1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc và tâm hồn thanh niên lang thang bơ vơ mê c(g)ái đẹp Zimbabwe

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Don_Quixote_new, 16/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc và tâm hồn thanh niên lang thang bơ vơ mê c(g)ái đẹp Zimbabwe

    Cả tháng nay ngồi nghiên cứu mấy cái Piano Concerto ngày trước mình chỉ được nghe loáng thoáng của Grieg, Schumann, Rachmaninov. Công nhận nghe phê dữ dội.
    Hai bác kia chắc các bác tìm thấy tài liệu ở nhà dễ. Có bác Grieg chắc hơi khó nên em viết một đoạn ra vậy.

    Edvard Grieg-sinh ngày 15.07.1842 ( chết năm 1907 ) tại Bergen, Na-Uy. Mẹ là nghệ sĩ Piano, bố gốc là người Scốt-len. Năm 1858-Grieg sang Đức , tới Leipzig ( quê của J.S.Bach ) học Piano và sáng tác. Ông sau đó trở thành một nhạc sĩ và là một nhạc trưởng nổi tiếng. Năm 1893- trường đại học của Anh-Cambridge đã trao tặng ông danh hiệu Tiến sĩ Danh Dự về Âm nhạc.
    Tác phẩm nổi tiếng : 4 Symphonie Dances, Peer Gynt-2 Suiten, Holberg Suiten, Piano Concerto in A minor, op. 16.
    Ông có viết một bản giao hưởng nhưng trong di chúc để lại , ông viết : không bao giờ được trình diễn tác phẩm này. Ông cũng viết tiếp bản Piano Concerto thứ 2 (1893 ) nhưng tác phẩm đã không được hoàn thành.
    -----
    Cái Piano concerto cung La thứ của bác Grieg viết năm 1868 khi 25 tuổi là một trong số những Concerto hay nhất dành cho Piano , và em thấy nó là Concerto hay nhất của thời lãng mạn mặc dù nó tương tự về cấu trúc như Concerto của Schumann- nhạc sĩ mà Grieg hâm mộ. Nó được gọi là bản nhạc "ngọt ngào cay đắng". Xuyên suốt cả 3 chương có thể thấy những màu sắc cơ bản của tác phẩm là sự da diết, sự sâu lắng đôi khi buồn buồn , đôi khi ánh lên sự vui vẻ, trong sáng. Về cấu trúc- chương 1 là Allegro molto moderato ( nhịp 4/4 ) được bắt đầu bằng một đoạn solo Piano nhẹ nhàng thoang thoảng mang nhiều mầu sắc Nauy. Sau đó là sự tham gia của dàn nhạc. Chương 2 - chương chậm Adagio ( 3/8 ) là một chương có giai điệu và âm hưởng đậm màu sắc Grieg, nghe rất da diết, buồn buồn và sâu lắng. Chương cuối Allegro moderato molt to e marcato-quasi presto-andante maestoso ( 2/4 ) -ở chương này cây đàn Piano truyền tải chủ đề chính là những điệu nhảy Nauy rồi sau đó được đẩy lên bởi một đoạn cao trào bão tố để cuối cùng kết thúc bằng một chủ đề mang chất thơ kiểu Grieg như trong PeerGynt.

