1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm Nhạc Dân Tộc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi yenmusic, 12/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Bạn nào yêu thích sáo trúc VN có thể vào website này tham khảo http://www23.brinkster.com/vnflute
  2. alicela

    alicela Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2001
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    nhạc cụ dân tộc xét riêng ra thì hay, chứ còn dàn nhạc dân tộc tui thấy ko được hay lắm, nhất là cách phối
    Tôi mong về Hà Nội để nghe gió sông Hồng thổi ...
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Ở Nam Bộ, kể cả dân gốc gác tại chỗ hoặc những người từ xứ xa "tới đây thì ở lại đây" đều nằm lòng câu tán dương khi nghe đờn ca tài tử vọng cổ sáu câu: Ca xuống xề nghe "ngọt" quá! Đờn nghe "muồi" quá! Hai tính từ biểu cảm mang đặc thù Nam Bộ này được chuyển hóa từ trạng thái vị giác sang trạng thái thính giác ở cấp độ cao, nói lên sự khoái cảm đến say mê, cái "đã" của người thưởng thức, cái tài nghệ của nghệ sĩ và chỉ xuất hiện khoảng 80 năm nay, tức sau khi bài Dạ Cổ Hoài Lang (nay là Vọng cổ) - bài nòng cốt trong 20 bàiTổ của đờn ca tài tử ca nhạc Cải lương: Nhạc sĩ tài hòa Cao Văn Lầu sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang tại quê hương Bạc Liêu (1919) - lan nhanh ra ở Nam Bộ, nay phổ biến cả nước. Nghệ sĩ nhân dân út Trà Ôn được tôn vinh là "Đệ nhất danh ca miền Nam", "Vua vọng cổ" nổi danh từ nửa thế kỷ nay từ bài Vọng cổ.
    Tại sao người ta mê Vọng cổ, Cải lương? Về lịch sử, vào khoảng năm 1885, khi Vua Hàm Nghi xuất bôn, một nhạc quan của triều đình Huế là Nguyễn Quang Đại (Nam Bộ gọi là Ba Đợi) vào Nam Kỳ ở vùng Đa Kao, Sài Gòn, rồi xuống miệt Cần Đước, Cần Giuộc (tỉnh Chợ Lớn) rồi lại trở lên sống và qua đời tại Hộ 16 (quận 8, TP.HCM) ngày nay. Ôn dạy, phổ biến nhạc lễ, nhạc tài tử, có cải biên. Các thế hệ học trò của ông rất đông ở nhiều nơi, nhiều người nổi danh như: Sáu Thới (thầy giáo của Giáo Thinh), Năm Xem (ông ngoại nhạc sĩ Hai Biểu), Ba Đồng (Chợ Lớn), út Lăng (Bình Dương), lớp sau đó: Tư Huyện, Bảy Hàm, Tự Tụi, Văn Vĩ, Sáu Thoàn...
    Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Nam Bộ đã hình thành 2 nhóm ca nhạc tài tử và tranh đua với nhau về nghệ thuật, ra sức cải tiến, nâng cao sáng tác thêm nhiều bài bản mới bổ sung vào. Trưởng nhóm miền Tây là ông Trần Quan Quờn (Ký Quờn), trưởng nhóm miền Đông là ông Ba Đợi (Nguyễn Quang Đại). Ông Ba Đợi có công lớn, đã cùng các văn nhân và học trò giỏi ra sức nghiên cứu, cải biên các bài bản gốc của ca nhạc Cung đình huế, bằng cách giản dị hóa lối ấn nhịp (nhịp hội, nhịp ngoại, nhịp lơi) song vẫn tôn trọng lòng bản, để tạo một nhịp điệu hòa hợp với ngôn ngữ, phong cách của dân Nam Bộ, dễ thâm nhập vào quần chúng. Ông Ba Đợi thường nhắc nhở học trò:"Lễ phải có Nghi. Nhạc phải có Hòa. Tiếng đàn phải đủ trầm, bổng, nhặt, khoan".
