rui
  10. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Bé Jennie chịu khó nhỉ. Tài liệu về từng nhạc sĩ và từng giai đoạn một thì dễ kiếm thôi nhưng mà chép lên ngại chết. Với lại anh không thích cái Box này. Nếu ai thích nói chuyện về các nhạc sĩ, lịch sử và các tác phẩm cổ điển thì tớ xin vui lòng tiếp chuyện bên Box Giáo dục đào tạo phổ biến kiến thức.

    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

Chia sẻ trang này