    Cho đến nay, người chơi bản này được ưa thích nhất là Stefan Bishop Kovacevich. Em có 3 bản của Kovacevich, Claudio Arrau, Rubinstein nên có thể nhận xét là bác Kovacevich chơi cân bằng nhất, sự cân đối và cân bằng của bác ấy cũng như cảm xúc vừa phải, tính tế của bác ấy làm cho tác phẩm có lẽ đi đúng theo ý đồ của Grieg nhất. Bác Claudio Arrau chơi bản này với cảm xúc khá mạnh, và nhịp phách được chú ý nhấn rõ nhưng toàn bộ tác phẩm không được chơi cân đối bằng bác Kovacevich. Bác Rubinstein vẫn lãng mạn kiểu Pháp-Ba Lan đặc trưng nên chơi bản này cũng rất hay. Mà bác Rubinstein lại nổi tiếng là chỉ tập trung đến cảm xúc là chính nên nhiều khi bác ấy không nhấn nhịp mà cứ để bản nhạc trôi theo dòng cảm xúc mà thôi. Đầu chương 3 nghe hơi nhẹ nhàng quá. Nghệ sĩ Piano amatuer vĩ đại lãng mạn và được nhiều người yêu thích nhất thế kỷ 20 ( trong đó có em ) thì tất nhiên chơi bản này cũng đỉnh rồi.
    Các bác khác bao gồm : bác Richter chơi bản này hùng hồn và khá nhanh nên cũng không hay lắm mặc dù trình độ bác này thì siêu. Chú Zimerman tuổi trẻ chơi cũng mạnh mẽ và nồng nhiệt nhưng gặp phải bác chỉ huy Karajan hơi lạnh và nhạt. Bác Michelangeli chơi cùng dàn nhạc Rai của Ý hơi chán nhưng được cái dàn nhạc Rai đánh nghe cảm xúc phết. Chú Zilberman chơi cũng tàm tàm. Chú Sziffa chơi nhanh và cảm xúc khá mạnh nhưng có lúc hơi nhạt. Còn đĩa Decca Legendary của chú Lupu thì em chưa thử được chưa biết.

    ------

    Còn cái Concerto của Schumann, thú thật em thích nhất chương 3- nó như một kiểu vòng cuốn rất lạ và rất hay, như là những dòng nước nhỏ chảy cuộn tròn ấy. Khó tả thật, văn em dốt các bác thông cảm.
    Cái Concerto số 2 của Rachmaninov em không thích bằng 2 cái trên nên không nhận xét. Cái số 3 của bác này cũng hay- Horowitz chơi rất đỉnh.


    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.
  2. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Quên- thời gian thu đĩa- đĩa của bác Kovacevich thu năm 71 ( Stereo )- chất lượng âm thanh của bọn Philips hồi đó hơi tồi- nghe hơi bị nhỏ. Bác Arrau thu năm 80 với Philips ( Stereo-ngay sau đó remastered sang Digital ) nên chất lượng âm thanh nghe khá hơn. Bác Rubinstein thu năm 61 ( Stereo ) với bọn RCA ( đâu như RCA Red ) nhưng vẫn tốt tương tự như đĩa năm 71 của Kovacevich.
    Đĩa nghe âm thanh tốt nhất có lẽ là đĩa của Zimermann với Karajan thu với bọn Deutsche Grammophone ( đâu năm 84-Digital )-hè hè hãng của Đức, không phải ở Đức khen Đức nhưng vẫn có cái khác thật.. Các bác hâm mộ Karajan và thích nghe âm thanh xịn thì nên tìm đĩa này. Còn thích nghe tâm hồn và truyền tải bản nhạc thì nên chọn 1 trong 3 bản em giới thiệu ở trên ( nếu chưa biết bản nhạc này ).

    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

    Được Don Quixote sửa chữa vào 17/06/2002 07:08
  3. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Giờ chọn ra mấy cái Piano Concertos mà tớ thấy hay nhé. Xếp hàng theo sở thích của tớ và ghi thêm luôn người biểu diễn tớ thấy hay.
    1). Số 1 của Tchaikovski ( Horowitz, Cliburn, Argerich, Rubinstein, Richter, Askenazy ), in A minor của Grieg ( Kovacevich, Rubinstein, Arrau ), số 5 " Emperor " của Beethoven ( Kempff, Schnabel, Horowitz, Arrau, Brendel {84}, Fischer ).
    2). Số 2 của Chopin ( Rubinstein, Argerich, Pollini, Zimerman) , in A minor của Schumann ( Rubinstein, Arrau,), số 1 của Beethoven ( Kempff, Brendel, Arrau, Schnabel,Perahia, Rubinstein ) , số 23 và 24 của Mozart ( Perahia ).
    3). Số 2 và 3 của Rachmaninov ( Horowitz, Richter [2], Volodos[3], Cliburn[2] ), số 1 của Chopin ( Rubinstein, Zimerman, Argerich, Pollini ), số 1 của Liszt ( Richter ), số 2-3-4 của Beethoven ( Kempff, Schnabel, Brendel, Arrau, Richter[3],Perahia, Rubinstein, Zimerman), số 19-20-21-22-25-26-27 của Mozart ( Perahia ), số 1 và 2 của Brahms ( Rubinstein ),.