    Nếu nhạc lễ Cung đình biểu trưng cho nền văn minh, văn hóa Phú Xuân, thi ca nhạc tài tử, cải lương biểu hiện cho văn minh, văn hóa Nam Bộ. Các nhà nghiên cứu: Sơn Nam, Giáo sư Huỳnh Minh Đức, nhạc sĩ Vũy Chỗ, luật sư nhạc sĩ Tấn Nhì... đều cho rằng nhạc tài tử Nam Bộ dựa theo học thuyến Âm - Dương ngũ hành với ngũ cung: Giốc: Hò (Mộc), Chủy: Xự (Hỏa), Cung: Xang (Thổ), dựa trên nền tảng lễ nghĩa, đạo đức phương Đông mang trong mình cái gốc luân lý, mục tiêu đào tạo cung cách làm người. Nó vừa mang nét trang trọng cung kính của nhạc lễ vừa dịu êm ngọt ngào dễ hòa vào tâm hồn những con người vừa định cư ở vùng đất mới mà lòng không nguôi thương nhớ quê cũ làng xưa. Nó phù hợp vì rất đa dạng đáp ứng được mọi khía cạnh tình cảm con người, hoàn cảnh cuộc đời. Có đủ 4 điệu: Bắc, Hạ, Nam, Oán, 4 hơi: Xuân, Ai, Đào, Ngự, chia ra 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán, 7 Bài (Ngự)... Vẫn bản nhạc đó, người ta chỉ cần thay lời mới là sát hợp trong mọi hoàn cảnh: quan, hôn, tang, tế, biệt ly, thất tình, thất sủng... nên rất đắc dụng, nên tồn tại và phát triển hàng thế kỷ nay và sẽ lưu truyền mãi mãi. Vì nó là tiếng lòng.
    Mục đích của các bạn đờn ca tài tử là phục vụ vô tư cho các lễ hội, đình ám, đám cưới, đám giỗ, buổi tiễn đưa tân binh, đơn vị bộ đội lên đường đánh giặc... không vụ lợi, không cần thù lao, gọi là "giúp vui", mang tính cộng đồng sâu sắc, bình đẳng giữa mọi người. Ai biết đờn thì đờn, biết ca thì ca, một bài cũng được, thậm chí đờn ca có lỡ "rớt" nhịp cũng chẳng ai chê cười mà còn động viên cố gắng. Những người không biết đờn ca, đủ cả trẻ già trai gái, cả người đi đường thích thì tham gia, cũng tự nhiên đến ngồi nghe với thái độ chăm chú thưởng thức càng động viên các tài tử ca đời càng hay hơn, nếu lâu lâu có bánh trái, trà lá bồi dưỡng cho ban tài tử càng tốt. Ban tài tử nào, ở ấp, xã nào cũng có đông đảo khán, thính giả trung thành. Cuộc chơi không hạn định giờ giấc. Đến khuya, khi mọi người cảm thẩy thỏa mãn thì chia tay ra về, hẹn lại vào buổi tối hôm sau.
    Cứ như vậy thành lệ. Không ai bảo ai, hàng ngày làm lụng vất vả trên đồng ruộng, hoặc có chuyện đi xa, đến chiều phải tranh thủ về để kịp có mặt tham gia hoặc thưởng thức buổi đờn ca tài tử. Năm này tháng nọ cũng lặp lại những bài bản củ - lâu lâu mới có lời ca mới - nhưng người đờn lẫn người nghe vẫn không ai thấy chán, mà trái lại họ như bị ghiền (nghiện) không có không được. Thỉnh thoảng, để "thay đổi không khí" vài người giỏi chữ nghĩa, nắm vững bài bản vừa sáng tác vừa ca, gọi là "Văn sống" rất được hoan nghênh. Nhiều nam, nữ thanh niên sáng dạ nghe riết thuộc lời, thuộc giọng, được vào ca, được truyền nghề. Ông Trượng - Tiên Bửu, Bùi Kiệm - Nguyệt Nga, Lan - Điệp, Tôn Tẫn giả điên... là những bài vỡ lòng. Mỗi người tự giác rèn luyện tiếng đờn, lời ca cho thêm trau chuốt ngọt ngào.
