1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc dân tộc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trantrunghai80, 26/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc dân tộc

    box âm nhạc của ta có rất lâu rồi, nhưng những thông tin , những vấn đề liên qua đến nhạc cổ truyền của chúng ta đuọc đề cập rất ít
    mình lập ra topic này để chúng ta cùng viết về nó nhé
    mong là mọi người nhiệt tình

    Vài nét về nền âm nhạc truyền thống

    Cải lương

    So với chèo và tuồng, cải lương là loại hình nghệ thuật sinh sau đẻ muộn. Nếu tuồng mang tính cung đình, chèo mang tính dân dã nông thôn, thì cải lương mang tính thành thị. Cái nôi của cải lương là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong bộ môn nghệ thuật này, giọng ca (hát) giữ vai trò rất quan trọng. Giọng ca ngọt ngào, mùi mẫn rót vào tai khán giả là vở diễn đã thành công hơn một nửa.

    Múa rối nước

    Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010 - 1225). Dấu vết rối nước còn ghi lại ở nhiều nơi, nhà thủy đình ở Hồ Long Trì chùa Thày (Hà Tây) là một ví dụ.

    Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh hồ. ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội.

    Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.

    Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục mới xây dựng đã làm say lòng khán giả trong nước và quốc tế.

    Hát quan họ

    Nơi sinh ra những làn điệu dân ca quan họ là tỉnh Bắc Ninh. Vào những dịp hội làng mùa Xuân, trai gái trong làng rủ nhau ra sân đình, sân chùa, hay lên đồi hoặc đi thuyền hát đối đáp trao gởi tình cảm cho nhau.

    Hát quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian mang tính tập thể cao, người hát không chỉ là diễn viên, mà tất cả mọi người đều có thể tham gia hát đối đáp (hát đôi, một nam, một nữ).

    Ca trù

    Là bộ môn nghệ thuật mang tính hàn lâm, được nuôi dưỡng giữ gìn trong dân gian suốt 10 thế kỷ qua. Nhiều làng quê ở các tỉnh, thành thuộc đồng bằng Bắc bộ như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... là những cái nôi của các làn điệu ca trù. Làng Lỗ Khê (Ðông Anh - Hà Nội) dân cả làng làm nghề hát ca trù.

    Thưởng thức ca trù là thưởng thức thơ và nhạc. Trong lối hát ca trù, cả người hát, người đàn, người thưởng thức đều tham gia cuộc hát. Họ phối hợp ăn ý với nhau và cũng làm cho nhạc và thơ hoà quyện vào nhau, đưa cuộc hát đạt đến sự hoàn hảo, tao nhã, trang trọng.

    Nhạc cưới cổ truyền Khmer

    Là một phần không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer Nam bộ.

    Ngày nay, lễ cưới của người Khmer ở Nam bộ đã có nhiều đổi thay, song những bài hát cưới cổ truyền vẫn còn được lưu giữ trong nhân dân. Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được hàng chục bài hát lễ và những bài dân ca được sử dụng trong đám cưới.

    Mỗi bài hát tương ứng với một nghi thức của đám cưới như nghi thức đưa chú rể sang nhà gái, xin mở rào để vào nhà gái, mở màn cho cuộc vui, các lễ thức cắt tóc, giã thuốc nhuộm răng, cắt hoa cau để làm lễ rắc hoa cau cho cô dâu chú rể, lễ rút gươm khỏi bao, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ lạy mặt trời, lễ nhập phòng, lễ quét chiếu, lễ chào cha mẹ họ hàng, ... cho tới khi tiễn khách ra về.

    Những bài hát, bản nhạc cổ truyền trong đám cưới chính là tâm hồn, tính cách và là một phần cuộc sống của người dân Khmer Nam bộ.

    Lý Nam bộ

    Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam bộ.


    Lý Nam bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lý Nam bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân. Lý còn đề cập đến các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam bộ.

    Mặc dầu ở Lý Nam bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.




