1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc nghệ thuật Á châu

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Tao_lao, 08/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Âm nhạc nghệ thuật Á châu

    Chủ đề này sẽ là nơi trao đổi và học tập, chia sẻ tài liệu, thu âm về nền âm nhạc nghệ thuật Á châu như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản...

    Xin dẫn liên kết từ trang talawas(www.talawas.org) bài ''Âm nhạc Á châu ngày nay là gì?'' của Chu Văn Trung, nhà soạn nhạc TQ, do Hà Vũ Trọng dịch:
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1278&rb=0206&von=20

    Xín trích 1 đoạn về Chu Văn Trung từ bài viết trên

    Chu Văn-trung
    Nhà soạn nhạc Trung quốc, sinh năm 1923 tại Chi phù (Yên đài, tỉnh Sơn đông), dòng dõi từ gia đình truyền thống văn nhân. Chu sang du học Hoa-kì năm 1946 về ngành kiến trúc ở ÐH Yale. Ít lâu sau, ông ghi danh vào trường New England Conservatory ở Boston, Massachusetts, và học nhạc với Carl McKinley và Nicolas Slonimsky. Dời sang New York năm 1949, ông là học trò của Edgard Varèse. Sau khi Varèse qua đời (năm 1973), Chu là người thừa hành di sản âm nhạc của thầy bằng việc soạn sửa cho những ấn bản mới tác phẩm của Varèse, tái cấu trúc tác phẩm dựa trên những phác thảo, ghi chú, và ông đã hoàn thành tác phẩm dang dở Nocturnal (1962/1973).

    Từ 1950 về sau, Chu theo đuổi đuổi việc nghiên cứu về nhạc và tuồng truyền thống Trung quốc, và dẫn đạo một chương trình nghiên cứu ở ÐH Columbia (New York) giữa những năm 1955 -1957. Tại đó, ông học với Otto Luening và Vladimir Ussachevsky, và làm trợ lí cho họ ở Trung tâm Âm nhạc Ðiện tử vừa mới thành lập. Năm 1964, Chu liên kết với phân khoa trường Columbia, từ đó thành lập Trung tâm Trao đổi Nghệ thuật Hoa kì - Trung quốc (1978) và Trung tâm Âm nhạc Ðương đại Fritz Reiner (1984), ông đã dẫn đạo cả hai trung tâm này trong nhiều năm. Công trình của Chu ở ÐH Columbia đã tạo thành những dòng đầu tiên cho nền âm nhạc châu Á và Trung quốc ở Hoa-kì, và đã tạo cơ hội cho nhiều nhà soạn nhạc Trung quốc nghiên cứu và làm việc tại Hoa-kì. Trong số những học trò châu Á nổi bật của ông, có thể kể Trần Di (Chen Yi), Chu Long (Zhou Long), Chinary Ung, và Cát Can-như (Ge Gan-ru)

    Từ 1971 đến 1975, Chu Văn-trung là chủ tịch tập đoàn thu âm CRI (Composers Recordings, Inc.), nhạc của ông được các hãng Albany, CRI, Crystal, và New World thâu và đã được trình tấu do các dàn nhạc Chicago, Philadelphia, NY, San Francisco, Berlin, Paris, Tokyo và Bắc Kinh. Hai buổi hoà nhạc nhìn lại tác phẩm của ông đã được tổ chức tại New York năm 1989 và 1993.


    Một số nhạc phẩm của Chu Văn-trung:
    Landscape [Sơn thuỷ] (orchestra) 1949;
    All in the Spring Wind [Xuân phong] (orchestra) 1952-53;
    Seven Poems of the Tang Dynasty [Bảy bài Ðường thi] 1951;
    The Willows Are New [Liễu sắc tân] (piano) 1957;
    All the Fallen Petals [Lạc hoa] 1954;
    Cursive [Thảo] (flute, piano]; Pien [Biến] 1966;
    Yun [Vận] (2 piano, percussion, chamber wind orchestra) 1969;
    Yu ko [Ngư ca] (9 instruments); Echoes from the Gorge [Hồi thanh sơn cốc] (percussion quartet) 1989;
    String Quartet [Tứ tấu đàn dây] 1996.

