1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm Nhạc Dân Tộc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi yenmusic, 12/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Dưới đây là một số thông tin về Ca trù - chắc cũng hy vọng giúp bạn phần nào hiểu biết thêm về môn nghệ thuật độc đáo này của VN.
    Bài viết trích trong báo Hà Nội Mới:
    "Hồng hồng tuyết tuyết, mới ngày nào còn chưa biết cái chi chi...?. Đã có ai một lần nghe câu hát này ở Bích Câu đạo quán (gần Văn Miếu QuốcTử Giám) mà không nhớ đến ca trù, không nhớ đến hình ảnh cô đào đắm say hát những lời thổn thức như rút từ trái tim.
    Thỉnh thoảng đến mỗi đoạn cao trào, người cầm chầu lại ?othưởng? cho cô vài tiếng tiếng ?otom chát?. Không gian ca trù huyền ảo và như tách con người ra khỏi cuộc sống hàng ngày.
    Theo những tài liệu còn đến ngày nay, ca trù xuất hiện từ thế kỷ XI, được hát theo lối cửa đình.
    Song do được giới vua chúa yêu chuộng, ca trù dần được bác học hoá, có đầy đủ quy tắc về điệu, về nhịp, về cách biến tấu, ứng tấu. Theo giới chuyên môn, đến thế kỷ XV, ca trù chính thức trở thành một loại hình nghệ thuật bác học. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh nhận xét: "Nhắc đến tính bài bản, tính chính quy trong sáng tác thì ca trù thuộc loại hình nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp. Đã có một thời ca trù chiếm vị trí khá quan trọng trong sinh hoạt văn hoá. Tiếng hát ca trù là tiếng hát tâm tình, sâu lắng, có sức truyền cảm mạnh mẽ, rộng khắp các tỉnh miền Bắc..."
    Đến nay, ngoài tên gọi ?oca trù?, loại hình nghệ thuật này còn có tên gọi "Hát ả đào", "Hát cô đầu", hay "Hát nhà tơ", "Hát nhà trò". Mỗi tên gọi lại có một cách giải thích riêng.
    Gọi là ?oca trù? bắt nguồn từ cái ?otrù?, một thỏi bằng tre ghi chữ nho. Mỗi trù tương ứng với một số tiền nhất định. Mỗi khi ca đoạn nào hay, đào hát lại được khán giả cho một vài cái trù.
    Đối với tên gọi là ?ohát ả đào?, có người giải thích chữ "ả" có nghĩa là một cô gái, và chữ "đào" có nghĩa là một cây đào; từ "ả đào" cũng có thể hiểu là cô gái họ Đào.
    Còn từ "cô đầu" thì có người cho là "cô đào" bị nói trệch đi. Riêng Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì lại cho là chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa hồng (tiền đầu) mà đào hát phải trả cho người dạy. "Cô đầu" lại cũng thường được dùng để chỉ những người hát có nhiều học trò.
    Khán giả của ca trù thường là một nhóm nhỏ. Người biểu diễn thường là phụ nữ, vừa hát vừa tự mình gõ nhịp bằng một cặp dùi trống và một cái phách bằng tre. Họ hát các bài thơ của Bạch Cư Dị, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tản Đà...
    Hiện nay, nghệ sĩ Bạch Vân, chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Hà Nội, được coi là một trong số ít những nghệ sĩ có giọng ca trù ?oêm dịu, khi lảnh lót với quãng ngân nảy hạt tinh tế và điêu luyện?. Theo chị, để trở thành một đào hát chuyên nghiệp phải có tình yêu nghề ?ođiên dại?.
    Giọng hát của đào nương phải bằng giọng thật, âm nén mà vang, khẩu hình mở vừa phải. Tài của đào nương thể hiện ở khả năng đọc bài thơ để ghép điệu cho đúng. Khi thể hiện, phải biết nhả chữ sao cho tình và làm bật được hồn chủ đạo của bài thơ.
    Đào hát không chỉ học hát, mà còn phải học cả phách, bởi lẽ hát ca trù không "hát chay" bao giờ, hát phải kèm với phách.
    Học phách công phu rèn luyện khó chẳng kém gì luyện hát, suốt mấy năm mới "hoá thân" thành giọng ca thứ hai của đào nương. Tiếng phách điêu luyện của đào nương là khúc vang động cả không gian, khiến lòng người nghe cũng phải rộn ràng theo.
    Tư thế ngồi cũng rất quan trọng trong ca trù. Họ phải học sao cho khi hát ngồi xếp bằng tròn, lưng thẳng. Ngồi hát không được đưa mắt, lộ răng mà vẫn "tròn vành, rõ chữ".
    Cùng biểu diễn ca trù với đào hát, còn có một người đệm đàn đáy và một người cầm chầu. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã ví: "Nghe tiếng đàn đáy, ta có cảm giác đứng trong một cung điện âm u, hay trước một phong cảnh bị phủ dưới làn sương mù (...). Khi đàn, người kép có phải chỉ "bấm" vào phím đàn không đâu (...) nhấn rồi mới gảy, đang nhấn thì gảy hay đang gảy rồi mới nhấn, đây là cái hoa tay, cái bí thuật của nhạc công dùng để khiến cho một tiếng như riêng một mình nó cũng đủ sức quyến rũ, một tiếng tầm thường trở nên một tiếng huyền ảo...".
    Không kém phần quan trọng so với tiếng đàn đáy, tiếng ?otom-chat? của người cầm chầu tạo nên hồn ca trù. Vào thời điểm người hát hát đến độ xuất thần, câu hát làm chấn động tâm hồn người nghe, người cầm chầu sung sướng thưởng một hồi "tom-tom-chat". Thông thường, roi chầu làm bằng gỗ găng, gỗ duối, bởi loại gỗ này chắc mà dẻo, nên có sức đàn hồi. Khi người cầm chầu hạ roi, toàn thân roi mới có thể tiếp xúc tối đa lên mặt trống, tạo nên âm sắc đanh gọn mà không khô.
    Nghe tiếng hát, tiếng đàn đáy, tiếng ?otom-chat? hoà quyện, ca trù khiến người nghe say đắm. Âm hưởng ca trù hòa vào lời thơ như xoáy vào tận đáy lòng, vào tận "ngõ ngách" của tâm hồn con người.
  2. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nếu có dịp lang thang trên mạng tìm kiếm những thông tin ít ỏi về nhạc dân tộc thì các ban rất thất vọng vì rất, rất ít.
    Tại sao cha ông chúng ta có thể sáng tạo và lưu giữ những bài bản nhạc dân tộc cho đến ngày hôm nay? Chắc nó phải có một sức sống mãnh liệt để vượt qua thử thách thời gian và trường tồn.
    Nếu bạn đọc những tài liệu viết về âm nhạc dân gian thì dường như không thấy trong đó có nhạc , mà chỉ thấy toàn lời.
    Pre mong muốn trên diễn dàn có một mục riêng cho nhạc dân gian trong đó ta có thể trao đổi nhiều về thang âm ngũ cung hay cách ghi âm các bản nhạc dân gian v.v.
    Liệu có ai hưởng ứng điều này không?
    Prebronzer
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Bạn có thể qua trang http://www.ttvnol.com/f_96/262541.ttvn để xem thông tin về mảng âm nhạc này nhé !
    Thân ái,
  4. NMTS

    NMTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    mình rất thích coi chương trình vầng trăng cổ nhạc, bạn nào biết site nào có chỉ mình với,cám ơn nhiều.
  5. deathchuck

    deathchuck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    www.voh.org.vn

    - Em biết không ... Sông Hồng được gọi tên theo màu sắc - Sông Cửu Long được gọi tên theo hình dáng - Sông Hương được gọi tên theo mùi hương ...
    - Mùi chi rứa ???
    - Tóc em ...!!!
     
     
  6. NMTS

    NMTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    cám ỏn deathchuck nhiều lắm.
  7. loveyou365days

    loveyou365days Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    Tôi là người chơi đàn tranh (hoặc thập lục, tam thập lục), nhưng hiện nay tôi đang ở nước ngoài nên không thể kiếm được các bản nhạc soạn cho đàn tranh của VN. Có bạn nào biết không, giúp tôi với.
    Cảm ơn nhiều!


    Catch me If You Can
  8. loveyou365days

    loveyou365days Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    quên mất, mail của tôi là hnsense@yahoo.com


    Catch me If You Can
  9. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Bạn vào website này để download những bài nhạc dân tộc (cho đàn tranh)
    http://www.tienghatquehuong.com/SheetMusic/dancaindex.htm
  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bạn g8ubvn có cái link này hay quá. Cảm ơn (ké).
    Mạn phép hỏi một chút, bạn có chơi nhạc dân tộc không? Sắp tới box này mở chủ đề Âm nhạc dân tộc đấy, chắc bạn sẽ enjoy.
    P.S.: đã đọc bài kể chuyện Khánh Ly của bạn bên box Nhạc Trịnh.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

Chia sẻ trang này