1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc dân tộc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trantrunghai80, 26/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Chặng hai là hò đối đáp, hò kết bạn, hò xe duyên. Ðây là giai đoạn chính của cuộc hò. Không khí lúc này trở nên sôi nổi, gây cấn.
    Bên gái đố:
    Chữ gì chôn dưới đất
    Chữ gì mang không có nổi
    Chữ gì gió thổi không có bay?
    Trai như anh mà đối đặng thì em ngửa bàn tay cho ngồi.
    Anh chàng không phải là tay tầm thường, đáp liền:
    Chữ thọ đường chôn dưới đất
    Còn chữ hiếu cất trên trang
    Chữ tình mang không có nổi
    Còn cái chữ tạc đá bia vàng gió thổi không có bay?
    Anh đà đối đặng, vậy em hãy ngữa bàn tay cho anh? ngồi!
    Cô nàng vẫn chưa chịu thua đổi đề tài:
    Hò ơ? con trâu già kén cỏ, còn con bò nhỏ kén rơm.
    Anh đừng chê em ốm yếu lưng tôm.
    Ði kiếm nơi cho mập đặng anh ôm phỉ tình.
    Anh chàng ?olí lắc? không kém:
    Hò ơ? Em đừng chê anh nhỏ thó mà anh buồn tình.
    Vậy chớ con thằn lằn kia bao lớn mà nó ôm cột đình cũng sát đeo!
    Hò ơ? Em chớ thấy anh nhỏ thó mà anh rầu.
    Vậy chớ con ong kia bao lớn nó chính trái bầu cũng phải teo.
    Chặng ba là hò giã biệt, hò tiễn bạn, hò hẹn:
    Trưa mười hai giờ
    Nàng với tôi bước cẵng lên bờ
    Mặt đối mặt tôi giã từ
    Lòng khăng khăng rưng rưng nước mắt
    Ðây nhìn đó dạ sầu phủ mặt
    Ðó nhìn đây lòng nọ ai bi.
    Có thương nhau thì xin nhớ mảnh tình si nơi này.
    Chia tay làm sao không bịn rịn, phải chi:
    Ve kêu réo rắt đầu truông
    Liệu bề thương đặng thương luôn cho tới già.
    Trong các phong cách hò thì có hò nhơn đạo và hò ngạnh trê.
    Hò nhơn đạo là hò sành điệu nghệ. Chẵng những điệu hò phải hấp dẫn, lôi cuốn mà lời hò cũng phải mang ý nghĩa lành mạnh:
    Hò nhơn đạo chớ không phải hò gạo hò tiền
    Ðó có thuốc ngon xin cho một điếu, không phải vì ghiền tôi xin.
    Trái lại, có nơi có lúc hai bên trai gái đối đáp đến độ đỏ mặt tía tai, dùng những câu hò xốc hông khiến đối phương nhức nhối như bị ngạnh cá trê đâm phải (hò ngạnh trê) :
    Mới gặp gái mà đã chọc ghẹo:
    Nước Tân Ba chảy qua Vàm Cú,
    Thấy bộ em chèo cặp vú muốn hun.
    Cô nàng tức khí:
    Anh muốn hun vậy mà cũng khó
    Anh trở về bắt ? chó anh hun.
    Chàng trai tự ái khiêu khích:
    Nắm tay em, anh hỏi có ngằn
    Từ nhỏ tới lớn có đãi đằng ai chưa?
    Cô nàng không chịu thua, ?ongạnh trê? liền:
    Thân em như thể trái dừa,
    Ðãi người trên trước, cặn thừa đãi anh.
    Từ lâu có người cho rằng ở chỉ có hai lối hò tiêu biểu: hò Ðồng Tháp và hò Sông Hậu. Thực tế thì có trên vài chục lối hò như: hò mái cụt, hò mái dài, hò mái ba, hò mái ố, hò chèo ghe, hò cấy, hò mái ố, hò chèo ghe, hò cấy, hò ố ả, hò í á, hò khoan, hò giọng đồng, hò hơ, hò lơ, hò thơ, hò xay lúa, hò giã gạo, hò thẻ mực, hò cống chùa, hò bản đờn, hò ống, hò đưa linh.v?v?