    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  2. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    một số nhạc cụ truyền thống
    §ÀN ĐÁ
    Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi nhạc cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ. Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung bộ và Ðông Nam bộ: túp-ri-ô-đa-xit, ri-ô-lit poóc-phi-a, đá sừng.
    Căn cứ vào bộ đàn tìm được ở di chỉ khảo cổ học Bình Ða (Ðồng Nai) được biết rằng việc chế tác những thanh đá này đã xuất hiện từ 3.000 năm trước.
    Cho tới những năm đầu thập kỷ 90 đã tìm được gần 200 thanh đàn đá rải rác ở các tỉnh Ðắc Lắc, Khánh Hoà, Ðồng Nai, Ninh Thuận, Sông Bé, Lâm Ðồng, Phú Yên. Số lượng thanh ở mỗi tập hợp được phát hiện là 3-15. Bộ đầu tiên ở Ndut Lieng Krak (Ðắc Lắc) tìm được vào năm 1945 hiện được bảo quản tại viện bảo tàng "Con người" ở Paris. Một bộ nữa được đưa sang Los Angeles. Những bộ khác đang được bảo quản tại Việt Nam.
    Âm thanh của đàn đá vang, trang trọng. Do vậy đàn đá thường được dùng trong các lễ hội lớn hàng năm của người Tây Nguyên.
    §ÀN BẦU
    Nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất vì chỉ có một dây. Dây đàn được mắc dọc theo hộp đàn. Một đầu dây cuốn vào trục ở phía dưới mặt đàn, một đầu dây mắc vào vòi đàn nơi có gắn núm đàn, như núm quả bầu khô. Ðàn không có phím, nhưng có khả năng luyến láy tài tình. Tiếng đàn bầu du dương, cuốn hút người nghe vào thế giới âm thanh tinh khiết.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  3. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0