    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

  4. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Nghe nói các nghệ sỹ chơi piano nổi tiếng ở thế kỷ 20 ngoài Rubinstein còn có bác Horowitz nữa. Sốt thử so sánh 2 vị này nhé, lấy ví dụ minh hoạ nữa thì tốt, để tớ còn tìm nghe, hì hì.
    Với bao nhiêu điều đã trôi qua
    Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ ...
  5. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1


    Tớ tìm được cái này trên net. Các bác Zim xem thử nhá.[​IMG]
    http://www.pianoworld.com/pianopoll.html
    Favorite Classical Pianist


    Franz Liszt: Rudolph Serkin: Arthur Rubinstein Frederick Chopin Vladimir Horowitz Sergei Rahmaninov Beethoven David Helfgott Josef Hoffmann Glenn Gould Haus Palsson Martha Argerich Josef Levinne Sviatslov Richter Walter Gieseking Michael Houstoun

     7.6%  1.8%  4.6%  20.6%  8.4%  12.2%  25.4%  2%  0.9%  6.8%  0.7%  3.1%  1%  3.2%  0.7%  0.5%

    170 41 103 464 189 275 572 46 20 154 16 69 22 71 16 11
    Với bao nhiêu điều đã trôi qua
    Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ ...
  6. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Em không phải dân chơi Piano và cũng không phải dân chuyên nghiệp về âm nhạc. Nhưng cứ xin thử phát biểu cảm giác về hai bác ấy xem sao nhé.
    Bác Rubinstein là người Ba Lan-sinh năm 1887 gì đó. Bác này quả thật là một nghệ sĩ rất lãng tử. Suốt hồi trẻ bác ấy có hai thứ đam mê là phụ nữ và chơi bời trác táng cho nên là một người có năng khiếu đặc biệt với âm nhạc cũng như Piano, trình độ Piano của bác ấy chỉ ở mức cao thủ amateur thôi. Đến năm bác ấy 43 tuổi ( khoảng năm 1930 ) gì đó em không nhớ chính xác- bác ấy cưới con gái của một ông nhạc trưởng nổi tiếng của Ba Lan thời đó và bắt đầu tu chí luyện tập Piano tử tế. Có thể nói đây cũng là một chuyện rất lạ hiếm có trong lịch sử. Vì hiếm có nghệ sĩ Piano nào lại bắt đầu nổi tiếng ở cái tuổi tầm tầm sáp bạc tóc như thế.
    Rubinstein có một điểm lạ là rất lãng mạn và chủ yếu chỉ chú tâm đến cách thể hiện một bản nhạc mà không để ý luyện tập kỹ thuật cho nên ông ấy có nhiều lỗ hổng lớn về kỹ thuật và xử lý nhịp phách. Vì thế suốt thời gian sau khi cưới vợ ông ấy đâm đầu vào luyện tập lại kỹ thuật và xử lý.
    Đến năm 1838- Rubinstein trình diễn buổi đầu tiên tại sân khấu nổi tiếng ở New York là Carnergie Hall ( trụ sở của New York Phiharmonic thì phải ) ở tuổi đã ngoài 50. Và buổi trình diễn đó đã thành công rực rỡ tới mức người ta gọi đó mới là buổi trình diễn Debut-đầu tiên của sự nghiệp Rubinstein. Liên tục sau đó gần 40 năm Rubinstein tiếp tục biểu diễn và thu thanh. Cho đến năm 75- khi đã vào tuổi 88 ông ấy vẫn còn thu 5 Concerto cho Piano của Beethoven cùng với Daniel Barenboim- một nhạc trưởng đồng thời cũng là một tay Piano danh tiếng khác. Nói thêm thì bác Barenboim ( -người gốc Argentina, nay đã 60 )- hiện đang là giám đốc âm nhạc nhà hát Opera Quốc gia- Berlin, là một người mà Rubinstein rất yêu quí và dìu dắt từ khi hắn còn trẻ. Sau đó còn thu tiếp concerto số 1 hoặc 2 gì đó của Brahms. Nghĩa là Rubinstein thuộc về lớp nghệ sĩ nổi tiếng muộn nhưng mà duy trì được sự nghiệp rất lâu dài. Em đã nghe mấy bản Concerto của Beethoven bác ấy thu năm 75- nghe vẫn rất hay mặc dù tốc độ không được cao như bản bác ấy thu hồi năm 1961-1962.