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  2. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Ðặc biệt hò mái dài Mõ Cày (Bến Tre) không giống hò mái Thốt Nốt (Hậu Giang), lại càng xa lạ với hò mái dài Ðức Hòa (Long An). Có thể nói hò cấy rất phong phú , là đặc sản của một vùng nhất định. Hò cấy sông Bé, hò cấy Bến Tre, hò cấy Cửu Long, hò cấy Hậu Giang, hò cấy Kiên Giang đều mang dáng dấp riêng, không thể coi là những dị bản. Ở Hậu Giang, bà con có thể phân biệt đươc 3 loại hò cấy ở Mỹ Tú, Long Mỹ và Phụng Hiệp. Tại Tân Uyên, sông Bé có loại hò cấy nổi tiếng chẳng giống ở bất cứ nơi nào về làn điệu (dù lời hò có thể trùng).
    Hò ơ ớ? ruông gò anh cấy lúa Nàng Co
    Em thương anh thì thương đại đừng để anh gò mất công!
    (Yêu mà cũng làm biếng)
    Ruộng gò anh cấy lúa Nàng Xe
    Anh thấy em còn nhỏ anh ve để dành
    (Yêu mà cũng biết lo xa)
    Từ lâu Bến Cát là nơi sản sinh những người thợ cấy giỏi, những giọng hò vang bóng một thời:
    Bên hữu con thiên lý mã, bên tả con vạn lý vân
    Hai bên nhắm cũng cân phân
    Mà lòng anh muốn cỡi một lần hai con.
    Ngoài ra còn một hình thức diễn xướng hết sức thú vị vốn được lưu hành từ Bắc chí Nam: đó là loại hò ống (hay hát ống). Theo lời kể của nhiều nghệ sĩ xưa thì tại đất sông Bé (Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát ) đã từng thịnh hành hình thức này. Cứ mỗi đêm trăng thanh gió mát,trai gái rủ nhau ra đồng hò hát đối đáp. Người đối hò hát qua ống tre, một đầu ống được bịt giấy quyến (giấy quấn thuốc rê) hoặc da ếch, bao tử heo, nối bằng sợi chỉ dài với ống tre cho người nghe như điện thoại bây giờ:
    Hò quăn hò quíu
    Hò trong ống điếu hò ra
    Hò cho tuyệt diệu bớ điệu chung tình
    Con nhạn bay cao khó bắn
    Có cá ở ao huỳnh lại khó câu.
    Hình thức hát ống này cũng thấy lưu truyền lâu đời trong sinh hoạt âm nhạc dân gian của người Chàm ở Thuận Hải. Và tận đất tổ Hùng Vương (Vĩnh Phú) ?olại có hình thức hát ví thật là kỳ lạ: người hát ngồi trong nhà hát đối đáp qua một ống tre bịt da ếch và nối ống của người kia bằng một sợi chỉ dài như một chiếc telephone cổ xưa vậy. Tuy nhiên cuộc hát không vì thế mà kém vẻ hấp dẫn lôi cuốn.
    Ðã từ lâu, không ít người cho rằng hình thể đất đai ở miền Nam làm ?oruộng đồng cò bay thẳng cánh? sông rạch chằng chịt nên các điệu hò miền Nam mang âm hưởng an nhàn thư thái, trải rộng triền miên, ít có tiết tấu khỏe khoắn, mạnh mẽ. Ðiều nầy có phần đúng, nhưng chưa đủ! Nếu ta chèo ghe, bơi xuống lai rai trên cánh đồng Tháp Mười mùa nước nổi hoặc thả chèo xuôi theo con nước lớn ròng trên những sông rạch kinh xáng? thì tội gì phải lấy hết gân cốt để ?ohò hụi? cho mệt xác! Ở đây không có thác ghềnh chảy xiết, ít thấy cảnh sinh hoạt lao động kéo bè,kéo gỗ? nên khó sản sinh nhưng lới hò dồàn dập, vạm vỡ nhằm huy động sức lực theo chu kỳ để nâng, để kéo ,để khiêng một vật gì đi vượt qua chướng ngại. Còn cấy lúa là một công việc tuy thấy nhẹ nhàng, nhưng lập đi lập lại cùng động tác mãi rồi cũng đâm ra nặng nhọc và uể oải dưới sức nắng chói chang, nên bà con hò lơ để giải khuây, để giao lưu tình cảnh, nhằm quên đi nỗi nhọc nhằn mỏi tay, mỏi chân, đau lưng vì phải khòm cả ngày cho lao tác. Cho nên hò cấy không phải là hò tập thể có tiết tấu gãy gọn, dồn dập để điều khiển hàng chục tay cấy một cách máy móc. Chủ ruộng thường hay gây cuộc hò để khuyến khích bà con cấy chậm mà sâu và thẳng lối.
