1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc cổ điển - Các thời kỳ - Tác giả và tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Jennie, 01/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Desert_Rose_new

    Desert_Rose_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    2.4 William Byrd (1543 - 1623)
    Byrd là nhà soạn nhạc người Anh hàng đầu trong thế hệ của mình, và cùng với những người đồng nghiệp Giovanni Palestrina (1525 - 1594) và Orlando de Lassus (1532 - 1594), được thừ nhận là một trong nhưnngx bậc thầy lớn nhất của thời kì Phục hưng. Nếu xét về chất lượng, trình độ và khối lượng các tác phẩm của ông thì có thể cho rằng ông là nhạc sĩ vĩ đại nhất trong những nhạc sĩ của thời kì Phục hưng.
    Nước Anh vào lúc đó là một đất nước với nền âm nhạc siêu việt tại châu Âu, và Byrd đã rất may mắn bởi vào thời của ông người ta bắt đầu in những tác phẩm âm nhạc, có nghĩa là tác phẩm của ông được phổ biến rộng rãi và rất nhiều tác phẩm còn tồn tịa đến tận ngày nay. Phong cách của ông đặc biệt ảnh hưởng đến âm nhạc của Anh và Đức đến tận hơn 2 thế kỉ.
    Byrd được phỏng đoán là sinh ra tại Lincoln, nơi ông nhận công việc đầu tiên là một người chơi đàn organ khi tuổi còn rất trẻ, Sau đó ông được bổ nhiệm vào Nhà thờ Hoàng gia của Nữ hoàng Elizabeth I, và làm việc tại đó cho tới khi ông nghỉ hưu ở tuổi 50. Cho dù như Thomas Tallis (nhà soạn nhạc người Anh, 1505 - 1585), ông là một người Công giáo sống trong một đất nước theo đạo Tin lành, ông vẫn trung thành với ngai vàng và được bảo trợ bởi những người có thế lực và tốt bụng vào thời ấy - đến mức mà cả ông và Tallis đầu được ban cho đặc quyền xuất bản thánh nhạc.
    Một đóng góp đặc biệt của ông là trong thể loại thánh ca Anh mới mẻ vào thời đó - và những tác phẩm thánh nhạc được tự do biểu diễn trong buổi lễ hay bị chia ra. Những tác phẩm đã xuất bản của ông chủ yếu là thánh nhạc latin, đáng chú ý nhất là "Cantiones Sacrae", ban đầu với Tallis. Những "bài ca thần thánh" này là đóng góp quan trọng nhất của Anh trong kho tàng thánh ca ngắn.
    Tác phẩm của ông đặc trưng bởi độ chính xác và sáng sủa trong tiếng đàn và hoà âm, và bằng cách sử dụng chính xác sự cân bằng giữa giọng hát và phần nhạc đệm..
    Byrd cũng xuất bản rất nhiều bài hát, sonnet và những tác phẩm khác, mà bắt đầu được thường xuyên biểu diễn vào ngày nay. Ông cũng viết rất nhiều tác phẩm cho cung đình (cho từ 6 phần nhạc cụ trở lên).
    Tuy vậy, số lượng tác phẩm lớn nhất của ông là dành cho đàn phím. Phần lớn những tác phẩm này chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời bởi giới hạn của quá trình in khắc, nhưng những tác phẩm của ông vãn nằm trong số những tác phẩm dành cho đàn phím đầu tiên được xuất bản.
    Byrd viết nhạc cho thanh nhạc, hợp xướng và nhạc cụ; ông viết nhạc ca ngợi thần thánh và thế tục; ông viết thánh ca, bài hát và vũ khúc...
    Những tác phẩm nổi bật: "Cantiones Sacraes", the Gradualia, the Great Service...
  2. nob

    nob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Mình có một bộ đia Greatest Conductors of Century mua từ năm 1997, nhưng hiện nay dĩa 1 của tớ bị hỏng rồi , có ai bán lại không chỉ dùm tớ với, hình như nó không tái bản lại hay sao ấy, mình tìm mãi mà chẳng được, thanks
    BINH
  3. Icy_Bumbaa

    Icy_Bumbaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
            Hình nhu Jennie đã học qua lớp Music Appreciation rồi thì phải? [​IMG].
            Không biết bạn học loại sách nào nhỉ? Mình thì học cuốn Listen của Joseph Kerman and Gary Tomlinson. Bạn ở Hà Lan chắc có thể là học cuốn khác....
            Mà lạ nhỉ trong phần Middle Ages sao bạn không nói đến Abbess Hildegard [​IMG]. Theo mình học thì hình như bà ấy còn famous hơn mấy người kia nữa đó. Mình chỉ mới đọc hết phần Middle Ages thôi ( vì mình làm biếng lắm [​IMG]) nên không biết giữa cái bạn và mình học có khác nhau nhiều không.....

    I know what you did last nite...
  4. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    a ka rui
  5. vanuyen

    vanuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bé Jen............ (lao đến ôm chầm lấy Jen ^_^).... Jen còn nhớ chị hông ta? Chị Dương đây, Trùng Dương đây... chị nhớ bé quá.......kekeke...^_^... Bé vẫn chăm lắm, nhưng sao không mang cái bài Lược sử nhạc cổ điển từ khởi nguyên đến trường phái lãng mạn chị làm hồi trước mà bổ sung vào đây? Cái đấy cũng đủ lắm chứ bộ! ^_^
    Wên, chị mất pass rồi, dùng tạm nick của bà cô già VY vậy ^_^... gọi chị Dương đi bé cưng...^_^... rồi chị viết phụ phần sau cho, ok?

Chia sẻ trang này