1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meongoansister, 22/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Bài 9: Opéra, ballet
    06:44'' 05/08/2004 (GMT+7)
    Opéra (nhạc kịch)

    Opéra là một thành tựu lớn của nghệ thuật âm nhạc châu Âu, nó là một nghệ thuật tổng hợp. Trong đó, ngoài sự tham gia của tập thể diễn viên, nghệ sĩ với các tiết mục như đơn ca, song ca, tam ca, hợp xướng? kết hợp với dàn nhạc giao hưởng. Âm nhạc còn có sự hỗ trợ của những ngành nghệ thuật khác như múa, hội họa, ánh sáng, thiết kế (sân khấu, trang phục)?
    Để sáng tác và biểu diễn opéra, đòi hỏi nhạc sĩ sáng tác cũng như nghệ sĩ biểu diễn phải có sự học tập khá chu đáo. Ở Việt Nam, opéra ra đời là do hai yếu tố chính: khát vọng của một số nhạc sĩ Việt Nam muốn dùng một hình thức, thể loại âm nhạc phù hợp để thể hiện những nội dung to lớn sau những thành tựu khiêm tốn mà ca kịch đã đạt được. Yếu tố thứ hai, đó là sự tiếp cận với những opéra thế giới như Ép-nhê-ghi Ô-nhê-ghin (Tchaikovsky), Núi rừng hãy lên tiếng (các tác giả Triều Tiên) được biểu diễn đầu thập niên 60, cùng việc một số nhạc sĩ được đào tạo để có thể sáng tác cho thể loại này.
    Opéra của Việt Nam ra đời khá muộn. Nếu như tân nhạc hình thành từ những năm cuối thập niên 30 thì đến năm 1965 vở opéra đầu tiên của Việt Nam mới ra đời. Đó là opéra A Sao (Cô Sao) của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
    Opéra này tác giả đã thai nghén từ thời còn tu nghiệp tại nhạc viện Tchaikovsky (1960-1963). Khi opéra ra đời cũng là lúc mà Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã được thành lập. Opéra Cô Sao do đạo diễn Võ Bài dàn dựng và biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9). Dàn diễn viên lúc này là các nghệ sĩ Ngọc Dậu, Quang Hưng, Tâm Trừng, Lê Gia Hội, Quốc Trụ, Trung Kiên?
    Opéra Cô Sao là một tác phẩm mang tính sử thi - trữ tình, nói về cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam diễn ra ở vùng núi Tây Bắc. tác phẩm đã sư dụng âm hình chủ đạo (leimotif) nhằm tăng cường chất giao hưởng trong tác phẩm kịch hát.
    Nếu âm nhạc trong ca kịch còn mang tính chất đơn âm, chủ yếu dựa vào hình thức ca khúc và tính khí nhạc chưa rõ nét thì trong opéra, tính chất đa âm thể hiện ở các song ca, tam ca, tứ ca, hợp xướng; ở dàn nhạc giao hưởng. Phần khí nhạc trong opéra không còn mang tính chất bổ trợ mà thật sự góp phần tạo ra tình huống kịch, khắc hoạ tính cách nhân vật, diễn tả nội dung tác phẩm.
    Sau opéra Cô sao của Đỗ Nhuận là các opéra: Bên bờ Krông Pa của Nhật Lai, tác phẩm được biểu diễn vào ngày 26/1/1968 tại Hà Nội; Bông Sen của Hoàng Việt hoàn thành vào năm 1967 và biểu diễn lần đầu tiên vào cuối năm 1968 tại Hà Nội; Người tạc tượng của Đỗ Nhuận được biểu diễn lần đầu tiên vào đầu tháng 9/1971 tại Hà Nội.
    Sau năm 1975 có một số ít opéra như: Nguyễn Trãi (1980, Trọng Bằng), Tình yêu của em (Tiếng hát xanh) (1981, Nguyễn Đình Tấn), Giai điệu tháng 5 (1985, Hoàng Vân), Trương Chi (1987, An Thuyên).
    Opéra thu hút quá ít những nhạc sĩ sáng tác, tính từ ngày vở opéra đầu tiên ra đời (1965) cho đến nay đã gần 40 năm, tuy vậy số lượng opéra của chúng ta khoảng trên dưới 10 tác phẩm. Con số quá khiêm tốn. Hiện nay cả nước chỉ có một nhà hát opéra là Nhà hát Nhạc - Vũ kịch Việt Nam. Nhưng thỉnh thoảng cũng chỉ biểu diễn những trích đoạn tác phẩm opéra Việt Nam. Đa số là dàn dựng những opéra nước ngoài dưới sự tài trợ của các sứ quán, các tổ chức thương mại của các nước..
    Thập niên 60 qua đi và thời vàng son của âm nhạc hàn lâm Việt Nam (trong đó có opéra) không còn nữa. Trong một thời gian dài, tác phẩm opéra rơi vào tình trạng không có điều kiện để dàn dựng cũng là một trong những lý do khiến loại hình này không được phát triển.
    Nhìn chung những thành tựu về opéra Việt Nam không có gì đáng nói ngoại trừ opéra Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận mang ý nghĩa lịch sử thể loại - là opéra đầu tiên của Việt Nam.
    Ballet (vũ kịch)


    Ballet (vũ kịch) hay còn gọi là kịch múa, nó là một loại hình sân khấu âm nhạc, và là loại hình tổng hợp như opéra. Trong ballet yếu tố đặc trưng chủ yếu của nó là vũ đạo, vũ đạo được hỗ trợ tích cực bằng âm nhạc, ballet không thể tồn tại được nếu thiếu âm nhạc. Âm nhạc gợi nên hình tượng, nói lên ?ongôn từ? mà ballet cần diễn tả. Trong ballet, múa thường làm nhiệm vụ thể hiện các cảm xúc khác nhau. Còn những diễn biến hành động tập trung trong những cảnh kịch câm, những đoạn ?ođối thoại?, những mẫu chuyện được diễn đạt bằng nét mặt.
    Trong ballet, âm nhạc dùng cho các điệu múa thường có tiết tấu rõ ràng, chính xác. Còn âm nhạc trong các cảnh kịch câm có tiết tấu thoải mái hơn nhưng cũng phải bảo đảm tính tiết tấu của sự chuyển động hoặc động tác.
    Với lịch sử ballet Việt Nam, từ năm 1950 đã có tác phẩm Lục tuần đại khánh của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác nhân dịp chúc mừng sinh nhật lần 60 của Bác Hồ. Thật ra đó là một nhạc cảnh ca múa. Năm 1960 được Thái Ly dựng lại thành một tiết mục thơ múa. Âm nhạc chủ yếu là những ca khúc và được giới thiệu là kịch múa ngắn. Tuy nhiên tác phẩm vẫn không thể xem là một kịch múa (ballet) bởi qui mô tầm vóc và bản chất tác phẩm vẫn mang nặng hình thức ca múa nhạc.
    Tác phẩm được ghi nhận là ballet đầu tiên của Việt Nam đó là hai vở Ngọn lửa Nghệ Tĩnh và Tấm Cám. Hai tác phẩm này được dàn dựng gần như cùng một thời điểm và công diễn vào cuối năm 1959 đầu 1960.
    Ngọn lửa Nghệ Tĩnh là công trình sáng tạo tập thể của nhiều nhạc sĩ như Lương Ngọc Trác, Huy Thục, Nguyễn Thành? cùng các biên đạo Trần Minh, Minh Tiến, Ngọc Canh, Ngọc Minh, Bùi Tòng,Thành Đức, Ngọc Hân? Các nhạc sĩ đã phân công viết từng đoạn rồi ráp lại, sửa chữa lúc dàn dựng. Tác phẩm với phần âm nhạc khá qui mô hoành tráng và phong phú. Sau nhiều lần biểu diễn, Ngọn lửa Nghệ Tĩnh đã được các đoàn nghệ thuật quân đội tập trung nâng cao chất lượng và quay thành phim. Đây cũng là bộ phim đầu tiên về nghệ thuật ballet của Việt Nam.
    Vở Tấm Cám là một vũ kịch dân tộc dựa trên chuyện cổ tích cùng tên. Âm nhạc của Tấm Cám mang nhiều âm hưởng của chèo Bắc bộ. Vở diễn đã cố gắng thoát ra khỏi những cách diễn của sân khấu truyền thống để làm rõ nét một hình thức thể loại mới du nhập.
    Những thành công của Ngọn lửa Nghệ Tĩnh và Tấm Cám đã khích lệ tinh thần các nhạc sĩ, biên đạo múa để họ tiếp tục sáng tạo ra những ballet đều đặn trong suốt thập nịên 60. Chúng ta có thể kể một số ballet lớn như: Bả khó (1962, Thái Ly, Nguyễn Đình Tích, Xuân Hòa), Rừng thương núi nhớ (Trần Minh, Đàm Linh), Chị Sứ (Xuân Định, Hoàng Vân), Cây đèn biển (Xuân Định, Đàm Linh), Thạch Sanh (Minh Tiến, Trần Ngọc Xương), Chuyện ông Gióng (Lệ Cung, Nguyễn Xuân Khoát)? Những ballet nhỏ như: Bà mẹ miền Nam (Thái Ly, Nguyễn Đình Tích), Phá lao (Nguyễn Việt, Đỗ Dũng), Bão táp Thăng Long (Minh Tiến, Lê Khiêm)?
    Từ đầu thập niên 70, ballet bắt đầu vắng bóng. Tuy thời điểm này chúng ta có rất nhiều biên đạo múa giỏi như Thái Ly, Đặng Hùng, Phùng Nhạn, Y Brơm, Xuân Định, Trần minh, Lệ Cung? và rất nhiều nhạc sĩ sáng tác có khả năng viết nhạc cho ballet.