    Hò có nhịp điệu thôi thúc như hò xay lúa (còn gọi là hò giằng) của Gò Công; uyển chuyển như hò cổng chùa, hò bản đờn, hò lơ, khoan thai như hò í á hò khoan, của Bình Chánh, nhịp nhàng như hò giã gạo của Chơn Thành; sôi động như hò thơ của Ðức Hòa; khỏe mạnh như hò thẻ mực của Kiên Giang v?v? Ðặc biệt hò giã gạo ( Sông Bé) và hò thơ (Long An) đều theo nhịp 6/8. Hò xay lúa Gò Công có 2 loại, mỗi loại đều lệ thuộc hoàn cảnh sinh hoạt và mục đích diễn xướng. Nếu có nhiều xay lúa thi nhau thì sử dụng loại hò giằng cối xay đến chóng mặt. Càng cối xay thì kéo về phía ngực phải ăn khớp với nhịp mạnh của câu hò, nếu không thì thua cuộc.
    Xay lúa xong trai gái kéo nhau về nhà, chỉ còn lại một cặp vốn có tình ý với nhau trước. Bấy giờ nếu không con lúa thì đổ trấu vô cối mà xay vậy! Mục đích của đôi trai gái nầy là để tỏ tình giao duyên nhân ngãi. Mà xay trấu là cái cớ cho họ gần gũi nhau thì dại gì mà hò giằng cối xay cho đổ mồ hôi mất hứng! Vì vậy mà họ rỉ rả hò đối đáp nhau một cách khoan thai, ung dung, mùi mẫn.
    (nguồn: Hương Quê)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  3. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Hát Ru
    Lê Giang
    Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, khi mẹ còn hứa hẹn: "Nào, hãy ra đây với mẹ"; như bài hát ru của người mẹ Stiêng sau đây:
    Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc
    Mẹ ru con, con ơi ngủ đi
    Mẹ địu con trên tấm lưng gầy
    Bươm **** bay, bay vào giấc ngủ
    Đậu lên mũi, mùi chuối chín cây
    Con bươm **** lại cất cánh bay
    Đậu lên mũi, mùi thơm mía ngọt...
    Trên tấm lưng gầy, mẹ địu con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người. Rằng không phải con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá, mẹ lại gửi theo đường kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:
    Ầu ơi... chim khôn chưa bắt đã bay.
    Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.
    ầu ơi... Trời còn khi nắng khi mưa.
    Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
    Những người từng hát một đời bên bếp lửa, với đồng ruộng sau lưng, với dòng sông quê trước mặt, cho rằng trên đời này chỉ có ba bài hát: bài hát ru thứ nhất là bài hát ru bên nôi, bài hát ru thứ hai là bài hát khi mẹ mất con, còn bài thứ ba - đó là tất cả các bài hát còn lại. Có lẽ đúng như thế thật.
    Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng, không ai sao lãng giọng hát của mẹ mình, hay tiếng cười hạnh phúc đưa dấu sắc lên cao, hoặc trầm buồn nhẫn nhục để lặn xuống một dấu huyền, dấu nặng như muốn chôn chặt tận đáy lòng.
    Ầu ơi... thương nhau bụi cỏ cũng ngồi
    Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng băng.
    Tiếng ru bên nhà láng giềng, tiếng ru trong mái ấm thuở ấu thơ dìu dắt từng bước, từng bước đi lẫm đẫm cho tới lúc con người bé bỏng kia biết chạy nhảy vui đùa, vẫn đuổi theo mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn: Chim than trái chín ăn xa, buồn tình nhớ gốc cây đa muốn về.