    Rubinstein nổi tiếng nhất là chơi Chopin, người ta nói rằng ông ấy với Chopin như hai người bạn tri kỷ. Rubinstein không bao giờ cần phải trau chuốt hay luyện tập gì cầu kỳ để chơi Chopin. Ông ấy chơi Chopin cực kỳ tự nhiên, bằng cảm giác và tâm hồn mình, nhưng nó cũng chính như là tâm hồn Chopin. Không một ai trên thế giới này trong thế kỷ qua có thể chơi Chopin tự nhiên và tuyệt vời đến thế cả.
    Năm 62- ông ấy thu toàn bộ các bản Waltz của Chopin- và điều ngạc nhiên đối với các nghệ sĩ được chứng kiến khi ông trong phòng thu là :" Rubinstein chơi gần như một mạch 14 bản Waltz của Chopin trong vòng hơn 3 tiếng, sau đó ông ta đứng dậy, cùng với bọn tôi đi ăn tối ở một quán ăn!.". Nói chung, gần như chưa có nghệ sĩ nào có thể thu thanh một chùm tác phẩm trong một thời gian ngắn như vậy mà hầu như không cần phải thu đi thu lại gì. Đĩa Waltz này rất nổi tiếng. Trong bộ Rubinstein Collection của SSR thì nó là đĩa số 47 thì phải. Nếu bác có hứng thì nên mua một cái- giá là 14 Euro thì phải.
    Ngoài ta Rubinstein còn rất chịu khó thu các Concerto, hầu như ông ấy thu tất cả các Concerto viết cho Piano, điều này trái ngược với Horowitz- Horowitz cả đời chỉ thu có vài Concerto, gồm Tchailovski số 1, Beethoven số 5 " Emperor", Rachmaninov số 1,2,3. Và lần thu cuối cùng của Horowitz cho Concerto số 1 của Tchaikovski là 1953- khi ông ấy tròn 50 tuổi và kỷ niệm 25 năm từ ngày ông ấy biểu diễn Debut tại Carnergie Hall-New York. Lần thu năm 53 này cũng là một huyền thoại vì lần đó Horowitz chơi bản số 1 của Tchaikovski với một tốc độ kinh khủng và rất liều lĩnh. Đến mức dàn nhạc giao hưởng New York dưới sự chỉ huy của bác Szell ( chết năm 60 ) phải đuổi theo đứt hơi. Horowitz chơi cả mấy bản Concerto em kể trên đều ở mức kinh khủng vì hai bản của Tchaikovski có máu anh hùng ca-rất phù hợp với Horowitz còn ba bản của Rachmaninov thì ngấm vào máu Horowitz rồi không nói làm gì. Về sau đó Horowitz có thu thêm hai lần bản Concerto số 3 của Rachmaninov- bản Concerto yêu thích của ông ấy. Bản cuối là 1978- cũng lại Carnergie Hall.
    Rubinstein có đặc điểm nổi bật hơn hết là sự lãng mạn cùng với một trình độ xử lý tác phẩm rất tuyệt vời cho nên hầu hết các Concerto của ông ấy thu đều đạt đến mức độ đánh kính. Ngay cả 5 Concerto của Beethoven- tác giả mà Rubinstein rất hiếm khi biểu diễn.( Ông ấy chỉ thu và biểu diễn tổng cộng có 7 Sonatas trong số 32 cái của Beethoven ). Tuyệt vời hơn cả là 2 concerto của Chopin, Concerto của Grieg, của Schumann và 2 Concerto của Brahms- một tác giả mà Rubinstein đặc biệt thành công khác.