    Suốt thập niên 70 và 80, lác đác một vài ballet như Hồ Gươm (Trần Đình Quỳ, Cao Việt Bách), Cánh chim biên giới (Minh Tiến, Nguyễn Đình Tích), Ăng-co bất diệt (Lê Huân, Phan Ngọc). Năm 1985, đoàn Ca múa Thanh Hóa dựng ballet Đốm lửa hang Treo (Xuân Định, Đàm Linh), như là một cánh én lẻ loi đặt dấu chấm hết cho một thể loại đã có thời vàng son.
    Mãi đến giữa thập niên 90, ballet mới bắt đầu khởi sắc trở lại. Chúng ta thấy xuất hiện một số ballet như: Vĩnh biệt hoa anh túc (Hoàng Hải, Vũ Duy Cương), Bông lau trắng (Ứng Duy Thịnh, Minh Quang, An Thuyên, Đặng Hùng), Hồng hoang (Bằng Thịnh, Đỗ Hồng Quân), Ngọc trai đỏ (1997, Việt Cường, Ca Lê Thuần), Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga (1999, Việt Cường - Ca Lê Thuần)?
    Một thể loại bước vào thời được gọi là ?ohoàng kim? từ thập niên 60, tuy chưa đạt được một thành tựu gì quan trọng nó đã sớm lụi tàn, và vào những năm cuối thập niên 90 mới có dấu hiệu khởi sắc, thời gian dài đó chúng ta không tiếp cận nhiều với ballet thế giới - về nghệ thuật sáng tác cũng như nghệ thuật biểu diễn. Cơ sở vật chất, con người thiếu thốn. Để xây dựng vũ kịch thành một môn nghệ thuật mạnh là điều quá khó khăn đối với chúng ta trong hoàn cảnh ngày hôm nay.
    Hữu Trịnh
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Bài 10: Một vài nhìn nhận về quá khứ và tương lai
    06:49'' 06/08/2004 (GMT+7)

    Để nhạc Việt thế kỷ 21 phát triển, thiết nghĩ chúng ta cần một nền tảng kinh tế phồn thịnh và một cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, thưởng thức và phê bình âm nhạc.
    Trước hết xin được nhắc lại giới hạn ?oNhạc Việt? của chuyên đề này. Đó là những tác phẩm âm nhạc được sáng tác và ký âm trên 5 dòng kẻ theo nhạc học châu Âu, ngoại trừ những tác phẩm hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại và mảng âm nhạc truyền thống. Như vậy ?oNhạc Việt? mà chuyên đề này muốn đề cập là những thể loại như: ca khúc, ca khúc hợp xướng, trường ca, âm nhạc thính phòng, âm nhạc giao hưởng, ca cảnh, ca kịch, opéra, ballet.
    Chúng tôi tạm thời chưa đề cập đến những thể loại như cantate, oratorio, vì số lượng không đáng kể, cũng như âm nhạc cho điện ảnh, kịch nói. Chúng ta không phủ nhận vai trò to lớn của âm nhạc đối với điện ảnh và kịch nói, cũng như một số tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật trích từ hai loại hình nói trên. Nhưng thực tế chúng không phải là thành tố chính tạo nên tầm cao nghệ thuật âm nhạc của một quốc gia.
    Trên phạm vi như vậy, nhìn lại sự phát triển của nhạc Việt trong thế kỷ 20 chúng ta có thể rút ra những nét lớn đáng chú ý sau đây:
    1. Sự ra đời của tân nhạc (ban đầu là ca khúc và về sau là những tác phẩm âm nhạc qui mô lớn hơn ca khúc) là một mốc quan trọng, chuyển nền âm nhạc Việt Nam từ truyền ngón, truyền khẩu sang ký âm văn bản. Cũng chính từ đó mà khái niệm về tác giả, nhạc sĩ ra đời. Chúng đánh dấu một bước tiến quan trọng giúp những thế hệ sau có thể kế thừa đầy đủ những thành tựu của thế hệ trước qua việc nghiên cứu các văn bản âm nhạc được ghi lại trên hệ thống 5 dòng kẻ.

    2. Sự tiếp cận với âm nhạc châu Âu qua những bộ môn như hòa thanh, phức điệu, đã mang lại những tư duy mới cho các tác phẩm viết về đất nước và con người Việt Nam. Từ đây, một số tác phẩm âm nhạc Việt Nam không tư duy thuần túy chiều ngang mà tư duy cả chiều dọc. Đương nhiên chiều dọc của Việt Nam có nhiều điều khác biệt so với châu Âu. Điều này cần những công trình nghiên cứu kỹ lưỡng để tổng kết thành qui luật những điều mà các nhà soạn nhạc Việt Nam đã sử dụng trong tác phẩm của họ.
    3. Sự phát triển của nhạc Việt thế kỷ 20 bao gồm trên tất cả các thể loại âm nhạc, nhưng sự phát triển không cân đối giữa các thể loại (một vài thể loại như opéra, cantate... quá ít tác phẩm), không cân đối giữa âm nhạc hàn lâm và âm nhạc đại chúng. Ca khúc đại chúng gần như bao trùm đời sống âm nhạc của đất nước ở mọi thời điểm (từ khi tân nhạc hình thành).
    Cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một trường lớp đào tạo về ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ sáng tác có bài bản theo phong cách nhạc nhẹ. Nên mảng âm nhạc này phát triển tự phát, không có sự đầu tư, định hướng từ đó tạo nên một sinh hoạt âm nhạc mà trong đó những người làm công tác biểu diễn, sáng tác đa số bộc lộ sự lúng túng, thiếu căn cơ.
    Âm nhạc hàn lâm, cụ thể là âm nhạc thính phòng, giao hưởng, opéra, ballet? Chỉ phát triển trong vòng 10 năm của thập niên 60. Khi mà sự chuẩn bị lực lượng nhạc công cho dàn nhạc giao hưởng, diễn viên múa cho các đoàn múa, biên đạo múa, nhạc sĩ sáng tác, cơ chế các nhà hát? và sự đầu tư bao cấp của Nhà nước tương đối chín muồi.
    Chúng ta thường nhắc đến thập niên 60 là thời kỳ vàng son của âm nhạc hàn lâm Việt Nam. Nói chính xác hơn là thời vàng son của lĩnh vực biểu diễn âm nhạc hàn lâm. Chúng ta đã biểu diễn các giao hưởng của L.v.Beethoven, W.A.Mozart, những opéra, ballet của P.I.Tchaikovsky? Nhưng đứng về lĩnh vực sáng tác, tuy có một vài tác phẩm được nước ngoài đánh giá khá cao (mà chủ yếu là các nước Xã hội Chủ nghĩa), song xét về nghệ thuật toàn diện trên lĩnh vực âm nhạc hàn lâm chúng ta vẫn chưa xây dựng được nền móng cổ điển cho nhạc hàn lâm Việt Nam. Đó là một mức, một ngưỡng để có thể sánh vai với âm nhạc thế giới.

    Cuối thập niên 60 và những năm đầu thập niên 70, chiến tranh lan rộng và ngày càng ác liệt, những đơn vị nghệ thuật lớn phải xé nhỏ để phục vụ chiến trường, cơ sở vật chất nơi sơ tán ở miền Bắc không thể bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho những biên chế nghệ thuật hàn lâm, lực lượng phải dàn trải để chuẩn bị tiếp quản miền Nam sau ngày giải phóng.
    Cuối thập niên 80 cùng với sự sụp đổ của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và việc xóa bao cấp ở trong nước. Lực lượng làm công tác trong lĩnh vực nhạc hàn lâm không được đào tạo đông đảo ở các nhạc viện nước ngoài như trước đây. Cơ chế thị trường không thể dàn dựng những tác phẩm lớn như giao hưởng, opéra?
    Lực lượng sáng tác được đào tạo trong nước không có nhiều người đủ khả năng viết những tác phẩm lớn có chất lượng nghệ thuật cao, đội ngũ biểu diễn không tinh nhuệ, khán giả không được trang bị những kiến thức cần thiết để cảm thụ âm nhạc v.v?
    Tất cả những điều đó đã dẫn đến sự suy thoái của nhạc hàn lâm, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhạc Việt không cân đối trong thế kỷ 20.
    4. Từ cuối thập niên 30 đến 1954 nhạc Việt chủ yếu thông dụng thể loại ca khúc. Và từ năm 1954 khi đất nước bị chia cắt. Việc sáng tác những tác phẩm âm nhạc có qui mô lớn hơn ca khúc chỉ tồn tại ở miền Bắc. Ở miền Nam dù có hai cơ sở đào tạo cao đẳng âm nhạc là Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Huế, Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, nhưng ở đó lại không có khoa sáng tác. Việc học các môn nhạc cụ cũng mang tính chất amateur với chương trình đào tạo không toàn diện. Vì vậy những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam trong thời gian hơn 20 năm, chủ yếu vẫn là ca khúc.
    Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975) trong sự bành trướng của thể loại nhạc nhẹ, trong tình hình của cơ chế thị trường và trong sự non yếu của nhạc hàn lâm. Đời sống âm nhạc Việt Nam cũng chỉ thịnh hành thể loại ca khúc.

