1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

âm nhạc Trịnh Công Sơn, có còn hợp thời ?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi songbird21, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songbird21

    songbird21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    âm nhạc Trịnh Công Sơn, có còn hợp thời ?

    bi giờ, cái thứ nhạc tê tê đậu trên đầu lưỡi không còn là nhạc Trịnh nữa, và một kẻ nghe nhạc của ông trong thời buổi này bị coi là nhà quê, không sành điệu, bạn có nghĩ thế không?
    và nếu không, thì tại sao?
    giá trị nào đã giúp cho âm nhạc của TCS không bị chết yểu hay rơi vào quên lãng như của các nhạc sĩ mĩ ăn liền bây giờ?
    tôi đang lắng nghe bạn trả lời!!!

    con chim non lảnh lót hót chơi...[/pink][size=5
  2. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn hỏi là bạn đã nghe nhạc Trịnh chưa ??? Tôi nghĩ là bạn đã nghe nhưng có thể là bạn chưa cảm nhận được cái hay của nhạc Trịnh nên mới đặt câu hỏi như vậy hoặc đây chỉ là câu hỏi mang nghĩa trưng cầu dân ý là chính .
    Trong tập sách " TCS-Một người thơ ca,một cõi đi về" có một nhạc sĩ đã khẳng định " 100 năm nữa vẫn có người hát và yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn " Đây không phải là một lời ca tụng hay động viên quá mức mà sẽ là sự thật .
    Nếu những người nghe và yêu nhạc Trịnh bây giờ mà bị cho là nhà quê và không sành điệu thì quả thật đó là một sự đánh giá hết sức ngớ ngẩn. Ai đó thử định nghĩa xem thế nào là "nhà quê", thế nào là "sành điệu" ???
    Tôi có thể đồng ý với bạn là nghe nhạc Trịnh bây giờ đối với lớp trẻ VN là "không sành điệu" vì nhạc Trịnh đã có từ hơn ba chục năm trước,lớp người nghe nhạc Trịnh nay cũng đã lớn tuổi hay có thể gọi là già. Nếu so sánh nhạc Trịnh với các loại nhạc trẻ hiện nay thì quả thật về mặt ý nghĩa và ca từ thì nhạc trẻ hiện nay có thể nói là "phản âm nhạc" . Nhạc Trịnh mang nặng tính triết lý và sự cảm nhận về cuộc đời. Thử hỏi là hiện nay có bài hát nào của các nhạc sĩ "mì ăn liền" như bạn nói có được một phần nhỏ về hai điều đó không. Tôi thấy nhạc trẻ bây giờ phần nhiều là nói về tình yêu nhưng thứ tình yêu trong loại nhạc này thật là vô nghĩa, người nghe xong vẫn không thể hiểu là tác giả viết về cái gì và muốn nói lên điều gì !!! Có thể loại nhạc này được giới trẻ hiện nay thích vì giai điệu hoặc sự sôi động nhưng nếu hỏi họ là " bạn cảm nhận được gì từ ý nghĩa của bài hát này ?" thì tôi nghĩ đó là một câu hỏi khó trả lời cho giới trẻ hiện nay.
    Nhạc Trịnh được viết bởi một con người " Rất đỗi yêu thương cuộc sống " :
    "Tôi là ai mà còn khi dấu lệ ?
    Tôi là ai mà còn trần gian thế ?
    Tôi là ai ?
    Là ai,là ai ?
    Mà yêu quá đời này ? " < Tôi ơi đừng tuyệt vọng >
    và yêu đất nước mình,yêu hoà bình :
    " Hãy xoá hết dấu tích buồn xưa,ngày mai đây những con đường Nam Bắc nở hoa...
    ...Anh em ơi lắng nghe tình nhau,ngày vui lớn sẽ qua trăm cầu, Mẹ dâng miếng cau rồi dâng ngọn trầu,cho hai miền trùng phùng lòng thấy nao nao...
    Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một miền,phá biên thuỳ mở rộng đường thêm dựng nước bình yên " < Huế SG Hà nội "
    hay là bài "Nối vòng tay lớn" rất điển hình.