    Người ta còn nói rằng, vô phước cho một người nào đó không hề được nghe câu ru của mẹ để dần dần được lớn lên, dần dần được trưởng thành. Tôi đã từng gặp bà Trần Thị Ba, 73 tuổi ở xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang khi bà ngồi trên sạp tre, ru cháu ngoại trên chiếc võng đay. Trên võng cháu lim dim - dưới sạp tre con chó mực nằm cũng lim dim. Nghe bà cất tiếng, con heo nái đang ủi đất cũng chạy vào chui xuống sạp tre... ngủ ngon lành. Bà cười, bảo má dỗ một lúc "ba đứa" ngủ! Những người đi sưu tầm ca dao gặp má trưa hôm ấy nghe gió đồng hiu hiu quyện với câu ru khàn khàn đặc sánh Quạ kêu dưới đám ruộng dài, anh mê theo gái nói hoài anh không nghe thì dường như cũng muốn lăn ra, châu đầu lại với nhau trên chiếc sạp tre - cái sân khấu trọn đời của bà để đánh giấc li bì trong cõi tu tâm, để bỗng chốc hóa thành trẻ thơ vô tội. Bà chỉ tay ra con đường bao quanh cái thế giới nhỏ nhoi buồn tủi của bà, mà lòng bà tự hào - trai tráng trong xóm này nên thân nên người đều là những trẻ thơ ngày xưa má giữ, má đút cơm, má dỗ ngủ, bằng cái nghề "đi ở giữ em" của má.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Năm 1989, Quận 10 (TP Hồ Chí Minh) tổ chức liên hoan hát ru. Người được giải nhất là một người đàn bà nghèo, cũng giống như bà Trần Thị Ba, sống bằng nghề "thương con nít" nghĩa là đi giữ em: sạch sẽ, trán cao, phúc hậu, chất phác - những đức tính của nghệ sĩ hát ru! Chỉ phải tội: Đất xấu làm hại kiếp hoa. Số nghèo làm hại con nhà thông minh. Đó là lần đầu tiên bà cầm micro, nhưng chẳng có chút gì ngượng nghịu, người bà lắc lư theo nhịp võng, dây micro đã hóa thành một đầu võng. Bà như ru cho nhân tình thế thái - bà ru, bà ru... đó nghèo đây cũng phận nghèo, đôi ta như bọt với bèo thương nhau. Bà ru như cơn gió tốc mái tranh nghèo, như con sóng xô chiếc xuồng của bà lật úp, bà như đang nhóm lửa, bà săn sóc ngọn lửa ấm, bà nựng nịu những trẻ thơ, bà dỗ dành, bà cười thật đôn hậu với những kẻ mới chào đời còn đang bị chói ánh sáng của trần gian. Bà diễn tả xuất thần dù bài ca của bà có thể bà đã hát bằng cả cuộc đời bà đã sống.
    Khi công bố kết quả bà đoạt giải nhất, hàng trăm nam nữ thanh niên được bà ru trong "chiếc nôi" bên cạnh nhà hát Hòa Bình hiện đại đứng cả lên vỗ tay hoài. Họ vừa khám phá một điệu đời của tình mẹ chăng? Người nhận giải nhì là cô sinh viên sư phạm, đẹp, thùy mị, tóc dài, mí mắt óng ánh nhũ bạc. Thật cảm động biết bao và cũng chẳng khó lý giải chút nào.
    Những người sưu tầm dân ca đã tìm thấy từng cụm hát ru, mà các bà mẹ đã xâu lại như xâu chuỗi ngọc, chuỗi ngọc cho lòng hiếu thảo với cha mẹ, chuỗi ngọc cho lòng biết ơn cội nguồn, cho nhân nghĩa ở đời; chuỗi ngọc để người yêu tặng người yêu...