    5. Nếu sự giao lưu văn hoá được mở rộng với các nước Xã hội chủ nghĩa sau năm 1954 đã tạo nên một trào lưu dẫn đến sự chuyển biến về chất lượng của nhạc hàn lâm thể hiện khá rõ ở thập niên 60. Thì việc mở cửa giao lưu rộng rãi với thế giới từ đầu thập niên 90 đến nay cũng đã mở ra một cơ hội tương tự. Nhưng lần này cơ hội dành cho cả nhạc nhẹ lẫn nhạc hàn lâm. Trong cuộc đua tranh đó, nhạc nhẹ với số lượng công chúng khổng lồ gần như làm chủ đời sống sinh hoạt âm nhạc của quảng đại quần chúng. Nhạc nhẹ với sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, múa hiện đại, thời trang và công nghệ điện tử đã lấn lướt hoàn toàn loại âm nhạc thuần túy và tinh tuyền.
    Với nhạc nhẹ môi trường phát triển là rất tốt nhưng vẫn quẩn quanh vì ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, không được đào tạo bài bản như đã nói ở trên.
    Với nhạc hàn lâm, xét về chất lượng (nhất là lĩnh vực âm nhạc giao hưởng) nó đang âm thầm tiến những bước tiến đáng kể về biểu diễn cũng như sáng tác. Song xét toàn cục trên diện rộng, nhạc hàn lâm vẫn chưa bắt kịp với trào lưu sáng tác, biểu diễn của thế giới, bởi chương trình đào tạo quá lạc hậu, sự đầu tư cho sáng tác biểu diễn không đúng mức.
    Cả hai lĩnh vực nhạc nhẹ và nhạc hàn lâm trong thế kỷ qua không nhận được những định hướng và những sự phê phán, cổ vũ của một nền phê bình âm nhạc vững mạnh.
    Để nhạc Việt thế kỷ 21 phát triển, thiết nghĩ chúng ta cần một nền tảng kinh tế phồn thịnh và một cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, thưởng thức và phê bình âm nhạc.
    Hữu Trịnh
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Mỗi khi post những bài báo (mà tôi copy được) viết về những nghệ sỹ Việt Nam, đưa vào topic "Những bài viết về tác giả, tác phẩm..." nói về các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới, tôi cũng cảm thấy gường gượng. Tuy nhiên, nếu mở ra topic mới thì lại e những bài viết về các nghệ sỹ Việt Nam không nhiều, sợ không nuôi nổi topic, khiến nó chết yểu. Nhưng nay sẵn có topic "âm nạhc giao hưởng, thính phòng Việt Nam", tôi nghĩ sẽ có đất cho các bài viết dạng này.
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ Piano Bích Trà
    06:28'' 12/08/2004 (GMT+7)

    Bố là Gs. NSƯT Bích Ngọc - một trong những nghệ sĩ thuộc thế hệ đầu của ngành violon Việt Nam, mẹ là NSND Trà Giang - người nổi tiếng một thời với các vai như: chị Tư Hậu (phim cùng tên), Dịu (phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm) ..v.v... Tên của cô là chữ đầu nghệ danh của bố và mẹ hợp thành - Bích Trà. Ngay trong cái tên đó, bố mẹ cô đã muốn dành nhiều tin yêu cho con gái mình.
    Thời thơ ấu
    Tên thật của cô là Nguyễn Bích Trà, sinh tại Hà Nội. Từ nhỏ, cô đã sống trong môi trường âm nhạc và được thấm đẫm những khúc nhạc cổ điển. Âm nhạc đối với cô là một điều gần gũi và tự nhiên như khí trời. Khi lớn lên, cô mới biết những khúc nhạc mà mình nghe đi nghe lại nhiều lần và rất ưa thích là những bản giao hưởng 39 và 40 của W.A.Mozart.
    Năm lên 4 tuổi, bố dạy cô học violon, nhưng Trà không thích lắm, vì tay phải cầm archet lâu, mỏi quá... Chiều ý con gái, bố cô cho cô học piano. Người thầy đầu tiên dạy Bích Trà để sau đó thi vào nhạc viện đó là nghệ sĩ Trần Thu Hà (hiện là giám đốc Nhạc viện Hà Nội). Tuy yêu thích và đã được học âm nhạc, nhưng Trà lại thích không khí của những buổi học văn hóa vì ở đó có nhiều bạn bè, đông vui - còn học nhạc thì một phần lớn thời gian dành cho luyện tập chuyên môn, chỉ một mình mình với cây đàn, đôi lúc cũng cảm thấy... hơi buồn!
    Năm 7 tuổi, Bích Trà thi vào sơ cấp Nhạc viện Hà Nội, ở đây Trà được sự dạy dỗ tận tình của của các thầy cô: Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thu Hà, Nguyễn Hữu Tuấn. Cô có những tiến bộ nhanh chóng và học xong 7 năm sơ cấp, năm 1987, Bích Trà được cử đi học tiếp hệ trung cấp tại Học viện Sư phạm Âm nhạc Gnesnưc (Liên Xô cũ).
    Những năm tháng ở Nga
    Nước Nga tươi đẹp với mùa đông tuyết trắng và những rừng cây bạch dương, nhưng cô bé Bích Trà 14 tuổi còn quá nhỏ để có những mộng mơ. Xa quê hương bạn bè và nhất là bố mẹ, đó là một sự mất mát khá lớn không dễ quên trong những ngày mùa đông ở đất khách, song bù lại, tại Liên Xô thời đó, cùng nhiều bạn bè như mình, Bích Trà được sự dạy dỗ tận tình, sự quan tâm của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn Nga.
    Tại Nga, cô cũng như tất cả các học sinh khác, được tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập. Đàn piano có sẵn trong phòng ký túc xá, muốn có đàn tốt hơn để tập thì đến trường. Sự hồn nhiên của tuổi trẻ và lòng ham học cuốn Trà vào những buổi học, những giờ luyện đàn, xem biểu diễn nghệ thuật... và dần dần cuộc sống xa gia đình, quê hương không còn là trở ngại.
    Tại Nga, với thẻ sinh viên, cô có thể đến nghe tất cả các buổi hòa nhạc, ballet, opéra hoặc xem các triển lãm tranh, ... nói chung là tất cả các môn nghệ thuật. Cũng vì vậy, cô được tiếp cận và được trang bị một kiến thức nghệ thuật khá toàn diện. Cũng tại Nga, cô có dịp dự những buổi biểu diễn của một số dàn nhạc giao hưởng và solist đến từ các nước Tây Âu.


    Những ngày đầu bước chân đến Matxcơva, Bích Trà đã dự một buổi hòa nhạc của học sinh trường Gnesnưc. Rất ấn tượng, qua buổi biểu diễn này, cô cảm thấy choáng ngợp khi thấy được kỹ thuật và khả năng diễn cảm của các bạn nhỏ. Nhưng cũng chính điều đó thôi thúc cô phải làm việc nhiều hơn nữa để đạt được những thành quả cao hơn. Cô cùng các bạn say sưa học tập, có khi học xong ở lại trường (để được tập trên các đàn piano tốt) tập đàn đến 11 giờ đêm mới về ký túc xá.
    Học xong chương trình trung cấp piano tại Gnesnưc, cô thi đậu vào hệ đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky. Một điều may mắn là cô được sự hướng dẫn của Gs. Naumov - một thầy giáo giỏi của Nhạc viện. Ông đã khơi gợi để Bích Trà cảm nhận nhiều hơn chiều sâu của âm nhạc, cuốn hút cô say sưa khám phá thế giới bí ẩn đó.
    Thời gian cô bắt đầu học đại học cũng là thời điểm mà sinh viên du học phải đóng học phí. May mắn thứ hai là cô được sự tài trợ của 2 công ty Nhật: Meiwa và Nippon.
    Ở xứ sở sương mù...
    Năm 1997, sau tốt nghiệp piano tại Nhạc viện Tchaikovsky, cô tiếp tục học lớp biểu diễn cao cấp (chương trình sau đại học) tại Nhạc viện Hoàng gia Anh, với sự tài trợ của Nhạc viện Hoàng gia Anh, Quỹ học bổng Hội đồng Anh tại Việt Nam và một công ty khác.
    Đến học tại Anh, điều cảm nhận lớn nhất của cô đó là hai quan điểm nghệ thuật khá khác nhau. Nếu ở Nga, sinh viên được chú trọng mảng âm nhạc lãng mạn mà chủ yếu là những tác phẩm của các nhạc sĩ Nga, thì ở Anh, sinh viên được tiếp cận với tất cả các trường phái, từ tiền cổ điển đến cổ điển, lãng mạn và đặc biệt là âm nhạc hiện đại.
    Tại Nhạc viện Hoàng gia Anh, dưới sự dìu dắt của Gs. Christopher Elton, cô đi sâu nghiên cứu thể hiện những tác phẩm của Johannes Brahms, và tìm hiểu thêm về những tác phẩm của György Kurtág (một nhà soạn nhạc hiện đại Hungary).
    Thời gian học ở Anh giúp cho cô có điều kiện để trang bị cho mình một tầm nhìn mới. Cô quan niệm rằng người nghệ sĩ trên sân khấu không chỉ là người biểu diễn tác phẩm âm nhạc của người khác mà còn là người truyền đạt tâm hồn nhà soạn nhạc đến công chúng. Muốn thể hiện trọn vẹn điều đó, cần phải có một xúc cảm âm nhạc tinh tế, cùng những hiểu biết về tác phẩm, tác giả.
    Năm 1999, tốt nghiệp khóa cao cấp biểu diễn, năm 2000 cô tham dự concours piano Brant (tại Anh) và đã đoạt giải nhất.
    Vì muốn bổ khuyết một số mặt còn chưa hoàn chỉnh, cô tiếp tục ở lại Anh để học thêm ở các nghệ sĩ nổi tiếng nhằm chuẩn bị cho hành trình biểu diễn của mình. Trong năm qua, cô đã có một số buổi diễn với dàn nhạc giao hưởng Norfolk và một số buổi quanh địa hạt Luân Đôn. Hiện cô đã hợp đồng chương trình biểu diễn năm 1995 tại Cologne và một số thành phố khác ở Đức.
    Những ngày về thăm quê, cô đều tham gia diễn và xem các bạn trẻ Việt Nam diễn để trao đổi kinh nghiệm. Thời gian tới, có thể cô có nhiều dịp về Việt Nam hơn và ngoài việc biểu diễn, cô cũng mong muốn được góp phần mình trong lĩnh vực đào tạo.
    Con đường phía trước đối với Bích Trà còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đạt được những thành quả lớn hơn trong nghệ thuật. Chúc cho Bích Trà có nhiều sức khỏe và nghị lực để bước tiếp con đường mà cô đã chọn.
    Hữu Trịnh