    ở Cần Giuộc, xóm ấp nào cũng có ban đờn ca tài tử, nòng cốt từ những người giỏi đờn ca tập hợp lớp trẻ làm thầy truyền nghề trực tiếp. Khi có lực lượng đờn ca khá, ai cũng muốn thi thố tài năng bằng cách mở rộn giao lưu với ban nhạc các ấp, xã khác. Bí quyết chắc thắng là phải vững nhịp mới tránh được "nhịp lọt" khỏi bị rớt khi gặp đối thủ có bản lĩnh đờn nhử, đờn phá. ở Cần Đước có Sáu Nữa nổi tiếng đờn nhịp lọt.
    Thú chơi đờn ca tài tử còn vì phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên. Ngoài số cuộc chơi ở các lễ hội đình đám ngồi bộ ván trải chiều bông nghiêm trang, phần nhiều các ban ca nhạc tài tử thích chơi giữa cảnh trời trăng mây nước. Có thể dưới bóng mát gốc me, gốc xoài, gió lộng, trên gò đất cao cạnh ao làng được bao bọc bốn bề là đồng lúa xanh tươi, vàng rực. Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước ***g lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như nền nhạc đệm làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.
    Hò ơi!... Gió đưa con buồn ngủ lên bờ, Mùng ai có trống (xin) cho ngủ nhờ một đêm!
    Câu hò huê tình nhẹ nhàng có ý trêu chọc bâng quơ của chàng thanh niên nào đó thường cũng là câu mở đầu đánh giá cho bài ca Văn Thiên Đường, Trường Tương Tư, hay vọng cổ Tình anh bán chiếu... Tiếng đời, lời ca ngân nga hòa quyện vào làn gió lan tỏa mãi trên mặt sông đầy.
    ở nông thôn Nam Bộ, việc biết đờn ca tài tử như là lẽ đương nhiên. Trên đường đi càu, đi cấy gặt lúa, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông rộng, hay chống cuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh hoặc trong mênh mông đồng nước Tháp Mười, không ai giấu nổi tình cảm trắc ẩn riêng tư. Những bài ca vọng cổ nằm lòng, bài ruột sẽ được trào dâng, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại vẫn ca "chay" (không có đệm đờn) vẫn phóng khoáng lời ca có sức truyền cảm lạ lùng. Không có ai nghe thì ca cho "mình ên" nghe cho đã. Vì "nghệ sĩ" trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.
    [.......]
    Bởi vậy, không chỉ giới công, nông, binh mà cả giới trí thức gần thế kỷ nay ở Nam Bộ rất yêu thích và tham gia học đời ca tài tử, cải lương. Những học trò nổi danh của thầy Ba Đợi, thầy Sáu Lầu có nhiều thầy thông, thầy ký, đốc học, hương chức hội tề. Vì đờn ca tài tử vừa bình dân, vừa cao cấp, vừa gần gũi, vừa thâm sâu, lời ca nguyện chặt tiếng đờn, tiếng nâng bổ lời ca mang theo cả tâm hồn nghệ sĩ, người thưởng thức. Tôi đã được nghe các ban, các CLB đờn ca tài tử của các huyện, thị ở Long An, CLB đờn ca tài tử thị xã Cà Mau, CLB đờn ca tài tử Cao Văn Lầu - thị xã Bạc Liêu... cây đờn ghi ta điện phím lõm có xôm tụ, nhưng không thay được các cây đờn: Cò, Kìm, Tranh, Sến cổ truyền vẫn luôn là chủ đạo.
    Giáo sư Trần Văn Khê đã có nhận xét rất chính xác: "... chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi máy, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồn dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ..." Đó chính là ma lực, sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì nó là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.
    (Thể thao Văn hoá số 33, 23/4/1999)
  4. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Hòa trong không khí chào mừng Quốc khánh 2-9, tối 30-8, tại Nhà hát TPHCM, LĐLĐ TPHCM - Cung Văn hóa Lao Động TPHCM và Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM đã phối hợp tổ chức đêm hòa nhạc "Nét đẹp qua tiếng đàn kayagum ?" Hàn Quốc và đàn tranh VN".