    Trên đất nước chúng ta, tiếng chị ru em, cha mẹ ru con, ông bà ru cháu... vẫn thảnh thót trong phum sóc, bản làng, vẫn mùi mẫn trong xóm vườn sầm uất hay ở một làng chài ven sông. Có thể trẻ thơ những nơi ấy thiếu thốn mọi bề, nhưng tiếng hát ru - phần thưởng quý báu của ông bà cha mẹ dành cho - các cháu ta không thiếu. Chúng ta cũng ước mong sao, hễ là trẻ thơ thì dù ở nông thôn hay thành thị, đều được hưởng tiếng hát ru của mẹ vất vả làm lụng; chiều xuống, trong mỗi gia đình đều âm vang tiếng hát ru con. Giờ phút sắp hết của một ngày là giờ đứa trẻ được gần mẹ, nô đùa với mẹ, cũng là giờ người mẹ được hạnh phúc gần con, được hát, được nựng con, được truyền tín hiệu đặc biệt từ lòng nhân ái, từ đức tính cao cả của người mẹ, và của tất cả những người ruột thịt trong gia đình.
    (nguồn: Nhân Dân )

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Bạn nào có thắc mắc gì về âm nhạc dân tộc thì hãy post câu hỏi lên đây, sẽ có người trả lời các bạn đấy.
  6. la_mer_bleu

    la_mer_bleu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    mọi người ơi có ai có mấy bài dân ca và quan họ đặc trưng của Việt Nam dưới dạng mp3 không? post lên cho tớ với. Hồi ở nhà thì chẳng mấy khi nghe cả, tự nhiên sang đây chúng nó lại cứ hỏi về âm nhạc truyên thống Việt Nam mà tìm trên mạng thì không có file dạng mp3. Giúp mình với mọi người!!!
  7. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    la_mer_bleu có thể vào nghe và download những bài hát dân ca quan họ, ca trù, hát chèo.... trong trang web của Đài tiếng nói Việt nam ở địa chỉ www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/Amnhac/amnhac.htm
    Thân ái,
    Yenmusic
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trong trang web www.phamduy.com
    cũng có nhiều bài viết, nghiên cứu về nhạc dân tộc rất hay.Mời bạn vào xem thử.
    Còn về các nhạc cụ dân tộc, bên box Nhạc cụ-kĩ thuật cũng có một topic dính lên đầu giới thiệu rùi. Nhưng quá sơ sài , và không đầy đủ. Nếu bạn nào muốn hỏi đầy đủ về nhạc cụ gì, hay nhạc cụ bên đó chưa giới thiệu thì liên hệ với mình. Mình sẽ post lên.
  9. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Mình có một web rất hay về Âm Nhạc Dân Tộc được thực hiện bởi Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) và Viện Âm nhạc Việt Nam (V.I.M). Xin mời các bạn click vào link dưới đây:
    Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam (click here)

    Được northernstar_2308 sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 28/07/2004
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Âm nhạc cổ truyền - những bản sắc cần lưu giữ

    Hôm qua (08/08/04), tại khách sạn Melia, Hà Nội, Hội thảo Khoa học quốc tế về âm nhạc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hóa đã diễn ra giữa các nước ASEAN ba cộng. Các nhà khoa học trình bày những đề tài nghiên cứu về thực trạng và hướng đi của âm nhạc truyền thống.
    Sự hội nhập kinh tế toàn cầu là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia. Cùng với sự chuyển mình đó, các nước châu Á đón nhận luồng văn hóa phương Tây một cách cởi mở. Giới trẻ hâm nóng mình trong các thể loại pop, rock, hip-hop, bắt chước cách ăn mặc, trang điểm của các ca sĩ nước ngoài. Những mẫu hình hiện đại của văn hóa phương Tây đã len lỏi vào từng ngóc ngách và nguy cơ làm mai một âm nhạc cổ truyền nhiều nước. Kho văn hóa đồ sộ của các dân tộc đang dần rơi vào quá khứ, không được sự quan tâm của xã hội.
