1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc có tác dụng dưỡng sinh lớn không?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 05/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Âm nhạc có tác dụng dưỡng sinh lớn không?

    Em thấy chị MMNGOC có topic thơ dưỡng sinh; các bác thử bàn về nhạc dưỡng sinh xem cho đủ bộ
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Trước khi tập bao giờ tôi cũng nghe nhạc không lời , có hôm hứng lên còn vác The Wall ra nghe . Có hiệu quả !
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tác dụng rất lớn đấy, nhất là về mặt điều tâm và định hướng hành động cũng như trợ lực cho các dòng khí huyết trong cơ thể!
  4. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ biết là nó kích thích thế giới nội tâm của tôi trong sáng , mênh mông hơn , xanh tươi hơn . Đơn giản thế thôi !
  5. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tác dụng của âm nhạc
    Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Chỉ có con người mới có khả năng hưởng thụ âm nhạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.
    Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cỗ vũ, khích lệ để họ lấy đuợc tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.
    Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa Hán và Sở, Trương Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ chốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều.
    Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tâm thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tầm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
  6. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc có thể làm con người khỏe lên hoặc yếu đi
    Âm nhạc có khả năng điều khiển tâm hồn con người. Vì vậy việc sử dụng âm nhạc không đúng cũng gây tác dụng không mong muốn. Theo Hiệp hội tâm lý học Mỹ, nhạc kích động làm người nghe trở nên tức giận, tăng ý nghĩ kích động và ý muốn gây hấn.
    Cả phương Đông và cả phương Tây đều cho rằng chìa khóa để tìm hiểu vũ trụ chính là âm thanh, vì đó là điều dễ phát hiện nhất khi vũ trụ được hình thành. Âm nhạc (một dạng của âm thanh) tạo thành một trong những cửa sổ hướng tới vũ trụ bao la. Nó có tác động to lớn lên tình cảm, tâm hồn con người, vì vậy việc rèn luyện bằng âm nhạc khiến con người thông minh hơn. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Ohio (Mỹ) khi cho những người tình nguyện nghe bản nhạc Bốn mùa của Vivaldi.
    Một nghiên cứu gần đây ở Hong Kong cho thấy trẻ em học nhạc có khả năng làm tăng trí nhớ về từ ngữ hơn những trẻ không học âm nhạc. Tương tự như vậy, tiến sĩ thần kinh học Krishnamoorthy Sriniva khi nghiên cứu trẻ em Ấn Độ học kinh Vệ đà đã nhận thấy những em học theo nhạc cổ điển thì có trí nhớ cao hơn hẳn trẻ khác. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí New Scientist ngày 25/4/2004, nhạc Mozart có tác dụng làm tăng khả năng học tập và làm tăng trí nhớ. Theo Helen Altonn, giáo sư âm nhạc thuộc Đại học đường Hawaii, nhạc Bach có tác dụng khiến não làm việc cân bằng hơn các loại nhạc khác và do đó có tác dụng làm giảm sự trầm cảm.
    Việc sử dụng âm nhạc không đúng cũng gây tác dụng xấu. Các nhà nghiên cứu Israel chứng minh rằng tài xế đang lái xe nếu nghe nhạc có nhịp điệu quá nhanh sẽ có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp hai lần khi nghe nhạc có nhịp điệu chậm.
    Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm nhạc có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng thẳng. Nhạc nhẹ thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo nên môi trường hưng phấn. Bên cạnh đó, âm nhạc còn có tác dụng kích thích sản xuất ra tế bào T - loại tế bào tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các bệnh truyền nhiễm.
    Âm nhạc trị liệu đang được nhiều nước sử dụng trong ngành răng hàm mặt hay điều trị cho những bệnh nhân AIDS, bất lực sinh lý, mất trí nhớ (Alzheimer), thương tổn não, đau cấp, ung thư, sang chấn tinh thần do bị lạm dụng và bệnh mất khả năng học. Nó rất hiệu quả với những người hay xúc động, có bệnh về nhận thức về tâm lý...