    Nhận lời mời của CLB Tiếng Hát Quê Hương, Hội Đàn tranh Hàn Quốc đã sang thăm và biểu diễn giao lưu tại TPHCM. Đoàn gồm 10 nghệ sĩ do nữ giáo sư Chae Suk Lee dẫn đầu đã phối hợp thật đồng điệu cùng CLB Tiếng hát quê hương để dàn dựng thành công chương trình biểu diễn. Bà Chae Suk Lee cho biết: ?oĐây là chuyến lưu diễn đầy kỷ niệm đối với chúng tôi khi mà đàn kayagum hòa quyện với đàn tranh VN trong nhiều tiết mục dân ca Hàn Quốc và VN như: A ri rang, Trống Cơm, Xàng Xê, Lưu Thủy, Kim Tiền... chất trầm lắng, mang chất thiền của đàn kayagum đã có được mối giao hòa đầy cảm xúc với tiếng đàn tranh VN réo rắt, tươi vui?.
    Về cuộc hội ngộ này, ông Trần Thanh Hải, Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ TPHCM, phát biểu: ?oTừ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hàn Quốc và VN đến nay, mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc ngày càng phát triển về mọi mặt. Tuy có những khác biệt về địa lý, văn hóa nhưng hai dân tộc lại có nhiều điểm tương đồng, đó là tinh thần yêu chuộng hòa bình, là sự đằm thắm, đặc sắc của nền văn hóa truyền thống phương Đông. Trong đó, âm nhạc cổ truyền đã thực sự đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong giao lưu âm nhạc, mà còn là chiếc cầu nối kết các giá trị văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc. Phát huy thành công của Nhạc Hội đàn tranh châu Á lần thứ nhất tổ chức năm 2000, đây là chương trình thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Hàn Quốc ?" VN?.
    Trong số những nhạc cụ tinh túy nhất của nền âm nhạc phương Đông, cây đàn tranh được xem là loại nhạc cụ phổ biến và độc đáo nhất. Tuy mang những tên gọi khác nhau, ví dụ như ở VN gọi là đàn tranh, dân tộc Triều Tiên gọi là kayagum, Nhật Bản gọi là koto, Trung Quốc gọi là guzheng... nhưng nói chung các tên gọi này đều nói về cây đàn có bề dày lịch sử. Ông Kim Ji-Young, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TPHCM, cho biết: ?oKayagum hiện được xem là nhạc cụ truyền thống phổ biến nhất ở Hàn Quốc, do Hoàng đế Kasil thuộc vương triều Kaya từ thế kỷ thứ VI chế tạo ra. Cùng với những nhạc cụ truyền thống khác, kayagum đã góp phần làm cho âm nhạc truyền thống Hàn Quốc thêm đặc sắc. Đoàn gồm 10 nghệ sĩ, thành viên của Hội Đàn tranh Hàn Quốc- hiện là các giáo sư âm nhạc tại các trường đại học nổi tiếng của đất nước chúng tôi - đã giới thiệu tới các bạn yêu âm nhạc VN loại nhạc cụ truyền thống này. Qua đó thắt chặt tinh thần giao lưu văn hóa với đàn tranh -VN qua tài năng của các nghệ sĩ thuộc CLB Tiếng Hát Quê Hương?.
    Mười tiết mục hòa nhạc, độc tấu đàn tranh của hai đất nước đã được đạo diễn Trần Quốc Huấn và nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan dàn dựng sinh động. Chương trình đã tạo được nét đẹp mang giá trị nhân văn và giới thiệu rõ xuất xứ, đặc trưng và những điểm tương đồng giữa đàn tranh và đàn kayagum. Ấn tượng nhất là tiết mục hòa tấu đàn tranh Xàng xê, tam tấu đàn tranh và kayagum với liên khúc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Giáo sư Chaesuk Lee đã độc tấu bài Hoa tuyết mùa xuân bằng đàn kayagum 17 dây. Ngón đàn của bà điêu luyện, diễn đạt tâm trạng vui mừng đón mùa xuân của nhân dân Hàn Quốc. Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan phấn khởi: ?oĐây là cuộc giao lưu mang ý nghĩa học hỏi lẫn nhau trong việc phát huy và bảo tồn những vốn quý của âm nhạc dân tộc. CLB Tiếng Hát Quê Hương luôn mong muốn tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa để giới thiệu với bè bạn quốc tế nét đẹp của âm nhạc cổ truyền VN?.