    Một con người có lòng yêu thương con người, yêu thương đồng loại :
    Giọt nước mắt thương con,con ngủ mẹ mừng
    ....
    Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm
    Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong
    < Giọt nước mắt cho quê hương >
    Tính triết lý,lẽ sống và ca từ của những câu hát đó thật tuyệt vời. Làm sao nhạc trẻ bây giờ có thể làm được như vậy ???
    Tôi cũng nghĩ rằng VN bị nhạc ngoại lai tràn vào quá nhiều < Nhạc tàu, nhạc Thái ,...> sau đó các nhạc sĩ hay tự chính các ca sĩ viết lại lời Việt rồi hát, mà những lời hát đó thì quả thực rất vô nghĩa, tôi lấy ví dụ là bài " Ôi tình yêu " đang rất thịnh hành trên thị trường hiện nay .
    Một bài hát bị rơi vào quên lãng khi bài hát đó không nói lên được điều gì . Điều này không thể có ở nhạc Trịnh !!!
    Mỗi người có một cách cảm thụ âm nhạc khác nhau và không thể so sánh các thể loại nhạc với nhau, nhưng tôi rất thất vọng với mấy thể loại nhạc trẻ pha tạp hiện nay. Tương lai của âm nhạc VN sẽ ra sao khi ngày càng xuất hiện nhiều nhạc sĩ "mì ăn liền",viết nhạc theo thị hiếu và phong trào, những bài hát vô nghĩa và lớp ca sĩ trẻ được lăng xê quá mức ???
    THẬT BUỒN CHO NHAC TRẺ VIỆT NAM !!!
    Tasti
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tasti nóng tính thế? songbird chỉ muốn đặt ra một vấn đề để mọi người cùng bàn luận thôi mà...
    Songbird ơi, bình tĩnh nhé, tớ thấy chủ đề bạn đặt ra cũng thú vị đấy.
    Sau đây là ý kiến của tớ, riêng về mảng ca khúc phản chiến của TCS (đã đăng ở forum khác nhưng tớ copy ra đây để chia sẻ với mọi người ).
    Những cái chết:
    Chết chóc giăng giăng khắp chốn cùng nơi: "xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co..."
    Những cái chết của em bé, của người tình:
    "Một buổi sáng mùa xuân, một đứa bé ra đồng, đạp trái mình nổ chậm, xác không còn đôi chân...Một buổi sáng mùa xuân, một dứa bé yên nằm, Bờ môi dường thầm hỏi : Có thiên đường hay không?"
    "Người con gái một hôm qua làng, đi trong đêm, đêm vang ầm tiếng súng. Người con gái chợt ôm tim mình: trên da thơm vết máu loang dần..."
    Những lời khẩn cầu...
    Hãy lắng nghe mẹ già cầu nguyện: "Mẹ ngồi nguyện cầu hàng bao đêm, lời kinh vọng xa thật êm đềm, mẹ cầu cho con vượt qua ngày tròn, mẹ cầu cho em với tuổi xanh còn nguyên đừng biến mất.." Lời cầu khẩn mới tội làm sao: "Xin cho mê trọn lời kinh đêm nay, người sẽ về dù rách rưới tả tơi..."
    Sau "hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em...", người đã cầu xin: "Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn, xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền..."
    Những ước mong cháy bỏng trong cùng cực đau thương của chiến tranh:
    "Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm làng xóm thành đồng...Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình..."
    Trong tiếng "đại bác đêm đêm dội về thành phố", người vẫn mơ: "Ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay trăm ngọn cờ bay..." Giai điệu bài hát thật rộn ràng, nhưng phải biết rằng khi ấy, đó chỉ là giấc mơ! Và "lúc tỉnh ra thấy lại xác người bên xác người!"
    Chiến tranh kết thúc. Nhưng không thể hàn gắn nổi những đau thương mất mát của mẹ già, của người tình, của em thơ:
    "Lòng mừng đất nước yên vui nhưng bên đời mẹ từ nay vắng con rồi". Xót xa làm sao, trong niềm vui chung của cả dân tộc, thì mẹ già, nước mắt chảy ngược về tim, âm thầm đau nỗi đau của riêng mình.
    Chiến tranh đã lùi xa, đã thuộc về dĩ vãng, mà ám ảnh chiến tranh vẫn không rời:
    "Rừng đã cháy và rừng đã héo, em hãy ngủ đi...Mặt đất im, mặt trời cúi nhìn, em hãy ngủ đi...Ngoài phố kia loài người đã về, em hãy ngủ đi!"
    "Em thơ ơi, chiều này trường mở lại, trong sân chơi bạn và thầy im lời. Bài học về yêu thương trên giấy mới, sao hôm nay nét mực đã phai?" Bởi trái mìn nổ chậm, cái chết oan trái, sự tàn khốc ngấm ngầm và dai dẳng của chiến tranh!
    Cũng có lý khi có người cho rằng bài hát nào của TCS cũng là những bản tình ca.Trong chiến tranh, những bản tình ca ấy "đã biến giọng", trở thành những tiếng khóc thương.... Những mất mát thương đau của đồng bào cũng là những đau thương mất mát của chính mình: "tôi mất trong chiên tranh này bao nhiêu bao nhiêu người tình, người tình của tôi lớn lên trên khắp ba miền.Một ngày đạn bom giết em, người tình Việt Nam lớn lên chưa gặp một lần..."
    Tôi muốn đính thêm bài viết cũ của mình vào đây:
    Ngày nay không còn ai hát nữa những ca khúc phản chiến của TCS?
    Những ca khúc phản chiến của TCS, những bài hát dường như đã là của quá khứ mấy chục năm trước đây...Trẻ con ngày đó giờ đã là những người trưởng thành, nhiều người mê mải với "đời cơm áo". Trẻ con ngày nay lớn lên chưa biết đến chiến tranh một ngày, làm sao biết được, làm sao cảm cho hết được những cảnh tượng hãi hùng : "Tôi có người yêu chết trận Chư Prong, tôi có người yêu bỏ xác trôi sông, chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng, chết lạnh lùng mình cháy như than..."; hay cảnh người đi như mộng du giữa những ngổn ngang xác người: "Xác người nằm quanh đây trong mưa lạnh này, bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây..." Tôi có thấy những người tỏ ra rất hào hứng sưu tập những bài hát có những cảnh tượng hãi hùng như thế. Để làm gì? Chỉ để cho bộ suu tập của anh ta thêm phần quái dị! Tôi cho rằng đó không phải là muc đích của những bài hát ấy. Bửu Ý có nói đến lối "cưỡng từ đoạt ý" trong ca từ TCS, mà nhờ đó , những ấn tượng mạnh mẽ đó đã làm cho người ta nhìn thấy rõ đưọc bộ mặt tàn khốc của chiến tranh, mà từ đó những tác phẩm ấy không chỉ có tác dụng tố cáo chiến tranh, kêu gọi lòng xót thuơng cho thân phận con người trong hoàn cảnh đó mà còn có tác dụng cảnh báo, thức tỉnh. Chiến tranh, ở đâu và bao giờ, cũng là huỷ diệt. Nhân loại , cho đến tận bây giờ, có ngày nào không có máu đổ? Vì thế, chẳng có gì là lạ nếu bây giờ những người trẻ tuổi Việt Nam, những người chưa một ngày biết đến chiến tranh, vẫn thích, vẫn nghe, và vẫn tự hát cho nhau nghe những CA KHUC DA VA`NG...
    Bởi vậy, trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của ca sĩ Khánh Ly, cô có nói rằng, cá nhân mình, cô thích nhất những bài hát phản chiến của TCS. Quả vậy, ca khúc phản chiến của TCS là một phần quan trọng trong "gia tài" của ông. Nhiều người chưa được biết đến mảng sáng tác này, nên có thể có những đánh giá chưa đầy đủ về nhạc của ông.
    Tôi tin rằng, những ca khúc phản chiến TCS, cùng với những Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Tình xa.... sẽ là NHUNG BAI CA KHONG NAM THANG.