  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ Piano Bích Trà
    06:28'' 12/08/2004 (GMT+7)


    Bố là Gs. NSƯT Bích Ngọc - một trong những nghệ sĩ thuộc thế hệ đầu của ngành violon Việt Nam, mẹ là NSND Trà Giang - người nổi tiếng một thời với các vai như: chị Tư Hậu (phim cùng tên), Dịu (phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm) ..v.v... Tên của cô là chữ đầu nghệ danh của bố và mẹ hợp thành - Bích Trà. Ngay trong cái tên đó, bố mẹ cô đã muốn dành nhiều tin yêu cho con gái mình.
    Thời thơ ấu
    Tên thật của cô là Nguyễn Bích Trà, sinh tại Hà Nội. Từ nhỏ, cô đã sống trong môi trường âm nhạc và được thấm đẫm những khúc nhạc cổ điển. Âm nhạc đối với cô là một điều gần gũi và tự nhiên như khí trời. Khi lớn lên, cô mới biết những khúc nhạc mà mình nghe đi nghe lại nhiều lần và rất ưa thích là những bản giao hưởng 39 và 40 của W.A.Mozart.
    Năm lên 4 tuổi, bố dạy cô học violon, nhưng Trà không thích lắm, vì tay phải cầm archet lâu, mỏi quá... Chiều ý con gái, bố cô cho cô học piano. Người thầy đầu tiên dạy Bích Trà để sau đó thi vào nhạc viện đó là nghệ sĩ Trần Thu Hà (hiện là giám đốc Nhạc viện Hà Nội). Tuy yêu thích và đã được học âm nhạc, nhưng Trà lại thích không khí của những buổi học văn hóa vì ở đó có nhiều bạn bè, đông vui - còn học nhạc thì một phần lớn thời gian dành cho luyện tập chuyên môn, chỉ một mình mình với cây đàn, đôi lúc cũng cảm thấy... hơi buồn!
    Năm 7 tuổi, Bích Trà thi vào sơ cấp Nhạc viện Hà Nội, ở đây Trà được sự dạy dỗ tận tình của của các thầy cô: Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thu Hà, Nguyễn Hữu Tuấn. Cô có những tiến bộ nhanh chóng và học xong 7 năm sơ cấp, năm 1987, Bích Trà được cử đi học tiếp hệ trung cấp tại Học viện Sư phạm Âm nhạc Gnesnưc (Liên Xô cũ).
    Những năm tháng ở Nga
    Nước Nga tươi đẹp với mùa đông tuyết trắng và những rừng cây bạch dương, nhưng cô bé Bích Trà 14 tuổi còn quá nhỏ để có những mộng mơ. Xa quê hương bạn bè và nhất là bố mẹ, đó là một sự mất mát khá lớn không dễ quên trong những ngày mùa đông ở đất khách, song bù lại, tại Liên Xô thời đó, cùng nhiều bạn bè như mình, Bích Trà được sự dạy dỗ tận tình, sự quan tâm của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn Nga.
    Tại Nga, cô cũng như tất cả các học sinh khác, được tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập. Đàn piano có sẵn trong phòng ký túc xá, muốn có đàn tốt hơn để tập thì đến trường. Sự hồn nhiên của tuổi trẻ và lòng ham học cuốn Trà vào những buổi học, những giờ luyện đàn, xem biểu diễn nghệ thuật... và dần dần cuộc sống xa gia đình, quê hương không còn là trở ngại.
    Tại Nga, với thẻ sinh viên, cô có thể đến nghe tất cả các buổi hòa nhạc, ballet, opéra hoặc xem các triển lãm tranh, ... nói chung là tất cả các môn nghệ thuật. Cũng vì vậy, cô được tiếp cận và được trang bị một kiến thức nghệ thuật khá toàn diện. Cũng tại Nga, cô có dịp dự những buổi biểu diễn của một số dàn nhạc giao hưởng và solist đến từ các nước Tây Âu.


    Những ngày đầu bước chân đến Matxcơva, Bích Trà đã dự một buổi hòa nhạc của học sinh trường Gnesnưc. Rất ấn tượng, qua buổi biểu diễn này, cô cảm thấy choáng ngợp khi thấy được kỹ thuật và khả năng diễn cảm của các bạn nhỏ. Nhưng cũng chính điều đó thôi thúc cô phải làm việc nhiều hơn nữa để đạt được những thành quả cao hơn. Cô cùng các bạn say sưa học tập, có khi học xong ở lại trường (để được tập trên các đàn piano tốt) tập đàn đến 11 giờ đêm mới về ký túc xá.
    Học xong chương trình trung cấp piano tại Gnesnưc, cô thi đậu vào hệ đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky. Một điều may mắn là cô được sự hướng dẫn của Gs. Naumov - một thầy giáo giỏi của Nhạc viện. Ông đã khơi gợi để Bích Trà cảm nhận nhiều hơn chiều sâu của âm nhạc, cuốn hút cô say sưa khám phá thế giới bí ẩn đó.
    Thời gian cô bắt đầu học đại học cũng là thời điểm mà sinh viên du học phải đóng học phí. May mắn thứ hai là cô được sự tài trợ của 2 công ty Nhật: Meiwa và Nippon.
    Ở xứ sở sương mù...
    Năm 1997, sau tốt nghiệp piano tại Nhạc viện Tchaikovsky, cô tiếp tục học lớp biểu diễn cao cấp (chương trình sau đại học) tại Nhạc viện Hoàng gia Anh, với sự tài trợ của Nhạc viện Hoàng gia Anh, Quỹ học bổng Hội đồng Anh tại Việt Nam và một công ty khác.
    Đến học tại Anh, điều cảm nhận lớn nhất của cô đó là hai quan điểm nghệ thuật khá khác nhau. Nếu ở Nga, sinh viên được chú trọng mảng âm nhạc lãng mạn mà chủ yếu là những tác phẩm của các nhạc sĩ Nga, thì ở Anh, sinh viên được tiếp cận với tất cả các trường phái, từ tiền cổ điển đến cổ điển, lãng mạn và đặc biệt là âm nhạc hiện đại.
    Tại Nhạc viện Hoàng gia Anh, dưới sự dìu dắt của Gs. Christopher Elton, cô đi sâu nghiên cứu thể hiện những tác phẩm của Johannes Brahms, và tìm hiểu thêm về những tác phẩm của György Kurtág (một nhà soạn nhạc hiện đại Hungary).
    Thời gian học ở Anh giúp cho cô có điều kiện để trang bị cho mình một tầm nhìn mới. Cô quan niệm rằng người nghệ sĩ trên sân khấu không chỉ là người biểu diễn tác phẩm âm nhạc của người khác mà còn là người truyền đạt tâm hồn nhà soạn nhạc đến công chúng. Muốn thể hiện trọn vẹn điều đó, cần phải có một xúc cảm âm nhạc tinh tế, cùng những hiểu biết về tác phẩm, tác giả.
    Năm 1999, tốt nghiệp khóa cao cấp biểu diễn, năm 2000 cô tham dự concours piano Brant (tại Anh) và đã đoạt giải nhất.
    Vì muốn bổ khuyết một số mặt còn chưa hoàn chỉnh, cô tiếp tục ở lại Anh để học thêm ở các nghệ sĩ nổi tiếng nhằm chuẩn bị cho hành trình biểu diễn của mình. Trong năm qua, cô đã có một số buổi diễn với dàn nhạc giao hưởng Norfolk và một số buổi quanh địa hạt Luân Đôn. Hiện cô đã hợp đồng chương trình biểu diễn năm 1995 tại Cologne và một số thành phố khác ở Đức.
    Những ngày về thăm quê, cô đều tham gia diễn và xem các bạn trẻ Việt Nam diễn để trao đổi kinh nghiệm. Thời gian tới, có thể cô có nhiều dịp về Việt Nam hơn và ngoài việc biểu diễn, cô cũng mong muốn được góp phần mình trong lĩnh vực đào tạo.
    Con đường phía trước đối với Bích Trà còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đạt được những thành quả lớn hơn trong nghệ thuật. Chúc cho Bích Trà có nhiều sức khỏe và nghị lực để bước tiếp con đường mà cô đã chọn.
    Hữu Trịnh