    Trong chương trình "Hoa Quê hương lần thứ 14", các nghệ sĩ Hàn Quốc cũng biểu diễn cùng CLB Tiếng Hát Quê Hương tại Cung VHLĐ TPHCM với chủ đề "Nét đẹp trong tiếng đàn kayagum (Hàn Quốc) và tranh (Việt Nam)" vào ngày 31.8.2003 tại Cung Văn Hóa Lao Ðộng theo lời mời của Hội đàn tranh TPHCM. Chương trình gồm nhiều tiết mục đặc sắc của cả hai nhạc cụ.
    Báo Người Lao Động
  5. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...
    Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế. Những điệu lý dân ca bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang... bên cạnh dòng âm nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc...Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó, có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ Cố đô.
    Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hoà quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... Bản hoà tấu gồm 4 nhạc khúc: Lưu Thuỷ, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.
    Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng, hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang. Đua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế đều diễn ra trên sông, và không chỉ thú vui cả cuộc đời của họ, cả lịch sử của vùng đất kỳ lạ này cũng gắn liền với con sông lịch sử này.
    Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố: Ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điều Nam nghe cũng man mác, buồn thương.
    Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm do chính Vua Tự Đức (1848 ?" 1883) sáng tác.
    Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước.
    Sau phần đầu của đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long ngâm, Tứ đại cảnh...Đêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc những điệu Nam Ai, Nam Bình, Tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình.
    Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường ***g vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như Mưa trên phố Huế, Huế thương, Đêm tàn Bến Ngự, Ai ra xứ Huế, Đây thôn Vĩ Dạ...
    Thú thực, bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những bài hát đó thì có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ ?o cái tình Cố đô? chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?
    Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vô vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa...Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!
    Theo Hà Nội Mới
  6. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Đã hơn một trăm năm nay, trên vùng đất đồng bằng sông Cửu long luôn luôn tồn tại và phát triển một dòng ca nhạc có vị trí xứng đáng trong nền văn hoá của đất nước. Đó là cổ nhạc hay còn gọi là đờn ca tài tử. Từ cổ nhạc mà hình thành nghệ thuật cải lương có sức hấp dẫn với công chúng cả nước.
    Ngày nay, không một tác phẩm, tiết mục sân khấu cải lương nào được hình thành mà thiếu điểm chốt bằng giai điệu vọng cổ mà tiền thân của nó là bản Dạ cổ hoài lang.
    Tác giả của bản Dạ cổ hoài lang là cố nhạc sĩ cổ nhạc nổi tiếng Cao Văn Lầu (Sáu Lầu). Ông sinh ngày 22/12/1892 (nhằm ngày mùng 4/11 năm Nhâm Thìn), tại Long An. Sau đó, gia đình ông đã trôi dạt nhiều nơi và điểm cư trú cuối cùng là Bạc Liêu là nơi đã hình thành tài năng của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Người hướng dẫn những bước đi đầu tiên vào cổ nhạc của Cao Văn Lầu là nhạc sĩ Hai Khị. Ông mất vào ngày 13/08/1976 tại thị xã Bạc Liêu.
    Tác phẩm Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu (có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) ra đời vào năm 1919. Tác giả muốn qua tâm sự của người phụ nữ nhớ chồng để nói điều lớn hơn. Đó là nỗi niềm của những người dân trên vùng đất mới được khẩn hoang trước biết bao những bất công của xã hội và những đau khổ do chiến tranh gây ra.
    Cao Văn Lầu với tác phẩm Dạ cổ hoài lang là một đóng góp có nhiều ảnh hưởng đối với âm nhạc và nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu đã trân trọng xây dựng Nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bản Dạ cổ hoài lang gắn liền với sự ra đời và phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương, mang đậm bản sắc dân tộc.