    âm hưởng dân ca trong ca khúc việt nam
    Monet vẽ những bông hoa súng. Ông cũng vẽ thành phố London, Venise và những phong cảnh đẹp đẽ của nước Pháp, nhưng những bức tranh về khu vườn ao của ông là cái thực sự thu hút công chúng.
    Claude Monet, người được mệnh danh là "người cha của hội họa ấn tượng", đã bỏ ra 30 năm cuối đời để vẽ về khu vườn ao của mình, một niềm say mê đơn độc và thu hút được sự ngưỡng mộ khắp nơi. Một triển lãm gồm khoảng 60 bức tranh về hoa súng của ông, khai mạc vào tháng năm vừa qua, tại Bảo tàng Orangerie ở Paris, hàng ngày đã thu hút những lượng khách tối đa, những người háo hức muốn được xem những bức tranh nguyên bản đã không ngớt được in lại trong các ấn phẩm và bưu thiếp. Trước đó, một triển lãm về Monet ở London vào tháng tư kết thúc với 813.000 người xem, một kỷ lục đối với triển lãm nghệ thuật tại Anh.
    Ngôi nhà của Monet và khu vườn ao của ông nằm ở vùng Giverny, cửa ngõ Tây Bắc của Paris, nơi ông sống và vẽ từ năm 1895 đến năm 1926, cũng trở thành một thánh địa hành hương với những "tua" du lịch bằng xe khách và tàu hỏa từ Paris đến.
    Những dãy người xếp hàng rồng rắn tại triển lãm Paris và Giverny đã nói lên sức quyến rũ của những bông hoa súng. Monet đã vẽ khoảng 300 bức tranh về khu vườn - ao ở Giverny, trong đó có 40 bức tranh khổ lớn.
    Triển lãm "Chu kỳ của hoa súng" tại Bảo tàng Orangerie, nhằm trình bày những mưu toan chuyên nhất của họa sĩ - đôi khi đầy tuyệt vọng - để nắm bắt vẻ đẹp đến sững sờ của một khu vườn - ao với những nét đổi thay của bầu trời, màu sắc, ánh sáng và sắc độ. Trong một bức thư năm 1916, Monet đã viết: "Tôi thực sự bị ám ảnh bởi những gì mình đang vẽ".
    Những họa sĩ lớn là những người biến những cái thông tục thành những vẽ đẹp tuyệt kỳ. Và thiên tài của Monet hiện ra trong những bức tranh về vườn ao. Pierre Georgel, Giám đốc Bảo tàng Orangerie, nhận xét: "Cuộc cách mạng của Monet là việc đi đến tận cùng cái mà ông tìm kiếm, vượt quá thế giới hiển hiện thông thường để đạt tới sự phát hiện, cái mà chúng ta không thấy qua vẻ quen thuộc của chúng và cái nhìn vội vàng của chính ta".
    Năm 1951 Monet đã quyết định một dự án đã chiếm lĩnh những năm cuối đời mình. Ông viết: "Nó thuộc về chủ đề mà một thời đã chiếm lĩnh tôi - nước, hoa súng, cây cỏ, nhưng trên một mặt tranh rộng khiến cho người xem không chỉ bị vây quanh mà còn bị chìm ngập vào đó"
    Cuộc triển lãm này nhằm đánh dấu ngày kỷ niệm 80 năm của dự án lớn của nhà danh họa - sự trao lại một loại bích họa cho tổng thống Pháp Georges Clemenceau vào ngày 12/11/1918, ngày tiếp sau ngày đình chiến.
    Nhưng khi sự trao lại này được thực hiện, những cuộc thương lượng căng thẳng đã kéo dài sau đó nhiều năm khi những quan chức chính phủ cãi cọ lằng nhằng với Monet về con số bức tranh, cỡ tranh và những phòng tranh mà chúng được treo.
    Những tranh này được trưng bày năm 1927, sau khi Monet qua đời.
    Chu kỳ ban đầu của tranh hoa súng bắt đầu vào năm 1897. Những tranh này tràn ngập ánh sáng và vẻ duyên dáng được tạo nên bởi những sắc thái đục mờ của các màu xanh lam, xanh lá cây và hồng nhạt, để miêu tả nước và những nụ hoa.
    Nhưng từ năm 1914, sau 2 năm đào bới, những cảnh về chiếc ao có màu sẫm hơn với những nét bút dày đặc về những sắc độ thẫm của màu tím, hung, lam và xanh. Đây là những cảnh về đêm được vẽ dưới ánh trăng.
    Một chiếc cầu gỗ kiểu Nhật Bản trông thanh nhã và duyên dáng, trong những bức tranh thời đầu được chuyển thành những thanh dầm thẫm màu mang đậm nét u uẩn và lo âu. Cây cỏ trên bờ ao thì mơ hồ huyền ảo và rối ren nhàu nát. Màu sắc đã lấn chỗ của hình thể. Những bức tranh này tạo thành chiếc cầu, nối liền hội họa ấn tượng thế kỷ 19 với hội họa trừu tượng và biểu hiện của thế kỷ 20.
    Những bức tranh tối màu và u uẩn ra đời sau khi Monet chịu tang bà vợ, chết vì bệnh bạch cầu năm 1911. Ông sống một mình ở Giverny sau khi Thế chiến I nổ ra, biến miền Bắc Pháp thành bãi chiến trường. Lúc này thị lực ông đã sa sút. Ông đã viết rằng vẽ đã trở thành việc tra tấn khi ông vật vã để hoàn thành dự án lớn vào những năm cuối đời.
    Triển lãm Paris kết thúc với những bức tranh tường tạo ra khoản di sản chuyển nhượng trong di chúc của ông. Được sắp xếp trong hai căn phòng bầu dục, những bức họa này gợi lên một giấc mơ về ánh sáng, không gian, sự tĩnh lặng và sự chấp nhận - sự thức ngộ của Monet sau quãng đời mang cái nhìn tăm tối của cô đơn và tuyệt vọng.
    Với bất cứ ai yêu Monet, Giverny là một địa điểm hành hương, nơi mà phép lạ của nghệ thuật được tạo ra. Ngôi nhà và những mảnh vườn nép mình dưới chân tường ngọn đồi nhấp nhô um tùm, hàng ngày thu hút hàng trăm du khách.
    Một cặp vợ chồng, David và Lynda Hoxley, từ vùng Woodford phía Tây Nam nước Anh, từng xếp hàng để xem triển lãm của Monet tại London và sau đó lại xếp hàng để thăm khu vườn của ông. Khi vào bên trong để thăm thú, họ tuyên bố rằng thật bõ công chờ chực, Lynda nói: "thật kỳ diệu, đẹp tuyệt vời" và nói thêm rằng, khu vườn còn đẹp hơn nữa nếu không đầy những người.
    Khu vườn thượng, được chăm sóc ân cần từ bàn tay 9 người làm vườn, đầy hoa diên vĩ ngạt ngào trong sự hòa sắc giữa màu tím nhạt, xanh lam và trắng, viền quanh là luống oải hương màu hồng nhạt. Quanh chiếc ao, những cây diên vĩ nước mọc lẫn với liễu và một chiếc thuyền sơn màu xanh lá cây cắm sào giữa những đám hoa súng huyền thoại.
    "Giverny làm cho người ta phải nín thở, đúng như từng chờ đợi. Nhưng những bức tranh lại còn hơn thế nhiều. Chúng đến với nhiều nơi hơn", Christopher Hughes, một sinh viên Mỹ, phát biểu tại triển lãm Orangerie.
    Julianne Eager, một sinh viên mỹ thuật người Mỹ khác, người đã đến cả triển lãm lẫn Giverny nói rằng khu vườn - ao đã làm thay đổi cái nhìn của cô đối với tranh của Monet, từ cái đẹp hời hợt đơn giản đến một cái đẹp sâu lắng hơn. "Thật lạ lùng. Ông có cặp mắt nhìn mà tôi không có được. Tôi nhìn xuống ao súng từ chiếc cầu gỗ Nhật Bản và cố hình dung ra những tranh vẽ của ông. Nhưng không thể. Tôi không thể thấy được cái mà ông thấy".
    Loạt tranh hoa súng, loạt tranh cuối cùng mà đã bỏ ra 20 năm cuối đời đã trở thành sự kết thúc huy hoàng của sự nghiệp một danh họa, "những tác phẩm tuyệt đỉnh" như Proust đã nói. Dự cảm về những giới hạn của nghệ thuật ấn tượng, nhà họa sĩ của Giverny đã đẩy nghệ thuật ấn tượng đến mức tối thiểu trong tranh ông. Bằng sự lặp đi lặp lại, chủ đề của tranh trở thành giai thoại, nó tự hòa tan, tự tiêu ma đi, để lại môi trường tự do cho thứ hội họa thuần khiết: đấy là nghệ thuật trừu tượng.
    Giống như Titien trước ông, giống như Matisse sau ông, giống như mọi nghệ sĩ mà tuổi già đã giáng phúc cho họ, Monet, với tuổi 70, đã dấn thân vào những con đường mới. Đấy là những con đường của nghệ thuật hiện đại. Liệu ông từng có ý thức về điều này không? Khi hỏi ông điều này trước khi ông qua đời mấy tháng. Ông đã vui lòng thổ lộ: "Tất cả những gì mà tôi có thể nói: Hội họa là một công việc cực kỳ khó khăn".
    Thật vậy, có thể nói gì khác hơn với con người đã âm thầm lật đổ mọi sự chuyên chế để dẫn dắt hội họa đến những cuộc phiêu lưu mới.
    (Thể thao văn hóa )