    lys

    (quái thật , sao đăng bài rồi mà chẳng thấy nó đâu....đăng lại, tốn chỗ của bà con, nhưng mà cho nó chắc ăn!)
    Được sửa chữa bởi - tigerlily vào 14/05/2002 20:19
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tasti hơi bị cực đoan đấy nhá. TCS là người chứ có phải là thánh đâu mà viết bài nào cùng thành bất hủ cả!
    Giả sử đúng như Tasti nói,
    thì ấy giải thích thế nào cho sự biến mất, hoặc ít phũ phàng hơn, sự chìm khuất, của khoảng 400 bài hát của ông? hihi..đây là phép trừ chủ quan của tớ thôi. Vì vốn liếng của tớ cóp nhặt được khoảng hai trăm bài hát, cộng thêm khoảng vài chục bài "biết tên mà chưa biết mặt" nữa, cứ cho là hai trăm năm mươi bài nhé. Trong khi đó người ta cứ khăng khăng với nhau rằng gia tài của Trịnh có tới hơn sáu trăm bài (cá biết có ông còn đưa ra con số tám trăm!), mà không ai nói đưa ra được một cái list nào quá hai trăm năm mươi cả. Vậy thì bốn trăm bài kia đi đâu? (hehe...đúng kiểu tính toán con buôn nhé!) ....chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ.... Đến như bài Em ở nông trường em ra biên giới chính ấy cung kêu là không hay còn gì (mặc dù tớ vẫn thấy thích bài ấy).
    Hơn nữa, Tasti đúng là "thưong nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo". chứ "nhạc trẻ" VN đâu có đến nỗi nào nhỉ. hêhê....ai bảo Tasti cứ nghĩ đến hai anh Trường, chị Cẩm Ly, chị gì gì đó làm chi...