  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Gã khổ tu và cây Guitar gỗ
    Nghệ sĩ Phan Quang Minh
    (VietNamNet) - Con người giản dị, hồn nhiên đến ngơ ngác mà yêu guitar đến "dại'' cả người đã trở lại với khán giả trong một chương trình hoành tráng và đầy ấn tượng tại Nhà hát Lớn Hà Nội với bản Chacone bất hủ của Bach và những tác phẩm của Hanlel, Scarrlatti, Chopin, Tarrega, Albeniz, Vlla Lobos, and Barrios Mangore và Tổ khúc Berkeley (Tổ khúc biến tấu ngẫu hứng dựa trên những giai điệu nổi tiếng của Haydn, Mozart, Beethoven, Donizetti and Rachmaninoff do chính anh sáng tác!).
    Mọi con đường đều dẫn đến âm nhạc
    Nói anh là "không chuyên" bởi anh chẳng nằm trong một đoàn hay một đơn vị nghệ thuật nào, cũng không thường xuyên biểu diễn trên các sân khấu lớn hay các phòng trà, quán nhạc...Từ rất lâu rồi, anh chỉ thầm lặng với niềm đam mê cháy bỏng của mình sau dáng vẻ mộc mạc, giản dị và đặc biệt rất hồn nhiên của một...thầy giáo (Phan Quang Minh hiện làm việc tại Khoa Ngôn Ngữ học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Quốc gia Hà Nội).
    Không phải con nhà "nòi" nhưng máu nghệ sĩ lại thấm đẫm ở mỗi người trong gia đình anh như một "nghiệp kiếp". Nhà có bốn anh em trai thì ba người anh của anh đều ham mê chơi đàn cả, dù họ làm những công việc chẳng liên quan gì tới "đàn địch", "văn nghệ, văn gừng". Anh trai cả của anh đã từng chơi đàn cùng nhóm với ông Tạ Đắc - em ruột của Tạ Tấn. Anh hai thì từng là hạt nhân văn nghệ của sinh viên Việt Nam tại Nga với "sở trường" là chơi sáo và guitar...
    Còn anh - cậu ấm Phan Quang Minh, con trai út của nhà truyền bá quốc ngữ (thuộc hội của cụ Nguyễn Văn Tố), một thầy giáo dạy toán, nằm trong số ba người sáng lập ra trường Phan Đình Phùng, trường trung học đầu tiên của miền Trung, nơi đào tạo ra hàng loạt những trí thức hàng đầu của Việt Nam như: ông Nguyễn Đình Tứ, ông Phan Huy Lê, ông Phan Đình Diệu, Nhạc sĩ Trọng Bằng ... - đã được cha mình truyền cho niềm đam mê âm nhạc từ khi còn ấu thơ, ông cũng chính là người thầy dạy đàn đầu tiên cho anh. Mới chín tuổi anh đã chơi thành thạo đàn Măng - tô (Một dạng nhạc cụ nằm giữa đàn Luýt và đàn Măng - đô - lin), mười hai tuổi anh đã biết tới cảm giác sân khấu, trước công chúng tại Cung thiếu nhi, cũng với cây đàn Măng - tô...

    Nghệ sĩ Phan Quang Minh

    Nhìn dáng vóc hiền lành, "củ mỉ cù mì" của anh thì ít ai nghĩ rằng anh lại mạnh mẽ và mãnh liệt với tình yêu âm nhạc đến thế. Anh đã học rất nhiều các "môn phái" khác nhau, chỉ để tập trung cho một việc là làm sao để có thể đến được tận cùng niềm đam mê của mình. Anh từng theo học võ công với thầy Lê Công (huấn luyện viên trưởng đội Karate, người 2 năm là huấn luyện viên suất sắc của Việt Nam). Tâm niệm là phải có sức khoẻ thì mới có thể chơi được những tác phẩm lớn.
    Chưa đủ, muốn chơi được những tác phẩm "dài hơi" còn cần phải có tinh thần tốt và sự tập trung cao độ, thế là anh lại bỏ thời gian và công sức ra..tập thiền. Chính vì sự tập luyện một cách cảm tính và "tập lấy được" này đã suýt làm anh bị "tẩu hoả nhập ma". Nhưng may mà anh đã kịp thời sửa chữa - bởi khi đến với ghi - ta anh không qua trường lớp bài bản nào, tất cả hoàn toàn tự phát, do vậy "chân tay cứ lung tung cả", lại thêm những tháng ngày "gân guốc" vì rèn võ công nên chân tay và vai anh mất đi sự mềm mại cần có của một nghệ sĩ guitar. Sau này anh đã mất rất nhiều thời gian, hơn cả số thời gian anh luyện võ, tập thiền để ngồi trước gương gò lại tư thế ngồi, phương pháp cầm đàn...Anh đã bỏ cả một quãng thời gian đủ để người ta hoàn thành một chương trình đại học để "dứt bỏ mọi thú vui của đời sống trần tục, đi vào cõi diệu huyền của những giai điệu ...
    Cái giá phải trả cho niềm đam mê
    Ban đầu, Nguyễn Quang Minh chỉ biết đến với âm nhạc một cách rất cảm tính - cho dù đó là một đam mê - anh học tất cả những gì có thể học, kể cả guitar. Anh đã từng lặn lội mưa nắng tới học đàn tại nhà riêng nghệ sĩ Quang Tôn (Cầu Gỗ, Hà Nội), sau đó là nghệ sĩ Nguyễn Như Dũng (Giảng viên Nhạc viện Hà Nội). Suốt quãng thời gian học Ngôn ngữ tại Nga, với tình yêu âm nhạc của mình anh đã gom góp và sưu tầm được rất nhiều nguồn tư liệu, băng đĩa quý giá về các thể loại âm nhạc mà đặc biệt là về guitar.
    Nhưng cho tới một ngày, đó có thể gọi là ngày định mệnh, quyết định sự gắn kết "keo sơn" của anh với cây guitar, đó là ngày anh được được nghe buổi hoà nhạc ở Moscow (Liên Xô cũ). Anh đã "ngạc nhiên kinh khủng" và "thổn thức" theo từng nhịp tay của người nghệ sĩ già 80 tuổi - ông Vladimir Horowitz - một nghệ sĩ người Nga trở về nước sau 60 năm xa cách. Chưa bao giờ anh xúc động như thế, tưởng chừng trước mắt anh đang mở ra một chân trời mới và anh được tiếp cận với một "đẳng cấp" khác hẳn mà trước đấy chưa bao giờ anh biết. Cũng từ đêm đó, cây guitar không chỉ là niềm đam mê đầy cảm tính nữa mà nó trở thành "cái nghiệp" vận vào cuộc đời anh!
    Ngay lập tức Phan Quang Minh lục tìm những tư liệu về người nghệ sĩ mà anh ngưỡng mộ, nhưng ngoài mấy dòng ngắn ngủi trong từ điển ra thì không còn tìm thấy bất kỳ thông tin nào về ông trong những tài liệu tiếng Nga. Một quyết định bất ngờ nữa lại đến với anh: Phải học bằng được Tiếng Anh vì chỉ có Tiếng Anh mới giúp anh tìm hiểu về thần tượng của mình đồng thời mở mang thêm kiến thức cho con đường anh đã chọn. Sau thời gian tự học Phan Quang Minh có thêm một quyết định nữa: Học Tiếng Anh nghiêm túc và anh vào học chuyên tu tại Đại học Ngoại Ngữ hơn một năm.
    Tháng 12 năm 1988, Phan Quang Minh đã có một cuộc biểu diễn thành công tác phẩm Chacone vĩ đại của Bach tại cung Văn hoá Hữu Nghị Việt - Xô, anh cũng là nghệ sĩ guitar Việt Nam đầu tiên chơi Chacone của Bach. Có lẽ chính vì thành công này cùng những hiểu biết và niềm say mê được sẻ chia những đam mê của mình với mọi người đã khiến anh trở thành người...khó hiểu, thậm chí bị coi là..."hâm hấp".
    Anh rơi vào cảm giác chới với và buồn chán. Nhưng niềm đam mê của anh không hề vì thế mà thay đổi, Phan Quang Minh đã đóng của nhà mình lại và suốt năm năm anh miệt mài lần tìm cánh cửa của tri thức để mong mở ra con đường đầy cuốn hút, hấp dẫn và huyền bí của âm nhạc. Chắc hẳn một phần vì buồn và một phần vì...kiêu mà anh không hề giao du với ai, chỉ duy nhất một người mà anh tìm đến là ông Hào ( nghệ nhân chỉnh sửa đàn nổi tiếng Hà thành). Mỗi lần có dịp theo ông vào Nhà hát Lớn anh đều tìm một khoảng trống để đứng, tránh mọi tiếp xúc với người khác. Trong thời gian đó, anh gần như kiệt quệ về kinh tế, đã nhiều lần anh phải kìm nén sự "thèm thuồng" để chờ sau 12 giờ đêm chạy xuống chân cầu thang, bới tìm "bỉm" thuốc lá vứt đi của cha mình để ..."rít" lại...
    Nhưng thật kỳ diệu, những năm tháng này đã không hề phí hoài! Sau năm năm, anh đã đến được với thế giới mới mẻ mà anh chưa từng biết tới, thế giới của những bậc thầy về âm nhạc, của những nghệ sĩ vĩ đại về guitar... Để mười năm sau đó, vẫn con người giản dị, hồn nhiên đến ngơ ngác mà yêu guitar đến "dại'' cả người đã trở lại với khán giả trong một chương trình hoành tráng và đầy ấn tượng tại Nhà hát Lớn Hà Nội (vào mùng 7/12/2003) với bản Chacone bất hủ của Bach và những tác phẩm của Hanlel, Scarrlatti, Chopin, Tarrega, Albeniz, Vlla Lobos, and Barrios Mangore và Tổ khúc Berkeley (Tổ khúc biến tấu ngẫu hứng dựa trên những giai điệu nổi tiếng của Haydn, Mozart, Beethoven, Donizetti and Rachmaninoff do chính anh sáng tác!). Điều kỳ diệu hơn cả là anh đã nhận được lời mời chính thức từ "đại hội Guitar thế giới lần thứ nhất" tổ chức tại thành phố Baltimore (Mỹ).