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  4. smallgoat

    smallgoat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Tôi khoái cải lương và tân cổ. Rất thích nghe đàn nhị. Đang muốn tự học không biết có địa chỉ net nào dạy học đàn nhị không nhỉ ( Hỏi câu này cũng tự thấy kỳ cục cho nên đừng cười tôi nha)
    Nam tử hán bặc cự đại du du,
    Nữ tài sắc mao cu dũ đệ
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    đâu có sao đâu
    tui cũng có it thích như ông bạn mà
    tui đặc biệt thích học 6 câu vọng cổ , chơi bằng guitar
    nhưng chưa có đièu kiện để học
    vì chưa có chỗ với lai thời gian cũng không đuợc nhiều lắm
    bạn có thể đến nhà hát cai lương trung ương hỏi
    chắc chắn ở đó sẽ dậy bạn

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. mebongda

    mebongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2002
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    Có 1 website dạy đàn vọng cổ bằng guitar nè
    http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vongco/vongco.htm

    Một mai qua cơn mê
    Xa cuộc đời bềnh bồng
    Tôi lại về bên em
  7. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Vọng cổ
    A) KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ CỦA LOẠT BÀI NÀY

    1/ Lục Huyền Cầm: Trong loạt bài này chỉ đề cập đến cây Lục Huyền Cầm.

    Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.

    Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.



    (hình 1)

    Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.
    Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.

    2/ Cần đàn có phím lõm:

    Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.

    Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa (xem hình 1). Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!

    Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dủa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!

    3/ Dây đàn: tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa

    ? Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1, 2, 3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.

    ? Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
    ? Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
    ? Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.

    ? THEO CỞ GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
    o giây 1 : giây .008
    o giây 2 : giây .010
    o giây 3-4 : giây .021
    o giây 5 : giây .030
    o

    4/ Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.

    ? Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
    ? Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
    ? Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
    ? Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)

    5/ Ðặc điểm giây đàn sau khi so:

    Giây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.

    6/ Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:

    Giây "kép" (giọng nam) khác giây "đào" (giọng nữ):

    Giây kép (Nam) HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
    La Si Re Mi Fa#
    Giây đào (Nữ) HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
    Mi Fa# La Si Do#

    Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce)

    Trong loạt bài đầu tiên này chỉ nói đến 6 câu vọng cổ giọng nam.

    7/ CÁC ÐIỂM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY:
    ? Các notes nào cần phải nhấn để rung sẽ có dấu hiệu "làn sóng" ngay phía trên note.
    ? Note nhạc được ký âm theo qui uớc quốc tế (conventionnal) do đó có thể tự học trên Computer (chép lại vào 1 software nào có thể playback). Dĩ nhiên Computer không phát được những âm do sự vừa nhấn từ 1/4 tới 1/2 phím vừa rung (trill).
    Ví dụ : XANG (Ré) , nhấn cho đến khi nghe phát ra âm Mi, "mùi" hơn là Mi bình thường.
    ? Mỗi note trong bảng ký âm đều có đánh số như sau, để dù không quen vẫn có thể ấn trúng note:
    o SỐ CÓ KHOANH TRÒN: để chỉ GIÂY số mấy (1, 2, 3, 4, 5)
    o SỐ KHÔNG CÓ khoanh tròn: để chỉ BẬC PHÍM trên cần đàn (Từ 0 đến 17)

    8/ Ký âm 6 câu vọng cổ "CĂN BẢN": Các câu vọng cổ được ký âm trong loạt bài này có thể được gọi là 6 câu "vọng cổ căn bản". Ðiều này có nghĩa là các notes nhạc của bài vọng cổ này không có kiểu cách "bay ****" (fantaisie) như các tay đàn nhà nghề. Dĩ nhiên sau khi biết rành rẽ các câu căn bản, với thời gian, năng khiếu và... sự tìm cách bắt chước, ai cũng có thể tạo ra cách đàn bay **** riêng biệt cho mình.
    A) KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ CỦA LOẠT BÀI NÀY
    1/ Lục Huyền Cầm: Trong loạt bài này chỉ đề cập đến cây Lục Huyền Cầm.

    Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.

    Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.



    (hình 1)

    Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.
    Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.

    2/ Cần đàn có phím lõm:

    Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.

    Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa (xem hình 1). Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!

    Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dủa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!

    3/ Dây đàn: tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa

    ? Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1, 2, 3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.

    ? Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
    ? Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
    ? Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.

    ? THEO CỞ GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
    o giây 1 : giây .008
    o giây 2 : giây .010
    o giây 3-4 : giây .021
    o giây 5 : giây .030
    o

    4/ Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.

    ? Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
    ? Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
    ? Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
    ? Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)

    5/ Ðặc điểm giây đàn sau khi so:

    Giây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.

    6/ Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:

    Giây "kép" (giọng nam) khác giây "đào" (giọng nữ):

    Giây kép (Nam) HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
    La Si Re Mi Fa#
    Giây đào (Nữ) HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
    Mi Fa# La Si Do#

    Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce)

    Trong loạt bài đầu tiên này chỉ nói đến 6 câu vọng cổ giọng nam.

    7/ CÁC ÐIỂM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY:
    ? Các notes nào cần phải nhấn để rung sẽ có dấu hiệu "làn sóng" ngay phía trên note.
    ? Note nhạc được ký âm theo qui uớc quốc tế (conventionnal) do đó có thể tự học trên Computer (chép lại vào 1 software nào có thể playback). Dĩ nhiên Computer không phát được những âm do sự vừa nhấn từ 1/4 tới 1/2 phím vừa rung (trill).
    Ví dụ : XANG (Ré) , nhấn cho đến khi nghe phát ra âm Mi, "mùi" hơn là Mi bình thường.
    ? Mỗi note trong bảng ký âm đều có đánh số như sau, để dù không quen vẫn có thể ấn trúng note:
    o SỐ CÓ KHOANH TRÒN: để chỉ GIÂY số mấy (1, 2, 3, 4, 5)
    o SỐ KHÔNG CÓ khoanh tròn: để chỉ BẬC PHÍM trên cần đàn (Từ 0 đến 17)