    Trang Web về Chu Văn-trung (Chou Wen-chung) và nghe nhạc của ông:
    www.artofthestates.org
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chủ đề này, đặt trong box Nhạc Cổ Điển có hợp lý không?
    Dù sao đây là một chủ đề thú vị. Về mặt kiến thức âm nhạc châu Á, tớ cũng có được học một chút, và giữ được một số tài liệu. Vì thế, tớ sẽ cùng với tao_lao xây dựng topic này nhé nhưng bây giờ phải đi học cái đã. Thấy ttvnol sống lại nên vui quá log-in post bài tùm lum, bỏ nửa tiết học rồi nè
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Âm nhạc nghệ thuật Á châu có lẽ là 1 khái niệm mới. Ngay cả khái niệm âm nhạc nghệ thuật phương Tây (western art music) cũng chỉ xuất hiện trong thế kỷ 20. Âm nhạc nghệ thuật là âm nhạc tự thân (music for its sake) dựa trên nhạc tố, lí thuyết hài hoà (hoặc vô điệu tính)... làm căn bản tồn tại. Âm nhạc Á châu có để vào box cổ điển được không?
    Nhạc cổ điển , nói theo truyền thống sách vở Tây phương, ám chỉ mở rộng đến nền âm nhạc nghệ thuật. Trong khái niệm rộng lớn đó, không có lí do gì lại bào âm nhạc nghệ thuật Á châu thảo luận ở nơi không thích hợp . Như trước đây có trường hợp 1 bạn mở 1 chủ đề về âm nhạc dân gian Nga thì đã bị mod xua sang nên qua box Nga(?), thế không phải ông Tchaikovsky vận dụng dân nhạc Nga, ông Mendelssohn dùng dân nhạc Ý, và ông Bela Bartok không phải là 1 soạn giả lừng lẫy về dân nhạc trong thế kỷ 20 sao? Thế mà không bàn về âm nhạc dân gian được trong box nhạc cổ điển sao?
    Người tây phương (hay ngay cả dân VN) nhiều khi có cách nhìn lệch lạc về âm nhạc Á châu. Như cách đây khoảng gần trăm mấy chục năm, ông Berlioz từng có nhận xét về nền âm nhạc ''ngoại bang'' người TQ hát như chó sũa'' (xin lỗi là tui không biết chuyển sang từ nào tốt hơn). Thế nhưng chỉ vài chục năm sau đó, ông Debussy ''sáng suốt'' hơn trong nhận định, và cho rằng cái percussion của Tây phương có thể nói là mọi rợ, nguyên thuỷ không đáng so với percursion ở trình độ cao của dân Java.
    Còn bây giờ người tây phương nhận định thế nào về âm nhạc Á châu thì tl cũng hông rành. Chỉ biết, John Cage đã từng ca ngợi Đàm Thuẫn, Chu Văn Trung là 1 nhà soạn nhạc nổi tiếng, hay ông Nhật Toru Takemitsu (mà anh Milou có post 1 album lên) thì mấy ông giáo sư tây phương viết sách hàng tá , hội nghiên cứu đầy dẫy.... Âm nhạc Á châu không có tiếng nói ư? Đó là câu chuyện cách nay trăm mấy chục năm.
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Trang www.classical.net liệt kê các tác giả và tác phẩm quan trọng trong thế giới âm nhạc cổ điển. Tất nhiên âm nhạc cổ điển đó là cổ điển Tây phương nên chúng ta hầu như không thấy các gương mặt Á châu, trừ Toru Takemitsu (1930 - 1996)- 1 nhà soạn nhạc Nhật Bản ở trong giai đoạn (1945-hiện tại). Ông được tề danh với 3 tác phẩm: November Steps,Piano Music và River Run.
    http://www.classical.net/music/comp.lst/takemitsu.html
    Toru Takemitsu đã kết nối chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa biểu hiện của mỹ học Tây phương với truyền thống thiền tông và chiêm nghiệm của mỹ học Đông phương. Các tác phẩm của ông bao gồm: Requiem for strings (1959), Towards the Rainbow (1964), Eclipse (1966), November Steps (1967) for biwa, shakuhachi and orchestra, Cassiopeia (1971), A Flock Descends Into The Pentagonal Garden (1977), Raintree (1981), typical of his obsession for water, To The Edge Of Dream (1983), Nostalgia (1987), Tree-line (1988), From Me Flows What You Call Time (1990) for percussion quintet and orchestra.
    Thông tin và 1 số bài báo về Toru Takemitsu.
    http://www.soundintermedia.co.uk/treeline-online/biog.html
  5. mattim_tt