  7. chyc

    chyc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tớ đang muốn tìm mua 1 con đàn tranh để gửi tặng bà cô ruột ơ Canada nhưng lại mù tịt chẳng biết mua ở đâu?lựa chọn như thế nào để sang chốn tuyết phủ mờ mịt ấy nó không bị nứt toác ra?bác nào biết xin giúp đỡ tớ với,nếu có địa chỉ ở tp Hochiminh thì hay tuyệtt. Cám ơn nhiều nhiều nhé
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Ở Xì Goòng thì tớ không biết, chứ ở Hà Nội thì nhà ấy ra Hàng Bông, đi đầu phố đến cuối phố thế nào cũng có. Mới cả nhà ấy mà dễ thương thì ấy có thể gạ gẫm hỏi han về chuyện bảo quản đàn...
    Hic trả nhời bạn hình như hơi chậm rồi. Hy vọng còn kịp.
    Yenmusic ơi, quay lại với Âm nhạc Dân tộc đi nào... Chạy đâu mãi thế?
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  9. deathchuck

    deathchuck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , đây rồi , topic nhạc dân tộc đây rồi !!!
    Bành một phát về nhạc dân tộc chút chơi gọi là thay đổi không khí .
    Ngoài nhạc TCS , tiền chiến , rock , rap , pop ra tớ khoái nhạc dân tộc lắm . Cải lương cũng thích xem những vở hay như Đời Cô Lựu , hai nửa vầng trăng ... , Chèo cũng hay ... nhưng thích nhất trong nhạc dân tộc vẫn là Ca Huế .
    Nói về ca Huế thì deathchuck không biết nhiều , nhưng nhà deathchuck nằm sau lưng trường Âm nhạc của Huế nên ngày nào cũng nghe mấy em sinh viên xinh như mộng tập hát . Nhưng khi buồn không ngủ được thì deathchuck leo lên cây Mận sau nhà , mang theo bịch muối ớt vừa vặt mận nhai vừa thưởng thức ca Huế và ngắm nhìn mấy người đẹp miễn phí , nhìn như Tôn Ngộ Không á .
    Huế đô cảnh đẹp là đây ầy ầy , kìa cái lâu đài rực rỡ huy hoàng cái lâu đài , ngó qua Diệu Đế bốn lầu , bốn lầu mà hai chuông ....
    Cảnh đẹp là đây , Huế nô đùa , sông Hương cảnh đẹp , sẵn bày , mà sẵn bài cái thiên nhiên ...
    Vịt lội hồ sen , con đà con đen ....

    Những câu hát đó dường như đã đi vào trong tiềm thức của deathchuck , nó có trong cả những lời ru của Me từ thuở ấu thơ và cho đến nay thì nó đã trở thành một trong những món ăn tinh thần mà deathchuck ưa thích .
    Ở Huế có cái thú đi thuyền trên sông Hương , mời một dàn cổ nhạc , mang thêm vài chai beer hay vài lít rượu vừa uống vừa thưởng thức cổ nhạc và hóng gió trời , thanh bình và ý vị đầy chất thơ lắm .
    Deathchuck có chơi thân với một em chuyên đi show Ca Huế , em này xinh , tóc dài , cặp mắt to tròn ngơ ngác và đắc biệt là có giọng ca không chê vào đâu được . Những lần deathchuck qua nhà em ấy chơi và chỉ có hai người thì bao giờ cũng bắt em ấy hát cho vài làn điệu hay làm say đắm như :
    1 . Mười thương
    2 . Chiều chiều ngựa ô
    3 . Nam ai
    4 . Nam bình
    5 . Khổ bảng ...
    6 . Tương tư
    7 . Hành vân ......

    He he he , nghe em ấy hát làn điệu hành vân xong thì deathchuck muốn bay vô hành hạ em đó luôn . Nhìn cái miệng hát tròn tròn xinh xinh trông đáng yêu lắm cơ .........
    To Lys : bữa mô có dịp deathchuck dẫn đi đò nghe ca Huế nghen .
    Thân .
    Bao Nguyen is a young boy , he has a handsome face ...yeah ...18 and life ....
  10. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Ôi!!
    Còn Ca trù nữa. Bạn nào có biết chỗ nào nghe ở Hà nội không?
    Thủ tục gia nhập và sinh hoạt như thế nào?

Chia sẻ trang này