    Y học ngày càng nhận rõ tác động to lớn của âm nhạc lên đời sống xã hội và sức khỏe con người, đặc biệt đối với một số bệnh nhất định. Tiến sĩ Oliver Sacks nhận xét: ?oSức mạnh của âm nhạc thật là kỳ diệu. Có lần tôi tận mắt nhìn thấy một bệnh nhân bị bệnh liệt rung nặng đến nỗi không thể bước đi được, song lại có thể nhảy theo nhạc một cách tuyệt vời; hoặc một bệnh nhân mất khả năng nói song lại có thể hát rất hay. Tôi nghĩ rằng âm nhạc trị liệu và các nhà âm nhạc trị liệu là rất quan trọng, không thể thiếu được trong các tổ chức, các viện dành cho người già và những bệnh nhân mất chức năng thần kinh?.
    TS Trần Đức Hinh, Sức Khỏe & Đời Sống
  7. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc tác dụng lên cơ thể bằng cách nào?
    Theo nhiều nghiên cứu, ít nhất có hai cách để lời ca điệu nhạc đi vào lòng người nghe:
    1) Tác dụng lôi cuốn, hòa hợp, đi vào tiềm thức con người. Khi ta bước vào một căn phòng có âm nhạc, thì bao nhiêu ưu tư trong đầu chợt như dừng lại và cơ thể như hoà với điệu nhạc, toàn thân như đu đưa, nhún nhảy theo nhịp đàn, miệng âm ư theo lời hát.
    2) Làm lạc hướng khiến ta không để ý tới hoàn cảnh hoặc cảm xúc đau đớn, không vui, không muốn.
    Giáo Sư Âm Nhạc Arthur Harvey, Đại Học Hawaii, cho hay não bộ có bốn cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu.
    a) Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu;
    b) Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau;
    c) Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố;
    d) Trong đáp ứng xuyên thân (transpersonal), âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giãn, phản hồi sinh học (biofeedback), học hỏi.
    Vài nghiên cứu mới đây còn tìm ra sự liên hệ giữa tần số vài điệu nhạc với sinh hoạt điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu không những chỉ nghe mà còn để toàn thân rung động theo điệu nhạc.
    Fabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học người Pháp đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh trên tế bào ung thư. Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào dường như không chịu đựng được sự dao động (vibration) và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút Thái Thanh.
  8. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Harishchandra là một đạo sĩ dòng tu Swami, thường đi khắp nơi, ít khi nào ở một chỗ. Lần này ông ghé thăm bác sĩ Kavir ít hôm, nên phái đoàn có cơ hội gặp gỡ. Ông trạc 60, thân hình cao lớn, có đôi mắt sáng ngời. Sau vài câu xã giao ông cho phái đoàn biết tuổi thật của ông đã quá 100, và tin rằng ông sẽ còn sống ít ra vài chục năm nữa.
    - Tại sao ông nghĩ mình sẽ sống lâu như thế ?
    - Tại vì lúc này khả năng sáng tạo của tôi rất mạnh. Tôi tin rằng với bộ Óc còn linh hoạt như một thanh niên, tôi có thể sống khá lâu nữa.
    Bác sĩ Kavir mỉm cười tiếp lời :
    - Harishchandra không những là một đạo sư Yoga mà còn là một nghệ sĩ. Ông ta có thể sử dụng tất cả nhạc khí cổ điển cũng như tân tiến, ông còn vẽ tranh, nặn tượng, làm thơ? Tóm lại, chả có bộ môn nghệ thuật nào mà ông ta không biết.
    Bác sĩ Mortimer tò mò :
    - Ông theo học ở đâu và làm sao có thể biết nhiều thứ như vậy ?
    Hashichandra cười lớn :
    - Bác sĩ Kavir nói không đúng đâu. Tôi chỉ biết chút đỉnh về vài bộ môn nghệ thuật. Tôi không hề được đi học nhưng Yoga đã giúp tôi?
    Bác sĩ Mortimer hấp tấp :
    - Ông muốn nói đến phương pháp khí công hay các tư thế ?