    Nói về Horowitz thì có thể nói tóm lược bằng vài đặc điểm sau đây. Ông ấy được đào tạo trong trường nhạc Nga ( không biết có phải là nhạc viện Tchaikovski bây giờ không ) với những bậc thầy đã đi vào lịch sử như Anton Rubinstein,..( nhiều bác em quên tên rồi ). " Russian Music School" ấy là nơi sản sinh ra một loạt những tên tuổi nghệ sĩ độc tấu lớn nhất thế kỷ 20, ví dụ : Piano gồm Rachmaninov, Horowitz, Emil Gilels. Violin gồm Jascha Hêifetz, David Oistrach. Cello gồm Rostropovich, Piagovich ( có thể em viết sai tên bác này )...Vì được đào tạo dưới một môi trường kinh khủng như thế cộng với thiên tài đặc biệt nên Horowitz có một đôi tay cực kỳ hoàn hảo và kỹ thuật. Bàn tay trái của ông ấy rất khoẻ và có tốc độc cực kỳ cao, một điểm rất có lợi so với các nghệ sĩ khác. Horowitz có lối chơi rất mạnh mẽ, siêu kỹ thuật và siêu tốc độ, cùng với một khả năng thể hiện và truyền tải tác phẩm rất thông minh nữa :"Ông ấy chơi Piano như một nhà thơ của các nghệ sĩ Piano chơi Piano". Horowitz rất ưa thích các tác phẩm của Rachmaninov, Scabiati, Schumann, Chopin, Liszt, đoạn sau 65 ( tức là khi ông ấy quay trở lại biểu diễn sau 12 năm xa rời sân khấu để nghỉ ngơi và tìm kiếm giúp đỡ các tài năng Piano trẻ thì Horowitz thích chơi nhạc của Mozart ). Horowitz từng gặp và chơi nhạc , biểu diễn với Rachmaninov trong thời gian đầu khi ông ấy sang Mỹ, hai người là bạn thân của nhau cho đến khi Rachmanninov chết vào khoảng những năm 40 và ông ấy chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Rachmaninov-một tay Piano vĩ đại khác, ngang hàng với Horowitz. Horowitz chơi đặc biệt thành công Rachmaninov, Schumann và Liszt. Chopin cũng là một nhac sĩ Horowitz yêu thích và chơi rất nhiều. Nếu Rubinstein là tâm hồn Chopin thì Horowitz đại diện cho một Chopin khác mạnh mẽ và kỹ thuật.
    Tổng kết mà nói, Horowitz hơn hẳn Rubinstein về kỹ thuật và sự điêu luyện của một tay chơi Piano ( cho đến nay em vẫn chưa thấy ai đánh kinh khủng hơn Horowitz ) còn Rubinstein lại là một tay Pianist lãng mạn bậc nhất và tài hoa bậc nhất. Có hai câu thế này để so sáng họ. Về Horowitz người ta viết rằng :"Ông ấy là tay Piano vĩ đại nhất mọi thời đại, trong tất cả các tay Piano đã từng được sinh ra trên quả đất này và đang sống trên quả đất này." Về sau bác viết lời này phải đính chính lại thêm một đoạn như sau :"Sự khẳng định của tôi có vẻ chưa hoàn toàn chính xác bởi nói thế có lẽ là chưa chính xác và không có lợi cho những tay Piano của tương lai, những người chưa sinh ra trong thời Horowitz". Một ông khác viết : " chúng ta có thể khẳng định rằng Horowitz là một trong những nghệ sĩ Piano vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong thời đại của ông- thế kỷ 20 này , tất cả các tay Piano đều chịu ảnh hưởng của ông ít nhiều và chỉ có 2 trường phái nghệ sĩ Piano : một trường phái đi theo Horowitz và những người còn lại thì chống lại."
    Về Rubinstein-bác có thể đọc trên bìa của bộ Collection của Rubinstein gồm 82 CDs. Đơn giản như sau :" Rubinstein là nghệ sĩ Piano được yêu thích nhất trong thời đại của ông", "Rubinstein đặt mức tiêu chuẩn cho tất cả các nghệ sĩ chơi nhạc Chopin"...
    Nói chung em mê cả hai bác, nhưng thật sự mê bác Rubinstein hơn.
    Hic hic, mỏi tay quá.