    8/ Ký âm 6 câu vọng cổ "CĂN BẢN": Các câu vọng cổ được ký âm trong loạt bài này có thể được gọi là 6 câu "vọng cổ căn bản". Ðiều này có nghĩa là các notes nhạc của bài vọng cổ này không có kiểu cách "bay ****" (fantaisie) như các tay đàn nhà nghề. Dĩ nhiên sau khi biết rành rẽ các câu căn bản, với thời gian, năng khiếu và... sự tìm cách bắt chước, ai cũng có thể tạo ra cách đàn bay **** riêng biệt cho mình.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  8. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    9/ Chiều dài của 6 câu vọng cổ:
    Theo ngữ vựng cổ nhạc thì mỗi câu vọng cổ có 32 "nhịp". Khi ký âm theo nhạc lý Tây phương thì tương đương với 32 trường canh (32 mesures).
    Ðể thống nhất trong bài này chúng tôi xử dụng các định nghĩa như sau:
    Mesure (trường canh) sẽ được gọi là "NHỊP" như cổ nhạc. Như nói ở trên, bài Vọng Cổ mỗi câu có 32 nhịp theo nghĩa này. Và mỗi nhịp như vậy sẽ có 4 phách.
    Riêng câu 1 và câu 4 thì từ nhịp 1 đến nhịp 15 được thay thế bằng phần RAO.
    10/ RAO: Thí dụ như bắt đầu câu 1 VC là "nói lối" hoặc ngâm sa mạc (hoặc ca tân nhạc) tức là phần ad. lib, trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại và bắt đầu lúc xuống HÒ, cùng 1 lúc ăn khớp với nhau thì thính giả bắt hứng, sẽ vỗ tay khen thưởng.
    Do đó ký âm câu Vọng Cổ 1 từ nhịp 16 trở đi. Phần "RAO" được viết riêng sau đây (lúc học thường được dạy sau cùng, sau khi đã hoàn tất các câu Vọng Cổ).
    Vì câu 1, như thí dụ nói trên, và câu 4 đặc biệt chỉ có từ nhịp 16, cho nên phần đầu của 2 câu này (từ nhịp 1 cho tới 15) có thể RAO. RAO là đàn "ad. lib" trong lúc đó ca sĩ "nói lối" cho tới nhịp 16 thì "vô" cùng một lúc vào HÒ.
    Phần RAO có thể đàn 1 đoạn ngắn hay dài tùy theo cảm hứng. Sau đây chỉ là một đoạn rao căn bản. Các bạn có thể tự sáng tạo riêng cho mình một thể cách riêng. Chúng tôi sẽ thêm những thể cách khó khăn hơn về sau khi có dịp. Người nhạc sĩ (danh từ khi xưa gọi là "thầy đờn") càng nhiều kinh nghiệm càng RAO rất hay. Vì là ad. lib nên sự chế biến thật muôn hình vạn trạng.
    Ký âm 1 cách rao:
    mp3 solo guitar RAO & VC1 nam
    mp3 solo guitar RAO & VC4 nam
    11/ NHỒI: Sau khi ca sĩ vô chử HÒ (nhịp 16) cùng với nhạc sĩ, khi khán giả vỗ tay và sân khấu phực đèn màu, thì nhạc sĩ sẽ NHỒI.
    Về phương diện kỷ thuật, nhồi có vài đặc điểm sau đây mà chúng ta cần phải biết:
    11a) Có nhiều chọn lựa cách nhồi tùy theo sở thích như các thí dụ dưới đây
    11b) Nhồi là tận cùng của 1 câu và cũng là trường canh bắt đầu của câu kế tiếp (trường canh chung)
    11c) Tùy theo cách nhồi nhanh hay chậm mà sẽ quyết định tempo nhanh hay chậm để ca sĩ theo đó mà ca.
    11d) Cũng có khi đi thẳng từ câu này qua câu khác mà không cần nhồi (sẽ đề cập về sau này)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  9. ThienThanh

    ThienThanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Mình thật sự khâm phục sự hiểu biết của bạn, minh` chỉ biết nghe thôi, rất cám ơn vì những thông tin bổ ích
    [blue]
    ADP
  10. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Giọng hò Miền Nam
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trần Văn Tám
    Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian ở Miền Nam Việt Nam được du nhập bởi những đợt sóng di dân từ đất Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ðức, Quảng Nam và Quảng Ngãi) vô vùng đất mới phía cực Nam của đất nước vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17.
    Hò có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ thường. Người ta gây cuộc hò trong các vụ cấy trên đồng ruộng, hò đối đáp ?ođuổi? nhau trên sông rạch, hò thi bên cối xay lúa, hò tâm tình bên cối giả gạo, hò ?obắt xác?T trong dịp cưới hỏi, mừng tân gia hoặc giỗ quảy?
    Lời hò chứa đựng nội dung trữ tình, phản ánh những mối quan hệ trai gái, quan hệ hôn nhân và gia đình, đề cao cách đối nhân xử thế.
    Hò trở thành một phong trào quần chúng, càng có nhiều người tham gia cuộc hò càng thêm rộn rả:
    Hò chơi phỉ dạ hai đường,
    Công anh ở trên băng rừng xuống đây.
    Tới đây không lẽ ngồi không,
    Cầm chày giả gạo cho đông miệng hò.
    Gặp phải cô nàng nhút nhát thì chàng trai phải giải bày:
    Hò ít câu có chi đâu mà sợ
    Chiều hai đứa lên bờ anh trả căn nợ lại cho em.
    Hò chơi hai gái hai trai
    Thưa cùng cô bác đừng ai nghi ngờ.
    Các cô e dè cũng có lý vì không phải là không có những anh chàng :
    Tay cầm bó mạ rẽ hai
    Miệng hò tay cấy cẳng xà lai?quèo nàng.
    Trong dân gian, hò, đối đáp thường là ứng khẩu, ngẫu hứng. Bà con gọi là hò môi hò mép. Bên trai và bên gái luân phiên đối đáp, bên bắt, bên bỏ, bên buộc, bên mở. Nếu ?okẹt? thì tung ra những câu hò gỡ gạc:
    Câu hò tôi đựng một khạp da bò
    Ðến khi hò cuộc tôi mò không ra.
    Câu hò tôi đựng một bầu
    Ngủ đêm đến sáng nó rầu nó đi.
    Câu hò tôi đựng trong lu,
    Tới khi hò cuộc tôi chổng khu mò hoài.
    Hò huê tình (nhiều người gọi không đúng là hò sông Hậu) vốn phổ biến từ Ðồng Nai xuống miền Cà Mau, ra tận đảo Phú Quốc. Lối hò này bình dị, dễ hò, nốt nhạc lượn trên thang bốn âm (re, fa, sol, la).
    Hò cấy: Ở khắp miền Nam có hàng chục giọng hò cấy khác nhau. Hò cấy kiểu nào cũng đều phải trải qua ba chặng hò:
    Chặng một là hò rao, hò dạo, hò thăm hỏi, hò chào mời.
    Có một anh chàng từ xa đến, lạ nước lạ cái, bị bao quanh gần một tiểu đội hoa khôi trong một vạn cấy. Anh ta bèn ?onịnh đầm? tía lia như vầy:
    Tôi chào cô Hai như sao mai rạng mọc
    Tôi chào cô Ba như hạt ngọc lung linh.
    Tôi chào cô Tư như thủy tinh trong vắt.
    Tôi chào cô Năm như hương ngát bông lan.
    Tôi chào cô Sáu như hào quang lóng lánh
    Tôi chào cô Bảy như cuốn sách chạm bìa vàng.
    Tôi chào cô Tám như hai làng liễu cẩn.
    Chào cô Chín như rồng ẩn mây xanh
    Chào cô Mười như chim oanh uốn lưỡi trên cành.
    Chào rồi tôi chụp hỏi rành rành
    Hỏi căn cơ hà xứ phụ mẫu cùng huynh đệ thiểu đa
    Hỏi cho biết cửa biết nhà
    Nhờ ông mai tới nói, nay tới chết tôi cũng quyết giao hòa với một cô.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends

Chia sẻ trang này