    mattim_tt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    xin mọi người giới thiệu một chút về TanDun được không ạ
    em không biếtt gì về ông ấy cả , chỉ được nghe mỗi bản " Múa kiếm " của ông ấy thôi , nhân tiện ai có thì post bản ấy nha
    bản ấy trong cái topic ri` ri` ấy chết lâu rồi
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cái vụ upload nhạc này chắc phải nhờ anh Milou, bé Kan hay Apomethe. Nhớ trên giaidieuxanh.net có 1 bài về Đàm Thuẫn, bạn vô đó tìm thử xem (vì tl không vào được nên không tìm giúp bạn được).
    Đàm Thuẫn (sinh năm 1957) soạn nhạc phim Ngoạ hổ tàng long, Anh Hùng, bản giao hưởng 1997 Thiên địa nhân nhân sự kiện Hồng Kông được trả về TQ. Đàm Thuẫn từng học nhạc ở Bắc Kinh, sau du học qua Mỹ, hiện sống tại New York.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Đàm Thuẫn - linh hồn nhạc cổ điển Trung Quốc
    Ông là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn nhất với âm nhạc Trung Quốc hiện đại. Kết hợp giữa âm nhạc truyền thống có lịch sử lâu đời ở đại lục với những giai điệu hiện đại Tây phương, Đàm Thuẫn đã viết nên các bản nhạc vô song, có một không hai. Đó là thứ âm nhạc sống động, giàu hình ảnh nhạc điệu của nghệ thuật tuồng; là tiếng harmoni cảm xúc, là một thế giới âm thanh như chỉ có trong tưởng tượng.
    Điển hình trong mỗi tác phẩm của Đàm Thuẫn là các ''''chuẩn mực về khoảng trống'''' và việc sử dụng ích lợi của ''''tĩnh lặng''''. Chúng ta có thể thấy rõ ràng ở Kronos Quartet, Yo Yo Ma, London Sinfonetta, Chamber Music Society of Lincoln Center, Toronto Symphony, BBC Scottish Symphony, London Philharmonic, Helsinki Symphony, Tokyo Symphony và Ensemble Modern.
    Mười bảy năm trước đây, ở một khu phố sầm uất tại Manhattan, người ta thường thấy một thanh niên Trung Quốc say sưa chơi đàn violin. Mười bảy năm sau, anh đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá: Grawemeyer Award cho nhạc cổ điển và Grammy Award. Tờ Thời báo New York đã xếp Đàm Thuẫn là một trong 10 nhà soạn nhạc quan trọng nhất thế giới.
    Đàm Thuẫn - 46 tuổi sinh ra ở làng Tứ Mao, tỉnh Hồ Nam. Thời thơ ấu, ông sống chung với bà. Sau hai năm về nông thôn lao động (cách mạng văn hoá), ông trở lại làng nhạc với vị trí nhạc công violin và tham gia đoàn nhạc kịch Bắc Kinh. Vào năm 19 tuổi, lần đầu tiên khi nghe bản Giao hưởng số 5 của Beethoven, Đàm Thuẫn đã ao ước trở thành nhà soạn nhạc tài danh. Một năm sau, ông trúng tuyển vào trường nhạc Trung Ương Bắc Kinh khoá 8 năm. Giữa thập niên 80, ông tới Mỹ nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ âm nhạc tại trường Đại học Columbia. Cũng kể từ đó, Đàm Thuẫn định cư tại New York.
    Tài năng của Đàm Thuẫn thuyết phục giới phê bình âm nhạc ngay từ khi ông còn là sinh viên ở trường Nhạc trung ương. Bản giao hưởng đầu tiên Li Tao, Đàm Thuẫn sáng tác năm 22 tuổi. Đó là một nhạc phẩm phản ánh đời sống chính trị đảo lộn và những lời ca ai oán của xã hội vào khoảng thế kỷ 4 TCN. Li Tao được đánh giá là ''''bản giao hưởng đảo lộn mọi chuẩn mực nhạc giao hưởng truyền thống''''. Li Tao không mô phỏng hay áp dụng máy móc những khuôn thước truyền thống, nó mang đậm dấu ấn cá nhân hơn tất cả các tác phẩm do những nhà soạn nhạc Trung Quốc trước đó viết nên. Li Tao do Dàn nhạc Trung ương Trung Quốc (nay gọi là Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia) biểu diễn.