    Phan Quang Minh khi biểu diễn một tác phẩm của J.S. Bach
    Toả sáng cùng mặt trời Baltimore
    Được tham dự "Đại nhạc Hội Guitar thế giới lần thứ nhất" là một vinh dự lớn cho những nghệ sĩ biểu diễn guitar hàng đầu các nước và là một dấu mốc lịch sử quan trọng của Guitar thế giới. Đối với Phan Quang Minh thì được tham dự Đại nhạc Hội này là một món quà vô giá, một điều mà trong mơ anh cũng chưa nghĩ ra. Anh không những được gặp gỡ, nói chuyện với các thần tượng của mình mà trên cùng một sân khấu, anh đã được biểu diễn cùng họ.
    Khi nghe anh biểu diễn những tác phẩm thứ thiệt của Bach, tất cả mọi người đã ngỡ ngàng. Không chỉ vì anh là một người Châu Á mà anh lại còn là một người ...Việt Nam. Bởi trong nhận biết của rất nhiều nghệ sĩ trên thế giới, nhất là những người ít có điều kiện tới Việt Nam thì họ chỉ biết tới dân tộc này qua cuộc chiến tranh chống Mỹ - đó là một dấu ấn quá lớn. "họ không nghĩ rằng lại có một ông Việt Nam chơi nhạc Bach nghiêm chỉnh thế".
    Sau lần biểu diễn chính thức đầu tiên tại Đại Hội, Phan Quang Minh đã phải biểu diễn thêm bốn lần nữa theo yêu cầu của những người tới tham dự Đại Hội. Khi nói về chuyện này Phan Quang Minh đã vui vẻ kể với chúng tôi: "Họ nói: Chúng tôi đã được nghe nói về anh nhưng vì mỗi ngày Đại hội có hàng chục sự kiện diễn ra tại nhiều nơi khác nhau nên chúng tôi không được thưởng thức phần biểu diễn của anh, mong anh vui lòng cho chúng tôi được nghe. Có cả những người gặp tôi tại nhà ăn cũng ngỏ ý muốn được nghe lại".
    Xúc động trước tiếng đàn của Minh, một nghệ sĩ đã giới thiệu anh tới gặp ông Manuel Barrueco, một nghệ sĩ guitar hàng đầu Châu Mỹ và là Giám đốc Nhạc viện danh tiếng Peabody tại Baltimore. Đến đây, sau những ngày làm việc vất vả, anh đã nhận được bằng chứng nhận của trường qua lớp học nhạc cao cấp (đây không phải là bằng về học vị nhưng nó công nhận đẳng cấp về nhạc cụ).
    Tiếp sau đó, cũng trong chuyến đi anh còn được mời biểu diễn ở một số địa điển khác tại Mỹ và Paris, các cuộc biểu diễn này đều được đánh giá cao...
    Có thể nói, hành trình đi đến thành công của Phan Quang Minh chính là hành trình của đam mê. Với anh âm nhạc và cây đàn Guitar chính là thể phách và tinh anh của con người anh. Khi anh đàn, chính là khi anh dồn những yêu thương, những trải nghiệm cuộc sống và chia sẻ những khao khát của mình lên đầu những ngón tay và thổi hồn vào tiếng nhạc. Vì thế mà anh đã vượt qua được sự khuôn phép và nguyên tắc khô cứng của các tác phẩm âm nhạc cổ điển, để phiêu linh trong thế giới của mình.
    Bao giờ những tác phẩm Minh thể hiện cũng có một ngôn ngữ riêng, dù những tác phẩm đó đã được rất nhiều các bậc thầy về guitar biểu diễn. Như bản Chaconne của J.S.Bach, trong các bản thu âm của các nghệ sĩ khác bao giờ cũng thấy họ biểu diễn những giai điệu đầu tiên rất nhẹ nhàng nhưng với Minh thì khác, ngay từ đầu anh đã "vào" rất mạnh mẽ, giằng xé, hoà âm rất khó nghe. Còn với âm nhạc của F.Chopin, đã không ít các nghệ sĩ khai thác về mặt giai điệu - bởi nó đẹp và luôn đem đến cảm giác lâng lâng. Nhưng với Minh, anh cảm nhận F. Chopin rất bi kịch, rất dữ dội và anh thấy không "đã" khi nghe những giai điệu rất hay, rất đẹp kia, anh đã chơi thật mạnh mẽ, thật giằng xé...
    Dù luôn tuân thủ chặt chẽ quy tắc, "khuông nhịp" của những tác phẩm âm nhạc cổ điển, nhưng qua "ngón" đàn của anh, các tác phẩm luôn có màu sắc rất riêng biệt và truyền tới người nghe những cảm xúc bất ngờ. Vì sao anh làm được điều đó và cụ thể như thế nào thì có lẽ phải trò chuyện với anh trong một dịp khác. Nhưng chắc chắn anh đã được "tắm mình trong dòng suối văn hoá". Mà như Agustin Barrios Mangore (nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ biểu diễn guitare vĩ đại người Paraguay ở nửa đầu thế kỷ 20) đã nói là: "một người không thể trở thành nghệ sĩ guitare nếu không được tắm mình trong dòng suối văn hoá".
    Thục Nhi
    Phan Quang Minh sinh ngày 20 -1 -1962. Ngoài guitar anh còn học Piano với giảng viên Nhạc viện Hà Nội Hoàng Hoa. Học ghi âm, hoà thanh, phức điệu và sáng tác với các giảng viên Nguyễn Quỳnh Ngọc, Nguyễn Đức Thanh của Nhạc viện Hà Nội. Học âm nhạc và Ngôn Ngữ học cùng một lúc. Anh có một Tổ khúc biến tấu ngẫu hứng dựa trên giai điệu của các tác phẩm nổi tiếng của Haydn, Mozart, Beethoven, Donizetti and Rachmaninoff (viết trong thời gian sống và học tập tại Mỹ).
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Cô nhạc trưởng VN ở Mỹ


    TTCN - Orpheus- dàn nhạc không nhạc trưởng của Mỹ, sau lần biểu diễn ở VN về đã đặt Paul Chihara viết một bản nhạc về VN. Ông nhạc sĩ người Nhật chưa từng đến VN phải tìm đủ các tư liệu để có hình dung về đề tài.
    Cảm hứng đến khi ông đọc trong một tuyển thơ cựu chiến binh VN bài Chiều Hương Giang của Nguyễn Khoa Điềm. Một ngày tháng 2-2004, tại Carnegie Hall, trước khi bản nhạc được tấu lên, khán giả được nghe một cô gái cao gầy trong tà áo dài đọc nguyên tác bài thơ ấy dù chỉ 5/2.800 người có mặt hiểu được tiếng Việt. Cô gái chính là người VN duy nhất đang học tại Juilliard, trường nhạc danh tiếng ở New York.
    Trong lịch sử gần 40 năm của Trường Juilliard, Bội Cơ (nghĩa tiếng Hán là khay ngọc) là cái tên Việt đầu tiên trong danh sách sinh viên - không kể một người Mỹ gốc Việt cũng đang theo học tại đây.
    Nguyễn Bội Cơ sinh năm 1974, là một trong hai thạc sĩ ngành chỉ huy tốt nghiệp khóa 2000- 2003 của Trường âm nhạc Curtis (Philadelphia). Từ một nhạc trưởng mới ra trường đến một nhạc trưởng chuyên nghiệp là cả một khoảng cách. Được Juilliard chọn, Bội Cơ may mắn có ngay một cách để lấp đầy khoảng cách ấy. Ngoài ra cô còn có cơ hội trở thành giảng viên của trường. Nếu được như thế, biết đâu cô sẽ thu hút nhiều nữ sinh hơn đến học làm nhạc trưởng!
    Cho đến giờ mỗi khi tự giới thiệu nghề của mình, Cơ vẫn đọc thấy qua vẻ mặt các bạn Mỹ một sự ngạc nhiên không che giấu. Trên thế giới, trong số 20-30 nhạc trưởng có tên tuổi, theo Cơ biết, chỉ có bốn phụ nữ (nữ trong vai trò chỉ huy hợp xướng thường thấy hơn). Đợt Cơ thi vào Curtis chỉ có 5/80 thí sinh là nữ.
    Trong ba người lọt vào vòng 5, trình độ cô chưa hẳn trội nhất nhưng qua thử khả năng tiếp thu, cô vẫn thắng. Năm rồi Juilliard có 70 thí sinh thi vào khoa chỉ huy, bốn là nữ và đều trượt. Có mặt trong nhóm chấm bài thi (ký âm và lịch sử âm nhạc), cứ đến bài của thí sinh nữ, Cơ luôn giành được chấm để còn? nâng điểm!