    Đạo sĩ bật cười lớn :
    - Không phải thế, tôi ý thức được sự sáng tạo trong một buổi thiền định, và từ đó tôi có thể làm được nhiều thứ. Đa số con người đều coi nghệ thuật như một phương tiện giải trí, họ sử dụng nghệ thuật như một cái gì giúp họ trốn thoát hoàn cảnh con người của họ. Nghe một bài ca, một câu hát họ quên đi các ưu phiền hiện tại? Đó không phải là sự thưỏong thức cái Chân, Thiện, Mỹ của nghệ thuật. Nghệ thuật mà tách khỏi cuộc sống thì chỉ là một kỹ thuật phô diễn những cái gì hời hợt, các ước vọng nông cạn. Nguồn cảm hứng không phải mời gọi mà được, mà là một rung động tự nhiên. Tất cả cố gắng chiếm đoạt cảm hứng qua bất cứ một hình thức nào, chỉ là những ảo tưởng. Tài năng, thiên tư chỉ giúp ta nhận thấy bản ngã, giúp ta thoa? mãn các ước vọng thấp hèn, và làm thui chột sự sáng tạo. Một nghệ sĩ chân chính là người thực sự vượt qua các hư ảo của bản ngã, của danh vọng và ý thức cái đẹp của nghệ thuật như một thực tại.
    Nhìn thấy mọi người có vẻ ngơ ngác. Harishchandra mỉm cười giải thích:
    - Nội tâm con người là một bãi chiến trường luôn luôn có xung đột giữa các quan niệm , hình thức, lý thuyết, thực hành. Sự tranh chấp này thường gây lầm lỗi. Khi ta nghe một bản nhạc, thưởng thức một bức tranh ta rung động theo cảm nhận của tạ Rung cảm này mỗi cá nhân một khác, vì nó dựa theo các quan niệm, thành kiến sẵn có. Nếu tôi thích nhạc Mozart, thì tất cả các nhạc sĩ khác đều khó có thể so sánh với ông này. Dĩ nhiên người mê Beethoven không đồng ý như thế. Tóm lại, sự rung động của tôi đã có thành kiến, vì như thế tôi mất đi nhạy cảm đối với sự sáng tạo. Một người nghệ sĩ sẽ trở nên một cái máy nếu y chỉ biết phục vụ cho bản ngã, làm việc để phô trương cá nhân, để thoa? mãn dục vọng thay vì để sáng tạo. Y chỉ biết ?otôi viết?, ?otôi soạn nhạc?, ?otôi vẽ?, ?otôi sáng tác?, v?v? Từ phút đó, y mất đi khả năng sáng tạo tuyệt vời mà chỉ còn là cái xác không hồn. Sự thành công, lời khen tặng, làm căng phồng bản ngã của y và làm lu mờ sự rung động với cái đẹp thật sự. Cái tinh thần ham lợi, háo danh đó không phải là tinh thần yêu cái đẹp, mà bắt nguồn từ sự khao khát dục vọng. Dục vọng đòi hỏi một sự bảo đảm an toàn, do đó người nghệ sĩ đâm ra sợ hãi. Từ đó, y xây một bức rào ngăn cách với mọi sự vật khác. Y không còn chiêm ngưỡng những cái đẹp nữa. Dĩ nhiên, cái đẹp vẫn còn đó nhưng lòng y đã khô héo vì thành kiến, và xu hướng biệt lập. Thay vì nhìn sự vật như một thực tại, y lại nhìn nó qua một hình thức sưu tập, chiếm hữu biến nó thành một đồ vật. Người nghệ sĩ chân chính chỉ biết sáng tạo, chúng ta chỉ biết thưởng thức. Chúng ta đọc sách, nghe nhạc, ngắm các tác phẩm nghệ thuật nhưng chúng ta không hề có cái rung động sâu xa của người sáng tạo. Muốn ca hát ta cần có một bản nhạc, nhưng vì không có bản nhạc tuyệt diệu, chúng ta đâm ra theo đuổi ca sĩ. Thiếu sự trung gian này, ta thấy mất mát. Trước một vẻ đẹp, ta lại có ý so sánh nó với một bức tranh; trước một âm thanh thiên nhiên ta lại chỉ tưởng tượng đến một bản nhạc nào đó. Ta chỉ còn biêt rung động qua sự rung động của kẻ khác. Đó không phải là sáng tạo.
    Giáo sư Mortimer lắc đầu :
    - Muốn sáng tạo, ta cần một tài năng, thiên tư chứ đâu phải ai cũng có thể sáng tạo, đâu phải ai cũng có tài?