    Trong một cuộc phỏng vấn, Đàm Thuẫn đã nói rằng, ông chỉ nghiên cứu học tập nhạc phương Đông, nhạc lễ hội và nhạc dân gian Trung Quốc trước năm 20 tuổi. Còn sau đó, ông bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc phương Tây. Tới năm 30 tuổi, Đàm Thuẫn đã nhuần nhuyễn với cả hai. Đó chính là nền tảng cơ bản để ông sáng tạo nên các bản nhạc có sự pha trộn của nhiều nền văn hoá, có ranh giới giữa cổ điển và không cổ điển, có duyên dáng phương Đông và sống động phương Tây.
    Nhạc của ông là ''''móc xích'''' giữa nhạc tôn giáo với thính phòng, là thứ nhạc tiên phong của tâm linh sâu thẳm với cái hối hả của thời đại máy tính, thứ nhạc mang tới cho người nghe cảm nhận sự tĩnh lặng tới mênh mông của tự nhiên. John Cage - nhà soạn nhạc người Mỹ từng nhận xét: "Nhạc của Đàm Thuẫn giúp thính giả sống giữa thiên nhiên, nơi con người sống quá lâu nhưng ít khi cảm nhận được. Âm nhạc của ông là thứ chúng ta cần, giống như đưa cả Đông Tây vào một mái nhà chung''''.
    Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Đàm Thuẫn là bản giao hưởng 1997: Thiên Địa Nhân. Đây là bản ''''sử thi'''' hoành tráng và được chấp thuận cho dàn nhạc biểu diễn ở một sự kiện lịch sử đặc biệt ''''Hong Kong trở về với Trung Quốc''''. Dàn nhạc Bắc Kinh thể hiện tác phẩm này vào đúng ngày 1/7/1997.
    ''''Yoyo Ma'''' khiến công chúng hâm mộ phải sững sờ vì sự mới mẻ. Nhạc cụ thể hiện chủ yếu là cello, nhưng lại có sự kết hợp của tiếng chuông ngân vang (quả chuông cổ có tới 2.400 năm lịch sử). Bản concerto đầu tiên của Đàm Thuẫn mang tên ''''Địa'''', ngoài những nhạc cụ thông thường của dàn nhạc giao hưởng, chuông và bộ gõ truyền thống với hồ cầm và đàn của người Mông Cổ đã tạo nên đặc trưng riêng biệt chỉ Đàm Thuẫn mới sáng tác được.
    Khúc nhạc Hồn Ma cũng là tác phẩm tiêu biểu. ''''Hồn Ma'''' là những trải nghiệm của Đàm Thuẫn từ khi còn nhỏ lúc chứng kiến các đám tang của người theo Đạo giáo. Đó là pháp sư cầu cho linh hồn người chết siêu thoát, là tiếng nói nối liền Âm Dương. Hãy nghe và thưởng thức thứ âm thanh tạo nên từ nước, đá, kim loại, giấy...


    Và rồi đến nhạc nền cho phim Ngoạ hổ Tàng long của đạo diễn Lý An. Tác phẩm này đã mang về cho Đàm Thuẫn một giải Oscar (nhạc phim hay nhất).
    Các giải thưởng gần đây nhất:
    Classical Brit Award: Ngày 23/5/2002 - Đàm Thuẫn đã được trao giải Classical Brit Comtemporary Music Award 2002 (nhạc nền phim Ngoạ hổ Tàng long).
    2001 Grammy Awards: Nhạc phim hay nhất. (Đề cử gồm: Ca khúc hay nhất "A Love Before Time"; Nhạc phẩm khí nhạc xuất sắc "The Eternal Vow" ).
    British Academy Film Awards: nhạc phim hay nhất (phim Ngoạ hổ Tàng long)
    Tú Trúc tổng hợp
    theo giai điệu xanh: http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacclassical/2004/01/46423/

Chia sẻ trang này