    Nhạc trưởng Bội Cơ chỉ huy biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội tháng 7-2002 và trong những ngày nghỉ hè 2004
    Người chịu trách nhiệm hướng dẫn cô năm qua là thầy Otto Werner (78 tuổi, người Đức), từng dạy những sinh viên như Alan Gilbert, chỉ huy chính Dàn nhạc hoàng gia Stockholm (Thụy Điển), hay Paave Jarvi của Dàn nhạc Cincinnati (Mỹ). Hiện công việc chính của Bội Cơ là làm trợ lý cho các nhạc trưởng quốc tế đến biểu diễn và giảng dạy tại trường.
    Chương trình làm việc năm học tới của cô có những tên tuổi: James Conlon, Hugh Walt và James DePriest. Ngoài ra cô dạy lý thuyết âm nhạc và vẫn theo học các khóa học tùy chọn về khoa học xã hội và ngoại ngữ.
    Thoạt đầu cô đã định học cùng một lúc cả tiếng Ý và tiếng Đức, nhưng đã có chuyện trong giờ tiếng Đức cô lại trả bài bằng tiếng Ý nên Cơ quyết định chinh phục? Beethoven trước. Theo Bội Cơ, một nhạc trưởng có ?olương tâm nghề nghiệp? phải thông thạo năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga. Vì nhạc trưởng phải hiểu cả nhạc kịch, hợp xướng, phải hiểu cả bối cảnh sáng tác và tiểu sử tác giả, chưa kể phải giao tiếp với dàn nhạc.
    Tốt nghiệp đại học chỉ huy tại Nhạc viện Hà Nội dù không phải loại kém nhưng khi sang Mỹ, sau kiểm tra trình độ, Cơ mới được xếp vào cuối năm 2 đại học tại Mannes - trường nhạc hạng III ở Mỹ. Học ở Mannes ba năm mới thi được vào trường hạng I Curtis. Ở Curtis, Cơ vẫn học thêm nhiều tín chỉ khác không tính vào bảng điểm vì ?onếu chỉ học phần ngọn khó có thể giỏi và phải học ba năm mới biết mình dốt như thế nào!?. Tốt nghiệp, Cơ đến Áo trong chương trình trao đổi sinh viên của Curtis, và từng chỉ huy Dàn nhạc Nhạc viện Vienna mới tự tin thấy mình cũng không đến nỗi nào!
    Vào Juilliard từ tháng 9-2003, cô thực tập sinh VN đã có hai lần chỉ huy dàn nhạc 90 nhạc công của trường (12-2003 và 4-2004), trình diễn tại Lincoln Center - trung tâm biểu diễn nghệ thuật 1.120 chỗ ngồi vào cỡ ?ooách? nhất của New York.
    Lâu lâu mới về nhà nghỉ hè mà mỗi sáng thức dậy Cơ vẫn không ngăn nổi cảm giác tiếc thời gian. Thật ra lần về này cô có mang ?otrọng trách? tìm hiểu âm nhạc truyền thống. Nhân có Festival Huế, Cơ đã được nghe ca Huế, cải lương và ca trù. Tuần cuối cùng ở Hà Nội, Cơ dành cho các nghệ nhân chèo... Hai năm trước, một lần sau ba giờ liên tục tập với dàn nhạc đến mệt lả Cơ quyết đi học yoga, nay mỗi ngày hai lần sáng, chiều tập yoga mới đủ sức vung đũa.
    Làm nên bước ngoặt trong đời cô nhạc trưởng, trước hết là nhờ bố mẹ Cơ mê âm nhạc và nhạc cổ điển là thứ nhạc duy nhất Cơ biết từ nhỏ. Cơ học piano tại nhà từ 8 - 14 tuổi, thi vào trung cấp lý luận. Bố mẹ cô lại đều là giáo viên dạy tiếng Anh nên Cơ sớm có ý thức trong việc học ngoại ngữ.
    Sắp tốt nghiệp đại học chỉ huy, tình cờ trong một ?omúa đũa? tại phòng gương Nhà hát lớn Hà Nội, cô được vợ chồng một luật sư người Mỹ hỏi han và tận tình làm cầu nối tới cơ quan cấp học bổng Asian Cultural Council. Khi Cơ sang chuẩn bị thi vào Mannes, họ còn cho cô ở nhờ một tháng, làm hàng xóm với? Diana Ross. Vì đó là khu Greenwich, chỉ dành cho những người thu nhập bạc triệu USD/năm.
    Bội Cơ cho biết ngay ở Mỹ, chỉ khoảng 5% số người học nhạc theo và sống được bằng nghề. Đã thế, chỉ huy dàn nhạc còn là ngành có tính cạnh tranh cao nhất trong các ngành biểu diễn nhạc cổ điển. ?oMột pianist có thể biết tất cả các bản nhạc dành cho piano, còn nhạc trưởng không thể biết tất cả các tác phẩm âm nhạc cần chỉ huy được!?. Vì thế, việc học đối với nhạc trưởng không bao giờ chấm dứt.
    NGUYỄN MẠNH HÀ
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Đại nhạc hội Guitare - ngày hội có ý nghĩa
    11:39'' 24/08/2004 (GMT+7)


    Đại nhạc hội Guitare toàn quốc lần 2 - 2004 tại Nha Trang sẽ bế mạc vào đêm 25/8/2004. Nhưng hôm nay (23/4) đã kết thúc phần thi của các thí sinh, Giai Điệu Xanh đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Tiến sĩ Lưu Quang Minh - giảng viên Guitare, phó giám đốc Nhạc viện Hà Nội và là phó Ban tổ chức, phó chủ tịch Hội đồng giám khảo Đại nhạc hội.
    Đại nhạc hội đã xong phần thi tranh tài, ông có thể đánh giá tổng quát về cuộc thi?
    Cuộc thi lần này nhìn chung tất cả các thí sinh, trình độ kỹ thuật cũng như thể hiện tác phẩm đã được nâng lên một bước. Đặc biệt ở bảng 3 (từ 18-32 tuổi), trình độ kỹ thuật của thí sinh rất cao. Qua việc thể hiện các tác phẩm cho thấy thí sinh đã đầu tư, chuẩn bị khá kỹ lưỡng, họ đã chinh phục được ban giám khảo cũng như công chúng đến tham dự.
    Trong 3 trung tâm lớn của Guitare cổ điển là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều thí sinh tham dự và được xem là lực lượng chủ đạo của Đại nhạc hội. Lần này cũng có một số tỉnh thành xa đến tham dự như Lạng Sơn, Hải Dương (Hải Phòng)?
    Về số lượng có 6 nhóm nhạc hòa tấu và 68 thí sinh dự thi độc tấu, số lượng thí sinh độc tấu lần này gấp đôi lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2002. Đặc biệt có một thí sinh ở bảng 3 là một Việt Kiều Đức dự thi với chương trình mang tính nghệ thuật cao.
    So với Đại nhạc hội lần thứ nhất tổ chức vào tháng 5/2004 tại Hà Nội, điều khác biệt của Đại nhạc hội lần này là gì?
    Trước hết trong vấn đề tổ chức, ban độc tấu chia làm 3 bảng với 3 lứa tuổi, (năm 2002 chỉ chia làm 2 lứa tuổi), điều này là hợp lý và thu hút được nhiều thí sinh hơn.
    Về chuyên môn, trong Đại nhạc hội lần thứ nhất, mỗi vòng thi của các bảng, mỗi thí sinh chỉ biểu diễn hai tác phẩm, lần này tăng lên là 3 tác phẩm (ngoại trừ bảng 1 ở vòng sơ kết) nhằm dần nâng cao tính chuyên nghiệp, và lần này mỗi thi sinh đều phải trình tấu một bài nhạc Việt Nam.
    Trong các vòng thi ở các bảng những tác phẩm âm nhạc đương đại của thế giới có được chú trọng?
    Hầu như chưa có nhiều, đa số là trình diễn các tác phẩm kinh điển của các nhạc sĩ cổ điển.
    Để có thể so tài ở những cuộc thi Guitare của thế giới, Đại nhạc hội chúng ta cần cải tổ những gì, hay với những điều mà chúng ta đang thực hiện là đã đủ?
    Đại nhạc hội lần hai này vẫn là từng bước triển khai, để giúp nghệ thuật Guitare Việt Nam trong tương lai có thể tiếp cận với nghệ thuật Guitare thế giới. Muốn vậy, chúng ta phải dần dần nâng cao chất lượng thông qua qui chế cũng như các tác phẩm dùng trong cuộc thi. Hiện giờ Đại nhạc hội mới tiến hành 2 vòng chứ không phải 3 vòng như một số Đại nhạc hội lớn khác, vòng chung kết chúng ta cũng chưa có điều kiện để thí sinh trình tấu chung với dàn nhạc. Chúng ta đang từng bước nâng cao dần.
    Sau cuộc thi, ban tổ chức Đại nhạc hội có kế hoạch gì giúp đỡ các tài năng trẻ để họ có điều kiện phát triển tài năng thuận lợi hơn?
    Đa số các tài năng trẻ còn đang học tập tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp, họ sẽ tiếp tục hoàn thành cấp học của mình. Sau Đại nhạc hội lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội, những người đoạt giải cao được Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng và Nhạc viện Hà Nội tạo thêm điều kiện bằng cách liên hệ, tổ chức để họ có thể thường xuyên biểu diễn trước công chúng. Đó là điều mà ban tổ chức có thể làm được.
    Đại nhạc hội lần này, ngoài giải thưởng, 10 thành viên được chọn vào danh sách tài năng trẻ Guitare Việt Nam sẽ được được thu băng đĩa để phát hành và được giới thiệu trên truyền hình Việt Nam và truyền hình Hà Nội.
    Đại nhạc hội lần này có đạt được những mục tiêu mà ban Tổ chức đã đề ra?
    Theo tôi là đạt được, ngoài số lượng và chất lượng thí sinh như đã nói trên, chúng ta cũng đã mời một số nghệ sĩ lão thành các thế hệ, các nghệ sĩ nhiều vùng miền hội tụ gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau bàn bạc việc nâng cao trình độ biểu diễn? Đại nhạc hội đã trở thành ngày hội có ý nghĩa của nghệ thuật Guitare cổ điển và đã đạt được những mục đích như đã đề ra.
    Là người trược tiếp giảng dạy Guitare, ông có nhận xét gì về nhóm nhạc ?oMặt trời và bóng đêm? đến từ Tây Ban Nha?
    Tối 24/8 họ mới biểu diễn, với những nghệ sĩ Guitare, múa, hát Flamenco nổi tiếng, tôi tin rằng nhóm Flamenco ?oMặt trời và bóng đêm? sẽ đem đến cho Đại nhạc hội nhiều điều hấp dẫn và thú vị.
    Xin cảm ơn ông,
    Hải Long thực hiện
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ngày hội" của Đặng Hữu Phúc