    Harishchandra lắc đầu :
    - Không phải thế, ai cũng có thể sáng tạo mà không cần tài năng đặc biệt, vì sự sáng tạo là trạng thái tuyệt vời của nghệ thuật. Không bị ảnh hưởng của bản ngã. Sáng tạo không có nghĩa là soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh, nhưng là một trạng thái mà trong đó Sự Thật có thể biểu hiện. Sự Thật chỉ có thể biểu hiện khi tư tưởng ngưng đọng lại. Và tư tưởng chỉ ngưng đọng lại khi bản ngã vắng mặt. Khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng, không bị thôi thúc bởi dục vọng, khả năng sáng tạo sẽ tự biểu lộ. Khi ?ocái ta? không còn nữa, thì tất cả là một sự hợp nhất thiêng liêng. Cái đẹp có thể được diễn tả trong một bài thơ, bản nhạc, nụ cười hay trong sự im lặng. Phần lớn con người không có khuynh hướng yên lặng. Chúng ta không có thời giờ quan sát đám mây trời, buổi hoàng hôn, một ngọn núi hùng vĩ, một bông hoa hé nở ,vì đầu óc chúng ta quá bận rộn, quay cuồng. Mắt ta nhìn cảnh nhưng lòng ta không rung động chút nào, vì còn mải mê theo đuổi những ảo ảnh. Đôi khi ta cũng có cảm giác rung động khi nghe một bản nhạc hay, nhưng nếu ta cứ nghe đi, nghe lại bản nhạc đó để tìm lại cảm giác ban đầu thì ta đã vô tình giết chết sự sáng tạo. Người nghệ sĩ chân chính là người mở rộng tấm lòng để cảm hứng đến một cách tự nhiên, là người nhìn thấy Chân, Thiện, Mỹ ở khắp tất cả mọi nơi, chứ không phải qua khả năng hồi tưởng hoặc qua một chất kích thích. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chứ không phải vì tác phẩm sẽ đem lại cho y tên tuổi, tiền bạc, địa vị. Làm thế là đồng hoá cá nhân mình vào đối tượng. Bất cứ ai biết rung động trước cái đẹp đều là nghệ sĩ, đều là người sáng tạo vì cái cảm giác chân thật, tuyệt vời đó chính là một sự ?ogiác ngộ?, một sự hợp nhất. Cái cảm giác đó không thể tự tạo hay tìm được, mả nó đến và đi một cách tự nhiên?
    - Phải chăng ông đã có kinh nghiệm đó ?
    - Trong một buổi tham thiền, tôi ý thức được điều này, và từ đó tôi nhìn thấy cái đẹp ở bất cứ mọi nơi. Tôi sống trong tâm thức này và có thể sáng tạo mãnh liệt qua bất cứ một phương diện hay hình thức nào? âm nhạc, hội hoạ, thơ phú, v?v?.
    - Ông có thể cho chúng tôi nghe một bài nhạc không ?
    Harishchandra mỉm cười, rút trong áo ra một cây sáo trúc rất dài, y đưa sáo lên miệng nhưng rất lâu không một âm thanh nào phát ra. Giáo sư Mortimer sốt ruột :
    - Chúng tôi không nghe thấy gì cả, ông có thổi sáo hay không đó ?
    Đạo sĩ ung dung :
    - Các ông chưa biết thưởng thức âm nhạc vì lòng các ông còn đầy thành kiến, hãy im lặng vì âm thanh của tôi là sự bình an?
    Giáo sư Mortimer toan cãi, nhưng đạo sĩ đã đưa một ngón tay lên miệng làm hiệu để ông im lặng. Bất chợt giáo sư Mortimer rùng mình, một âm thanh kỳ lạ Ở đâu bỗng phát ra. Một cảm giác bình an từ từ thấm nhẹ trong cơ thể và ông thấy mình đắm chìm trong một niềm hoan lạc khó tả, trong một thế giới lạ lùng của âm thanh. Âm thanh thật chậm, thật êm, nhỏ như tiếng gió thì thào qua các ngọn cây, như tiếng nước róc rách qua khe suối. Thời gian như ngưng đọng lại.
    Khi giáo sư Mortimer giật mình tỉnh lại, thì âm thanh đã chấm dứt từ lâu. Đạo sĩ vẫn ngồi yên khẻ mỉm cười, cây sáo trúc đặt trước mặt. Toàn thể phái đoàn ngây ngô nhìn nhau không nói nên lời. Giáo sư Mortimer lắc đầu thắc mắc :
    - Âm thanh gì kỳ vậy ? Liệu ông có thể giải thích được không ?