    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

  7. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    À nếu bác muốn mua đĩa của hai bác này thì em nghĩ bác nên mua đĩa của bác Rubinstein trong thời kỳ năm 58-67-vì giai đọan này bác Rubinstein vẫn chơi ổn định và chất lượng âm thanh đã là Stereo chứ không còn là Mono nữa, nghe tốt hơn.
    Các đĩa nên nghe , em có thể ghi ra cho bác một ít như sau : Các CDs từ số 37 trở ra là nghe hay rồi. Vì các đĩa từ 1-khoảng 35 toàn là các đĩa bác ấy thu từ hồi khoảng năn 1935-1955- chất lượng âm thanh hạn chế. Còn tất nhiên khi đó bác Rubinstein còn trẻ nên chơi hay lắm. Có mấy đĩa nên mua gồm số 42 ( 2 concerto của Chopin), số 43 đến 48 cũng toàn là các Waltz, Mazurkas, Norturnes, Preludes của Chopin. Số 61 gồm hai concerto của Grieg( thu năm 61) và Rachmaninov số 2. Số 37 gồm Grieg và Tchaikovski số 1 nhưng bản của Grieg thu năm 56 có lẽ âm thanh hơi chán. Các đĩa số 56- 4 cái Sonates Moonlight, Pathetique, Appasonata và A'dieu của Beethoven, đĩa 57,58,59 gồm 5 cái Concerto của Beethoven. Và mấy cái đĩa trong đoạn số 60-70 gồm nhạc của Schumann, Brahms ấy.
    Còn đĩa của Horowitz- cũng nên mua từ giai đoạn bác ấy thu cho bọn Sony- tức là đoạn từ đầu những năm 60 ấy- công nghệ Stereo nghe khác hẳn so với hồi 40-50 toàn Mono ( cái này chịu thiệt nhất là các bác Furtwaengler, Toscanini : 2 nhạc trưởng kinh điển và mấy bác cao thủ so lo gồm Piano : Schnabel, Rachmaninov, violin có bác Kreisler, Cello có bác Casals..Toàn những bác đỉnh cao nhất cả..Thế mới cú. Giá hồi đó mà đã có Stereo thì em đã chẳng thèm mua nhạc của các đồng chí chơi từ nửa sau thế kỷ này nữa ). Bọn Sony có thu với bác Horowitz rất nhiều đĩa, bộ Collection của nó ngoài kia gồm 10 CDs- giá khoảng 70 Euro-toàn là các Sonates, Prelude.. tức là các tác phẩm độc tấu cho Piano chứ hoàn toàn không hề có một Concerto nào. Em cũng tiếc là bác Horowitz không chịu chơi các Concerto mấy. Không hiểu tại sao lại thế. Giá mà bác ấy chịu chơi các Concerto trong giai đoạn những năm 60-85 thì chắc dân tình giờ đã có khối đĩa hay mà nghe.
    Ngoài ra có mấy cái đĩa khá độc có thể kiếm được là cái bác ấy chơi Concerto số 1của Tchaikovski năm 53, trong đĩa đấy có cả bản Rubinstein chơi Tchaikovski số 1 này vào năm 48 để so sánh giữa hai bác siêu sao này.
    Có một đĩa hay nữa là đĩa bác ấy chơi Tchaikovski số 1 năm 43 dưới sự chỉ huy của Toscanini và Beethoven số 5 năm 52 dưới sự chỉ huy của Fritz Reiner. Nếu bác muốn nghe thử xem cái đôi siêu sao Horowittz và bố vợ siêu sao Toscanini chơi Tchaikovski số 1 thế nào mà không quan tâm đến tiếng rè rè bởi chất lượng thu hồi đấy thì mua đĩa này hay đấy. Cái bản Beethoven thu năm 52 mặc dù vẫn là Mono nhưng chất lượng âm thanh nghe cũng ngon lắm rồi không bị rè nhiều như bài trước. Một đĩa chơi Rachmaninov số 3 thu năm 78 cũng hay- chất lượng âm thanh rất tốt
    -do bọn CRA thu thì phải-ngoài kia giá khoảng 15Euro. Một đĩa khác của Horowitz gồm 2 CDs của bọn RCA-Artists of the Century " Horowitz-The In..able cái gì gì ấy cũng hay. Trong đó bác Horowitz chơi Liszt's Hungary Dance số 2 và Mephisto Waltz tít lắm". Em thấy đĩa này nó chọn lọc trong các buổi trình diễn của Horowitz nên nghe bốc cực. Giá đâu như là 18Euro ( 2 CDs ).