    lys
  5. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Lys hiểu nhầm ý của Tasti rùi, tớ đâu có nóng tính và cực đoan, tớ chỉ lấy mấy dẫn chứng nhỏ để trả lời mấy câu hỏi của Songbird thôi mà. Nhưng mà bảo so sánh nhạc Trịnh và nhạc trẻ VN hiện nay thì quả thật là tớ không thể chịu nổi Lys ạ. Tớ chẳng hiểu nhạc VN sẽ " Đi về đâu hỡi em..." nếu "cuộc cách mạng lăng xê" vẫn tiếp tục và những bài hát không ra đâu vào đâu vẫn cứ "sòn sòn sòn đô sòn" ra lò như hiện nay .
    Theo tớ biết thì con số "hơn 500 bài hát" là chính xác Lys ạ. Còn số bài hát chưa được biết đến của Trịnh thì không thể gọi là "rơi vào quên lãng" được mà là do những bài hát đó Trịnh viết cho riêng mình và viết trong những lúc "đường nào dìu tôi đi đến cơn say,...một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời..." có thể khi gặp được người đồng cảm thì bài hát ấy lại cất lên tiếng nói với đời . Còn theo tớ thì "quên lãng" ở đây không phải là không được ai biết đến mà là bài hát đó sẽ không được người nghe để ý đến cho dù có hát đi hát lại bao nhiêu lần đi nữa . Lys nghĩ sao ???

    Nhắn Lys : Hình như chỉ có mỗi tớ và Lys tham gia mấy cái Topic này thì phải ???
    Tasti
    ***************************
    Hôm qua còn thấy Ti
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã thấy Ti
    Đang ở bên...Ấn độ !!!
  6. songbird21

    songbird21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    tas ti nói thế là uên songbird dài dài rùi nhá!
    quả thật tớ thấy trái tim tasti hơi nhạy cảm đó, còn cái đầu thì chưa kịp nhìn cho tỏ,
    songbird chỉ muốn pốt cái topic này lên để lãng nhân nào có chút quan tâm thì ghé chơi, ai dè bị phản đòn oan quá!
    lần sau hãy dò biết chắc tâm địa ngưòi ta thì hãng nói nhé, kẹo phụ một lòng tốt trong thiên hạ.
    thiệt ra thì tớ cũng yêu nhạc TCS lắm, tasti ạ!!
    con chim non lảnh lót hót chơi...[/pink][size=5
  7. songbird21

    songbird21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    mí lại cho dù nhạc TCS có ít người nghe nhưng có ngưòi vẫn hiểu và hiểu sâu như các bạn thì linh hồn TCS và linh hồn nhạc Việt thời kì đau thương ấy vẫn còn bến đậu mừ!!!
    con chim non lảnh lót hót chơi...[/pink][size=5
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    hà hà...Tasti thấy Songbird dễ thương chưa nào? không mau mau xin lỗi người ta đi!
    Songbird ơi, không dám, không dám... chẵng qua tớ "ăn cơm mèo nói leo các cụ" thôi...
  9. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Ối ối !!! một bên là Lys, một bên là Songbird, Tasti ở giữa thì chạy đi đâu bi chừ ???
    Một bên là "Hổ gầm", bên kia thì "Chim hót" Thôi thôi có lẽ Tasti phải chuồn ngay sang India ngay thôi....
    Songbird này , Tasti đâu có quên ai đâu nhở ???,nghe cái câu sau của Songbird cảm động wá...Songbird còn nhớ câu này chứ " Tôi đã iu iem bao ngày nắng, tôi đã iu iem bao ngày mưa . Iu em không cần dzội dzã..." Cho Tasti cáo lỗi Songbird bằng câu này nhé ? hihihihihihihihihi
    Nhắn Lys : Ở trọ về chưa hả Lys ??? Tasti đã gửi đĩa cho Lys rùi đó... Hôm nay Tasti đi mua CD Trịnh, gặp mấy cái CD nhạc dân tộc, nghe thử thì thấy cũng được, chỉ tội nghe xong phải cốc vào đầu mấy cái cho tỉnh lại như bình thường Lys ạ !!!
    Nhắn Songbird : Songbird có nick YIM ko ??? hôm nào làm mấy phát chatting với Tasti và Lys cho vui nhẩy ???

  10. Rosita

    Rosita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    mình nghĩ rằng liệu nhạc Trịnh có bị wên lãng ko phụ thuộc vào những fan nhạc Trịnh như chúng ta đấy.
    còn cái vấn đề nhạc Trinh có còn hợp thời ko thì tôi chả muốn bàn luận vì nếu đã là cái loại âm nhạc chạy theo thời cuộc, chạy theo thị hiếu thì sẽ chẳng bao h tồn tại lâu đưọc, đó chỉ là mấy thể laọi nhạc thương mại, nhí nhố, nghe cho vui tai. Và nhạc TCS thì chưa bao h, và sẽ ko bao h có thể là cái thẻ loại đó
    TRONG TÔI THÌ NHẠC TCS LÀ MÃI MÃI
    Anh không giấu em điều gì
    Chính vì thế em chẳng hiểu gì tất cả về anh

Chia sẻ trang này