    Vấn đề âm nhạc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hóa được các nhà khoa học tiếp cận theo các hướng khác nhau. Nhưng điểm chung là mọi người đều ý thức được thực trạng lo ngại của âm nhạc dân tộc. "Ở Philippines, giới trẻ dường như đã quên mất giai điệu của các bài hát truyền thống. Sự ảnh hưởng chắp vá của âm nhạc phương Tây đã khiến cho khán giả từ bỏ vốn văn hóa cổ truyền", tiến sĩ Jonas Baes phát biểu. Còn ở Thái Lan, những nhạc cụ gõ bằng gỗ như ranat, thổn... rất khó đến với công chúng. Vì nhiều lý do, các nhạc công khi biểu diễn nơi công cộng phải được sự cho phép của chính phủ Thái.
    Ở Việt Nam, mỗi vùng quê đều là một kho tàng lưu giữ các loại hình diễn xướng qua các thời kỳ phát triển. Giá trị đầu tiên của âm nhạc dân gian là hình ảnh cuộc sống con người mà nó phản ánh và mang tải. "Nếu để nền âm nhạc ấy bị mai một, vô hình trung chúng ta đã làm mất đi chân dung văn hóa của dân tộc mình", ông Tô Ngọc Thanh, Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, khẳng định. Bản thân ông Thanh đã mòn chân đi khắp các vùng miền trên đất nước để sưu tầm các làn điệu dân gian. Tác giả Tú Ngọc đã dày công nghiên cứu về hát xoan, hát ghẹo. Ông Nguyễn Hoàng Thao dành tâm huyết với dân ca quan họ Bắc Ninh đã thống kê được hàng trăm dị bản khác nhau. Nhưng một số ít người ấy không thể cứu được nền văn hóa dân gian trong khi số đông công chúng quay lưng với nó.
    Đối mặt với thực trạng ấy, các nhà khoa học đã mang tới hội thảo những đề tài phong phú và hấp dẫn. Những làn điệu âm nhạc của người Phúnọi trên đất Lào, điệu trống Singu - điểm giao thoa văn hóa của người Malai và người Hoa (tập hợp của 24 điệu trống hội). Các làn điệu và nhạc cụ gắn liền với biểu tượng văn hóa cũng như đời sống tâm linh của các bộ tộc người đã thể hiện ý nghĩa quan trọng của nó trong đời sống hiện đại. Không chỉ dừng ở sự phản ánh, rất nhiều bản tham luận đề cập đến giải pháp để bảo tồn giá trị truyền thống.
    Trước thực tế các bạn trẻ ở nhiều nước không còn nhớ nổi một điệu hò, điệu hát trên vùng quê mình sinh sống. Người ta nhận ra giá trị của truyền thống chỉ có thể được bảo tồn khi thay đổi nhận thức của giới trẻ. Họ có sứ mệnh quan trọng chuyển tiếp những giá trị đó đến thế hệ mai sau. Giáo sư Vũ Nhật Thăng khẳng định: "Tăng cường giảng dạy nhạc cổ cho lớp trẻ là một việc làm cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa". Kinh nghiệm từ Myanmar, dù người dân chơi nhạc cụ mới du nhập, nhưng họ vẫn bảo vệ mạnh mẽ nền âm nhạc cổ truyền, với trang phục truyền thống. Các sinh viên Thái Lan được sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ khi theo học ngành âm nhạc truyền thống. Ở nước ta, không ít người theo đuổi niềm đam mê âm nhạc dân tộc. Thiếu thốn về vật chất, có người vẫn ngược dòng thời gian tìm lại những hình thức diễn xướng đã mai một. Chị Hồ Hồng Dung, nghiên cứu về âm nhạc dân gian Thanh Hóa, bỏ ra 5 năm trời để nghiên cứu Hò sông Mã và Kin chieng bóc mệnh đã mất đi hơn nửa thế kỷ.
    Hội thảo khoa học quốc tế lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam về âm nhạc cổ truyền dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa là một mốc đánh dấu cho sự phục hồi các giá trị văn hóa dân gian. Và quan trọng hơn, theo lời của ông Nguyễn Phúc Linh, Viện trưởng Viện âm nhạc, thì: "Chúng tôi kỳ vọng vào các bạn trẻ. Các bạn đang nắm giữ trong tay những bản sắc độc đáo của dân tôc. Lưu giữ và phát triển nó trong sự hội nhập văn hóa toàn cầu là việc làm cấp bách".
    Thu Hà
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2004/08/3B9D53F3/

Chia sẻ trang này