    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

    Được Don Quixote sửa chữa vào 17/06/2002 07:43
  8. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Chán nhể, dạo này thanh niên Zim đi đâu hết chẳng có ai để nói chuyện cả.

    Thương nhớ quện chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

  9. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hic, tớ đang thi, Sốt à. Thèm lắm nhưng đành cố kiềm chế.
    Nào vụ Lịch sử Châu Âu thời Trung Cổ, mấy bác nhạc sỹ này, rồi World Cup và cả cờ vua nữa chứ.
    Nốt tuần này thi xong thì lại còn mấy vụ ... "biệt phái" nữa, nhưng ít ra cũng không bận như bây giờ, hì hì.
    Với bao nhiêu điều đã trôi qua
    Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ ...
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nào thì nhạc nhẽo 1 tí:
    TCHAIKOVSHY: 1812 OVERTURE phải nổ cannon mấy phát nhỉ ? Chú Đon bảo là Tchaikovski có tinh thần yêu nước cao thì nó thể hiện trong bài mừng chiến thắng Napoléon 1812, thế mà bài đó lúc ấy bị bỏ xó . Pằm pắm păm pằm păm pắm pằm pằm .
    Hôm qua có xem Bernstein phân tích phong cách của Debussy và Brahms, nhạc Pháp thì bóng bảy, nhẹ nhàng, nhạc Đức thì nặng nề, oai phong hơn. Nhưng khi so sánh sự giận dữ trong nhạc Brahms lại không ghê gớm bằng Beethoven .
    Muốn nghe nhạc các nước khác nhau thì phải dùng dân ca như Mazurka của Chopin chứ không dùng walts vì nó chỉ là nhạc kiểu nhạc nhẹ, không phản ánh đúng tác phong của Chopin . Các nhạc dân ca khác như Bagatelle của Beethoven, Rhapsody của Listz, Slavic Dances của Dvorak, Grieg cũng có 1 loạt cái gì quên rồi . Bizet Carmen không phải là nhạc Tây Ban Nha mà 99% là phong thái của Pháp .

Chia sẻ trang này