    Đạo sĩ mỉm cười :
    - Các ông nên biết, con người có nhiều thể bao quanh xác thân như thể phách, thể vía, thể trí?Các thể này được cấu tạo bằng những nguyên tử rất nhẹ, rất thanh gần như vô hình. Âm nhạc tự nó đã có các rung động cùng nhịp với sự rung động của các thể, nên ảnh hưởng rất nhiều đến con người. Âm thanh vừa qua căn bản trên ?ophần tư âm? , có tác động lên thể trí các ông. Các loại âm thanh dựa trên ?ophần ba âm? tác động lên thể vía, và ?ophân nửa âm? tác động lên thể xác. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì ?ophần tư âm? thanh hơn nên ảnh hưởng đến các thể nhẹ hơn. Con người chỉ biết tác động của âm nhạc ở cõi vật chất nhưng không hiểu ảnh hưởng của chúng ở các cõi trên. Âm nhạc lưu một dấu vết trên thân thể con người, và trực tiếp ảnh hưởng đến tính tình, hành động. Điều này có thể ví như khi ta ném một hòn đá xuống ao. Khi hòn đá chìm nhưng làn sóng vẫn gợn, và lan rộng ra. Một cái lá nổi trên mặt nước chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Hậu quả của âm nhạc còn mạnh hơn như vậy. Do đó, việc chọn nhạc để nghe rất quan trọng. Kinh Veda đã nói, ?ovũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh?. Thánh kinh cũng ghi nhận, ?ohuyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với thượng đế, huyền âm là thượng đế.?
    Phái đoàn nhìn nhau, một lần nữa tu sĩ Ấn giáo đã giải thích một đề tài mới lạ và trích dẫn Thánh kinh, quyển sách không xa lạ với người Âu.
    Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xã hội, truyền thống. Nó còn mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lý vì nó ảnh hưởng đến các thể vô hình. Con người chỉ hiểu rằng khi nghe nhạc buồn lâu ngày, ta sẽ trở nên u sầu. Khi nghe nhạc vui lòng ta thấy phấn khởi. Thật sự lòng ta chỉ phản ảnh một cách vô thức những đổi thay trong các thể. Từ ngàn xưa , âm nhạc đã giữ một địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn từ vua chúa đến thứ dân. Các ông không thấy thời đại nào, âm nhạc càng thay đổi, biến chuyển nhiều thì thuần phong, mỹ tục càng suy giảm, và xã hội càng đảo lộn hay sao ? Trái lại khi âm nhạc bị hạn chế thì xã hội đâm ra bảo thủ. Các ông cho rằng âm nhạc là sản phẩm văn hoá, tiêu biểu cho từng thời kỳ. Điều này không đúng lắm vì lịch sử cho thấy mỗi khi âm nhạc thay đổi là chính trị, văn hoá thay đổi theo sau. Âm nhạc có tính cách xây dựng cũng như huỷ hoại, chỉ có các âm thanh tinh vi do sự sáng tạo chân thành của lòng vô ngã mới đưa ta trở về quê hương của linh hồn. Muốn sáng tạo các loại nhạc này con người cần phải để cho Chân Ngã sáng chói, cần trau dồi cho tâm hồn tĩnh lặng để hoà đồng với vũ trụ. Vì âm thanh của vũ trụ lúc nào cũng vang lừng cho những người thức tỉnh, người biết thưởng thúuc, biết yêu cái đẹp, biết nghe những huyền âm cao cả trong yên tĩnh vô biên. Hãy yên lặng, các ông sẽ học hỏi nhiều điều mới lạ. Hãy cố gắng nhìn mọi vật như một thực tại, các ông sẽ sáng tạo và khi sống trong tâm thức sáng tạo, các ông đều là những nghệ sĩ, những người biết yêu cái đẹp, biết rung động với Chân, Thiện, Mỹ.
    đó là những gì tôi gặp khi gõ vào Google dòng chữ: hành trình về phương đông
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình nhận thấy, đứa trẻ nào mà lớn lên ko đc nghe lời ru của mẹ mà nghe nhạc Pop, rock nhiều quá thì sẽ có một tâm hồn bất ổn, dễ stress mà dễ tự tử lắm.
    Nói về nhạc Thiền thì Mss Ngọc và nhà bác Chung quán chủ có cả một công trình nghiên cứu ấy . Bác cứ diện kiến họ mà truy vấn thôi !
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Bác Trần Thiện Nhân nói cứ như đùa! Chết cười với bác!

Chia sẻ trang này