    Tối 24 và 25/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra chương trình hòa nhạc Toyota 2004 do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trình diễn dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng Nhật Bản Tetsuji Honna. Một trong những tác phẩm được giới thiệu là bản ouverture Ngày hội của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc. Bản nhạc này đã gây nhiều thích thú cho một số nhà chỉ huy nước ngoài bởi hình thức thể hiện và phong cách sáng tạo. Trong năm 2004 này, "Ngày hội" đã và sẽ được trình diễn 3 lần, một chuyện hiếm hoi với một tác phẩm khí nhạc Việt Nam. GĐX có cuộc trò chuyện nhanh với nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc...
    Tác phẩm Ngày hội được viết theo hình thức Khúc khởi nhạc - Ouverture, vậy anh có thể mô tả "ngày hội" nào đã khiến lòng anh rộn rã đến mức phải viết ngay 1 "khúc dạo đầu" cho nó?
    Tôi đặt cho bản nhạc này một cái tên "Tây" là Fête (tiếng Pháp) chứ không phải là Festival (tiếng Anh) như gợi ý của ông nhạc trưởng Nhật Tetsuji Honna vì muốn diễn đạt không khí một ngày hội đồng nội, nhiều tính dân gian thôn dã hơn là thị thành. Tác phẩm này mang nhiều âm hưởng dân ca miền Tây Bắc, có sử dụng chất liệu ngũ cung Việt. "Ngày hội" được biểu diễn lần đầu cách đây gần 20 năm, năm 1986. Sau đó tổng phổ bị mất. Năm ngoái, tôi soạn lại tổng phổ, làm cho nó trở nên mới mẻ hơn. Tháng 5 vừa rồi, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội đã biểu diễn bản Ngày hội mới này. Ông Xavier Rist, chỉ huy người Pháp đã rất thích thú khi nghe bản nhạc này và đã xin tổng phổ của tôi để dàn dựng lại cho Dàn nhạc Nhạc viện Hà Nội vào tháng 10 tới.
    Như vậy Ngày hội có cơ hội được biểu diễn 3 lần trong một năm trong 3 chương trình khác nhau, quả là điều hiếm hoi với 1 tác phẩm khí nhạc Việt Nam. Theo anh, và theo những gì anh nghe được từ các nhà chỉ huy dàn nhạc, điều gì đã khiến Ngày hội được ưu tiên đặc biệt như thế?
    Bản nhạc này xuất phát từ một tiểu phẩm viết cho piano của tôi từ năm 1978. Trong tác phẩm này, tôi thể hiện một dòng chảy âm nhạc liên tục với tốc độ nhanh, với tiết tấu hơi đặc biệt và khác thường. Trước nay nhiều nhạc sĩ Việt Nam vẫn quen viết khí nhạc với tư duy ca khúc, sử dụng tiết tấu chậm hoặc trung bình để dễ đưa vào đó những làn điệu, những câu nhạc như hát. Nhiều tác phẩm khí nhạc giống như là ca khúc bỏ lời đi rồi phối lại. Tôi nghĩ khi viết khí nhạc thì cần phải thoát khỏi tư duy ca khúc.
    Anh cũng là nhạc sĩ viết ca khúc với hàng trăm bài hát đã được biểu diễn, anh làm thế nào để duy trì được song song cả 2 cách tư duy sáng tác ?
    Đơn giản là tôi được đào tạo bài bản về âm nhạc cổ điển và tôi có chơi piano thường xuyên cho Dàn nhạc giao hưởng. Nhiều nhạc sĩ lớn trên thế giới cũng viết cả giao hưởng và ca khúc, Shubert, Mozart... chẳng hạn. Quan trọng nhất là tính chuyên nghiệp trong cách làm việc.
    Theo anh, một tác phẩm khí nhạc Việt Nam được các nhạc trưởng quốc tế để ý đến cần phải hội tụ được những "phẩm chất" nào?
    Các nhạc trưởng tôi nhắc tên ở trên nhận xét tác phẩm của tôi có gì đó bắt được với trào lưu chung của âm nhạc thế giới. Theo cách làm của tôi hiện nay thì có thể nói là bản thân nhạc sĩ ngoài việc được đào tạo bài bản ra còn phải luôn cập nhật và nắm vững các xu hướng của âm nhạc thế giới quá khứ và hiện tại, biết mình đang ở đâu. Mình là người Á Đông thì đương nhiên âm nhạc của mình phải có tính Á Đông. Để được như phương Tây thì còn cả một con đường dài phải đi, việc của mình là... cứ đi thôi!
    Nguyễn Minh (thực hiện
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Dạ nhạc thính phòng trong mưa ngâu Hà Nội
    12:23'' 01/09/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nếu những ca sĩ Soprano đưa ta vào không khí của những tác phẩm Opera thì Vũ Ngọc Linh lại đưa ta vào thế giới âm thanh kỳ vĩ của Piano...

    Vũ Ngọc Linh cùng bản Chaconne của J.S.Bach.

    Có thể vì trời mưa rất to, cũng có thể vì nhạc cổ điển rất kén người nghe... và còn một vài lý do khác tưởng chừng đêm hòa nhạc thính phòng tối 30/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ vắng người đến thưởng thức. Nhưng thật bất ngờ, qua sự thể hiện của Vũ Ngọc Linh và các nghệ sĩ tham gia: Hồng Minh, Lan Anh, Bích Thủy - những tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ bậc thầy trên thế giới vẫn được ngân vang trong những tràng pháo tay không ngớt.
    Nếu như Lan Anh và Bích Thủy đưa người nghe vào không khí trong các Aria nhỏ - các trích đoạn trong các vở Di Rivaldo - khúc dạo đầu của các vở Opera, hay các tác phẩm thuộc nhiều trường phái thanh nhạc châu Âu khác nhau ở Áo, Đức, Nga và nhất là tính chất Belcanto của Ý (như: Aria - Di Rivaldo của Handel, Aria Ginda của Verdi hay Halleluja, Vodrei Spiegarvi của Mozart, Oh Never của Rachmaninoff...) thì Vũ Ngọc Linh lại đưa người nghe vào thế giới âm thanh kỳ vĩ của cây đàn Piano với sự tương phản mạnh mẽ của những xúc cảm sâu sắc và khả năng am hiểu tác phẩm và cách khai thác tuyệt đối những ngón kỹ thuật, tính năng của cây đàn...
    Sau hai bản Mazurkas trữ tình bóng bẩy - điển hình cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc - của Chopin (nhà soạn nhạc được ví là "nhà thơ" trong âm nhạc bởi chất trữ tình, bóng bẩy và lãng mạn kia). Vũ Ngọc Linh đã đưa khán phòng lạc vào một thế giới âm thanh mới với tác phẩm Picture fom An Exhibition (Những bức tranh trong phòng triển lãm) của Modeste Petrovitch Mussorgky - nhạc sĩ Nga nửa sau thế kỷ 19 - một tác phẩm mang tính tổ khúc, đầy cảm xúc ra đời năm 1874. Với những tình cảm đặc biệt dành cho người bạn của mình - họa sĩ kiêm kiến trúc sư Hartmann - Mussorgky đã minh họa 10 bức tranh của bạn. Qua ngón đàn đầy xúc cảm và tài hoa của Linh, Những người khốn khổ, Hai người Do thái một giàu một nghèo và Cổng thành Kiev đã được vang lên với âm hưởng hùng tráng, có lúc tựa như bộ kèn đồng với bè trầm rất ấn tượng, có lúc lại dìu dặt, thong dung như dạo chơi... Với lối cách tân táo bạo về hòa âm màu sắc và bằng cách khai thác ngôn ngữ âm nhạc phương đông, Vũ Ngọc Linh đã đưa người nghe vào một câu chuyện cổ tích được dệt bằng những âm sắc có hồn.
    Và như để dẫn đến câu chuyện của cuộc đời J.S. Bach - bản Chaconne cung rê thứ - do Ferrucci - Benvenuto chuyển thể, Vũ Ngọc Linh đã "chơi" ba bản Peludes của Gerschwin - nhạc sĩ Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với ngôn ngữ sáng tác đa dạng và hiện đại. Với ba "tiểu phẩm" này Ngọc Linh đã góp phần giải thích khá rõ sự đa dạng và dân dã nhưng cũng rất tinh tế trong dòng âm nhạc bác học Mỹ...
    Cuối cùng, bản Chaconne cung rê thứ của J.Bach được ngân vang trong mưa ngâu Hà Nội qua sự thể hiện của nghệ sĩ Piano trẻ Vũ Ngọc Linh. Đây là bản nhạc mà Ngọc Linh dồn nén rất nhiều tình cảm và trí lực của mình. Sẽ khó tìm một lời khen xứng đáng dành cho những nỗ lực của Linh bởi anh đã góp phần đem đến một đêm dạ nhạc thính phòng đầy ấn tượng. "Tôi đã được thưởng thức một đêm nhạc đầy thú vị và thật bất ngờ khi tôi được nghe tác phẩm của J.S.Bach từ một nghệ sĩ Piano trẻ như Vũ Ngọc Linh. Anh đã đem đến cho tôi sự bất ngờ", anh Gerard Sasges - Giám đốc thường trú của Trường ĐH California tại Hà Nội cho biết. "Còn tôi thì rất thích thú, cả chương trình tôi chỉ chú ý chờ nghe bản Chaconne. Tôi đã nghe Linh chơi tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, nhưng thật không ngờ, chỉ sau mấy hôm mà tiếng đàn của Linh nghe mạnh mẽ và sâu lắng hơn. Đoạn cuối cùng tôi nghe như J.S.Bach hiện lên, vừa đau thương mà vừa như tiếc nuối..." - nghệ sĩ Guitar Phan Quang Minh nói.
    Và để tặng Vũ Ngọc Linh, tôi muốn lấy lời của nhạc sĩ, NSƯT Nguyễn Thế Vinh, người thầy đã dạy cả hai thế hệ "cha và con" của Ngọc Linh lời nhận xét sau: "Khi không ít các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ của ta có xu hướng dời bỏ quê hương bản quán ra nước ngoài biểu diễn và sinh sống thì Vũ Ngọc Linh lại có mong ước ngược lại. Được học tập và nghiên cứu tại Nhạc viện Rowan, Bang New Jersey (Mỹ) nhưng lần nào về Linh cũng khao khát được biểu diễn ở quê nhà. Ở Linh còn bộc lộ một tài năng đặc biệt về âm nhạc, đó là sự biểu diễn đa dạng về phong cách...".
    Thục Nhi

Chia sẻ trang này